Nha Khoa Thúy Đức https://nhakhoathuyduc.com.vn Xây nụ cười bằng cả trái tim Sat, 09 Nov 2024 07:47:04 +0000 vi hourly 1 Kem đánh răng trị chảy máu chân răng có hiệu quả không? https://nhakhoathuyduc.com.vn/kem-danh-rang-tri-chay-mau-chan-rang-9458/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/kem-danh-rang-tri-chay-mau-chan-rang-9458/#respond Sat, 20 Jan 2024 14:29:57 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=9458 Nếu thấy chảy máu chân răng thường xuyên, bạn có thể đổi bàn chải, kem đánh răng sang loại khác phù hợp hơn. Tuy chỉ mang tính chất hỗ trợ nhưng kem đánh răng giúp loại bỏ một số nguy cơ gây tổn hại cho nướu lợi như vi khuẩn, mảng bám. Dưới đây là danh sách kem đánh răng trị chảy máu chân răng hiệu quả nhất để bạn tham khảo nhé.

1. Nguyên nhân bị chảy máu chân răng khi đánh răng?

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị chảy máu chân răng, bao gồm vấn đề răng miệng hoặc vấn đề sức khỏe toàn thân.

Vấn đề răng miệng

Vấn đề răng miệng 1

– Bị viêm nướu

Viêm nướu hay viêm lợi được cho là nguyên nhân phổ biến nhất làm cho bạn bị chảy máu chân răng. Vệ sinh răng miệng không đúng cách, chưa làm sạch cẩn thận, sử dụng tăm thay cho chỉ nha khoa,… khiến cho thức ăn còn mắc lại ở kẽ răng, nướu răng bị tổn thương. Viêm nướu càng nghiêm trọng thì bạn sẽ càng bị chảy máu chân răng nhiều hơn.

– Bị bệnh về răng, quanh răng

Một số bệnh về răng và quanh răng như đau răng, sâu răng, nhiễm trùng chân răng, viêm nha chu,… có thể gây chảy máu chân răng khi đánh răng.

Hỏi đáp: Bệnh viêm nha chu có nguy hiểm không?

– Các vấn đề răng và nướu

Trường hợp răng mọc lệch lạc, không đúng vị trí cũng làm cho quá trình vệ sinh răng miệng gặp khó khăn. Bạn thấy vụn thức ăn dễ mắc ở kẽ răng, dù đánh răng cũng không thể làm sạch hết dẫn tới chảy máu chân răng. Hoặc nướu bị thương do bạn dùng bàn chải quá cứng hoặc khi đánh răng dùng lực quá mạnh.

Vấn đề sức khỏe toàn thân

Vấn đề sức khỏe toàn thân 1

– Thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày thiếu đi các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe răng miệng cũng dễ làm cho chân răng bị chảy máu. Ví dụ như thiếu canxi, photpho, kẽm, vitamin C, K,… Ngoài ra việc duy trì thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn quá nhiều đồ ngọt có đường, đồ quá cứng, quá cay nóng,… dễ khiến răng tổn thương.

Xem thêm:Thường xuyên chảy máu chân răng là thiếu chất gì?

– Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ

Như bạn đã biết thì chị em trong một số giai đoạn nhạy cảm như dậy thì, mang thai, mãn kinh sẽ có sự thay đổi nội tiết tố. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới chảy máu chân răng khi đánh răng.

– Dùng thuốc

Nếu bạn đang dùng một số thuốc điều trị như thuốc kháng sinh, thuốc điều trị ung thư,… trong thời gian dài dễ dẫn tới tình trạng thiếu vitamin K. Như vậy cũng làm cho chân răng bị chảy máu.

– Mắc các bệnh ở gan

Quá trình đông máu trong cơ thể có sự tham gia của gan. Khi gan bị tổn thương, bạn thấy tình trạng chảy máu diễn ra thương xuyên hơn.

– Các vấn đề khác

Một số vấn đề khác như thường xuyên hút thuốc lá, lo âu, căng thẳng, bị sốt xuất huyết, mắc bệnh bạch cầu, tiểu đường,… có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng.

Hỏi đáp: Chảy máu chân răng có phải dấu hiệu của ung thư?

2. Kem đánh răng trị chảy máu chân răng có hiệu quả không?

2. Kem đánh răng trị chảy máu chân răng có hiệu quả không? 1

Sử dụng kem đánh răng không phù hợp cũng là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Nếu cảm thấy kem đánh răng đang sử dụng chưa thực sự thoải mái, bạn nên đổi sang sản phẩm khác.

Kem đánh răng trị chảy máu chân răng có nhiều thành phần chuyên biệt hơn nên giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị chứng bệnh trên, đem lại hơi thở thơm tho cho khoang miệng. Một công dụng khác của sản phẩm này là nuôi dưỡng nướu lợi, bảo vệ thành mạch, từ đó tránh nguy cơ mắc các bệnh răng miệng nguy hiểm.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý, kem đánh răng chỉ là biện pháp hỗ trợ, có thể giảm chảy máu chân răng. Muốn điều trị dứt điểm, bạn cần kết hợp điều trị các bệnh răng miệng cũng như vấn đề sức khỏe như đã đề cập ở trên.

Xem thêm: Chảy máu chân răng khi đánh răng có nguy hiểm không?

3. Tiêu chí chọn kem đánh răng trị chảy máu chân răng

3. Tiêu chí chọn kem đánh răng trị chảy máu chân răng 1

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm kem đánh răng khác nhau. Để chọn được kem đánh răng trị chảy máu chân răng hiệu quả, bạn dựa vào một số tiêu chí dưới đây:

– Xuất xứ

Đầu tiên, bạn cần biết rõ nguồn gốc xuất xứ của loại kem đánh răng đó. Sản phẩm uy tín phải có đầy đủ thông tin chi tiết về nơi sản xuất cũng như gắn tem của ADA (Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ). Khi đó chất lượng đã được kiểm định, an toàn cho sức khỏe.

– Thành phần

Thành phần trong kem đánh răng cũng không có quá nhiều sự khác biệt, trong đó Fluoride chiếm đến hơn 90%. Đây là hoạt chất được ADA nghiên cứu và chứng nhận có tác dụng loại bỏ các mảng bám, vi khuẩn gây sâu răng, giảm viêm nướu và chống lại sự ăn mòn men răng.

– Chống ăn mòn (RDA)

Hoạt chất chống ăn mòn RDA là cần thiết trong kem đánh răng trị chảy máu chân răng. Theo khuyến nghị của ADA, hàm lượng mài mòn RDA an toàn cho răng là 250 RDA. Tuy nhiên hàm lượng này có thể thay đổi tùy theo mỗi nhãn hàng. Trước khi mua sản phẩm, bạn nên kiểm tra cẩn thận để tránh những tác động không tốt lên răng, đặc biệt người có cơ địa răng nhạy cảm.

4. Gợi ý một số kem đánh răng trị chảy máu chân răng

Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu

Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu 1

Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu có xuất xứ từ công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh- Đơn vị đã có hơn 20 năm phát triển. Do vậy, sản phẩm này đã kế thừa và phát huy những thế mạnh của y học cổ truyền, kết hợp với công nghệ hiện đại nhất cho ra dòng kem đánh răng an toàn, thân thiện với người dùng.

Các thành phần nổi bật của kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu bao gồm: hương nhu, bạc hà, cam thảo, muối tinh, cúc kim tiền, xơ vỏ quả cau, keo ong,…

Công dụng chính của sản phẩm: bảo vệ và nuôi dưỡng nướu từ gốc, chống tụt lợi, giảm cảm giác ê buốt khi ăn các đồ quá nóng, quá lạnh, làm dịu niêm mạc miệng góp phần hạn chế viêm loét miệng và chảy máu chân răng. Ngoài ra, các thành phần trên còn làm sạch mảng bám, cao răng, vết ố vàng.

Giá tham khảo: 40.000- 60.000 đồng/tuýp.

Kem đánh răng dược liệu Thái Dương

Kem đánh răng dược liệu Thái Dương 1

Kem đánh răng dược liệu Thái Dương là một trong những sản phẩm chủ lực của công ty sao Thái Dương được nhiều người Việt yêu thích và sử dụng. Chúng có mức giá phải chăng, chứa thành phần tự nhiên lành tính, an toàn với sức khỏe răng miệng. Điển hình là: tinh chất lược vàng, tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà, hạt cau, nano bạc,

Công dụng của kem đánh răng dược liệu Thái Dương gồm:

  • Làm sạch mảng bám, vết ố vàng, duy trì độ trắng sáng tự nhiên của răng, không gây mài mòn men răng
  • Giảm nguy cơ viêm nhiễm răng, lợi, ngăn ngừa tình trạng tụt lợi, chảy máu chân răng
  • Tăng cường tuần hoàn cho lợi nướu và xung quanh chân răng
  • Có hiệu quả rõ rệt với trường hợp bị viêm lợi, nhiệt miệng, hôi miệng, răng nhạy cảm

Giá tham khảo: Khoảng 50.000- 60.000 đồng/tuýp.

Kem đánh răng Meridol

Kem đánh răng Meridol 1

Kem đánh răng Meridol là sản phẩm đặc trị chảy máu chân răng có xuất xứ từ tập đoàn GABA tại Thụy Sĩ. Hiệu quả của Meridol xuất phát từ thành phần chính tích hợp giữa amin chứa florua và florua thiếc có khả năng loại bỏ vi khuẩn quanh vùng nướu, gây ức chế sự hình thành của mảng bám. Ngoài ra, nó còn giúp làm lành, tái tạo nướu viêm sau khoảng 30 ngày, điều trị dứt điểm triệu chứng hôi miệng.

Các thành phần nổi bật có trong kem đánh răng Meridol:

  • Chất mài mòn: Chiếm khoảng 1/3 trong thành phần kem đánh răng. Nó giúp mài mòn, tẩy rửa những mảng bám và thức ăn thừa trên răng. Lượng chất này đã được tính toán để không gây hại cho răng.
  • Chất làm sạch: Chiếm 1- 2% trong thành phần kem đánh răng. Nó làm loãng các thành phần mắc kẹt, bám vào răng như mảng vôi răng. Đây chính là phần tạo nên bọt trắng trong khi đánh răng.
  • Chất tạo mùi: Chiếm 1- 5% trong thành phần kem đánh răng tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu.
  • Các tác nhân liên kết: Chiếm 1% với tác dụng liên kết các chất lỏng rắn trong kem đánh răng với nhau.
  • Các chất bảo quản: Chiếm khoảng 0.05-0.5% để kìm hãm vi khuẩn phát triển trong môi trường ẩm của nó.

Giá tham khảo: 270.000- 290.000 đồng/hộp 2 tuýp.

Kem đánh răng Emoform Gum Care

Kem đánh răng Emoform Gum Care 1

Kem đánh răng Emoform Gum Care là giải pháp chăm sóc răng miệng rất được ưa chuộng tại Thụy Sĩ có xuất xứ từ công ty Dr Wild & Co. AG. Thành phần chính của Emoform có sự phức hợp các muối tự nhiên đặc biệt cân bằng và Potasium Nitrate– chất duy nhất được FDA Hoa Kỳ phân loại có thể trị chứng răng nhạy cảm. Nhờ đó, công dụng nổi bật của sản phẩm là:

  • Ngăn chặn tình trạng chảy máu lợi, nhanh chóng ức chế viêm và phù nề nướu lợi.
  • Hỗ trợ điều trị dứt điểm các bệnh sưng đau, viêm nướu lợi, chảy máu chân răng chỉ sau 14 ngày sử dụng.
  • Ức chế hình thành mảng bám hay cao răng, trung hòa axit và diệt khuẩn.
  • Loại bỏ tình trạng ê buốt răng do răng quá mẫn cảm với nóng, lạnh, hay do các tác nhân kích thích chua gây nên.
  • Kích thích tiết nước bọt tự nhiên, tái khoáng hóa sinh lý men răng, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

Giá tham khảo: 150.000- 250.000 đồng/tuýp.

Kem đánh răng Lacalut Aktiv

Kem đánh răng Lacalut Aktiv 1

Kem đánh răng Lacalut Aktiv có nguồn gốc từ công ty Dr.Theiss Naturwaren GMBH- Đức với lịch sử ra đời gần 1 thế kỷ. Hiện nay, sản phẩm đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới và được mọi người đón nhận.

Điểm đặc biệt của Lacalut Aktiv là sự kết hợp của 3 thành phần chính gồm: Aluminum Lactate, Chlorhexidine và Flouride giúp loại sạch mảng bám, vi khuẩn, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về nưới lợi. Cụ thể hơn:

  • Chất diệt khuẩn phổ rộng Chlorhexidine cùng với Bisabolol sẽ loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng lên tới 8h sau khi sử dụng
  • Thành phần Aluminium Lactate làm co mô nướu quanh răng, ngăn chảy máu chân răng, chống viêm và hạn chế triệu chứng bị tụt nướu
  • Hợp chất Allatoin thúc đẩy sự tái tạo tế bào, làm lành vết thương, đẩy nhanh tiến độ phục hồi nướu.
  • Hàm lượng Fluoride 1360ppm cao giúp tái khoáng men răng, hàn lại các vết nứt li ti trên bề mặt răng, hạn chế tình trạng bị ê buốt do ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Hương thơm bạc hà dịu nhẹ ngăn ngừa tình trạng hôi miệng do bệnh nướu răng gây ra, không gây cay hay kích ứng mô nướu.

Giá tham khảo: 105.000 đồng/tuýp.

Kem đánh răng Kin Gingival

Kem đánh răng Kin Gingival 1

Kem đánh răng Kin Gingival là sản phẩm nổi tiếng có xuất xứ từ Tây Ban Nha giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị viêm nướu, viêm nha chu. Những điểm đặc biệt cũng như công dụng cụ thể của Kin Gingival phải kể đến:

  • Công thức chứa Chlorhexdine Digluconate (0.12%) là chất diệt khuẩn phổ rộng được sử dụng trong y khoa. Nó có thể loại bỏ nhiều nhóm hại khuẩn trong khoang miệng cũng như virus cúm, RSV, viêm gan B,C,… Ngoài ra còn làm thuyên giảm các triệu của viêm nướu, viêm nha chu, ngăn chảy máu chân răng, ngăn tụt nướu, ngăn hôi miệng…
  • Chỉ số RDA (chỉ số mài mòn) cực thấp nên không làm mòn men răng, an toàn cho răng nhạy cảm.
  • Chất Flouride 0.22% (1000 ppm) còn ngăn ngừa sâu răng, tái khoáng men răng hiệu quả.
  • Không chứa chất tạo bọt SLS nên tránh gây thêm kích ứng cho vùng nướu răng bị sưng viêm.
  • Không chứa cồn, không làm khô miệng hoặc gây kích ứng, bỏng rát mô nướu.
  • Vị bạc hà dịu nhẹ, ngăn hôi miệng hiệu quả.
  • An toàn cho phụ nữ mang thai, thường được dùng để ngăn ngừa viêm nướu thai kỳ.

Giá tham khảo: 110.000- 145.000 đồng/tuýp.

Kem đánh răng Vitis Gingival

Kem đánh răng Vitis Gingival 1

Kem đánh răng Vitis Gingival là sản phẩm điều trị viêm lợi, chảy máu chân răng hiệu quả nhờ sự kết hợp của nhiều thành phần chuyên biệt.

  • Cetylpyridinium Chloride: Là chất kháng khuẩn phổ rộng dùng trong nha khoa nhằm loại bỏ vi khuẩn, kiểm soát hình thành mảng bám. Ngoài ra, nó chống lại các độc tố gây viêm do vi khuẩn tiết ra, ngăn ngừa viêm nướu.
  • Zinc Lactate: Giảm chảy máu chân răng, tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn của Cetylpyridinium Chloride.
  • Pro-vitamin B5: Giảm triệu chứng sưng viêm, bảo vệ và phục hồi nướu răng.
  • Sodium Fluoride 1450ppm: Chống lại sự khử khoáng, ngăn ngừa sâu răng, kiểm soát axit và ngăn giảm độ pH khoang miệng.

Sự kết hợp của những thành phần trên là bí quyết để chăm sóc răng, nướu khỏe mạnh, giảm sưng đau. Nó giúp sát khuẩn, loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa hình thành ổ viêm. Đồng thời duy trì nồng độ pH trong khoang miệng, chống sự hủy khoáng dẫn đến sâu răng.

Giá tham khảo: 180.000- 280.000 đồng/tuýp.

Kem đánh răng L’Angelica Delicate Gums

 

Kem đánh răng L'Angelica Delicate Gums 1

Kem đánh răng L’Angelica Delicate Gums xuất xứ từ Italia và đã có mặt tại hơn 20 quốc gia trên thế giới. Các thành phần chính như Sodium Monofluorophosphate, Cellulose Gum, Sodium Fluoride, Aloe Barbadenis Leaf Juice,… được chiết xuất từ đinh hương, muối biển, nha đam và nhiều loại thảo được khác. Nhờ đó, kem đánh răng có khả năng làm sạch khoang miệng, kháng viêm, giảm đau, làm dịu vết sưng do viêm lợi gây ra.

Bên cạnh đó, hoạt chất còn giúp loại bỏ mảng bám cứng đầu, vi khuẩn, ngăn quá trình hủy khoáng, cải thiện men răng, phòng ngừa viêm lợi, viêm nha chu,… Nhờ chiết xuất đinh hương và muối biển, kem đánh răng L’Angelica Delicate Gums mang đến hơi thở thơm mát tự nhiên.

Giá tham khảo: 78.000- 90.000 đồng/tuýp.

Kem đánh răng Kamistad Toothpaste

Kem đánh răng Kamistad Toothpaste 1

 

Kem đánh răng Kamistad Toothpaste có xuất xứ từ công ty Sahapan Group- Thái Lan và được nhượng quyền bởi Stada OTC Germany (Đức).

Các thành phần chính của sản phẩm bao gồm:

  • Streblus asper Lour: Chiết xuất vỏ cây duối
  • Chamomile Extract: Cúc Chamomile
  • Sage Extract: Dịch chiết cây Xô thơm
  • Thyme Extract: Dịch chiết Xạ hương (Húng tây)
  • Myrrh: Dịch chiết cây Một dược
  • CMC Sodium Carboxylmethyl Cellulose: Chất tăng độ nhớt,…

Sự hòa quyện của các thành phần trên mang đến rất nhiều công dụng như: kháng viêm, sát khuẩn, loại bỏ ổ viêm, vi khuẩn trong khoang miệng, phòng ngừa sâu răng, viêm lợi, các bệnh lý khác. Bên cạnh đó, hoạt chất còn giúp giảm đau, ngăn ngừa chảy máu chân răng, tụt lợi, răng lung lay, làm dịu tình trạng phù nề, sưng tấy do viêm lợi, nhiệt miệng.

Giá tham khảo: 160.000 đồng/tuýp.

Kem đánh răng Perio-Aid Intensive Care

Kem đánh răng Perio-Aid Intensive Care 1

Kem đánh răng Perio-Aid Intensive Care có xuất xứ từ công ty Dentaid- đơn vị tên phong trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm chăm sóc răng miệng. Thàn phần chính của sản phẩm bao gồm Chlorhexidine Digluconate (CHX) 0.12% kháng khuẩn phổ rộng giúp thuyên giảm những triệu chứng của bệnh viêm nướu. Ngoài ra, dòng kem đánh răng này cũng không chứa chất gây kích ứng niêm mạc như SLS (chất tạo bọt), không chứa cồn gây khô miệng hoặc rát họng. Chỉ số RDA cực thấp mang lại sự an toàn tuyệt đối cho người dùng.

Những công dụng tuyệt vời của kem đánh răng Perio-Aid Intensive Care bao gồm:

  • Điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm nướu, làm dịu tình trạng tấy đỏ, phù nề ở mô nướu
  • Ngăn ngừa chảy máu chân răng, tụt nướu và răng lung lay
  • Kháng khuẩn và kiểm soát vết thương do nhiệt miệng
  • Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng nhẹ vùng cổ họng
  • Ngăn ngừa sự hình thành mảng bám, vi khuẩn, ức chế hình thành axit gây sâu răng
  • Hỗ trợ tái khoáng hóa men răng cho răng chắc khỏe hơn
  • Giúp hơi thở thơm mát, ngăn ngừa hôi miệng trở lại

Giá tham khảo: 145.000 đồng/tuýp.

5. Cách phòng ngừa tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng

5. Cách phòng ngừa tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng 1

Muốn hạn chế tối đa tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng, bạn nên lưu ý một vài điều dưới đây:

– Bạn chọn bàn chải đánh răng có đầu nhỏ, lông mềm mại thì sẽ hạn chế tổn thương cho mô nướu.

