Nha Khoa Thúy Đức https://nhakhoathuyduc.com.vn Xây nụ cười bằng cả trái tim Sat, 05 Oct 2024 02:54:05 +0000 vi hourly 1 Răng trám lâu ngày bị nhức – hiểu đúng nguyên nhân! https://nhakhoathuyduc.com.vn/rang-tram-lau-ngay-bi-nhuc-13405/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/rang-tram-lau-ngay-bi-nhuc-13405/#respond Mon, 06 May 2024 07:24:07 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=13405 Chào Nha Khoa Thúy Đức,

Em tên là Linh, em có một vấn đề muốn nhờ nha khoa tư vấn. Em đã trám răng được 3 năm rồi, nhưng dạo gần đây em lại cảm thấy răng bị đau nhức ở chỗ trám cũ, đặc biệt là khi ăn uống. Em rất lo lắng và không biết nguyên nhân vì sao, nên khắc phục thế nào. Mong nha khoa có thể giải đáp giúp em.

Cảm ơn nha khoa rất nhiều.

Trả lời:

Chào Linh.

Nha Khoa Thúy Đức rất tiếc khi biết bạn đang gặp vấn đề này. Thực tế, đây là tình trạng khá phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Cụ thể

Nguyên nhân khiến răng trám lâu ngày bị nhức

1. Răng đã trám bị nứt

Nứt răng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến răng trám lâu ngày bị nhức. Khi răng chịu tác động của lực mạnh, ví dụ như va đập, tai nạn hoặc thói quen nhai thức ăn cứng, dai, răng có thể bị nứt vỡ. Vết nứt này thường rất nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng lại tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong răng, gây viêm tủy và dẫn đến cảm giác đau nhức dữ dội.

Giải pháp:

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết nứt, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp:

Sửa chữa liên kết trực tiếp bằng nhựa composite: Phương pháp này phù hợp với các vết nứt nhỏ, chưa ảnh hưởng đến tủy răng. Nha sĩ sẽ sử dụng vật liệu composite để trám lại vết nứt, giúp phục hồi chức năng và thẩm mỹ của răng.

Sửa chữa inlay: Nếu vết nứt lớn hơn, nha sĩ có thể sử dụng inlay – một miếng trám sứ được chế tác riêng để trám lên vị trí răng bị nứt. Inlay có độ bền chắc cao hơn composite và cho hiệu quả thẩm mỹ tốt hơn.

Bọc răng: Nếu vết nứt ảnh hưởng đến tủy răng hoặc răng bị nứt nẻ nhiều, nha sĩ có thể đề nghị bọc răng sứ để bảo vệ và phục hồi chức năng của răng.

2. Sâu răng và viêm tủy phát triển từ chỗ trám cũ

Đôi khi, răng xung quanh vùng đã được trám có thể bị sâu. Điều này có thể làm lộ tủy răng và gây viêm, dẫn đến đau nhức.

Cũng có trường hợp do trong quá trình xử lý vùng răng sâu trước đây, việc làm sạch buồng tủy không triệt để, dẫn đến đau nhức sau khi trám răng một thời gian. Lúc này cần phải điều trị tủy để loại bỏ chất hoại tử bên trong ống tủy nhằm giảm triệu chứng đau.

Nếu như răng sâu bị viêm tủy không được điều trị kịp thời khiến tình trạng viêm nhiễm lan ra vùng quanh chóp khi trám răng dễ kích thích các mô quanh chóp, gây viêm nha chu quanh chóp cấp tính và gây đau nhức sau khi trám răng. Trong trường hợp này, người bệnh có thể dùng viên nang amoxicillin, viên metronidazole và các thuốc khác để điều trị chống viêm theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời cũng cần loại bỏ miếng trám và làm sạch buồng tủy viêm nhiễm, sau đó trám bít lại bằng vật liệu trám phù hợp.

3. Vị trí trám có kẽ hở hoặc bong tróc

3. Vị trí trám có kẽ hở hoặc bong tróc 1

Nếu có khe hở giữa chỗ trám và lỗ sâu răng, thức ăn và vi khuẩn có thể tích tụ ở khe hở giữa chỗ trám và răng, gây viêm tủy răng hoặc bệnh lý nướu răng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

  • Vật liệu không phù hợp: Việc lựa chọn vật liệu trám không phù hợp với cấu trúc răng hoặc không tương thích với môi trường miệng có thể khiến miếng trám không bám chặt vào răng, dẫn đến tình trạng bong tróc, lỏng lẻo.
  • Xử lý không đúng cách: Nếu bác sĩ không thực hiện đúng quy trình trám răng, ví dụ như không loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, không tạo độ bám dính tốt giữa vật liệu trám và răng, hoặc không hoàn thiện bề mặt trám, thì miếng trám cũng có thể bị bong tróc hoặc lỏng lẻo.
  • Chăm sóc vùng trám răng không đúng cách: Bệnh nhân không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sau khi trám răng, ăn uống thức ăn quá cứng, dai, nóng hoặc lạnh, hoặc có thói quen mài mòn răng như nghiến răng,… cũng có thể khiến miếng trám bị bong tróc hoặc lỏng lẻo.