– Khi chải, bạn dùng lực nhẹ nhàng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Làm sạch cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai toàn bộ hàm răng.

– Bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn ở kẽ răng. Tuy nhiên chú ý thao tác cũng cần nhẹ nhàng.

– Sau khi đã thực hiện các bước trên, bạn súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc dung dịch nước súc miệng chuyên dụng.

– Bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, tránh xa những đồ ngọt, đồ quá cứng, thuốc lá, rượu bia, đồ uống chứa chất tạo màu.

– Hãy tích cực bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin C, K,… nhằm tăng cường sức khỏe cho hàm răng.

– Bạn cần bỏ các thói quen xấu cắn móng tay, nghiến răng, sử dụng răng để cạy mở đồ vật,…

– Duy trì thói quen định kỳ 6 tháng/lần đi lấy cao răng tại địa chỉ nha khoa uy tín.

Đánh răng hằng ngày là thói quen không thể thiếu giúp bạn chăm sóc răng miệng hiệu quả hơn. Tuy nhiên nếu đang bị chảy máu chân răng thì mọi người nên thay đổi kem đánh răng cho phù hợp, hỗ trợ điều trị tình trạng trên hiệu quả.

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/kem-danh-rang-tri-chay-mau-chan-rang-9458/feed/ 0
Bị chảy máu chân răng nên ăn gì, kiêng gì? https://nhakhoathuyduc.com.vn/bi-chay-mau-chan-rang-nen-an-gi-kieng-gi-9471/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/bi-chay-mau-chan-rang-nen-an-gi-kieng-gi-9471/#respond Mon, 08 Jan 2024 02:42:39 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=9471 Chế độ ăn uống không đảm bảo, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin C, K,… là một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng. Để cải thiện sức khỏe răng miệng, bạn tìm hiểu bị chảy máu chân răng nên ăn gì, kiêng gì chuẩn khoa học dưới đây nhé.

1/ Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

1/ Nguyên nhân gây chảy máu chân răng 1

Có rất nhiều nguyên nhân bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài tác động dẫn tới bạn bị chảy máu chân răng.

– Viêm lợi

Viêm lợi là tình trạng răng miệng phổ biến hiện nay do sự tích tụ của mảng bám ở đường viền nướu. Để lâu mà không làm sạch, nướu của bạn dễ bị kích ứng, đỏ, sưng lên và gây chảy máu chân răng.

– Viêm nha chu

Tình trạng nặng hơn của viêm nướu là viêm nha chu. Khi đó các mô nướu bị tổn thương, cấu trúc xương nâng đỡ chân răng cũng dần bị phá hủy gây chảy máu, nhiễm trùng, răng lung lay thậm chí là mất răng. Ngoài ra, viêm nha chu còn dẫn đến các vấn đề khác như hôi miệng, có vị khó chịu trong miệng, thay đổi khớp cắn, nướu đỏ, sưng.

– Áp xe răng

Áp xe răng là một túi mủ nhỏ do vi khuẩn gây ra và có thể xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau. Ví dụ như áp xe quanh chóp thường xuất hiện ở đầu chân răng, áp xe nha chu ở nướu và mô ở quanh răng. Bạn sẽ thấy chân răng bị chảy máu, đau nhức, sốt cao, sưng vùng mặt.

– Ung thư khoang miệng

Ung thư khoang miệng có biểu hiện khá giống với bệnh về lợi như chảy máu chân răng, hôi miệng, nướu răng bị sưng,… Nếu không phát hiện sớm, khối u sẽ hình thành và chèn ép lên các cơ quan lân cận, ảnh hưởng đến mạch máu, nướu.

– Bệnh tiểu đường

Khi bị tiểu đường, hàm lượng đường trong nước bọt quanh răng và dưới nướu cũng tăng cao. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại, mảng bám phát triển, dẫn tới các bệnh răng miệng bao gồm chảy máu chân răng. Theo nghiên cứu, người kiểm soát tốt bệnh tiểu đường ít có khả năng mắc bệnh nướu răng hơn những người không kiểm soát tốt bệnh.

– Ung thư máu

Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư máu. Triệu chứng này sẽ đi kèm với bầm tím nướu, lưỡi, xuất hiện vết loét trong khoang miệng, sưng nướu,…

– Giảm tiểu cầu

Giảm tiểu cầu tự phát là dạng rối loạn máu làm cho số lượng tiểu cầu giảm bất thường. Từ đó dẫn tới nướu bị bầm tím, chảy máu chân răng.

– Bệnh Hemophilia hoặc von Willebrand

Bệnh Hemophilia hoặc von Willebrand có thể gây chảy máu chân răng, chảy máu do vết cắt, vết xước,… Lúc này, máu của bạn không thể đông lại như bình thường nên tăng khả năng chảy máu nướu.

– Thiếu vitamin C

Vitamin C hỗ trợ quá trình phát triển, sửa chữa các mô, làm lành vết thương, củng cố xương và răng. Nếu thiếu chất này, bạn cũng dễ bị sưng hoặc chảy máu nướu răng.

– Thiếu vitamin K

Vitamin K là thành phần giúp đông máu nhanh. Khi cơ thể bạn không đủ chất, chân răng bị chảy máu sẽ nhiều và khó đông hơn. Nguyên nhân thiếu vitamin K xuất phát từ chế độ dinh dưỡng chưa đảm bảo hoặc cơ thể không hấp thụ tốt.

– Đánh răng không đúng cách

Nhiều người đến giờ vẫn nghĩ đánh răng mạnh sẽ giúp làm sạch răng tốt hơn. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm khi mà nướu là các mô mỏng. Bạn tác động lực càng mạnh thì càng khiến nướu bị tổn thương và chảy máu nhiều.

– Dùng chỉ nha khoa sai cách

Chỉ nha khoa có công dụng loại bỏ mảng bám ở những nơi mà bàn chải đánh răng không thể làm sạch. Nhưng nếu bạn không biết cách sử dụng cũng rất dễ gây ra tình trạng bị chảy máu chân răng, sưng nướu, lợi.

– Do hóa trị ung thư

Hóa trị ung thư cũng dễ gây ra các tác dụng phụ khó chịu cho răng miệng như chảy máu chân răng, nướu sưng, đau. Nếu nặng hơn có thể là bị viêm miệng, vết lở miệng hoặc vết loét trên nướu.

– Do thay đổi nội tiết tố

Như bạn đã biết, nội tiết tố của phụ nữ thường thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau. Trong đó nổi bật nhất là thời điểm dậy thì, kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh. Sự gia tăng nội tiết trong tuổi dậy thì có thể làm tăng lưu lượng máu đến nướu khiến chúng đỏ, sưng lên. Với phụ nữ, nướu cũng dễ bị đỏ, sưng tấy, bị chảy máu trước mỗi kỳ kinh.

Viêm nướu khi mang thai bắt đầu vào khoảng tháng 2, tháng 3 của thai kỳ và có thể kéo dài đến tháng thứ 8 làm cho nướu sưng, đau, dễ chảy máu. Dù không phổ biến nhưng một số phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh có thể bị khô nướu, đau và chảy máu.

– Do sốt xuất huyết

Bj chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo về bệnh sốt xuất huyết đã diễn biến nghiêm trọng hơn, thậm chí đe dọa tính mạng. Nó còn đi kèm với đau bụng dữ dội, nôn mửa,… Các dấu hiệu này thường bắt đầu vào 1 hoặc 2 ngày đầu sau khi phát sốt.

Xem chi tiết: Chảy máu chân răng do sốt xuất huyết nguy hiểm không?

– Do phẫu thuật nha khoa

Sau khi nhổ răng, phẫu thuật cấy ghép nha khoa,… bạn cũng có thể chảy máu chân răng. Điều này do vết cắt mô nướu khi phẫu thuật và cần thời gian phục hồi.

– Sử dụng thuốc lá

Sử dụng thuốc lá gây ra nhiều bệnh cho khoang miệng như vàng răng, chảy máu chân răng thường xuyên, nướu nhạy cảm hơn,…

Đọc thêm: Tụt lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng là bị bệnh gì?

2/ Bị chảy máu chân răng nên ăn gì?

Các chất dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng. Một số người vì thiếu hụt vi chất quan trọng như vitamin C, vitamin K, vitamin D, vitamin B3,… dẫn tới tình trạng chảy máu kéo dài ảnh hưởng đến khoang miệng cũng như tâm lý. Bạn nên chú ý bổ sung ngay những thực phẩm cần thiết dưới đây.

Thực phẩm giàu vitamin C

Thực phẩm giàu vitamin C 1

Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C, quá trình tổng hợp collagen kém hiệu quả, vết thương lâu lành hơn dẫn tới xuất huyết ở nhiều cơ quan. Do vậy bạn cần tăng cường bổ sung vitamin C vào chế độ ăn hằng ngày.

Các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin C dồi dào gồm:

– Hoa quả: cam, chanh, bưởi, xoài, ổi, dâu tây, đu đủ, kiwi, nho, dứa, xoài, dưa hấu,….

– Rau củ: ớt chuông, cải bó xôi, cải xoăn, cần tây, súp lơ, khoai lang, khoai tây,….

Thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K đóng vai trò hỗ trợ đông máu nên khi thiếu chúng, chảy máu chân răng có thể nghiêm trọng hơn. Các thực phẩm giàu vitamin K bao gồm:

– Hoa quả: dâu tây, nho, mận, đào, việt quất, sung,…

– Rau củ tươi: cải bó xôi, cải xoăn, súp lơ, bắp cải, dưa chuột, cần tây, măng tây, ngò tây, đậu bắp, đậu nành, húng quế,…

– Các thực phẩm khác: sữa, trứng, oliu, các loại hạt…

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D làm nhiệm vụ giúp cho cấu trúc xương và răng được chắc khỏe. Nếu cơ thể bạn thiếu đi chất này dễ làm cho chân răng bị chảy máu. Để bổ sung thêm vitamin D, bạn lưu ý các loại thực phẩm dưới đây:

– Các loại hải sản: tôm, hàu, sò, cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi,…

– Các loại hoa quả: đu đủ, đào, cam, bơ,…

– Các thực phẩm khác: sữa, trứng, ngũ cốc, bột yến mạch,…

Thực phẩm giàu vitamin B3

Thực phẩm giàu vitamin B3 1

Vitamin B3 là nhân tố giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Nếu thiếu hụt chúng dễ khiến cho chân răng bị chảy máu. Mọi người chú ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B3 vào chế độ ăn uống:

– Các loại thịt: gà, cá, bò, lợn, gan động vật…

– Các loại rau củ: đậu xanh, măng tây, nấm, khoai tây, đậu hà lan, súp lơ, lạc,…

– Các loại khác: bơ, ngũ cốc, gạo lứt,…

Thực phẩm giàu vitamin E

Vitamin E có khả năng giảm viêm hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng. Bạn dễ dàng tìm thấy chúng trong các loại thực phẩm sau:

– Các loại hải sản: bào ngư, cá hồi, cá tuyết, tôm, bạch tuộc,…

– Các loại rau củ: bông cải xanh, bí đỏ, cải bắp, măng tây, ớt ngọt, củ cải, cà chua, rau bina,…

– Các loại hoa quả: bơ, nho, xoài, mâm xôi, kiwi,…

– Các loại hạt: hạt hướng dương, hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt bí ngô,…

– Các loại dầu ăn: dầu hướng dương, dầu hạnh nhân, dầu cọ, cải dầu,…

Thực phẩm giàu Canxi

Thực phẩm giàu Canxi 1

Canxi chắc chắn là thành phần không thể thiếu với cơ thể, giúp xương và răng luôn chắc khỏe. Nếu thấy chảy máu chân răng kéo dài thì khả năng bạn đang bị thiếu chất này, hãy bổ sung ngay nhé.

– Các loại hải sản: cua, tôm, cá hồi, cá thu, ghẹ, hàu,…

– Các loại rau củ: cải thảo, rau dền, rau muống, cải xoăn, đậu bắp, rau chân vịt, súp lơ, nấm,…

– Các loại hạt: đậu tương, hạnh nhân, hạt chia,…

– Các loại hoa quả: chuối, kiwi, cam,…

– Các thực phẩm khác: sữa, trứng, phô mai, ngũ cốc,…

Thực phẩm giàu photpho

Photpho là chất giúp cho răng chắc khỏe, đồng thời ngăn chặn vi khuẩn gây hại tấn công răng miệng. Bạn cần bổ sung thường xuyên nhóm thực phẩm sau để tăng cường photpho cho cơ thể:

– Các loại thịt và hải sản: thịt gà, thịt lợn, tôm, cá, cua, sò,…

– Các loại đậu: đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng,…

– Các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, bí ngô,…

– Các thực phẩm khác: trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, phô mai,…

Thực phẩm giàu kẽm

Thực phẩm giàu kẽm 1

Kẽm được biết đến là chất hỗ trợ ngăn ngừa viêm nướu, chảy máu chân răng hiệu quả. Bạn có thể tìm thấy chúng trong các thực phẩm:

– Các loại thịt: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt cừu,…

– Các loại hải sản: tôm, cua, hàu, ngao, hến, sò,…

– Các loại rau củ: củ cải, cải xoăn, khoai tây, đậu xanh, bí ngô, rau bina,…

– Các loại hoa quả: bơ, lựu, ổi,…

– Các thực phẩm khác: trứng, sữa, socola, các loại hạt, ngũ cốc…

Bên cạnh những thực phẩm trên, bạn nên bổ sung thêm một số loại gia vị trong các món ăn như gừng, tỏi, nghệ nhằm tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn.

Xem thêm: 11+ Cách chữa chảy máu chân răng tại nhà hiệu quả nhất

3/ Bị chảy máu chân răng nên kiêng gì?

Tiêu thụ nhiều thực phẩm gây hại như đường, chất kích thích, nước uống chứa cồn, chứa gas,… sẽ ngày càng bào mòn sức khỏe của răng. Dù yêu thích đến đâu, bạn nên cắt giảm dần, thậm chí loại bỏ hoàn toàn ra khỏi thực đơn hằng ngày.

Thực phẩm nhiều tinh bột và đường

Thực phẩm nhiều tinh bột và đường 1

Các thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột luôn được xếp trong danh sách nhóm gây hại cho răng miệng. Nó làm cho vi khuẩn dễ sinh sôi, phát triển nhanh chóng. Nếu bạn không muốn tình trạng chảy máu chân răng nghiêm trọng hơn thì nên tránh xa bánh kẹo ngọt, nước ngọt, hoa quả sấy,…

Thực phẩm gây khô miệng

Những thực phẩm gây khô miệng làm cho lượng nước bọt trong cơ thể giảm. Kéo theo đó các thành phần kháng khuẩn trong nước bọt giảm theo. Khi đó, vi khuẩn tăng cường tấn công răng miệng, chảy máu chân răng sẽ càng nghiêm trọng hơn. Bạn nên bỏ thói quen hút thuốc lá, uống nhiều café, nước có gas, nước tăng lực,…

Thực phẩm quá cay, nóng và lạnh

Các loại thực phẩm quá cay, nóng hoặc lạnh đều khiến cho vùng nướu bị tổn thương nhiều hơn, chảy máu chân răng sẽ khó kiểm soát. Bạn nên hạn chế tối đa những món ăn, đồ uống quá cay, nóng hoặc quá lạnh.

Thực phẩm cứng

Thực phẩm cứng 1

Thực phẩm cứng cũng là một trong những nguyên nhân làm tổn thương nướu khi ăn uống. Bạn cố gắng hạn chế chúng mà chuyển qua ăn các đồ mềm, đồ lỏng dễ tiêu hóa.

Thực phẩm dai và có sợi dài

Khi đang bị chảy máu chân răng, bạn hạn chế các loại thịt dai, có sợi dài như thịt bò, thịt trâu,… Vụn thức ăn khi mắc vào kẽ răng mà không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tấn công vùng nướu.

4/ Cách vệ sinh răng miệng khi bị chảy máu chân răng

4/ Cách vệ sinh răng miệng khi bị chảy máu chân răng 1

Khi bị chảy máu chân răng, quá trình vệ sinh răng miệng cần được chú ý nhiều hơn nhằm tránh tổn thương nghiêm trọng.

Trước tiên, bạn nên đổi qua loại bàn chải có đầu nhỏ, lông mềm. Như vậy khi đánh răng sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Nếu có thể, bạn mua bàn chải điện dễ dàng điều chỉnh tốc độ rung khác nhau.

Khi đánh răng, bạn đừng dùng lực quá mạnh dễ làm tổn thương nướu. Chải nhẹ nhàng với lực vừa phải cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai.

Cuối cùng bạn làm sạch răng miệng một lần nữa bằng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối ấm.

5/ Cách phòng ngừa chảy máu chân răng

Vệ sinh răng miệng cẩn thận, sạch sẽ

Như đã chia sẻ một phần ở trên, bạn chọn bàn chải đánh răng phù hợp. Đổi bàn chải sau khoảng 2- 3 tháng khi đầu bàn chải đã bị xơ, xước, tích tụ nhiều vi khuẩn.

Mỗi ngày bạn đánh răng đều đặn từ 2- 3 lần. Nếu cẩn thận hơn, sau khi đánh xong bạn làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước. Sau đó mới sử dụng nước súc miệng chuyên dụng.

Loại bỏ thói quen xấu

Bản thân mỗi người có thể đang lặp lại thói quen xấu gây hại cho răng miệng. Ví dụ như thường xuyên hút thuốc, uống café, ăn quá nhiều đồ ngọt, nước có gas,… Tất cả những điều này dần phá hủy lớp men răng, làm cho răng bị bào mòn, dẫn tới các bệnh lý khác. Bạn cố gắng loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống giúp răng luôn được chắc khỏe.

Thường xuyên kiểm tra răng miệng tại nha khoa

Thường xuyên kiểm tra răng miệng tại nha khoa 1

Thăm khám nha khoa định kỳ giúp bạn sớm phát hiện các bệnh lý răng miệng và lên phương án điều trị hiệu quả. Một buổi thăm khám thường chia làm 2 phần là: khám tổng quát, làm sạch và dự phòng răng miệng.

Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng mảng bám, cao răng, sau đó là tới vùng nướu lợi. Sau đó là làm sạch răng miệng chuyên nghiệp. Nếu thấy có hiện tượng bất thường, bác sĩ kiểm tra cụ thể hơn.

Để duy trì và bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe nói chung, bạn nên thăm khám định kỳ 6 tháng/lần tại địa chỉ nha khoa uy tín.

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/bi-chay-mau-chan-rang-nen-an-gi-kieng-gi-9471/feed/ 0
Thường xuyên chảy máu chân răng là thiếu chất gì? https://nhakhoathuyduc.com.vn/thuong-xuyen-chay-mau-chan-rang-la-thieu-chat-gi-9462/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/thuong-xuyen-chay-mau-chan-rang-la-thieu-chat-gi-9462/#respond Wed, 13 Dec 2023 06:36:28 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=9462 Thiếu hụt dưỡng chất và vitamin cần thiết là nguyên nhân chính dẫn tới chảy máu chân răng thường xuyên. Tuy nhiên nếu biết rõ đó là chất nào, bạn sẽ kịp thời bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày và phòng ngừa hiệu quả hơn. Những thực phẩm tốt nhất được bác sĩ gợi ý dưới đây, bạn đừng bỏ qua nhé.

1. Các nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Tình trạng chảy máu chân răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

– Viêm lợi

- Viêm lợi 1

Viêm lợi có dấu hiệu nhận biết tương đối rõ ràng khi lợi bị sưng, viêm, chảy máu chân răng thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu do thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt, tích tụ nhiều thức ăn thừa, vi khuẩn. Phần cao răng ngày càng dày mà không được lấy đi định kỳ sẽ dễ khiến cho lợi bị tổn thương, chảy máu.

Đọc thêm: Quá trình hình thành viêm lợi

– Các bệnh lý về răng

Có nhiều bệnh lý về răng cũng làm cho chân răng bị chảy máu. Ví dụ như sâu răng, viêm nha chu,… sâu răng là do bàn chải đánh răng khó tiếp cận dẫn tới tích tụ thức ăn tồn đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Sau đó chúng dần ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu.

Còn viêm nha chu là tình trạng viêm lợi đã tiến triển nặng hơn khi lợi sưng phồng, chảy máu, xuất hiện ổ mủ. Nếu không điều trị ngay sẽ phá hủy xương răng, làm tụt lợi.

– Thiếu các dưỡng chất cần thiết

- Thiếu các dưỡng chất cần thiết 1

Đôi khi chảy máu chân răng không phải dấu hiệu của bệnh lý răng miệng mà do cơ thể bạn bị thiếu các dưỡng chất cần thiết. Ví dụ như vitamin K. Vitamin K là yếu tố hỗ trợ quá trình đông máu nhanh chóng. Nếu thiếu hụt chúng, bạn dễ bị chảy máu và khó cầm máu hơn.

Đa số người bị thiếu vitamin K do dùng kháng sinh dài ngày làm giảm số lượng lợi khuẩn đường ruột, chế độ ăn uống kém,… Ngoài vitamin K thì một số vitamin C, E, B3,… cũng rất quan trọng với sức khỏe răng miệng.

– Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi nội tiết tố thường xảy ra với chị em trong những giai đoạn quan trọng như tuổi dậy thì, hành kinh, mang thai, mãn kinh. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tránh thai, thuốc bổ sung nội tiết tố cũng gây ra tình trạng tương tự. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới chảy máu chân răng.

– Bệnh tiểu đường

- Bệnh tiểu đường 1

Người bị tiểu đường có hàm lượng đường trong nước bọt cao hơn so với người bình thường. Đây sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Từ đó tạo thành mảng bám, gây sâu răng, viêm nướu, chảy máu chân răng, có mùi hôi khó chịu,…

Ngoài ra, lượng đường trong máu cao gây tổn thương, chít hẹp các mạch máu, làm giảm máu đến nuôi dưỡng nướu răng. Sức đề kháng của bệnh nhân bị suy yếu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng răng lợi và bệnh nha chu.

– Ảnh hưởng của thuốc điều trị

Một số nghiên cứu chỉ ra, sử dụng thuốc điều trị bệnh lý mạn tính như chống động kinh, hỗ trợ bệnh tim, hóa trị liệu điều trị ung thư,… có thể làm tăng nguy cơ gây chảy máu chân răng.

– Các bệnh lý khác

Chảy máu chân răng cũng nằm trong dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý ung thư rất nguy hiểm, ví dụ như ung thư gan, ung thư máu, ung thư đa u tủy,…

Ngoài những nguyên nhân trên, bị chảy máu chân răng còn liên quan đến chứng nghiện thuốc lá, căng thẳng kéo dài, HIV,…

Có thể bạn quan tâm: Chảy máu chân răng có phải dấu hiệu của ung thư?

2. Thường xuyên chảy máu chân răng là thiếu chất gì?

2. Thường xuyên chảy máu chân răng là thiếu chất gì? 1

Thường xuyên bị chảy máu chân răng có thể do cơ thể bạn đang thiếu hụt các khoáng chất cần thiết dưới đây:

– Thiếu canxi

Canxi là chất có vai trò quan trọng giúp duy trì sự chắc khỏe cho cả xương và răng. Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ trong quá trình đông cầm máu, ngăn ngừa xuất huyết khi tổn thương mạch máu. Khi cơ thể thiếu đi dưỡng chất này, chân răng sẽ dễ bị chảy máu hơn.

– Thiếu photpho

Photpho là khoáng chất nhiều thứ 2 trong cơ thể sau Canxi giúp xương chắc khỏe, sản xuất năng lượng, đảm bảo mọi thứ hoạt động bình thường. Với người lớn, khoảng ¾ lượng photpho tập trung ở xương và răng. Còn với trẻ em, photpho cũng rất quan trọng với sự phát triển của hệ xương, chiều cao.

Khi cơ thể bị thiếu photpho, răng bị yếu và dễ lung lay. Đây là cơ hội để vi khuẩn tấn công chân răng gây tình trạng viêm nhiễm, chảy máu chân răng. Bạn cần cung cấp đủ photpho cho cơ thể để bảo vệ răng và ngăn ngừa tình trạng chảy máu.

– Thiếu kẽm

Kẽm là thành phần thiết yếu của nhiều loại protein đóng vai trò quan trọng với sự tăng trưởng và phân chia tế bào, tham gia hình thành các tổ chức như tạo tế bào máu, tái cấu trúc tim, phát triển hệ xương, cơ trơn,… Ngoài ra, kẽm góp phần sản xuất insulin điều tiết lượng đường trong máu. Nếu bị thiếu kẽm, vùng nướu dễ bị tổn thương và chảy máu chân răng.

3. Thường xuyên chảy máu chân răng thiếu vitamin gì?

3. Thường xuyên chảy máu chân răng thiếu vitamin gì? 1

– Thiếu vitamin C

Vitamin C có tác dụng lớn nhất trong việc tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sức đề kháng giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Khi thiếu hụt chất này, quá trình tạo sợi collagen chứa mao mạch, mô liên kết và mô xương đều bị ảnh hưởng. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới nướu răng mất đi tính đàn hồi, gây viêm loét, dễ chảy máu chân răng. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra tiêu xương ổ răng và lung lay răng.

– Thiếu vitamin K

Vitamin K là một trong những thành phần không thể thiếu có khả năng sản sinh loại protein giúp đông cầm máu.  Nếu thấy chảy máu chân răng thường xuyên có thể cơ thể bạn đang bị thiếu hụt vitamin K. Mô nướu vốn là cơ quan rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương khi sử dụng bàn chải cứng hoặc động tác đánh răng quá mạnh. Những tác động này vô tình tạo ra vết xây xước ở mô nướu quanh chân răng, dẫn tới chảy máu.

Ngoài ra khi thiếu vitamin K, cơ thể bạn có thể xuất hiện nhiều vết bầm tím lớn trên cơ thể. Vết thương dễ chảy máu và chậm lành hơn so với bình thường.

– Thiếu vitamin D

Vitamin D là chất xúc tác giúp cơ thể hấp thụ canxi từ thực phẩm tốt hơn giúp tăng cường sức khỏe của xương ổ răng. Ngoài ra, vitamin D còn giúp kiểm soát, điều khiển một vài phản ứng miễn dịch trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nếu cơ thể thiếu đi dưỡng chất này, cơ thể bạn dễ bị mắc các loại bệnh nhiễm khuẩn hơn và dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng.

– Thiếu vitamin B3

Vitamin B3 hay vitamin BB, Niacin là một trong tám loại vitamin B cần thiết cho cơ thể. Với người lớn, vitamin B3 giúp giảm cholesterol trong máu, thúc đẩy tuần hoàn máu hoạt động tốt hơn, cải thiện làn da, mái tóc. Với trẻ em, vitamin B3 cung cấp năng lượng cho hệ thần kinh, niêm mạc và cấu trúc da. Nếu cơ thể thiếu đi vitamin B3, lượng đường huyết và cân bằng hồng cầu sẽ bị ảnh hưởng. Khi đó, bạn dễ bị chảy máu chân răng.

– Thiếu vitamin E

Vitamin E là chất dinh dưỡng rất quan trọng với thị lực, sinh sản, sức khỏe của máu, não, răng miệng và làn da. Do trong vitamin E có đặc tính chống oxy hóa nên dễ dàng bảo vệ các tế bào, chống lại tác động của gốc tự do. Nếu cơ thể chứa nhiều gốc tự do có thể dẫn tới các bệnh như chảy máu chân răng, tim mạch, ung thư,…

4. Hướng dẫn cách bổ sung dưỡng chất khi bị chảy máu chân răng

Sau khi đã tìm hiểu đầy đủ những dưỡng chất bị thiếu hụt dẫn đến chảy máu chân răng, bạn cần lên kế hoạch bổ sung ngay thực phẩm dưới đây.

Những thực phẩm cần bổ sung

Những thực phẩm cần bổ sung 1

– Thực phẩm giàu Canxi: hạt chia, hạt vừng, phô mai, sữa chua, cá mòi, cá hồi, đậu rồng, đậu trắng, hạnh nhân, rau lá xanh đậm, rau dền, quả sung,…

– Thực phẩm giàu Photpho: thịt gà, thịt lợn, nội tạng động vật, hải sản, sữa, hạt hướng dương, bí ngô, ngũ cốc nguyên hạt,…

– Thực phẩm giàu Kẽm: hàu, tôm, cua, lòng đỏ trứng gà, đậu hà lan, đậu nành, thịt đỏ, thịt gà, hạt chia, hạt lanh, hạt bí đỏ, sữa, yến mạch, các loại nấm, ổi, bơ…

– Thực phẩm giàu vitamin C: trái cây họ cam chanh (bưởi, quýt…), dâu tây, việt quất, anh đào, dưa chuột, ớt chuông đỏ, cà rốt, cà chua, dứa, rau diếp, củ cải,…

– Thực phẩm giàu vitamin K: cải bó xôi, húng quế, cải xoăn, bắp cải, mù tạt, mùi tây, bông cải xanh, măng tây, cần tây, quả bơ, mận, dưa chuột, cà rốt, đậu xanh, dầu oliu,…

– Thực phẩm giàu vitamin D: cá, dầu gan cá, ngũ cốc, sò, trứng cá đen, xúc xích, chả lụa, nấm,…

– Thực phẩm giàu vitamin B3: gan, ức gà, cá ngừ, gà tây, cá hồi, cá cơm, thịt lợn, thịt bò, đậu phộng, bơ, gạo lứt, lúa mì, nấm, đậu xanh, khoai tây, ngũ cốc,…

– Thực phẩm giàu vitamin E: hạt và dầu hướng dương, hạt và dầu hạnh nhân, hạt phỉ, dầu hạt nho, dầu cọ, đậu phộng, hạt dẻ cười, bí ngô, hồ đào, hạt điều, bào ngư, cá hồi, tôm, hồng xiêm, bơ, xoài, kiwi, mâm xôi, mơ, nam việt quất, ớt chuông đỏ, cải xanh, măng tây, rau bina, cải bẹ xanh,…

– Thực phẩm có chứa các lợi khuẩn probiotic (lợi khuẩn): Sữa chua, sữa chua uống lên men, phô mai, dưa cải muối chua, kim chi, canh miso, thức uống lên men trà đen hoặc trà xanh, đậu tương lên men,…

Những thực phẩm nên tránh

Những thực phẩm nên tránh 1

Khi bị chảy máu chân răng, ngoài bổ sung các chất dinh dưỡng còn thiếu, bạn cần hạn chế một số món ăn, thực phẩm để không làm tình trạng nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm nhiều đường và tinh bột như bánh kẹo ngọt, nước ngọt, đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh,…

Các loại nước uống chứa chất kích thích như nước tăng lực, café, hoặc hút thuốc lá

Các loại thức ăn quá cứng hoặc quá dai dễ mắc vào kẽ rưng gây sưng tấy, viêm nướu hoặc đồ quá nóng, quá lạnh đều không tốt

5. Một số lưu ý khác khi chảy máu chân răng

Chải răng đúng cách

Chải răng đúng cách 1

Chải răng đúng cách có rất nhiều công dụng như làm sạch vụn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng, giảm tình trạng cao răng hình thành, hạn chế chảy máu chân răng, giữ cho nụ cười tươi tắn, hơi thở thơm tho.

– Chọn bàn chải phù hợp

Trước tiên, bạn chọn bàn chải đánh răng phù hợp. Nên tìm loại có đầu nhỏ, lông bàn chải mềm. Nếu thích tự động, bạn tham khảo thêm bàn chải đánh răng điện với nhiều chế độ khác nhau. Ngoài ra, nhớ giữ bàn chải sạch sẽ ở nơi khô thoáng. Để bàn chải nơi ẩm mốc sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Theo khuyến cáo của nha sĩ, mỗi người nên thay bàn chải định kỳ 2- 3 tháng/lần. Vì sử dụng bàn chải quá lâu làm cho lông bàn chải xơ, chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho răng miệng.

– Hướng dẫn đánh răng đúng cách

  • Bạn đặt bàn chải ở phần viền nướu theo phương nằm ngang. Phần kem đánh răng tiếp xúc với cả răng và nướu.
  • Sau đó thì nhẹ nhàng chải lên phần mặt ngoài của răng theo hướng xoay tròn và rung nhẹ.
  • Khi đánh răng, hãy đi chuyển bàn chải tới các nhóm răng khác nhau và tiếp tục lặp lại động tác đánh răng nêu trên.
  • Bạn cũng làm tương tự với mặt trong của các răng.
  • Với phần răng hàm thì chải dọc lên mặt nhai của các răng từ trong ra ngoài.

Lưu ý: Một số người có thói quen chải răng theo chiều ngang với lực mạnh. Điều này hoàn toàn sai và dễ làm hư răng, nướu. Tần suất đánh răng nên duy trì 2- 3 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.

– Các công đoạn tiếp theo

Sau khi đã chải răng xong, bạn nên chải mặt lưỡi vì đây cũng là bộ phận chứa nhiều vi khuẩn gây hôi miệng. Hãy sắm cho mình một chiếc bàn chải vệ sinh lưỡi hoặc dụng cụ cạo lưỡi chuyên biệt.

Tiếp đến, bạn dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng một lần nữa. Nhớ thao tác cẩn thận và nhẹ nhàng để không làm tổn thương nướu. Nếu có điều kiện hơn, bạn mua máy tăm nước giúp làm sạch khoang miệng ở những vị trí bị khuất sâu. Cuối cùng khi đã hoàn thành công đoạn trên, bạn dùng nước súc miệng chuyên dụng loại bỏ vi khuẩn triệt để.

Thăm khám nha khoa

Thăm khám nha khoa thường xuyên để lấy cao răng là cách hạn chế chảy máu chân răng hiệu quả. Theo nghiên cứu, vi khuẩn chiếm tới 70% trọng lượng lớp cao răng. Việc đánh răng hằng ngày chỉ có thể loại bỏ một phần mảng bám mềm và mỏng. Theo thời gian, hợp chất muối tồn tại bên trong tuyến nước bọt, cặn thức ăn sót lại tạo điều kiện cho lớp vôi răng ngày càng dày, cứng, bám chặt vào chân răng, mép lợi. Từ đó dẫn với tình trạng bị viêm lợi, chảy máu,… Quá trình lấy cao răng diễn ra rất đơn giản, nhẹ nhàng, mang lại khoang miệng sạch sẽ, thơm tho, hạn chế tối đa các bệnh lý khác.

Bên cạnh đó, thăm khám nha khoa giúp bạn sớm phát hiện bệnh sâu răng, viêm nha chu, sai lệch khớp cắn, răng khấp khểnh,… Khi đó bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

6. Chảy máu chân răng- Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

6. Chảy máu chân răng- Khi nào cần đến gặp bác sĩ? 1

Chảy máu chân răng là tình trạng phổ biến hiện nay mà hầu như ai cũng gặp phải. Nếu chỉ bị chảy máu trong thời gian ngắn, chủ yếu do bàn chải cứng, dùng lực quá mạnh thì bạn nên thay bằng bàn chải khác, điều chỉnh lực chải răng. Nhưng nếu thấy tình trạng này không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, chảy máu chân răng có thể là biểu hiện của những bệnh lý răng miệng khác như viêm nướu, viêm nha chu,… Một số triệu chứng cảnh báo bao gồm:

  • Chảy máu chân răng kéo dài nhiều ngày
  • Hơi thở có mùi khó chịu
  • Nướu răng bị viêm đỏ, phù nề, thậm chí có mủ
  • Bị đau nhức răng kéo dài

Khi thấy những dấu hiệu trên, bạn cần tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín để điều trị chảy máu chân răng triệt để nhất nhé!

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/thuong-xuyen-chay-mau-chan-rang-la-thieu-chat-gi-9462/feed/ 0
Chảy máu chân răng có phải dấu hiệu của ung thư? https://nhakhoathuyduc.com.vn/chay-mau-chan-rang-co-phai-dau-hieu-cua-ung-thu-9468/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/chay-mau-chan-rang-co-phai-dau-hieu-cua-ung-thu-9468/#respond Sun, 10 Dec 2023 07:27:54 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=9468 Chảy máu chân răng tưởng đơn giản nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư. Nếu thấy tình trạng xảy ra thường xuyên và diễn biến ngày càng nặng, bạn cần thăm khám ngay xem có nằm trong các bệnh lý nguy hiểm dưới đây không.

1. Nguyên nhân có thể gây chảy máu chân răng

1. Nguyên nhân có thể gây chảy máu chân răng 1

– Viêm nướu

Bị chảy máu chân răng là dấu hiệu đặc trưng của viêm nướu. Mảng bám tích tụ lâu ngày mà không được loại bỏ sẽ tạo thành đường viền quanh nướu răng. Từ đó làm cho nướu bị kích ứng, đỏ, sưng lên và chảy máu khi đánh răng.

– Viêm nha chu

Viêm nha chu là diễn biến nặng hơn của bệnh viêm lợi. Nó sẽ làm hỏng mô, xương nâng đỡ của răng. Nướu bị nhiễm trùng, dễ chảy máu, miệng có mùi hôi, vị khó chịu trong miệng. Nếu không điều trị bệnh nha chu, bạn có thể bị mất một số răng.

– Bệnh tiểu đường

Nếu thấy chảy máu chân răng thì có thể là dấu hiệu cảnh báo của tiểu đường type 1 hoặc tiểu đường type 2. Khi bị tiểu đường, cơ thể khó chống lại sự phát triển của vi trùng nên bạn bị tổn thương vùng răng nướu.

– Bị sốt xuất huyết

Bị chảy máu chân răng thường diễn biến ở giai đoạn nặng của bệnh sốt xuất huyết. Đi kèm với đó là một số dấu hiệu khác như có chấm đỏ dưới da, chảy máu cam, buồn nôn,… Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời dễ để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Xem thêm: Chảy máu chân răng do sốt xuất huyết nguy hiểm không?

– Thiếu vitamin

Các vitamin như C, K đều cần thiết cho sức khỏe răng miệng. Vitamin C giúp phát triển và sửa chữa các mô trong cơ thể. Vitamin K đóng vai trò đông máu nhanh, hiệu quả hơn. Nếu bị thiếu những vitamin này, bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, nướu dễ sưng và chảy máu chân răng.

– Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố của phụ nữ thường có sự thay đổi ở những giai đoạn quan trọng như tuổi dậy thì, kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh. Sự gia tăng của nội tiết tố làm tăng lưu lượng máu đến nướu, làm chúng đỏ, sưng, nhạy cảm và dễ chảy máu chân răng.

– Hóa trị

Người đang hóa trị cũng có thể gặp tình trạng chảy máu chân răng do tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, bệnh nhân phải đối mặt với chứng viêm miệng, gây vết loét ở nướu.

– Hút thuốc lá

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ở Hoa Kỳ, hút thuốc là nguyên nhân chính gây bệnh viêm nướu. Nó làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, khó chống lại vi khuẩn mảng bám. Để lâu ngày dẫn tới chảy máu chân răng.

– Căng thẳng

Một nghiên cứu khác cho thấy mối quan hệ giữa bệnh nha chu và sự căng thẳng. Nếu căng thẳng quá mức sẽ tác động tiêu cực tới hệ thống miễn dịch. Nó làm suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể và dễ tổn thương nướu, chảy máu chân răng.

– Đánh răng quá mạnh

Sử dụng lực quá mạnh khi đánh răng cũng là nguyên nhân dẫn tới chảy máu chân răng mà nhiều người gặp phải. Bạn lưu ý, nướu rất mỏng manh nên chải răng sai cách có thể làm tổn thương nướu nhanh chóng.

– Dấu hiệu của ung thư

Nhiều người thấy chảy máu chân răng là điều bình thường nên hay bỏ qua. Tuy nhiên đây là biểu hiện của một số bệnh ung thư như ung thư miệng, ung thư gan, ung thư máu…

Đọc thêm: Tụt lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng là bị bệnh gì?

2. Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của ung thư gì?

Ung thư miệng

Ung thư miệng 1

Ung thư miệng hay ung thư khoang miệng là do sự phát triển quá mức của tế bào niêm mạc bao phủ toàn bộ khoang miệng. Ung thư này thường gặp ở người có độ tuổi 50- 70 tuổi và đa phần là nam giới.

Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của ung thư khoang miệng cũng tương tự như triệu chứng viêm nhiễm bình thường, trong đó có chảy máu chân răng. Chỉ đến giai đoạn nặng hơn thì triệu chứng này mới rõ ràng. Điển hình là đau trong miệng, loét miệng kéo dài không khỏi, thay đổi màu sắc niêm mạc, sưng hạch, vận động lưỡi và tri giác kém,…

Ung thư máu

Ung thư máu 1

Ung thư máu là hiện tượng lượng bạch cầu tăng quá nhanh, quá nhiều trong thời gian ngắn. Điều này dẫn tới tình trạng phá hủy hồng cầu, làm cho người bệnh bị thiếu hụt. Cơ thể bệnh nhân sẽ dễ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, luôn mệt mỏi và thường bị chảy máu chân răng.