Để giảm thiểu điều này, cần chọn đúng vật liệu và kỹ thuật trám, và thăm khám định kỳ để phát hiện sớm vấn đề.

Cách khắc phục là sử dụng kỹ thuật trám kín đáo hơn như inlay/onlay cao cấp hoặc bọc sứ.

Nha Khoa Thúy Đức khuyến cáo bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa ngay nếu thấy triệu chứng đau nhức răng sâu đã trám. Việc điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng nguy hiểm như viêm tủy, áp xe, thậm chí mất răng.

Câu hỏi khác:

Bị đau và nhạy cảm răng khi mới trám – mọi người cũng cần biết vấn đề này

Ngoài vấn đề đau nhức răng trám lâu ngày, nha khoa Thúy Đức cũng muốn giải thích thêm về tình trạng răng bị đau và nhạy cảm khi mới trám, để các bệnh nhân mới trám răng lần đầu có thể hiểu rõ, yên tâm hơn và biết cách xử lý đúng đắn.

Bị đau và nhạy cảm răng khi mới trám - mọi người cũng cần biết vấn đề này 1

Tại sao răng có thể bị đau sau khi điều trị?

  • Việc khoan, mài, cạo vét, trám, đóng sừng, lấy tủy… trong quá trình điều trị nha khoa có thể kích thích trực tiếp đến dây thần kinh trong răng, dẫn đến cảm giác đau nhức.
  • Một số loại thuốc và hóa chất sử dụng trong quá trình điều trị có thể gây kích ứng tạm thời cho răng và nướu, dẫn đến cảm giác nhạy cảm.

Thông thường, cảm giác đau nhức sau khi điều trị sẽ dần dần giảm bớt trong vòng 5-7 ngày. Khi dây thần kinh răng được phục hồi hoàn toàn, cảm giác đau sẽ hoàn toàn biến mất.

Làm thế nào để giảm cảm giác đau nhức sau khi điều trị?

Sử dụng thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen để giúp bạn giảm bớt cảm giác đau nhức.

Chườm lạnh: Chườm lạnh bằng túi đá hoặc khăn lạnh lên má, vùng da gần răng bị điều trị trong khoảng 15-20 phút mỗi lần, vài lần mỗi ngày có thể giúp giảm sưng tấy và đau nhức.

Sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm: Các loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm có chứa các thành phần giúp che lấp các ống ngà, giảm kích ứng dây thần kinh và giảm cảm giác nhạy cảm.

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng: Việc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sau khi điều trị sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, giảm viêm nhiễm và thúc đẩy quá trình lành thương.

Tránh thức ăn nóng/lạnh, cay/chua: Nên ưu tiên lựa chọn thức ăn mềm, dễ nhai và có nhiệt độ vừa phải để tránh kích thích răng.

Tránh hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm chậm quá trình lành thương và khiến tình trạng đau nhức kéo dài.

Đọc thêm: Cách giữ miếng trám răng lâu bị ố vàng

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

  • Cơn đau không biến mất quá một tuần sau khi điều trị thông thường hoặc lâu hơn 2 tuần sau khi điều trị tủy.
  • Cơn đau dữ dội, không thể chịu nổi.
  • Có mủ chảy ra từ răng.
  • Ngoài đau hoặc nhạy cảm, còn có các triệu chứng khó chịu khác: ví dụ như nướu bị sưng hoặc sốt cao

Trước khi đến gặp bác sĩ, bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn và súc miệng bằng dung dịch baking soda ấm (1 thìa cà phê cho nửa cốc nước).

Nên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng răng sau điều trị và đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ.

 

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/rang-tram-lau-ngay-bi-nhuc-13405/feed/ 0
Bà bầu có trám răng được không? https://nhakhoathuyduc.com.vn/ba-bau-co-tram-rang-duoc-khong-14503/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/ba-bau-co-tram-rang-duoc-khong-14503/#respond Sat, 04 May 2024 07:22:22 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=14503 Trong thai kỳ, vì lý do nào đó mà mẹ bầu cần hàn trám răng thì có nên trì hoãn việc thực hiện hay không? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Mang bầu có trám răng được không?