Khi thấy trên da xuất hiện các vết bầm tím bất thường, chảy máu chân răng thì bạn nên đến gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm cần thiết. Nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm sẽ giúp kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.

Ung thư vú

Ung thư vú 1

Ung thư vú là bệnh lý u vú ác tính khi các tế bào ác tính hình thành từ trong mô tuyến vú. Sau đó tế bào nay lan rộng ra toàn bộ vú và di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể. Hầu như các triệu chứng của ung thư vú xuất hiện trước khi khối u được phát hiện. Ví dụ như sự thay đổi về hình dạng, kích thước của vú, vết thâm sạm, vảy trên vú, hoặc chảy máu chân răng. Đặc biệt với phụ nữ mãn kinh, bị chảy máu chân răng có tỷ lệ mắc ung thư vú cao hơn 15% so với người khác. Nếu thấy hiện tượng này, bạn cần đến gặp sĩ để được kiểm tra cụ thể.

Ung thư gan, xơ gan

Ung thư gan, xơ gan 1

Ung thư gan là tình trạng khối u ác tính phát sinh trong gan dẫn đến phá hủy các tế bào gan, cản trở khả năng hoạt động của cơ quan này. Ung thư gan được chia thành 2 loại chính là: ung thư gan nguyên phát (do chính tế bào trong gan) và ung thư gan thứ phát (do các tế bào từ cơ quan khác di căn đến gan như ung thư vú, ung thư phổi,…). Một trong các triệu chứng của ung thư gan là chảy máu chân răng, đi kèm với tình trạng mệt mỏi, giảm cân, vàng da,…

3. Cách phòng ngừa chảy máu chân răng

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách 1

Vệ sinh răng miệng là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp bạn phòng tránh nhiều bệnh lý trong đó có chảy máu chân răng.

– Đánh răng 2 lần/ngày

Bạn chọn loại bàn chải có đầu nhỏ, lông mềm mại. Luôn duy trì thói quen đánh răng 2 lần/ngày vào sáng và tối. Sau khoảng 3- 4 tháng thì nên đổi bàn chải một lần. Nếu có điều kiện hơn, bạn chọn loại bàn chải điện với nhiều tính năng vượt trội giúp làm sạch răng đơn giản, hiệu quả.

– Chọn kem đánh răng

Kem đánh răng phù hợp cũng rất quan trọng với sức khỏe răng miệng. Điều này tùy thuộc vào sở thích, thương hiệu nhưng cần ưu tiên sản phẩm chứa Flouride. Chúng có khả năng chống lại vi khuẩn gây sâu răng, đồng thời còn giúp cho men răng bền vững.

– Thao tác đánh răng chuẩn nhất

Đánh răng chuẩn sẽ giúp loại bỏ những mảng bám tích tụ xung quanh chân răng. Ngoài ra, bạn sẽ hạn chế được tình trạng bị chảy máu chân răng hoặc tổn thương nướu. Cụ thể:

  • Bạn để bàn chải nằm ngang, nghiêng 1 góc khoảng 45 độ so với viền nướu. Đầu lông bàn chải tiếp xúc với cả răng và nướu
  • Sau đó chải nhẹ nhàng mặt ngoài của tất cả răng ở hàm trên và hàm dưới với khoảng cách 2- 3 răng (hàm trên xuống và hàm dưới lên). Hoặc bạn xoay tròn bàn chải răng cho lông bàn chải có thể chui được vào từng kẽ răng, từ 5- 10 lần
  • Bạn chải mặt trong của răng hàm trên và hàm dưới tương tự như mặt ngoài bằng cách chải lên, chải xuống hoặc xoay tròn.

Khi đánh răng, bạn chú ý vệ sinh cả lưỡi vì trên lưỡi cũng tích tụ nhiều vi khuẩn, mảng bám làm cho hơi thở có mùi.

– Dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước

Chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước sẽ giúp lấy đi những mẩu thức ăn nhỏ bị nhét trong kẽ răng mà ít làm tổn thương răng nướu. Khi kẽ răng được làm sạch hoàn toàn thì mảng bám, tình trạng bị kích ứng nướu, viêm nhiễm giảm đáng kể.

– Dùng nước súc miệng chuyên dụng

Sau khi đã thực hiện những việc ở trên, bạn kết thúc bằng nước súc miệng chuyên dụng. Nó giúp giảm lượng axit trong miệng, loại bỏ triệt để vi khuẩn, mảng bám và tái khoáng hóa cho răng.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng 1

Thiếu các chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân làm cho nhiều người bị chảy máu chân răng. Bên cạnh đó, bạn cần loại bỏ dần những thực phẩm “xấu” có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề răng miệng.

– Thực phẩm tốt cho răng miệng

  • Sữa chua, phô mai và các sản phẩm khác từ sữa: Có hàm lượng canxi cao giúp xương chắc khỏe. Thực phẩm này còn khuyến khích cơ thể tiết ra nhiều nước bọt hơn để làm sạch các hạt thức ăn li ti.
  • Trái cây và rau củ chứa vitamin B, axit folic, canxi, chất xơ: Chúng thúc đẩy sản xuất nước bọt làm sạch miệng, trung hòa axit gây hại cho răng, củng cố men răng.
  • Nước, trà và đồ uống không đường: Chúng làm sạch, ngăn ngừa vi khuẩn dẫn đến sâu răng, giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Các loại hạt và protein nạc như thịt heo, cá, thịt gia cầm, đậu phụ, trứng,…: Có nhiều chất đạm, canxi, photpho giúp xây dựng, sửa chữa các mô bị mòn, cân bằng độ pH trong miệng, ngăn vi khuẩn phát triển.
  • Thực phẩm chứa vitamin C như cam, bưởi, chanh, dâu tây, kiwi, táo, nam việt quất: Chúng giàu chất chống oxy hóa giúp duy trì sức khỏe khoang miệng.
  • Thực phẩm chứa magie như ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch,…): Giúp củng cố men răng và xương hàm.

– Thực phẩm cần tránh để bảo vệ răng

  • Bạn nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm có nhiều đường và axit như kẹo, trái cây ngọt, đồ ăn nhanh,…
  • Bạn không nên uống quá nhiều rượu, bia, café, nước ngọt có ga,…
  • Bạn hạn chế các món ăn quá cay, nóng hoặc lạnh vì chúng đều dễ tổn thương đến vùng nướu
  • Bạn hạn chế các thực phẩm quá cứng hoặc quá dai như đá viên, đùi gà chiên, bánh nếp,…

Loại bỏ thói quen xấu

Thói quen xấu cũng là tác nhân làm cho nướu răng dễ bị tổn thương, chảy máu. Nếu đang mắc phải những thói quen dưới đây, bạn nên tìm cách khắc phục hoặc loại bỏ càng sớm càng tốt.

  • Đánh răng không đúng cách, dùng lực quá mạnh, dùng bàn chải đánh răng có lông cứng.
  • Dùng tăm xỉa răng sẽ làm cho khoảng cách giữa các răng ngày càng thưa, dễ đâm vào nướu răng
  • Ăn vặt thường xuyên, lạm dụng thực phẩm có nhiều đường
  • Nhai đá viên cứng có thể làm mẻ, nứt răng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
  • Cắn các vật cứng như dùng răng xé bao bì, nắp chai, giật mác quần áo,…
  • Chứng nghiến răng khi ngủ hoặc khi lo lắng. Chúng dễ làm mòn men răng và tổn thương nướu

Lấy cao răng

Lấy cao răng 1

Cao răng chính là sự vôi hóa mảng bám quanh răng từ thành phần canxi trong nước bọt và dịch nướu. Bạn chỉ có thể loại bỏ một phần thông qua đánh răng hoặc súc miệng. Cao răng được coi là thủ phạm gây chảy máu chân răng, lâu dần sẽ dẫn tới bệnh viêm nha chu, viêm xương quanh răng, lung lay răng,… Để phòng tránh tác động xấu, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để loại bỏ cao răng ít nhất 1 lần trong năm. Sau khi đã lấy cao răng, bạn sẽ thấy khoang miệng sạch sẽ, thơm tho, hạn chế tối đa tình trạng chảy máu chân răng.

Thường xuyên thăm khám nha khoa

Thăm khám nha khoa thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng và sớm phát hiện các bệnh lý nguy hiểm khác. Các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị hiện đại phát hiện và chẩn đoán tình trạng, ví dụ như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… Nếu không điều trị sớm, chúng có thể làm rối loạn chức năng ăn nhai, rụng răng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần. Sau khi có kết quả chính thức, bác sĩ xây dựng kế hoạch điều trị cụ thể nhằm khắc phục tình trạng hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm: Chân răng nổi cục trắng là bị làm sao?

Điều trị các bệnh lý răng miệng

Điều trị các bệnh lý răng miệng 1

Hầu như bản thân chúng ta đều gặp các vấn đề răng miệng như sâu răng, thiếu răng, răng khôn mọc ngầm, răng hô vẩu, răng móm,… Chúng ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ trên khuôn mặt, sự tự tin, khả năng ăn nhai và hơn thế nữa là sức khỏe toàn thân. Nếu răng miệng không đảm bảo, bạn hãy đến địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/chay-mau-chan-rang-co-phai-dau-hieu-cua-ung-thu-9468/feed/ 0
Thường xuyên chảy máu chân răng là bệnh gì? Làm sao khắc phục? https://nhakhoathuyduc.com.vn/chay-mau-chan-rang-la-benh-gi-9453/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/chay-mau-chan-rang-la-benh-gi-9453/#respond Sun, 10 Dec 2023 02:50:48 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=9453 Thường xuyên chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề cần được điều trị. Vậy chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của bệnh gì, cách khắc phục ra sao, Bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Thường xuyên chảy máu chân răng là bệnh gì?

Chảy máu chân răng là triệu chứng phổ biến rất nhiều người gặp phải. Nguyên nhân có thể do thói quen chăm sóc răng miệng và sinh hoạt chưa tốt, hoặc xuất phát từ một số bệnh lý cần chẩn đoán và điều trị tận gốc. Dưới đây là nguyên nhân chính gây chảy máu chân răng

Thường xuyên chảy máu chân răng là bệnh gì? 1

1.Bệnh viêm nướu

Đầu tiên, chảy máu chân răng thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nướu. Sau khi ăn uống và bạn chưa làm sạch sẽ các mảng bám, chúng sẽ đọng lại tại viền nướu. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nướu bị sưng, đau, đôi khi chảy máu khi bạn đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Nếu không điều trị sớm, hậu quả là lợi bị tụt xuống làm lộ chân răng ra ngoài ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ.

2. Bệnh nha chu

Bệnh viêm nha chu là tiến triển nặng hơn của viêm nướu với dấu hiệu chảy máu chân răng thường xuyên hơn. Hiện nay bệnh này có thể mắc ở cả người trẻ và người trung niên nếu không vệ sinh răng miệng cẩn thận, sạch sẽ.

3. Bị áp xe răng

Áp xe răng là tình trạng tích tụ dịch mủ nhiễm trùng bên trong răng. Ngoài chảy máu chân răng, nó đi kèm với những cơn đau, bị sưng chân răng, sốt cao. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, bạn cần thăm khám để tránh hậu quả nghiêm trọng hơn.

Tìm hiểu: Các thuốc điều trị áp xe răng

4. Mất răng

Những bệnh lý viêm nha khoa ở trên đều khiến nướu có xu hướng tách ra khỏi răng dẫn tới mất răng. Đối tượng nguy cơ cao hơn là người già, người bị mắc chứng loãng xương.

5. Bị sốt xuất huyết

5. Bị sốt xuất huyết 1

Chảy máu chân răng là dấu hiệu thường xuất hiện ở giai đoạn nghiêm trọng, đi kèm với chứng xuất huyết dưới da, chảy máu cam,… Nếu không điều trị kịp thời có thể gây xuất huyết tiêu hóa, tổn thương não, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Xem thêm: Chảy máu chân răng do sốt xuất huyết nguy hiểm không?

6. Thuốc làm chảy máu chân răng

Một số loại thuốc làm loãng máu, làm giảm khả năng đông máu. Thời gian sử dụng kéo dài thì khả năng bạn bị chảy máu chân răng thường xuyên hơn.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc chữa bệnh khác làm miệng bị khô. Điều này cũng ảnh hưởng đến lượng nước bọt tiết ra trong miệng để trung hòa các axit béo, tiêu diệt vi khuẩn tích tụ.

7. Chế độ ăn thiếu hụt dinh dưỡng

Dinh dưỡng rất quan trọng với sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Nếu bị thiếu hụt một số vitamin đặc biệt như vitamin C, vitamin K thì chảy máu chân răng sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Đây là những chất cần thiết giúp cho việc đông máu nhanh chóng, hiệu quả.

8.Thay đổi nội tiết tố ở nữ

Thay đổi nội tiết tố nữ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Hiện tượng này xuất hiện trong các giai đoạn khác nhau như dậy thì, mang thai, mãn kinh,… Ví dụ với nhiều người, chảy máu chân răng là dấu hiệu nhận biết sớm của thai kỳ. Trong thời điểm này, progesterone được sản sinh nhiều hơn sẽ làm tăng lưu lượng máu tới lợi gây chảy máu chân răng.

9.Bệnh tiểu đường

9.Bệnh tiểu đường 1

Viêm lợi, chảy máu chân răng thường xuyên gặp với người bị tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu cao khiến lượng đường trong nước bọt quanh răng và dưới nướu cũng tăng theo. Khi đó vi khuẩn có hại cùng với mảng bám liên tục phát triển. Chúng kích ứng nướu, dẫn tới bệnh nướu răng, sâu răng, thậm chí là mất răng.

10. Các bệnh ung thư

Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu ban đầu của một số loại bệnh ung thư như bệnh bạch cầu, đa u tủy, ung thư gan, ung thư máu, ung thư miệng…

11. Bàn chải đánh răng thô cứng

Nhiều người bị chảy máu chân răng cũng do sử dụng bàn chải quá thô cứng. Ngoài ra khi chải, có thể bạn dùng lực quá mạnh gây tổn thương vùng nướu.

12. Thói quen dùng chỉ nha khoa

Dùng chỉ nha khoa chưa đúng cách cũng dễ dẫn tới chảy máu nướu răng. Nếu chưa quen, bạn thao tác từ từ từng chút một, đừng nóng vội. Có thể lên mạng tìm kiếm các video hướng dẫn sử dụng đúng chuẩn.

13.Thói quen hút thuốc lá

Hút thuốc lá ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng. Ngoài làm vàng răng, hôi miệng, nó có thể gây ra tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên. Thói quen hút thuốc tích tụ các mảng bám quanh vùng nướu, lợi. Không làm sạch cẩn thận sẽ khiến nướu bị sưng, viêm.

2. Làm sao khắc phục chảy máu chân răng hiệu quả?

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách 1

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp bạn phòng tránh được chảy máu chân răng và nhiều bệnh khác.

– Chọn bàn chải đánh răng và kem đánh răng

Bạn nên ưu tiên chọn bàn chải đánh răng có đầu nhỏ, lông mềm. Như vậy khi chải sẽ hạn chế được tổn thương cho vùng nướu. Nếu điều kiện tài chính cho phép, bạn có thể chọn mua bàn chải điện với các chế độ rung và chăm sóc nướu khác nhau. Nên đổi bàn chải đánh răng (hoặc đầu bàn chải điện) từ 3- 4 tháng/lần.

Tiếp đến là chọn kem đánh răng có chứa hàm lượng flouride tiêu chuẩn. Flouride giúp chống lại vi khuẩn gây sâu răng, cung cấp hàng rào bảo vệ cho men răng bền vững hơn. Tùy theo sở thích về mùi cũng như thương hiệu, bạn chọn sản phẩm phù hợp nhất.

– Đánh răng đúng cách

Đánh răng thường xuyên thôi chưa đủ mà bạn cần thao tác đúng cách mới loại bỏ được mảng bám tích tụ trên răng, hạn chế vi khuẩn gây sâu răng, viêm lợi. Các bước cụ thể như sau:

  • Trước tiên, bạn để bàn chải răng nằm ngang và nằm nghiêng một góc khoảng 45 độ so với viền nướu, đầu lông bàn chải tiếp xúc với cả răng và nướu
  • Sau đó, bạn chải nhẹ nhàng mặt ngoài của tất cả răng ở hàm trên và hàm dưới với khoảng cách 2- 3 răng (hàm trên xuống và hàm dưới lên). Hoặc bạn xoay tròn bàn chải răng cho lông bàn chải có thể chui được vào từng kẽ răng
  • Bạn thực hiện thao tác trên từ 5- 10 lần để lấy hết thức ăn bị bám vào răng
  • Tiếp đến chải mặt trong của răng ở hàm trên và hàm dưới tương tự như mặt ngoài bằng cách chải lên, chải xuống hoặc xoay tròn
  • Bạn đặt lông bàn chải với các mặt nhai của răng rồi nhẹ nhàng di chuyển bàn chải khoảng 10 lần từ trong ra ngoài.

Mọi người cố gắng duy trì thói quen đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để bảo vệ răng miệng.

– Vệ sinh lưỡi

Ngoài tích tụ trên răng, các mảng bám, vi khuẩn còn xuất hiện ở cả lưỡi gây ra các vấn đề sức khỏe răng miệng, hơi thở có mùi. Khi đánh răng, bạn chú ý kết hợp chải cả mặt trên của lưỡi bằng bàn chải hoặc dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng.

– Dùng chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa là dụng cụ làm sạch mảng bám rất đơn giản, hiệu quả. Nó giúp lấy đi mọi thứ nhẹ nhàng mà không làm tổn thương đến nướu răng. Để sử dụng chỉ nha khoa đúng cách, bạn thực hiện theo các bước:

  • Trước tiên, bạn cắt 1 đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 45- 60cm. Sau đó quấn chỉ nha khoa xung quanh 2 ngón giữa và chừa lại khoảng 3- 5cm chỉ để vệ sinh răng
  • Bạn giữ sợi chỉ nha khoa bằng ngón tay cái và ngón trỏ
  • Đặt chỉ nha khoa giữa 2 răng, rồi nhẹ nhàng lướt sợi chỉ nha khoa lên xuống, chà xát vào cả 2 mặt của mỗi kẽ răng để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa. Lưu ý tránh lướt chỉ vào nướu.
  • Bạn lặp lại các bước trên cho tất cả các răng. Cuối cùng nâng nhẹ sợi chỉ nha khoa ra khỏi kẽ răng và cho ra ngoài.

– Dùng nước súc miệng

Sau khi đã hoàn thành công việc ở trên, bạn có thể kết thúc quá trình chăm sóc răng miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng. Chúng có thể làm sạch hoàn toàn vụn thức ăn, vi khuẩn, giảm lượng axit trong miệng và tái khoáng hóa cho răng.

Ngoài ra, bạn nhai kẹo cao su không đường sau mỗi bữa ăn sẽ làm tăng tiết nước bọt, giúp trung hòa axit và làm sạch vi khuẩn bám trên bề mặt răng.

Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết

* Các thực phẩm cần bổ sung

Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết 1

Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ rất có lợi cho sức khỏe răng miệng nói riêng và cơ thể nói chung. Bạn nên bổ sung thêm một số thực phẩm dưới đây nhé.

– Thực phẩm giàu canxi

Thực phẩm giàu canxi giúp tăng cường sức mạnh cho răng, củng cố lớp bảo vệ che chắn cho phần ngà răng và tủy răng. Bạn có thể tìm thấy canxi nhiều nhất trong sữa, phomat, các loại hạt, xương, tôm, cua, cá,…

– Thực phẩm chứa vitamin C

Vitamin C là axit ascorbic giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và tham gia nhiều chức năng bình thường của cơ thể. Chúng ta thường bị thiếu hụt vitamin C do tiếp xúc môi trường ô nhiễm, stress, hút thuốc, hồi phục sau phẫu thuật,… Để tăng cường dưỡng chất này, bạn lưu ý một số thực phẩm như họ nhà bưởi gồm cam, chanh, bưởi, quýt, hoặc ổi, kiwi, bông cải xanh, dâu tây, đu đủ,…

– Thực phẩm chứa vitamin D

Vitamin D là dưỡng chất giúp quá trình hấp thụ canxi trở nên dễ dàng. Nhờ đó xương sẽ phát triển khỏe mạnh, tăng cường chức năng thần kinh, hệ miễn dịch, giảm viêm,… Ngoài cách hấp thụ tự nhiên khi để da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, bạn có thể bổ sung bằng một số thực phẩm như sữa, nước cam, dầu gan cá, trứng cá, sò, ngũ cốc, đậu hũ, sữa đậu nành,…

– Thực phẩm chứa vitamin E

Vitamin E là chất chống oxy hóa rất có lợi cho việc phòng ngừa và điều trị các bệnh răng miệng. Chúng có nhiều trong các loại đậu, hạt cứng như hạnh nhân, đu đủ, xoài, bơ, rau cải xanh, rau chân vịt,…

– Thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm này làm tăng tiết nước bọt là cách tự nhiên để chống lại sự tấn công của axit và hao hụt khoáng chất. Bạn nên tăng cường ăn thêm đậu phộng, bắp cải  tí hon, rau củ chứa nhiều chất xơ khác trong bữa ăn hằng ngày.

* Các thực phẩm nên tránh

Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết 2

Ngoài những thực phẩm ở trên, mọi người cũng nên loại bỏ dần các món ăn gây hại cho sức khỏe răng miệng. Điển hình là:

– Thực phẩm chứa nhiều đường

Như bạn đã biết, đường làm cho vi khuẩn không ngừng sinh sôi, phát triển và tấn công vào men răng. Lớp men này một khi mất đi sẽ rất khó tái tạo lại. Hậu quả xấu hơn là gây sâu răng, viêm tủy, mất răng. Do vậy, ngay từ bây giờ, bạn nên hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt.

– Thức ăn dính răng

Thức ăn dính răng càng lâu thì vi khuẩn càng có nhiều thời gian tạo ra axit gây hại cho men răng. Một số thực phẩm như bơ đậu phộng, nho khô, kẹo socola dẻo, bánh mì, khoai tây chiên,… vừa chứa đường lại còn dính răng bạn nên tránh xa.

– Đồ uống có ga

Đồ uống có ga là niềm yêu thích của rất nhiều người. Nhưng chúng cũng trở thành tác nhân chính giúp vi khuẩn sinh sôi. Nhấp nháp đồ uống này cả ngày vừa bào mòn men răng, vừa gây hại cho sức khỏe. Bạn chỉ nên dùng với tần suất thấp, uống cùng với thức ăn thay vì uống nhiều trong một lần.

– Chất làm khô

Chất làm khô ở đây có nhiều trong rượu, café. Chúng dẫn tới tình trạng bị khô miệng, ngăn cản nước bọt thực hiện nhiệm vụ quan trọng là bổ sung khoáng chất cho răng.

– Thức ăn cứng

Thức ăn cứng dễ làm hỏng men răng, dẫn tới lộ ra ngà răng ở bên trong. Bạn vẫn nên hạn chế chúng mà thay bằng những món ăn mềm, mịn, dễ tiêu hóa hơn.

Bỏ thói quen xấu

Bỏ thói quen xấu 1

Ngoài cách chăm sóc răng miệng ở trên, bạn cần biết loại bỏ những thói quen xấu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể như:

– Ăn vặt và lạm dụng thức ăn có nhiều đường

– Dùng tăm để loại bỏ thức ăn từ kẽ răng

– Chứng nghiến răng khi ngủ hoặc khi tức giận, lo lắng, tập trung cao độ

– Nhai đá vào mùa hè

– Cắn các vật cứng như mở nắp chai, xé bao bì, giật mác quần áo

– Không lấy cao răng

Thường xuyên thăm khám sức khỏe toàn thân và răng miệng

Thường xuyên thăm khám sức khỏe toàn thân và răng miệng 1

Nhiều người chủ quan cho rằng hàm răng vẫn tốt, không bị làm sao thì cần gì đi kiểm tra. Một số khác thì sợ đau, sợ chảy máu,… Đây cũng là lý do có tới 90% người Việt Nam bị mắc các bệnh răng miệng. Khi tới nha khoa thường trong tình trạng xấu như nhiều cao răng, sâu răng, viêm lợi,… vì ít khi đi khám răng định kỳ. Một hàm răng chắc khỏe, sáng bóng sẽ giúp bạn tự tin, thoải mái trong giao tiếp, ăn uống ngon miệng hơn. Để duy trì điều này, mọi người nên đến gặp nha sĩ 6 tháng/lần. Còn với một số người có nguy cơ lớn về răng miệng như bệnh nhân tiểu đường, phụ nữ mang thai, hút thuốc lá,… thì nên đến nha khoa kiểm tra thường xuyên hơn.

Chảy máu chân răng tuy đơn giản nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nghiêm trọng như viêm nướu, viêm nha chu,… Bạn nên tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị một cách triệt để.

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/chay-mau-chan-rang-la-benh-gi-9453/feed/ 0
Chảy máu chân răng khi đánh răng có nguy hiểm không? https://nhakhoathuyduc.com.vn/chay-mau-chan-rang-khi-danh-rang-9455/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/chay-mau-chan-rang-khi-danh-rang-9455/#respond Fri, 08 Dec 2023 09:45:18 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=9455 Chảy máu chân răng khi đánh răng là tình trạng rất nhiều người gặp phải nhưng không được quan tâm vì nghĩ rằng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, thường xuyên bị chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe cần được điều trị. Muốn biết chảy máu chân răng khi đánh răng có nguy hiểm không? Có chữa được không, bạn đừng bỏ qua thông tin dưới đây nhé.

1. Chảy máu chân răng khi đánh răng là gì?

1. Chảy máu chân răng khi đánh răng là gì? 1

Chảy máu chân răng khi đánh răng là tình trạng bất thường ở nướu có thể do bị chấn thương hoặc bệnh ở nướu gây ra. Bình thường nướu có màu sắc hồng hào, săn chắc. Tuy nhiên tác động lực quá mạnh lúc chải răng, vùng chân răng bị tổn thương làm cho máu chảy ra có màu đỏ tươi.

Bên cạnh đó, hiện tượng chảy máu chân răng khi đánh răng do một số nguyên nhân khác như thiếu vitamin cần thiết, dấu hiệu của bệnh lý,…

2. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi đánh răng

– Viêm lợi

- Viêm lợi 1

Tình trạng viêm lợi chủ yếu do mảng bám gồm mảnh vụn, vi khuẩn tích tụ ở đường viền nướu trong thời gian dài. Đánh răng là cách loại bỏ nhanh chóng, ngăn ngừa bệnh sâu răng.

Nếu không làm sạch cẩn thận thì mảng bám vẫn còn, thậm chí ngày càng đậm đen. Để lâu chúng sẽ biến thành cao răng hay vôi răng, làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng. Dấu hiệu đặc trưng của viêm lợi bạn có thể nhận biết là sưng lợi, đau nhức khoang miệng,…

Tìm hiểu chi tiết: Cách phân loại viêm lợi

– Viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng bệnh lý răng miệng xảy ra khi viêm nướu trở nên nghiêm trọng hơn mà không được xử lý. Nó khiến cho nướu bị nhiễm trùng, xương hàm cũng như mô nâng đỡ liên kết trở nên lỏng lẻo.

– Áp xe răng

Áp xe răng xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong răng. Bạn sẽ cảm thấy đau liên tục, đánh răng thường chảy máu, sốt, sưng mặt. Nếu chuyển sang giai đoạn sưng vùng mặt tức là bệnh lý này đã phát triển nặng.

– Các bệnh lý răng miệng

Khi răng bạn bị sâu, thức ăn thường đọng lại ở lỗ sâu gây viêm lợi. Những ổ nhiễm trùng chân răng cũng dễ làm cho hiện tượng chảy máu chân răng xảy ra. Ngoài ra, răng bị đau, xuất hiện cảm giác ê buốt, bạn có xu hướng tránh nhai sang bên răng đau. Điều này làm cho cao răng dễ bám hơn gây ra nhiều bệnh lý khác.

– Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ

- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ 1

Nội tiết tố nữ có sự thay đổi nhất định trong mỗi giai đoạn của cuộc đời, điển hình là khi dậy thì, hành kinh, mang bầu hay mãn kinh. Ví dụ, sự gia tăng nội tiết tố trong tuổi dậy thì làm tăng lưu lượng máu đến nướu, khiến chúng đỏ, sưng, nhạy cảm hơn. Hay phụ nữ khi đang hành kinh, chân răng cũng dễ chảy máu hơn trước mỗi kỳ kinh nguyệt.

– Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Một nguyên nhân khác có liên quan đến chảy máu chân răng khi đánh răng là sự thiếu hụt vitamin C, K. Chúng đều nằm trong danh sách những loại vitamin cần thiết cho việc đông máu. Ngoài ra, thực phẩm bạn ăn hằng ngày có thể khiến nướu bị kích ứng, gây hiện tượng chảy máu chân răng như đồ quá cứng, quá nóng, quá cay,…

– Bị sốt xuất huyết

Chảy máu chân răng khi đánh răng cũng là một trong những biểu hiện của sốt xuất huyết. Khi bước vào giai đoạn nghiêm trọng, bạn thậm chí còn bị đau bụng dữ dội, nôn mửa, phát ban,… Những dấu hiệu này thường bắt đầu sau 1- 2 ngày khi cơ thể phát sốt.

Tìm hiểu thêm: Chảy máu chân răng do sốt xuất huyết nguy hiểm không?

– Sử dụng một số loại thuốc khi điều trị bệnh

Bị chảy máu chân răng cũng không hiếm gặp với người mắc bệnh mãn tính và phải điều trị bằng thuốc thường xuyên. Một số loại thuốc điều trị bệnh tim mạch, chống đột qụỵ, thuốc hóa trị ung thư cũng dễ gây chảy máu lợi.

– Do bệnh tiểu đường

- Do bệnh tiểu đường 1

Vì lượng đường trong máu cao làm cho tỷ lệ đường trong nước bọt quanh răng và nướu tăng lên. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, mảng bám phát triển. Từ đó kích ứng nướu, dẫn tới bệnh sâu răng, chảy máu chân răng,… Nghiên cứu cũng cho thấy người kiểm soát tốt bệnh tiểu đường ít có khả năng mắc bệnh răng miệng hơn so với người không kiểm soát được bệnh.

– Do ung thư máu

Chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư máu. Triệu chứng rõ ràng hơn đi kèm với: bầm tím nướu và lưỡi, vết loét trong khoang miệng, sưng nướu,…

– Do mắc các bệnh ở gan

Bên cạnh những cơ quan khác, quá trình đông máu trong cơ thể có sự tham gia của gan. Nếu gan bị tổn thương cũng dẫn đến chức năng gan bị ảnh hưởng và gây chảy máu chân răng.

– Do bàn chải đánh răng thô cứng

Một nguyên nhân phổ biến khác không liên quan đến các bệnh là do bạn sử dụng bàn chải quá cứng, đầu to, lông bàn chải nhọn. Ngoài ra đánh răng với lực quá mạnh dễ gây tổn thương nướu, làm cho chân răng chảy máu thường xuyên hơn.

3. Chảy máu chân răng khi đánh răng có nguy hiểm không?

3. Chảy máu chân răng khi đánh răng có nguy hiểm không? 1

Chảy máu chân răng khi đánh răng là vấn đề thường gặp ở nhiều người. Điều này không đáng lo nếu chỉ xảy ra vài ngày rồi tự khỏi, không bị lại. Tuy nhiên, nếu bạn thấy tình trạng xảy ra thường xuyên hơn thì có thể bị viêm nướu cấp tính, ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày.

Chảy máu chân răng khi đánh răng cần tìm hiểu cụ thể nguyên nhân do đâu và xử lý nhằm tránh bị viêm nha chu. Khi đó sẽ tổn thương răng, các tổ chức bao quanh răng. Tình trạng này không khắc phục sớm có thể trở nên nguy hiểm với những nhóm đối tượng như:

– Người mắc bệnh tim mạch hoặc tiểu đường: Làm tăng lượng đường trong máu và gây một số biến chứng như viêm nội tâm mạc, dễ bị nhồi máu cơ tim, thậm chí là đột quỵ.

– Phụ nữ đang mang thai: Tăng nguy cơ biến chứng trong thai kỳ, dẫn đến sinh non, trẻ sinh ra bị nhẹ cân.

Ngoài ra, như đã chia sẻ ở trên, chảy máu chân răng khi đánh răng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm. Điển hình là ung thư máu, ung thư gan,… Để chắc chắn chảy máu chân răng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên đến địa chỉ nha khoa uy tín kiểm tra cẩn thận.

4. Có chữa được chảy máu chân răng khi đánh răng?

Chữa chảy máu chân răng bằng thuốc nha khoa

Chữa chảy máu chân răng bằng thuốc nha khoa 1

Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán tình trạng bệnh. Sau đó tìm ra nguyên nhân và chỉ định loại thuốc điều trị thích hợp nhằm hạn chế, dần loại bỏ chảy máu chân răng. Một số loại thuốc thường kê gồm có: Amoxicillin, Tetracyline, Penicillin, Metronidazol,… Tùy theo tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ hướng dẫn liều lượng sao cho phù hợp.

Bên cạnh đó, nếu có các bệnh lý toàn thân như gan, rối loạn đông máu thì bạn cũng cần kết hợp điều trị. Lưu ý, bệnh nhân không tự ý sử dụng thuốc điều trị mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nó có thể không đạt hiệu quả, gây ra các tác dụng phụ cho dạ dày, sức khỏe toàn thân.

Chữa chảy máu chân răng bằng thảo dược

Chữa chảy máu chân răng bằng thảo dược 1

– Sử dụng nước muối

Sử dụng nước muối hạt hoặc nước muối sinh lý là biện pháp điều trị viêm nhiễm trong khoang miệng đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện nhất. Muối có khả năng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, làm dịu cảm giác đau nhức.

Nếu thấy chảy máu chân răng khi đánh răng, bạn pha 1 chút muối hạt với nước ấm. Sau đó súc miệng hoặc ngậm trong 1 phút. Cuối cùng bạn súc miệng lại với nước sạch. Hoặc bạn dùng nước muối sinh lý súc miệng hàng ngày sau các bữa ăn để làm sạch vi khuẩn gây hại, hạn chế chảy máu nướu răng.

– Sử dụng tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà cũng chứa hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên cùng hương thơm tươi mát có thể giảm tình trạng bị sưng tấy, loại bỏ mùi hôi hiệu quả.

Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn lấy vài giọt tinh dầu thoa lên vị trí nướu bị tổn thương. Sau đó massage nhẹ nhàng. Áp dụng đều đặn mỗi ngày 2 lần để đạt được hiệu quả.

– Sử dụng bột quế

Bột quế có khả năng diệt khuẩn, điều trị sâu răng cũng như ngăn chặn tình trạng viêm nướu. Bên cạnh đó, hơi thở của bạn sẽ trở nên thơm mát hơn sau khi sử dụng dược liệu này.

Cách thực hiện: Bạn pha lượng bột quế vừa đủ với một chút nước rồi bôi lên nướu răng. Sau đó giữ nguyên khoảng 2 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Vệ sinh răng miệng cẩn thận, sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng cẩn thận, sạch sẽ 1

Vệ sinh răng miệng là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp bảo vệ sức khỏe khoang miệng, làm sạch vi khuẩn, loại bỏ mảng bám.

Trước tiên, bạn chọn bàn chải có đầu nhỏ, lông mềm mại. Điều này giúp tránh tổn thương đến nướu cũng như mô mềm khác. Tiếp đến là chọn kem đánh răng có nồng độ Flour phù hợp. Flour sở hữu nhiều công dụng như hạn chế tình trạng sâu răng, tăng cường độ chắc khỏe cho men răng. Tuy nhiên mỗi người có sở thích khác nhau. Bạn hãy chọn sản phẩm tốt ưu nhất nhé.

Sau khi dùng bữa, mọi người sử dụng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám thừa của thức ăn. Khi dùng nhớ thao tác nhẹ nhàng, chính xác. Đừng tác động quá mạnh dễ làm tổn thương phần nướu. Nếu có điều kiện hơn, bạn đầu tư máy tăm nước giúp làm sạch vị trí khuất sâu mà bàn chải và chỉ nha khoa khó vươn tới. Ví dụ như răng hàm số 6, số 7.

Cuối cùng, bạn dùng nước súc miệng hoặc nước muối để loại bỏ vi khuẩn một cách triệt để nhất. Chịu khó thực hiện đầy đủ các bước trên giúp răng miệng của bạn luôn sạch sẽ, thơm tho.

Xem thêm: Kem đánh răng trị chảy máu chân răng có hiệu quả không?

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ 1

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đông máu cũng như sức khỏe răng miệng. Nếu cơ thể thiếu đi những vi chất quan trọng như vitamin C, K,… tình trạng chảy máu chân răng sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Do vậy, bạn nên tăng cường các thực phẩm có ích như:

  • Thực phẩm giàu Canxi: hải sản, rau xanh, hạt hướng dương, hạt lanh, hạt chia,…
  • Thực phẩm giàu Photpho: thịt động vật, nấm, đậu hà lan, đậu tương, hạt dẻ,…
  • Thực phẩm giàu Magie: các loại hạt, đậu, bơ, hạnh nhân,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: cam, bưởi, chanh, quýt, dâu tây, xoài,…
  • Thực phẩm giàu vitamin K: rau cải xoăn, rau bina, củ cải đường, bắp cải,…

Xem thêm: Bị chảy máu chân răng nên ăn gì, kiêng gì?

Hạn chế căng thẳng

Hạn chế căng thẳng 1

Theo 14 nghiên cứu của các nhà khoa học được công bố từ năm 1990 đến 2006, stress có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Các vấn đề tâm lý như lo lắng, đau khổ, cô đơn, trầm cảm,… làm tăng nồng độ cortisol. Từ đó bạn có xu hướng lơ là việc đánh răng, lạm dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá để giải tỏa tâm lý.

Bên cạnh đó, một số người căng thẳng còn bị nghiến răng trong lúc ngủ. Không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm cho răng ngày càng mòn, lung lay chân răng. Nếu đang gặp tình trạng mệt mỏi, stress, bạn hãy dành thời gian hoạt động ngoài trời như đi bộ, chơi thể thao, gặp gỡ bạn bè, tập yoga, thiền,…

Từ bỏ thói quen xấu

Một số thói quen xấu cũng làm cho tình trạng chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên hơn. Ví dụ như dùng tăm xỉu răng, đánh răng với lực quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng, dùng chỉ nha khoa chưa đúng cách, ăn quá nhiều đồ ăn vặt chứa đường, ăn thức ăn cay nóng, thường xuyên hút thuốc lá,… Nếu đang có những thói quen trên, bạn cố gắng cải thiện ngay hôm nay để cải thiện sức khỏe răng miệng nhé.

Thăm khám nha khoa thường xuyên

Thăm khám nha khoa thường xuyên 1

Thăm khám nha khoa thường xuyên trước tiên giúp bạn làm sạch cao răng. Như bạn đã biết thì cao răng là nhân tố chính khiến lợi bị viêm đỏ, dễ chảy máu. Ngoài ra, lợi cũng bị đẩy xa khỏi răng, lâu dần sẽ dẫn tới bị tụt lợi, sâu răng, mất răng. Khi thấy chảy máu chân răng thường xuyên thì đầu tiên, bạn hãy đi lấy cao răng.

Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng, có thể điều trị bằng thuốc giảm viêm, tiêu sưng, hỗ trợ phục hồi nướu răng. Một lợi ích khác của thăm khám nha khoa chính là để sớm phát hiện những bệnh lý khác như bị sâu răng, viêm nha chu, bị lệch khớp cắn,… Tùy từng trường hợp, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Như vậy bạn đã hiểu rõ chảy máu chân răng khi đánh răng có nguy hiểm không? Có chữa được không? Trên thực tế, chảy máu chân răng là điều mà mọi người đều gặp phải. Tuy nhiên để nó không nguy hiểm, không dẫn tới hậu quả nghiêm trọng hơn, bạn nên chú ý theo dõi. Nếu thấy biểu hiện bất thường thì đến địa chỉ nha khoa uy tín thăm khám ngay nhé!

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/chay-mau-chan-rang-khi-danh-rang-9455/feed/ 0
11+ Cách chữa chảy máu chân răng tại nhà hiệu quả nhất https://nhakhoathuyduc.com.vn/cach-chua-chay-mau-chan-rang-tai-nha-9466/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/cach-chua-chay-mau-chan-rang-tai-nha-9466/#respond Tue, 24 Oct 2023 06:56:54 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=9466 Bị chảy máu chân răng thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Trước tiên bạn tìm cách chữa chảy máu chân răng tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ dưới đây. Nếu không thuyên giảm hãy đến địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị ngay nhé.

1/ Thường xuyên chảy máu chân răng là bệnh gì?

1/ Thường xuyên chảy máu chân răng là bệnh gì? 1

Nhiều người bị chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa nhưng thường bỏ qua vì cho rằng điều này rất bình thường. Tuy nhiên các bác sĩ nhận định, chảy máu chân răng thường xuyên là dấu hiệu cho thấy nướu răng của bạn đang gặp vấn đề.

– Viêm lợi

Viêm lợi là tình trạng lợi bị sưng, viêm, tổn thương dẫn đến chảy máu. Nguyên nhân chính do thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt, không loại bỏ được hết thức ăn thừa, cao răng bám quanh chân răng. Mặt răng tích tụ nhiều cặn thức ăn, không được đi định kỳ sẽ càng gây viêm lợi chảy máu.

– Sâu răng

Sâu răng thường xuất hiện ở phần kẽ răng khi bàn chải khó tiếp cận, lâu ngày làm thức ăn đọng lại. Ở vị trí này dễ bị viêm lợi, nhiễm trùng chân răng gây chảy máu lợi. Người bị sâu răng thường có xu hướng tránh nhai ở bên sâu răng do gây đau, ê buốt. Nhưng việc này càng mảng bám cao răng tích tụ nhiều hơn gây chảy máu.

– Thiếu vitamin C, K

Vitamin C, K là yếu tố đông máu quan trọng của cơ thể. Nếu bạn bị thiếu hụt chất này lúc bị thương dễ chảy máu và khó ngừng hơn. Người bị thiếu hụt vitamin C, K có thể do dùng kháng sinh dài ngày làm giảm lượng lợi khuẩn đường ruột, chế độ ăn kém thiếu hụt vitamin C, K tự sinh.

– Thay đổi nội tiết tố

Tùy vào từng giai đoạn khác nhau, hormone trong cơ thể người phụ nữ sẽ có sự thay đổi thất thường. Điển hình là tuổi dậy thì, khi mang thai hay giai đoạn mãn kinh. Hoặc bạn sử dụng thuốc tránh thai, thuốc bổ sung nội tiết tố khác cũng gây ra tình trạng tương tự.

– Bệnh lý về gan

Gan vẫn được biết tới là cơ quan nội tạng lớn có chức năng đông máu rất quan trọng. Nếu bị mắc bệnh gan hoặc nghiện bia rượu quá mức sẽ làm suy giảm chức năng gan. Từ đó chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên hơn.

– Bệnh tiểu đường

Bị viêm lợi, chảy máu chân răng là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Nếu thấy tình trạng diễn ra thường xuyên, bạn cần đi khám ngay để sớm phát hiện bệnh này và tìm cách điều trị càng sớm càng tốt.

– Các bệnh ung thư

Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu, đa u tủy. Ngoài ra, một số người bị chảy máu chân răng do điều trị xạ trị ung thư, HIV,…

Xem thêm: Chảy máu chân răng do sốt xuất huyết nguy hiểm không?

2/ Cách chữa chảy máu chân răng tại nhà

Dùng gạc để cầm máu

Nếu thấy hiện tượng bị chảy máu chân răng, bạn dùng ngay một miếng gạc ẩm, sạch. Sau đó áp lên vùng nướu tổn thương. Điều này ngăn máu chảy nhiều hơn và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Khi tình trạng đã tốt lên, bạn súc miệng sạch sẽ bằng nước sạch hoặc nước muối ấm.

Còn trường hợp bạn có bệnh lý về đông máu, miễn dịch yếu và thấy máu vẫn chưa ngừng thì cần đến gặp bác sĩ để xử lý.

Chườm lạnh

Chườm lạnh 1

Chườm lạnh bằng đá được đánh giá rất tốt giúp xoa dịu cảm giác đau nhức hoặc chảy máu chân răng hiệu quả. Hơi lạnh sẽ thúc đẩy quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn, làm tê liệt tạm thời khu vực được chườm. Nhờ đó bạn cảm thấy dễ chịu, hạn chế tình trạng bị sưng đau.

Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn dùng vài viên đá vào tấm khăn sạch. Sau đó chườm phía ngoài vùng da có răng đang bị chảy máu, sưng đau. Thực hiện khoảng 5- 10 phút đến khi cầm máu.

Sử dụng nước súc miệng

Nước súc miệng chuyên dụng có chứa thành phần như Chlorohexidine hoặc Hydrogen peroxide vừa làm sạch kháng khuẩn, vừa ngăn ngừa chảy máu răng hiệu quả. Trong thời điểm nhạy cảm này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem sử dụng loại nào phù hợp nhất. Đồng thời sử dụng đúng theo hướng dẫn từ nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả chăm sóc răng miệng.

Thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm

Thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm 1

Sử dụng nước muối ấm cũng là thói quen chăm sóc răng miệng mà nhiều người đang áp dụng. Chúng có thể kháng viêm, diệt khuẩn, loại bỏ mảng bám trong khoang miệng hiệu quả. Bên cạnh đó, cảm giác sưng đau, chảy máu cũng nhanh chóng thuyên giảm.

Bạn nên súc miệng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm khoảng 2- 3 lần/ngày. Sau đó súc lại lần nữa bằng nước sạch.

Sử dụng một số mẹo dân gian

Sử dụng một số mẹo dân gian 1

Từ xưa cha ông đã biết sử dụng một số nguyên liệu quen thuộc để chữa chảy máu chân răng hiệu quả. Ví dụ như dùng lá ổi, trà xanh, mật ong,…

– Trà xanh

Trong trà xanh có chứa hợp chất tanin rất dồi dào. Nhờ đó giúp chống viêm, kháng khuẩn, xoa dịu các triệu chứng đau nhức, hạn chế chảy máu chân răng và giữ cho khoang miệng thơm tho, sạch sẽ. Tùy vào điều kiện, bạn có thể thực hiện theo hai cách.

  • Cách 1: Bạn pha trà xanh với nước ấm để súc miệng hằng ngày.
  • Cách 2: Sau khi uống trà xanh xong, bạn giữ phần túi lọc rồi đắp trực tiếp lên vùng răng đang bị sưng viêm, chảy máu.

– Trà xanh kết hợp mật ong

Trà xanh khi kết hợp với mật ong sẽ tăng hiệu quả tiêu viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ làm lành vết thương ở răng nướu nhanh chóng.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần pha nước trà xanh với 2 thìa café mật ong. Sau đó dùng hỗn hợp này để ngậm hoặc súc miệng trong 2- 3 phút. Cuối cùng vẫn thực hiện các bước đánh răng như bình thường. Bạn áp dụng mẹo này 2 lần/ngày vào sáng và tối.

– Lá ổi

Tương tự như trà xanh, lá ổi cũng chứa thành phần tanin với đặc tính chống oxy hóa cao giúp kháng khuẩn, chống viêm, chảy máu chân răng.

Bạn lấy một vài lá ổi rồi rửa sạch. Sau đó nhai kỹ và bỏ đi phần bã. Cuối cùng thì súc miệng lại với nước ấm. Hoặc bạn giã nát lá ổi và đắp lên vùng răng bị trầy xước cũng giúp cầm máu tốt hơn.

– Nha đam

Nha đam nổi bật với khả năng sát khuẩn, kháng viêm có thể làm giảm triệu chứng sưng đau, chảy máu chân răng hiệu quả.

Nếu bị chảy máu chân răng, bạn dùng 1 ít gel nha đam bôi trực tiếp lên vùng răng bị tổn thương. Để khoảng 5- 10 phút. Sau đó súc miệng lại sạch sẽ bằng nước ấm.

Bổ sung vitamin C và K

Bổ sung vitamin C và K 1

Thiếu vitamin C, K cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên hơn. Bạn cần chú ý bổ sung đầy đủ các vitamin trong chế độ ăn hằng ngày.

  • Những thực phẩm giàu vitamin C gồm: cam, chanh, quýt, bưởi, ổi, xoài, dâu tây, bắp cải, bông cải xanh,…
  • Những thực phẩm giàu vitamin K gồm: cà rốt, dưa chuột, rau cần tây, cải bó xôi, mùi tây, măng tây,…

Có thể bạn quan tâm: Chân răng nổi cục trắng là bị làm sao?

Sử dụng một số bài thuốc Đông y

Sử dụng một số bài thuốc Đông y 1

Theo Đông y, chảy máu chân răng là do hỏa nhiệt quá thịnh hoặc do khí không đủ nên các thầy thuốc sẽ xem xét tình trạng nướu răng cùng dấu hiệu kèm theo, mạch, lưỡi để quyết định biện pháp khắc phục.

Dưới đây là một số bài thuốc thảo dược thích hợp làm nước súc miệng chữa chảy máu chân răng:

  • Bài thuốc 1: Dùng 12g địa cẩm thảo, 15g vỏ rễ cây sói rừng, 15g rễ cây địa hoàng
  • Bài thuốc 2: Dùng 30g cỏ tháp bút, 60g cỏ nhọ nồi
  • Bài thuốc 3: Dùng 30g bổ cốt chỉ
  • Bài thuốc 4: Dùng 30g thạch cao, 15g ngũ bột tử, 15g hoàng bá, 6g keo cao
  • Bài thuốc 5: Dùng 15g kim ngân hoa, 15g rễ cam thảo
  • Bài thuốc 6: Dùng 3g tế tân, 20g hạt tiêu xuyên, 10g thăng ma

Bạn đun mỗi bài thuốc với 500ml nước trong 20 phút. Sau đó lấy dung dịch để súc miệng hằng ngày.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 1

Vệ sinh răng miệng cẩn thận, sạch sẽ giúp bạn phòng ngừa được chảy máu chân răng và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Khi thực hiện, bạn chú ý những điều sau:

– Đánh răng

Đầu tiên hãy chọn bàn chải đánh răng lông mềm, nhỏ để đi sâu được vào các kẽ răng. Sau khoảng 2- 3 tháng thì nên thay bàn chải một lần. Sau khi đã có bàn chải, tiếp theo là tìm loại kem đánh răng chứa Fluoride giúp làm sạch, ngăn ngừa sâu răng.

Mỗi ngày bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần, mỗi lần đánh trong khoảng 2 – 3 phút. Chải răng nhẹ nhàng cả mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai và nhớ làm sạch cả lưỡi.

Xem thêm: Sốt xuất huyết có nên đánh răng không?

– Dùng chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa ngày càng được nhiều người sử dụng với khả năng loại bỏ thức ăn thừa bị mắc ở kẽ răng. Cách thực hiện cũng rất đơn giản: Bạn dùng đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 45cm, cuộn vòng quanh 2 ngón tay giữa và kéo căng tạo khoảng 4cm. Sau đó dùng đoạn chỉ đặt vào trong kẽ răng, di chuyển lên xuống để loại bỏ vụn thức ăn. Bạn thực hiện đến khi làm sạch toàn bộ răng miệng.

Lưu ý dùng hay ngón tay để uốn chỉ nha khoa theo hướng mong muốn, không nên đè quá mạnh vì dễ cọ xát làm tổn thương nướu.

– Nước súc miệng

Sử dụng nước súc miệng là công đoạn cuối cùng để làm sạch hoàn toàn vi khuẩn, mảng bám. Bạn nên tìm sản phẩm không chứa alcohol. Đầu tiên hãy lấy một lượng nước súc miệng vừa đủ. Sau đó ngậm trong khoang miệng từ 20- 30s. Thời gian này đủ giúp nước súc miệng tiêu diệt vi khuẩn. Sau đó nhổ hết nước súc miệng và làm sạch lại khoang miệng. Lưu ý không nên ăn sau khi súc miệng khoảng nửa giờ.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý 1

Chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến răng miệng. Để hạn chế tối đa tình trạng chảy máu chân răng tại nhà, bạn cần lên thực đơn đầy đủ các chất bổ dưỡng sau:

– Thực phẩm chứa protein (chất đạm)

Protein đóng vai trò quan trọng hình thành xương hàm trên, hàm dưới, mô quanh răng, khung của men và ngà răng. Chất dinh dưỡng này có nhiều nhất trong các loại thực phẩm như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua, gạo, mì, lạc,…

– Thực phẩm chứa canxi

Canxi chiếm khoảng 1,5- 2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng. Răng và xương hàm cấu tạo chủ yếu từ canxi. Vậy nên để bảo vệ răng miệng hiệu quả, bạn chú ý thực phẩm gồm: rau họ cải (cải thìa, cải xanh, cải chip), rau chân vịt, súp lơ xanh, cá, trứng, cua, tôm, nghêu, sữa, phô mai,…

– Thực phẩm chứa vitamin

  • Vitamin A có trong: cà rốt, đu đủ, gấc, ngũ cốc, rau xanh,…
  • Vitamin D có trong: gan, cá hồi, cá thu, cá ngừ, lòng đỏ trứng, thịt lợn, sữa chua,…
  • Vitamin B1 có trong: thịt lợn, thịt gà, trứng vịt, đỗ xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt,..
  • Vitamin B2 (riboflavin) có trong: động vật, sữa, các loại rau, đậu,…
  • Vitamin B3 (nicacin) có trong: thịt, cá, gia cầm, các loại hạt, trứng,…
  • Vitamin B6 (pyridoxin) có trong: thận lợn, gan, sữa, thịt bò, thịt gia cầm, trứng, cá, ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây, đậu nành, đậu hạt, lạc, cà rốt, cải bắp, súp lơ, chuối, dưa hấu,…

– Thực phẩm chứa flour

Four có tác dụng ngấm vào men răng giúp hàm răng trở nên cứng chắc hơn, ngăn cản sự phá hủy axit trong thức ăn. Các thực phẩm giàu flour bao gồm: cá, sữa tươi, trứng, gan,…

– Thực phẩm chức lipid (chất béo)

Chất béo có nhiều trong dầu thực vật, mỡ lợn, bơ, cá, phomat, socola, lòng đỏ trứng. Lipid đóng vai trò cung cấp năng lượng và rất cần cho cấu trúc màng tế bào, giúp cơ thể tiêu hóa, hấp thu vitamin A, E, K,…

Giảm bớt căng thẳng

Giảm bớt căng thẳng 1

Các nhà khoa học đã chứng minh, khi bạn lo lắng và căng thẳng kéo dài thì hệ miễn dịch suy yếu rõ rệt. Từ đó cũng dễ làm cho chân răng bị chảy máu. Lời khuyên ở đây là bạn nên sắp xếp, điều tiết lại lượng công việc, dành chút thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

Loại bỏ những thói quen xấu

Một số thói quen xấu làm cho tình trạng chảy máu chân răng nhiều hơn. Ví dụ như dùng tăm xỉa răng, hút thuốc lá, dùng bàn chải lông cứng, dùng chỉ nha khoa không đúng cách, ăn nhiều thức ăn cay, nóng hoặc cứng gây tổn thương lợi,… Nếu đang có những thói quen không tốt này, hãy cải thiện ngay giúp sức khỏe răng miệng hiệu quả hơn.

3/ Chảy máu chân răng khi nào cần gặp bác sĩ?

3/ Chảy máu chân răng khi nào cần gặp bác sĩ? 1

Nhiều người băn khoăn không biết chảy máu chân răng khi nào cần gặp bác sĩ. Nếu bạn thấy chân răng bị chảy máu diễn ra dai dẳng, thường xuyên mà không thấy dấu hiệu thuyên giảm. Đi kèm với đó là dấu hiệu bị sưng tấy, đau nhức dữ dội, nóng sốt,… Lúc này, bạn cần tìm đến nha khoa uy tín để được khám chữa hiệu quả.

Mọi người tuyệt đối không được chủ quan bởi tình trạng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý. Nếu càng để lâu thì bệnh càng nghiêm trọng, thậm chí có thể mất răng, điều trị phức tạp và tốn chi phí.

Sau khi đã được thăm khám cẩn thận, tùy vào tình trạng, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

– Chảy máu chân răng do viêm nướu ở giai đoạn nhẹ: Bác sĩ tiến hành lấy cao răng, vệ sinh sạch sẽ khoang miệng. Khi đó vi khuẩn sẽ không còn môi trường để trú ngụ, nướu răng dần khỏe mạnh và tình trạng chảy máu cũng chấm dứt.

– Chảy máy chân răng và viêm nướu đã tiến triển sang giai đoạn nặng viêm nha chu: Bác sĩ thực hiện các thao tác điều trị kết hợp như cạo vôi, nạo túi mủ, làm sạch gốc răng, ghép thêm vạt lợi (nếu cần) để nướu răng nhanh hồi phục săn chắc.

– Răng bị sâu hỏng, chấn thương dẫn đến chảy máu chân răng: Tùy theo tình trạng, mức độ tổn thương có ảnh hưởng đến tủy hay không, bác sĩ sẽ chọn điều trị bằng cách trám răng, chữa tủy, bọc sứ.

Việc tìm kiếm một nha khoa uy tín để điều trị chảy máu chân răng cũng rất quan trọng. Nha khoa Thúy Đức đã trải qua hơn 18 năm thành lập và phát triển với xuất phát điểm là bác sĩ Phạm Văn Việt – Nguyên trưởng khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.

Từ đó đến nay, chất lượng chuyên môn vẫn tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Các bác sĩ điều trị chảy máu chân răng có tay nghề cao, kinh nghiệm nhiều năm và đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân. Bên cạnh đó cơ sở vật chất kỹ thuật đời mới, công nghệ máy móc hiện đại tiên tiến hỗ trợ quá trình điều trị nha chu được hiệu quả nhất.

Để đặt lịch khám tại nha khoa Thúy Đức, Quý khách vui lòng gọi số HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây ĐĂNG KÝ

NHA KHOA THÚY ĐỨC – BÁC SĨ ĐỨC AAO

Địa chỉ: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 093.186.3366 – 096.3614.566

Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/cach-chua-chay-mau-chan-rang-tai-nha-9466/feed/ 0
Chảy máu chân răng do sốt xuất huyết nguy hiểm không? https://nhakhoathuyduc.com.vn/chay-mau-chan-rang-do-sot-xuat-huyet-nguy-hiem-khong-9432/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/chay-mau-chan-rang-do-sot-xuat-huyet-nguy-hiem-khong-9432/#respond Wed, 18 Oct 2023 04:03:53 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=9432 Bị sốt xuất huyết thường đi kèm với các biểu hiện như sốt cao liên tục, cơ thể mệt mỏi, li bì, đau đầu,… và kèm chảy máu chân răng. Đây là một trong những dấu hiệu nặng khi bị sốt xuất huyết, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể bị đe doạ tính mạng và có nguy cơ tử vong cao.

1/ Bệnh sốt xuất huyết Dengue là gì?

1/ Bệnh sốt xuất huyết Dengue là gì? 1

Bệnh sốt xuất huyết Dengue (Dengue hemorrhagic fever, DHF) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền qua vết đốt của muỗi vằn mang virus gây bệnh (giống muỗi Aedes aegypti). Virus này có 4 loại huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Nếu bệnh nhân nhiễm một loại virus sẽ tạo ra miễn dịch suốt đời với loại virus đó. Còn cơ thể không thể chống lại với loại virus khác. Do vậy bạn có thể mắc sốt xuất huyết Dengue nhiều hơn một lần trong đời.

Bệnh này thường bùng thành dịch vào mùa mưa, chủ yếu tập trung ở khu vực có điều kiện vệ sinh môi trường chưa được đảm bảo. Trước đây chủ yếu là trẻ em bị mắc bệnh, nhưng hiện tại rất nhiều trường hợp người lớn cũng mắc với nguy cơ tử vong khá cao.

Bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài từ 7- 10 ngày và chưa có thuốc đặc trị. Bạn sẽ cảm thấy sốt cao, mệt mỏi, đau nhức cơ hoặc bị nặng hơn đi kèm với nôn mửa, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu,… Nếu thấy nghi ngờ bị sốt xuất huyết, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

2/ Vì sao sốt xuất huyết gây ra chảy máu chân răng?

2/ Vì sao sốt xuất huyết gây ra chảy máu chân răng? 1

Bị chảy máu chân răng khi sốt xuất huyết là một trong những dấu hiệu xảy ra do tác động tiêu cực của virus Dengue làm rối loạn chức năng tiểu cầu khiến số lượng tiểu cầu trong máu bị giảm. Từ đó gây ra những tổn thương ở mạch máu và mạch bạch huyết. Mạch máu giãn mỏng rất dễ bị nứt vỡ gây tình trạng xuất huyết dưới da. Một trong những biểu hiện của xuất huyết dưới da là chảy máu chân răng.

Bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu bao nhiêu là nguy hiểm?

Tiểu cầu là tế bào có kích thước nhỏ nhất của máu, đường kính chỉ bằng 20% hồng cầu. Khi bị thương, tiểu cầu nhận nhiệm vụ tạo ra cục máu đông, miễn dịch và co mạch giúp nhanh cầm máu. Số lượng tiểu cầu trong máu được đo bằng chỉ số PLT (Platelet Count).

Chỉ số bình thường là 150.000 đến 400.000 tiểu cầu/μl máu (1 μl = 1 mm3), chỉ số trung bình là 200.000 tiểu cầu/μl máu. Tiểu cầu được gọi là giảm khi xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu cho kết quả tiểu cầu < 150g/l (< 150.000/mm3).

Khi bị sốt xuất huyết, virus xâm nhập vào cơ thể ức chế khu vực sản xuất tiểu cầu, làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu. Nếu xét nghiệm mà bệnh nhân có số lượng tiểu cầu dưới 50g/l thì cần phải truyền tiểu cầu gấp.

Bên cạnh dấu hiệu bị chảy máu chân răng, một số trường hợp bị mắc sốt xuất có thể đi kèm với tổn thương niêm mạc miệng. Đó là: mụn nước bên trong, nổi ban đỏ ở lưỡi, môi, xuất huyết trên màng lưỡi nhầy, các mảng sần sùi màu nâu trên niêm mạc miệng,…

3/ Sốt xuất huyết chảy máu chân răng xuất hiện ở giai đoạn nào?

Như đã chia sẻ ở trên, sốt xuất huyết chảy máu chân răng nằm ở giai đoạn diễn biến nặng của bệnh. Nó thường đi kèm với các triệu chứng điển hình khác như đau nhức cơ khớp, mệt mỏi li bì, nôn ói, đau bụng, phát ban,… Nếu người bệnh thấy chân răng bị chảy máu thì cần hết sức cẩn trọng vì điều này rất nguy hiểm và cần được điều trị ngay, nếu không có thể dẫn đến tử vong

4/ Những dấu hiệu nặng của bệnh sốt xuất huyết

4/ Những dấu hiệu nặng của bệnh sốt xuất huyết 1

Ban đầu triệu chứng của sốt xuất huyết thể nhẹ thường bị nhầm lẫn với các bệnh như cảm, sốt, phát ban đỏ. Ví dụ như sốt kèm đau mắt, nhức đầu, buồn nôn, đau xương khớp,… Sau đó vì nhiều nguyên nhân là bệnh sẽ trở nặng hơn cùng với các dấu hiệu điển hình:

  • Bị chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng
  • Xuất hiện các chấm đỏ dưới da ngày càng nhiều
  • Bị nôn ói ra máu hoặc có máu trong phân (do xuất huyết nội tạng)
  • Bị nôn nhiều, đau bụng, chân tay lạnh ấm
  • Người cảm thấy li bì, mệt mỏi, choáng, không có sức,…

Khi người bệnh không may chuyển sang sốt xuất huyết thể nặng cần được cấp cứu kịp thời. Nếu để quá trễ có thể dẫn tới di chứng nặng về sau, thậm chí tử vong.

Về nguyên nhân làm cho ca bệnh sốt xuất huyết dễ trở nặng hơn, các bác sĩ cho rằng đa số người bệnh tự ý dùng thuốc ibuprofen và aspirin để hạ sốt. Từ đó gây xuất huyết tiêu hóa. Một số khác còn tự ý tăng liều thuốc hạ sốt, kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau dẫn tới suy gan, suy thận,…

Ngoài ra, nhiều trường hợp bệnh nhân nghĩ rằng hết sốt là khỏi bệnh nên chủ quan không khám lại. Nhưng sốt xuất huyết thường khởi phát đột ngột, sau đó diễn biến qua 3 giai đoạn là: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Thân nhiệt giảm không có nghĩa là đã phục hồi.

5/ Sốt xuất huyết chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

5/ Sốt xuất huyết chảy máu chân răng có nguy hiểm không? 1

Nhiều người băn khoăn: Sốt xuất huyết chảy máu chân răng có răng nguy hiểm không? Các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Sốt xuất huyết kèm chảy máu chân răng thể hiện là căn bệnh đã bắt đầu chuyển biến nặng hơn. Ngoại trừ những trường hợp bị viêm nha chu, sâu răng thường xuyên chảy máu chân răng từ trước khi bị sốt xuất huyết thì chảy máu chân răng khi sốt xuất huyết nếu không điều trị tốt có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác như:

– Xuất huyết niêm mạc: Bị chảy máu cam, đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài, ra máu âm đạo bất thường,…

– Xuất huyết nội tạng: Bị nôn mửa nhiều, nôn ra máu, suy gan, suy vùng thượng vị, suy thận,… Nặng hơn là xuất huyết não, vô cùng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì nguy cơ cao sẽ dẫn đến tử vong.

– Tăng tính thấm thành mạch khiến huyết tương thoát ra khỏi lòng mạch: Điều này dẫn tới tràn dịch màng phổi, màng bụng, cô đặc máu và có thể làm người bệnh bị sốc, gây hạ huyết áp, trụy tim mạch.

Do vậy bạn tuyệt đối không được lơ là với bất kỳ dấu hiệu nào khi bị sốt xuất huyết. Đặc biệt nếu thấy bị chảy máu chân răng, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Đọc thêm: Tụt lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng là bị bệnh gì?

6/ Điều trị sốt xuất huyết chảy máu chân răng như thế nào?

Sau khi bị sốt xuất huyết chảy máu chân răng, nhiều người muốn biết quá trình điều trị bệnh cụ thể ra sao và cần lưu ý điều gì.

– Ngăn ngừa tình trạng mất nước

6/ Điều trị sốt xuất huyết chảy máu chân răng như thế nào? 1

Dấu hiệu đầu tiên của sốt xuất huyết chính là bị sốt cao, liên tục, khi nóng khi lạnh làm cho cơ thể bị mất nước qua cả đường tiểu và tuyến mồ hội. Cơ thể mất nước nhiều làm cho bệnh lý càng nghiêm trọng hơn. Bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, uể oải, li bì, không có sức vận động. Để ngăn ngừa điều này, hãy bổ sung nước liên tục bằng cả nước lọc và chất điện giải như Oresol.

Ngoài ra bệnh nhân tăng cường uống thêm nước ép trái cây như chanh, bưởi, cam, dừa,… cùng nước ép rau củ. Điều này vừa hỗ trợ phục hồi sức khỏe, vừa tăng cường kháng thể nhanh chóng.

Lưu ý là bạn không nên uống các loại nước ép có màu đỏ như dưa hấu, thanh long, củ dền vì rất khó để phân biệt với triệu chứng nôn ra máu khi bệnh nhân xuất hiện tình trạng nôn mửa liên tục.

Bên cạnh đó tuyệt đối không sử dụng các loại nước có chứa cồn, đường hóa học, café, rượu, bia,… Chúng dễ làm cho cơ thể thoát nhiều nước hơn, tổn hại đến sức khỏe.

Trong trường hợp bệnh nhân không thể uống nước vì nhiều lý do, bác sĩ sẽ tiến hành truyền dịch qua tĩnh mạch để bổ sung nước, bù dịch bị mất. Nhưng không được truyền dung dịch NaCl 0.9% vì muối trong dung dịch có thể gây ra tình trạng mất nước trầm trọng hơn. Bệnh nhân tuyệt đối không truyền dịch tại nhà mà không nhận được sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

– Giảm đau và hạ sốt

Bị sốt cao liên tục có khi lên tới 39- 40 độ C đặc biệt nguy hiểm khi bị sốt xuất huyết. Đi kèm với đó là đau nhức cơ thể, mệt mỏi,… Bạn hãy sử dụng ngay thuốc hạ sốt, giảm đau Paracetamol theo đúng liều lượng mà các bác sĩ đã chỉ định. Tuyệt đối không thể vì sốt cao mà sử dụng quá liều sẽ càng nguy hiểm hơn.

– Truyền máu, bổ sung tiểu cầu

Như đã chia sẻ ở trên, mắc sốt xuất huyết làm cho lượng tiểu cầu liên tục giảm, gây mất máu nghiêm trọng. Máu liên tục chảy ra mà không có dấu hiệu đông. Lúc này các bác sĩ sẽ tiến hành biện pháp điều trị nhằm duy trì lượng máu và tiểu cầu ổn định. Ví dụ như truyền máu hay bổ sung tiểu cầu, hạn chế tình trạng máu khó đông, mất máu nhiều.

– Nghỉ ngơi, theo dõi thường xuyên

6/ Điều trị sốt xuất huyết chảy máu chân răng như thế nào? 2

Những người bị sốt xuất huyết thường rơi vào tình trạng bị kiệt quệ, uể oải, đau nhức mỏi cơ thể. Hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế vận động hoặc chỉ vận động nhẹ. Nếu cố vận động mạnh làm máu lưu thông quá mức dễ làm cho xuất huyết trở nặng hơn.

Bệnh nhân mặc quần áo rộng rãi, mỏng nhẹ, dễ thấm hút mồ hôi khi mà lượng mồ hôi bài tiết nhiều khi bị sốt liên tục. Nếu thấy khó chịu, bí bách thì thay bộ mới giúp cơ thể thoải mái hơn.

Ngoài ra, bạn cũng hạn chế tối đa việc tắm rửa, chỉ tắm nếu thực sự cần thiết. Để giữ vệ sinh sạch sẽ, người bệnh hoặc người nhà dùng khăn ấm lau cơ thể sạch sẽ. Thấy tình trạng sốt cao trên 38.5 độ C thì đắp khăn ở vùng bẹn và nách để hạ nhiệt.

Trong quá trình bị bệnh, bạn cần thường xuyên đo thân nhiệt đề phòng khi sốt cao thì có biện pháp ứng phó ngay. Nếu nặng thì đến ngay cơ sở y tế để điều trị.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

6/ Điều trị sốt xuất huyết chảy máu chân răng như thế nào? 3

Ngoài các biện pháp điều trị bệnh thì chế độ dinh dưỡng thời điểm này rất quan trọng. Cơ thể sốt cao, mệt mỏi, mất nước đi kèm với nhiều triệu chứng khác nên người bệnh ăn được ít. Người nhà cần chú ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết gồm cả đạm, tinh bột, rau củ quả, chất béo,…

Trước tiên, hãy nấu cháo thịt (hải sản, rau…) và cho bệnh nhân ăn thành nhiều bữa. Ngoài ra, nếu muốn thay đổi khẩu vị thì đổi sang mì, bún hoặc bánh mì, miễn sao bệnh nhân tiêu thụ được càng nhiều càng tốt.

Sau khi nồng độ tiểu cầu đã ổn định hơn, bạn ăn thêm cơm cũng như các món thanh đậm một chút nhưng vẫn phải đủ chất. Không nên dùng đồ chua cay hoặc chiên xào, có nhiều gia vị vì nhóm thực phẩm này khó tiêu. Ưu tiên bổ sung khoáng chất, ăn nhiều rau xanh và trái cây. Một vấn đề nữa là chú ý ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh cho bản thân bệnh nhân bị tiêu chảy sẽ càng mất nước và mệt mỏi hơn.

7/ Cách phòng ngừa xuất huyết nghiêm trọng trong sốt xuất huyết

7/ Cách phòng ngừa xuất huyết nghiêm trọng trong sốt xuất huyết 1

Chảy máu chân răng là biểu hiện cho thấy bạn đang ở giai đoạn nặng hơn. Để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bạn cần nhớ những điều sau:

Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc như Ibuprofen hay Aspirin để hạ sốt. Vì trong hai loại thuốc này có chứa các hoạt chất gây xuất huyết tiêu hóa, khiến cho tình trạng chảy máu niêm mạc trở nên nghiêm trọng hơn, đe dọa đến tính mạng.

–  Nếu thấy xuất hiện triệu chứng bất thường như chảy máu cam, đau bụng dữ dội, nôn mửa liên tục, nôn ra máu, co giật,… thì cần nhập viện ngay lập tức.

– Muốn truyền máu, truyền tiểu cầu hay truyền dịch đều phải có sự cho phép của bác sĩ. Không được tự ý thực hiện tại nhà.

– Tích cực bổ sung vitamin C thường xuyên từ các loại viên sủi, cam, chanh, bưởi tự nhiên giúp tăng cường sức đề kháng.

– Ăn nhiều thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, canh, súp,…

– Không được sử dụng kháng sinh nếu sốt xuất huyết không kèm theo các biểu hiện của viêm nhiễm.

– Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, khu vực xung quanh, không để muỗi đốt thêm. Vì rất có thể cơ thể sẽ nhiễm thêm một type virus Dengue khác. Điều này gây ra hiện tượng xung đột chéo, choáng váng, xuất huyết hay thậm chí là trụy tim, dẫn đến tử vong.

Như vậy bạn đã hiểu rõ hơn bị sốt xuất huyết chảy máu chân răng có nguy hiểm không. Tuyệt đối không được lơ là khi thấy tình trạng này dù các biểu hiện như mệt mỏi, sốt đã được cải thiện. Vì có thể nó báo hiệu giai đoạn nghiêm trọng hơn sắp diễn ra. Bác sĩ cũng như người nhà cần chú ý theo dõi bệnh nhân để có những biện pháp can thiệp kịp thời.

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/chay-mau-chan-rang-do-sot-xuat-huyet-nguy-hiem-khong-9432/feed/ 0
Sốt xuất huyết có nên đánh răng không? https://nhakhoathuyduc.com.vn/sot-xuat-huyet-co-nen-danh-rang-khong-9416/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/sot-xuat-huyet-co-nen-danh-rang-khong-9416/#respond Sun, 15 Oct 2023 02:48:22 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=9416 Bệnh sốt xuất huyết ở mức độ nặng thường đi kèm với chảy máu chân răng cùng một số tổn thương trong khoang miệng. Lo lắng tình trạng sẽ trở nên phức tạp hơn, một số người đã dừng việc đánh răng và thay thế bằng biện pháp khác. Tuy nhiên, hành động này có thực sự đúng đắn? Dưới đây các bác sĩ sẽ trực tiếp giải đáp câu hỏi: Sốt xuất huyết có nên đánh răng không giúp mọi người hiểu rõ hơn nhé.

1. Sốt xuất huyết là bệnh gì, có nguy hiểm không?

1. Sốt xuất huyết là bệnh gì, có nguy hiểm không? 1

Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan do muỗi vằn Aedes aegypti mang mầm bệnh đốt từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Từ thế kỷ XIII, sốt xuất huyết đã có mặt trên 100 quốc gia khác nhau.

Theo dữ liệu từ WHO, mỗi năm toàn cầu ghi nhận khoảng 390 triệu ca nhiễm virus Dengue, trong đó 96 triệu người có biểu hiện lâm sàng. Một nghiên cứu khác cho thấy, khoảng 3.9 tỷ người nguy cơ nhiễm virus sốt xuất huyết, trong đó 70% gánh nặng thực sự nằm ở các nước châu Á. Số ca mắc và số người tử vong cũng không ngừng tăng lên qua các năm.

Hiện nay, virus Dengue có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Người bệnh đã nhiễm chủng virus nào thì có khả năng tạo miễn dịch suốt đời với chủng virus đó. Tuy nhiên người đó vẫn có thể mắc các chủng khác.

Một điểm đặc biệt là chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Virus Dengue ủ bệnh trong cơ thể muỗi Aedes khoảng 8- 11 ngày. Sau đó, nếu bạn bị muỗi Aedes chích thì virus sẽ được lây sang.

Nếu theo dõi thông tin thường xuyên, bạn thấy sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, cao điểm là mùa mưa, mùa sinh sản của muỗi. Bệnh này thường gây sốt cao, mệt mỏi, đau nhức xương, phát ban,…

Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết có nguy hiểm không? 1

Sốt xuất huyết tuy là bệnh thường gặp nhưng lây lan rất nhanh thành nhiều ổ dịch. Những triệu chứng ban đầu dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiễm siêu vi khác như cúm hoặc covid-19 nên thường bị bỏ qua. Đến khi diễn biến nặng thì nồng độ tiểu cầu đã xuống rất thấp. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Vậy nên, mọi người tuyệt đối không được chủ quan với bệnh dịch này. Các dấu hiệu thường gặp khi bị sốt xuất huyết:

– Dấu hiệu sốt xuất huyết ở mức độ nhẹ

Sốt xuất huyết ở cấp độ nhẹ thường xuất hiện ở người lần đầu tiên mắc bệnh vì chưa miễn dịch với virus Dengue. Bệnh khởi phát trong 4- 7 ngày tính từ khi bị muỗi truyền bệnh. Các triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe gồm:

  • Bị sốt cao, thậm chí lên tới hơn 40 độ C
  • Đau đầu nghiêm trọng, đau khớp cơ
  • Đau phía sau hốc mắt
  • Cảm giác buồn nôn, ói mửa
  • Bị phát ban khắp cơ thể trong 3- 4 ngày sau khi sốt. Dần thuyên giảm sau 1- 2 ngày và có thể nổi ban lại vào ngày hôm sau.

– Sốt xuất huyết ở mức độ nặng

Khi bị sốt xuất huyện nặng, ngoài các triệu chứng ở trên, người bệnh còn bị tổn thương ở mạch máu, mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, chảy máu chân răng,…

– Hội chứng sốc sốt xuất huyết

Sốc sốt xuất huyết Dengue là mức độ nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết. Nó bao gồm tất cả triệu hứng khi bị nhẹ đến nặng, cộng thêm hiện tượng huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).

Tình trạng này xảy ra khi bạn đã từng bị mắc bệnh hoặc do mẹ bị bệnh truyền sang con. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2- 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Bị sốt sốc xuất huyết xảy ra đa phần ở trẻ em và chỉ một số ít ở người lớn. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển nặng nhanh, gây suy đa cơ quan và tử vong.

Những biến chứng của bệnh sốt xuất huyết

Những biến chứng của bệnh sốt xuất huyết 1

Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và diễn biến rất khó lường. Nhiều bệnh nhân đến cơ sở y tế trong tình trạng sốt cao, khó thở, mê sảng, vật vã,… Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tình trạng nguy hiểm sau:

– Suy tim, suy thận

Tình trạng bị xuất huyết liên tục trong cơ thể làm rối loạn hệ thống tuần hoàn dẫn tới suy tim. Khi tim không đủ sức bơm máu, dịch huyết tương xuất hiện liên tục sẽ khiến màng tim bị tràn dịch, gây ứ đọng. Cả tim và hệ thống tuần hoàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây suy giảm, xuất huyết cơ tim.

Thận cũng phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương qua nước tiểu nên có thể dẫn đến tình trạng suy thận cấp.

– Sốc do mất máu

Virus sốt xuất huyết làm tăng tính thấm mao quản, thoát huyết tương và cô đặc máu đến một ngưỡng nhất định sẽ gây sốc khiến máu bị đẩy ra ngoài. Bạn sẽ thấy hiện tượng bị chảy máu cam, chảy máu chân răng,… Trường hợp nặng hơn xuất hiện tình trạng nôn ra máu, ho ra máu, ra máu âm đạo bất thường,…

– Xuất huyết não

Người bị sốt xuất huyết nặng thường bị giảm tiểu cầu. Tình trạng này rất nguy hiểm. Vì nếu tiểu cầu giảm mà không được truyền kịp thời có thể dẫn tới xuất huyết não, dẫn đến tử vong.

– Tràn dịch màng phổi

Huyết tương trong cơ thể xâm nhập vào đường hô hấp, gây viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi, viêm phổi,… Nếu không được cấp cứu, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa.

– Hôn mê

Trường hợp xuất huyết nặng, dịch huyết tương có thể ứ đọng trong màng não qua các thành mạch gây phù não và các hội chứng thần kinh dẫn đến hôn mê. Dạng biến chứng này là nặng nhất. Còn một số người bị hôn mê thứ phát sau sốc, sau xuất huyết nội tạng,…

– Nguy cơ sinh non, sẩy thai

Phụ nữ đang mang thai, nếu bị sốt xuất huyết dễ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như sẩy thai, đẻ non, thai chết lưu. Thai phụ rất có thể bị tiền sản giật, làm tổn thương đến chức năng gan, thận, chảy máu kéo dài khi chuyển dạ. Nếu thấy triệu chứng sốt cao đột ngột không hạ từ 1- 2 ngày, kèm dấu hiệu nốt ban đỏ trên da, các chị em cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Xem thêm: Chảy máu chân răng do sốt xuất huyết nguy hiểm không?

2. Sốt xuất huyết ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng thế nào?

2. Sốt xuất huyết ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng thế nào? 1

Sốt xuất huyết không chỉ làm cho chúng ta cảm thấy khó chịu mà dễ dẫn tới các biến chứng về sức khỏe. Một trong số đó là chảy máu chân răng. Lý giải hiện tượng này bác sĩ cho biết: Sự tác động của virus Dengue làm rối loạn chức năng tiểu cầu, khiến tiểu cầu bị giảm, gây tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết. Sau đó mao mạch giãn mỏng hơn, dễ nứt vỡ làm cho da bị xuất huyết mà điển hình là chảy máu chân răng.

Bên cạnh đó theo số liệu từ Viện Y Tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH Hoa Kỳ) có khoảng 30% người bị tổn thương niêm mạc miệng khi mắc bệnh. Các triệu chứng thường gặp là: mụn nước trên vòm miệng, nổi ban đỏ ở môi, lưỡi, xuất huyết trên màng lưỡi nhầy, xuất hiện nhiều mảng sần sùi màu nâu trên niêm mạc miệng khiến chảy máu tự phát ở phần nướu,…

Nếu thấy các triệu chứng trên đồng nghĩa tình trạng bệnh lý của bạn đang ở mức trầm trọng. Hãy đến ngay cơ sở y tế điều trị kịp thời, tránh dẫn tới hậu quả khôn lường.

3. Sốt xuất huyết có nên đánh răng không?

3. Sốt xuất huyết có nên đánh răng không? 1

Câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm thời gian gần đây là: Bị Sốt xuất huyết có nên đánh răng không? Có ảnh hưởng gì không? Thực tế điều này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Nếu bạn bị sốt xuất huyết ở mức độ nhẹ, phát hiện sớm, điều trị sớm, không có biến chứng nặng như chảy máu chân răng thì vẫn có thể đánh răng bình thường. Tuy nhiên nếu thấy sức khỏe còn yếu, cơ thể mệt mỏi thì rút ngắn thời gian đánh răng và cần sử dụng nước súc miệng để làm sạch mảng bám.

– Nếu bạn sốt xuất huyết ở mức độ nặng hơn, có dấu hiệu bị chảy máu chân răng thì không nên đánh răng. Vì đánh răng thời điểm này có thể khiến răng miệng tổn thương nhiều hơn. Lực từ bàn chải sẽ tăng kích thích lên niêm mạc miệng.

Để chắc chắn, theo lời khuyên của bác sĩ, bạn cần theo dõi cả số lượng tiểu cầu hằng ngày. Nếu số lượng tiểu cầu cao, được đảm bảo thì bệnh nhân vẫn có thể đánh răng như thường. Còn nếu số lượng tiểu cầu trên một đơn vị máu còn quá thấp thì hạn chế hành động này.

4. Cách vệ sinh răng miệng an toàn khi bị sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài từ 7- 10 ngày với nhiều diễn biến phức tạp. Trong giai đoạn này, bạn vẫn muốn vệ sinh răng miệng an toàn, sạch sẽ thì làm theo hướng dẫn dưới đây:

– Theo dõi cẩn thận tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu thấy bị trở nặng, có hiện tượng chảy máu chân răng thì nên không nên đánh răng. Thay vào đó là sử dụng gạc mềm bằng nước muối 0.9% hoặc các nước súc miệng thông thường vài lần trong ngày.

– Khi đánh răng vào thời điểm này, bạn chọn loại bàn chải nhỏ, có sợi lông mềm mại. Thực hiện động tác chải răng nhẹ nhàng, tuyệt đối không được chà xát quá mạnh vào niêm mạc miệng.

– Tham khảo lời khuyên của bác sĩ xem thời điểm nào nên đánh răng là tốt nhất. Vì bác sĩ là người nắm rõ nhất các chỉ số cơ thể của chúng ta.

5. Cách chăm sóc và phòng sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có nhiều triệu chứng khác nhau dẫn tới diễn biến nặng nên bạn cần chú ý cách chăm sóc, tuân thủ đúng chỉ dẫn dưới đây.

Cách chăm sóc khi bị sốt xuất huyết

Cách chăm sóc khi bị sốt xuất huyết 1

– Ngăn ngừa tình trạng mất nước

Trước tiên, sốt xuất huyết làm cho người bệnh dễ thoát nước thông qua tuyến mồ hôi và đường tiểu. Khi cơ thể mất đi lượng nước lớn, tình trạng bệnh càng nghiêm trọng. Bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, li bì, uể oải hơn. Để ngăn chặn, hãy bổ sung nước liên tục bằng cách uống nước lọc và chất điện giải.

Khi bị sốt cao, người bệnh được khuyến khích uống oresol, các loại nước ép trái cây từ cam, chanh, bưởi, dừa, kiwi,… nhằm hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường kháng thể nhanh chóng. Lưu ý là không nên uống các loại nước ép có màu đỏ như dưa hấu, thanh long, củ dền vì khó phân biệt với triệu chứng nôn ra máu khi bệnh nhân xuất hiện tình trạng nôn mửa liên tục.

Bạn không sử dụng các loại nước sẫm màu, nước chứa cồn, đường hóa học như Coca cola, Pepsi, café, rượu, bia,… Những sản phẩm này có hại và dễ làm cho bệnh nhân thoát nước nhanh hơn.

Nếu bệnh nhân không thể uống nước vì nhiều lý do, bác sĩ tiến hành truyền dịch qua tĩnh mạch để bổ sung nước, bù dịch bị mất. Tuy nhiên, không được truyền dung dịch NaCl 0.9% vì muối trong dung dịch có thể gây ra tình trạng mất nước trầm trọng hơn. Bệnh nhân cũng không được tự ý truyền dịch tại nhà mà không nhận được sự hỗ trợ của các nhân viên y tế.

– Giảm đau và hạ sốt

Trong gia đoạn bị sốt cao đột ngột, liên tục từ 39- 40 độ C, xuất hiện các triệu chứng đau nhức, tê bì chân tay và nhức mỏi cơ thể, người bệnh có thể sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau Paracetamol theo đúng liều lượng mà các bác sĩ đã chỉ định. Đừng uống quá liều sẽ gây ra tác dụng phụ.

– Truyền máu, bổ sung tiểu cầu

Trường hợp bệnh nhân có lượng tiểu cầu liên tục giảm, gây mất máu nghiêm trọng, bác sĩ thực hiện các phương pháp điều trị duy trì lượng máu, làm cho tiểu cầu ổn định. Ví dụ như truyền máu hay bổ sung tiểu cầu, hạn chế tình trạng máu khó đông, mất máu nhiều.

– Nghỉ ngơi, theo dõi thường xuyên

Khi mắc sốt xuất huyết, thể trạng của bạn rơi vào tình trạng bị kiệt quệ, mệt mỏi, đau nhức. Hãy nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế vận động hoặc chỉ nên vận động nhẹ. Vì nếu vận động mạnh dễ kích thích máu lưu thông quá mức làm tình trạng xuất huyết nghiêm trọng hơn.

Bạn nên mặc bộ đồ thoáng mát, rộng rãi, dễ thấm mồ hôi khi mà lượng mồ hôi bài tiết ra khá nhiều. Quần áo bí bách sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sốt của người bệnh.

Ngoài ra, hạn chế tối đa việc tắm rửa, chỉ tắm khi thực sự cần thiết. Thay vào đó, dùng khăn mềm ấm lau mát, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Nếu sốt cao trên 38.5 độ C, nên đắp khăn ở vùng bẹn và nách để hạ thân nhiệt. Người nhà cần thường xuyên đo thân nhiệt của bệnh nhân để phòng khi sốt cao, kịp thời đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế.

– Chế độ dinh dưỡng khoa học

Cơ thể bị mắc sốt xuất huyết rất mệt mỏi nên cần bổ sung những dưỡng chất cần thiết. Trong đó cần đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cơ bản là:

  • Chất đạm: Có trong thịt, cá, trứng,…
  • Chất tinh bột: Có trong cơm, bún, miến, khoai, ngô,…
  • Khoáng chất: Có trong rau, củ, trái cây,…
  • Chất béo: Có trong dầu, mỡ,…

Các món ăn được ưu tiên hàng đầu trong thời điểm này là: cháo, bún, miến, súp, sữa, sữa chua, canh bông cải, canh rau bina, trái cây họ nhà bưởi (cam, chanh, quýt, bưởi) ăn hoặc vắt lấy uống, nước dừa (bổ sung chất điện giải,…).

Người bệnh hạn chế nạp thực phẩm chứa chất béo, kiêng đồ nhiều gia vị, chua cay, chiên xào vì chúng khó tiêu. Hãy tăng cường các loại rau xanh, trái cây, chú ý ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cách phòng ngừa sốt xuất huyết

Cách phòng ngừa sốt xuất huyết 1

Khi tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang rất căng thẳng, bản thân mỗi người cần nâng cao ý thức phòng bệnh. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

– Bạn hãy kiểm tra và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt. Thường xuyên làm sạch thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.

– Bạn thay nước thường xuyên ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh,…

– Loại bỏ vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp vật dụng chứa nước không sử dụng để tránh muỗi đẻ trứng.

– Mọi người cần ngủ màn kể cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi,… tiêu diệt và phòng muỗi đốt.

– Phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

– Nếu phát hiện các triệu chứng như bị sốt cao đột ngột, cơ thể mệt mỏi,… thì đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Như vậy, bạn đã tìm được câu trả lời cho vấn đề: Sốt xuất huyết có nên đánh răng không. Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Hi vọng trong mùa dịch bệnh, mọi người hãy nâng cao cảnh giác và bảo vệ cơ thể thật tốt nhé.

Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc răng miệng thời điểm này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/sot-xuat-huyet-co-nen-danh-rang-khong-9416/feed/ 0
Nguyên nhân chảy máu chân răng khi niềng răng và cách khắc phục https://nhakhoathuyduc.com.vn/chay-mau-chan-rang-khi-nieng-rang-8032/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/chay-mau-chan-rang-khi-nieng-rang-8032/#respond Tue, 04 Jul 2023 04:18:09 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=8032 Trong thời gian niềng răng kéo dài, bạn phải đối mặt với một số vấn đề phát sinh không mong muốn, ví dụ như chảy máu chân răng. Dấu hiệu này cảnh báo điều gì và làm sao để khắc phục chảy máu chân răng khi niềng răng hiệu quả nhất. Mọi người tìm hiểu đầy đủ thông tin dưới đây nhé.

Dấu hiệu chảy máu chân răng khi niềng răng

Dấu hiệu chảy máu chân răng khi niềng răng 1

Niềng răng vẫn được biết đến là phương pháp chỉnh nha an toàn, không ảnh hưởng đến răng thật. Nhưng vì răng bị siết lực trong thời gian dài nên đôi khi xảy ra tình trạng chảy máu chân răng.

Việc chảy máu chân răng chủ yếu xuất hiện ở vùng môi má, chân răng. Vùng môi, má khi bị chảy máu sẽ bị sưng, đỏ lên rồi thành nhiệt miệng. Còn với chân, nướu răng bạn có thể quan sát thấy màu đỏ sẫm khi đánh răng.

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi niềng răng

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi niềng răng 1

Trước khi tìm cách khắc phục tình trạng chảy máu chân răng khi niềng răng, bạn cần hiểu rõ đầy đủ, cụ thể nguyên nhân.

Chảy máu chân răng do khí cụ chỉnh nha

Như bạn đã biết, trong khoang miệng có các mô mềm gồm má, môi, lưỡi rất dễ bị tổn thương nếu phải tiếp xúc với các vật liệu cứng như mắc cài, dây cung. Đặc biệt khi đánh răng, lực tác động của bàn chải càng khiến chân răng dễ chảy máu hơn. Nếu không may bị dây cung thừa hoặc dây thép thừa đâm vào má sẽ dễ bị chảy máu, chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể cách xử lý ở phần sau nhé.

Chảy máu chân răng do viêm lợi

Tình trạng viêm lợi cũng là nguyên nhân làm cho chân răng chảy. Việc nay do một số yếu tố dưới đây:

– Chăm sóc răng miệng sai cách

Vì mới niềng răng lần đầu, nhiều người cảm thấy lúng túng trong cách chăm sóc răng miệng. Nhất là khi trong khoang miệng có cả một hệ thống khí cụ phức tạp. Làm sao để làm sạch kẽ răng, làm sao không ảnh hưởng đến mắc cài,… là bài toán khó cần lời giải.

Một số người vẫn giữ thói quen dùng bàn chải thường thay vì bàn chải rãnh, bàn chải kẽ chuyên dụng. Hay không sử dụng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước làm sạch vụn thức ăn, vi khuẩn, mảng bám,… làm cho tình trạng viêm lợi càng trở nên phức tạp.

Xem thêm: Niềng răng dùng bàn chải nào?

– Bị thiếu chất dinh dưỡng cần thiết

Niềng răng trong thời gian dài nếu không chú ý chế độ ăn uống rất dễ làm cho cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Một phần là do khí cụ cồng kềnh tạo cảm giác hơi chán ăn, phần khác là do không thể ăn tất cả các loại thực phẩm như trước.

Đặc biệt nếu bị thiếu hụt vitamin, chảy máu chân răng chính là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Ví dụ, khi cơ thể bạn bị thiếu vitamin C, quá trình tổng hợp collagen bị ảnh hưởng. Collagen được biết đến là thành phần chính trong mạch máu. Không cung cấp đủ vitamin C, mạch máu dần yếu đi gây tình trạng chảy máu.

Hoặc khi cơ thể thiếu vitamin K cũng dễ làm cho tình trạng chảy máu chân răng kéo dài. Một số vitamin khác bạn cũng nên bổ sung thường xuyên hơn như vitamin B3, sắt vì chúng đóng vai trò ổn định thành mạch.

Chảy máu chân răng do kỹ thuật chỉnh nha

Niềng răng là phương pháp không hề đơn giản, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, sở hữu kinh nghiệm phong phú mới đủ khả năng thực hiện. Từ đó giảm nguy cơ xảy chảy máu chân răng. Nếu không may bạn chọn phải cơ sở kém chất lượng, bác sĩ chưa đủ vững vàng thì hậu quả thật khôn lường.

Cách khắc phục chảy máu chân răng khi niềng răng

Tùy theo mỗi nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng khi niềng răng, chúng ta sẽ có cách khắc phục tương ứng. Cụ thể là:

Cách khắc phục chảy máu chân răng do khí cụ

Cách khắc phục chảy máu chân răng do khí cụ 1

Khi xác định niềng răng mắc cài, bạn cần chuẩn bị một vài hộp sáp nha khoa để phòng ngừa trường hợp bị khí cụ như dây cung, dây thép thừa đâm vào má.

– Dây cung thừa đâm vào má

Trường hợp bị dây cung thừa đâm vào má gây xước, chảy máu, bạn dùng một mẩu sáp nha khoa vo thành viên tròn. Sau đó ấn vào vùng dây cung thừa. Trường hợp không có sáp, bạn dùng bông gòn thay thế nhằm tránh tổn thương mô mềm. Thực ra đây chỉ là cách xử lý tạm thời. Còn muốn triệt để nhất, bạn nên đến địa chỉ nha khoa uy tín cắt bỏ.

– Dây thép thừa đâm vào má

Bạn có thể giải quyết tương tự như trên nếu dây thép thừa đâm vào má, dùng ít sáp nha khoa dính vào phần bị dư ra. Bên cạnh đó, để xử lý nơi vết thương bị loét do khí cụ, bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm, sát khuẩn nhẹ nhàng để không bị nhiễm trùng cũng như giảm bớt tình trạng đau nhức.

Tham khảo: Cách xử lý các sự cố niềng răng mắc cài tại nhà mùa Covid

Cách khắc phục chảy máu chân răng do viêm lợi

Cách khắc phục chảy máu chân răng do viêm lợi 1

– Vệ sinh răng miệng đúng cách

Bạn nên chải răng từ 2- 3 lần/ngày sau bữa ăn. Nhớ chọn loại bàn chải mềm, có đầu nhỏ như bàn chải kẽ, bàn chải rãnh hoặc bàn chải điện. Khi chải răng làm sạch cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai.

Ngoài ra, sử dụng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng chuyên dụng là điều cần thiết. Như vậy sẽ loại bỏ triệt để mảng bám, vi khuẩn còn sót lại, tránh các bệnh lý răng miệng diễn biến phức tạp.

– Chế độ ăn uống hợp lý

Khi niềng răng, nhất là thời điểm chảy máu chân răng, bạn cảm thấy lo lắng nhưng đừng vì thế mà bỏ bữa. Hãy cố gắng ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng mới giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bạn nên ăn các loại thực phẩm mềm như bún, cháo, súp, canh, mì, trứng hấp, sữa tươi, sữa chua, rau củ quả mềm, nước ép trái cây,… Bên cạnh đó, đừng ăn đồ quá cứng, quá dính như cánh gà chiên, kẹo cứng, các loại hạt khô hoặc uống nhiều nước giải khát có ga rất dễ làm cho răng bị sâu.

Nếu nhận thấy bị thiếu hụt vitamin, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Khi đó, bác sĩ kê đơn thuốc bổ sung vitamin thích hợp, đồng thời căn dặn bệnh nhân uống nhiều nướ giúp bảo vệ răng chắc khỏe chống lại bệnh viêm nướu, gây chảy máu chân răng.

Xem thêm: List thực phẩm thân thiện nhất với bạn khi mang niềng răng

– Tái khám định kỳ

Tùy theo tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám nhằm theo dõi, kiểm tra và siết lực cho giai đoạn niềng răng kế tiếp. Khoảng thời gian này, bác sĩ ước lượng chính xác khả năng dịch chuyển của răng. Bởi vậy, mọi người cần tái khám đúng lịch hẹn để điều chỉnh lại dây cung và mắc cài.

Lưu ý, đừng nên bỏ qua thời gian thăm khám quá lâu vì dây cung bị thừa ra do răng dịch chuyển có thể làm tổn thương đến má dẫn tới hiện tượng niềng răng bị chảy máu.

Vậy là chảy máu chân răng khi niềng răng là điều mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng khi chúng tôi đã hướng dẫn cách khắc phục ở trên. Hãy chủ động dành thời gian bảo vệ sức khỏe răng miệng theo đúng chỉ định của bác sĩ nhé.

Mách bạn địa chỉ niềng răng uy tín tại Hà Nội

Như bạn đã thấy, niềng răng là phương pháp tương đối phức tạp với sự phối hợp của nhiều khí cụ khác nhau. Muốn kết quả hoàn hảo như mong muốn, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro như chảy máu chân răng, bạn nên tìm địa chỉ nha khoa uy tín.

Với hơn 17 năm kinh nghiệm không ngừng cải tiến mỗi ngày, nha khoa Thúy Đức là địa chỉ niềng răng uy tín hàng đầu tại Hà Nội được nhiều khách hàng tin tưởng. Nơi đây hội tụ đầy đủ các yếu tố từ đội ngũ bác sĩ đến cơ sở vật chất hiện đại nhất.

– Cơ sở vật chất hiện đại

Mách bạn địa chỉ niềng răng uy tín tại Hà Nội 1

Nhận thấy tầm quan trọng của cơ sở vật chất, trang thiết bị thời đại mới trong lĩnh vực chỉnh nha, Thúy Đức liên tục cập nhật những công nghệ mới nhất. Điển hình là máy chụp Vatech Pax-I chụp Panorama và iTero 5D Plus đầu tiên tại Đông Nam Á, giúp quét dấu răng nhanh nhất chỉ sau 60s, nhanh chóng phát hiện các bệnh lý nha khoa.

– Các phương pháp niềng răng đa dạng

Nha khoa Thúy Đức có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau cho phù hợp với từng lứa tuổi, tình trạng răng miệng.

  • Niềng răng mắc cài kim loại thường Mini Diamond
  • Niềng răng mắc cài kim loại tự động Damon Q2
  • Niềng răng mắc cài sứ thường Symetri
  • Niềng răng mắc cài sứ tự động Damon Clear 2
  • Niềng răng trong suốt Invisalign

Đến với nha khoa Thúy Đức, bạn sẽ không cần phải lo lắng bất kỳ điều gì. Hãy vững tin vào bản thân và đón chờ một nụ cười mới tươi sáng và rạng rỡ nhất nhé.

Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất  ĐĂNG KÝ

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/chay-mau-chan-rang-khi-nieng-rang-8032/feed/ 0