Mang bầu có trám răng được không? 1

Một trong những vấn đề nha khoa phổ biến nhất khi mang thai là sâu răng. Sâu răng không điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tủy, áp xe, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Các trường hợp sâu răng ở mức độ nhẹ và trung bình có thể điều trị bằng cách trám răng. Nhiều mẹ bầu băn khoăn liệu có nên trám răng khi mang thai hay không vì lo lắng thủ thuật này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Theo các chuyên gia nha khoa, phụ nữ mang thai có thể hàn trám răng trong thai kỳ nhưng cần cân nhắc các vấn đề về bệnh lý nha khoa, sức khỏe cá nhân và thời gian thai kỳ để quyết định. Chẳng hạn như:

1/ Những trường hợp hàn trám răng đơn giản, số lượng ít, không cần chụp X-quang hay tiêm thuốc tê thì mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện.

3/ Đối với những trường hợp hàn trám răng phức tạp, thời gian điều trị dài, cần tiêm thuốc tê, kèm theo điều trị tủy… thì nên cân nhắc thời gian thích hợp:

  • Thời kỳ bất lợi nhất cho việc điều trị nha khoa là khoảng thời gian từ lúc thụ tinh cho đến khi trứng đã thụ tinh làm tổ (khoảng ngày thứ 17). Thời kỳ này được đặc trưng bởi sự nhạy cảm đáng kể của phôi thai với thuốc và căng thẳng… Điều trị nha khoa trong giai đoạn này sẽ có khả năng sảy thai tự nhiên cao.
  • Vào ngày thứ 18, quá trình hình thành các cơ quan và mô trong phôi bắt đầu. Đặc điểm lâm sàng của giai đoạn này là buồn nôn, nôn, tăng tiết nước bọt, ợ chua, tăng phản xạ nôn và thường xuyên ngất xỉu. Trong thời gian này, việc điều trị nha khoa cho phụ nữ mang thai là điều không mong muốn vì điều trị có thể dẫn đến sự gián đoạn sự hình thành các cơ quan và mô ở thai nhi. Giai đoạn này kết thúc vào tuần thứ 8.

Nên nếu là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì có thể nên trì hoãn nếu như cơ địa mẹ bầu quá nhạy cảm và có tiền sử sảy thai trước đây.

Giai đoạn 2 của thai kỳ (từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7) là thời điểm thích hợp để trám răng, đây là lúc thai nhi đã phát triển ổn định hơn và mẹ bầu, ít ốm nghén, nên có thể ngồi trên ghế nha khoa một cách thoải mái. Điều trị sâu răng khi mang thai, viêm tủy mãn tính hoặc viêm nha chu mãn tính (tức là những bệnh không kèm theo triệu chứng viêm cấp tính) được cũng thực hiện tối ưu trong ba tháng thứ 2 của thai kỳ.

Trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu cũng cần xem tình trạng răng miệng và sức khỏe của mình để quyết định lựa chọn điều trị. Đối với những bà bầu có thai lớn, cơ thể nặng nề, quá nhạy cảm, thì nên trì hoãn trám răng nếu ca điều trị phức tạp và lâu dài. Cần lưu ý điều này vì tư thế điều trị nha khoa thường là nằm ngửa hoặc hơi ngả người ra sau. Bởi khi thai nhi lớn quá mức, đặc biệt khi nằm ngửa, áp lực lên bụng sẽ tăng cao, ảnh hưởng đến tĩnh mạch chủ và động mạch chủ, dẫn đến giảm lượng máu cung cấp cho tim. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như tim đập nhanh, hạ huyết áp đột ngột, thậm chí ngất xỉu.

Mang bầu có trám răng được không? 2

Ở giai đoạn cuối thai kỳ, tử cung trở nên nhạy cảm hơn với các tác động bên ngoài, việc điều trị nha khoa có thể dẫn đến nguy cơ sinh non. Ngoài ra, tâm lý lo lắng, căng thẳng trong quá trình điều trị cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai nhi.

Nếu phải trám răng hoặc điều trị vấn đề nha khoa khác ở cuối thai kỳ thì bác sĩ cần điều chỉnh tư thế của bà bầu trên ghế nha phải “nghiêng trái một chút”, một góc 15 độ. Ở tư thế này, áp lực của thai nhi lên động mạch chủ và tĩnh mạch chủ dưới sẽ ít hơn.

Tìm hiểu:

Sau khi trám răng mẹ bầu cần lưu ý gì?

Sau khi trám răng, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau để đảm bảo sức khỏe răng miệng và thai kỳ an toàn:

Chăm sóc răng miệng

  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng: Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor.
  • Sử máy tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám ở kẽ răng.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng cho phụ nữ mang thai sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Hạn chế đồ ăn và thức uống ảnh hưởng đến răng

Hạn chế đồ ăn và thức uống ảnh hưởng đến răng 1

  • Hạn chế đồ ăn ngọt, thức ăn chua cay, thực phẩm cứng dai vì có thể làm bong tróc miếng trám hoặc gây ê buốt răng.
  • Tránh thức uống có gas, nước ngọt có ga, cà phê vì có thể bào mòn men răng và ảnh hưởng đến độ bám dính của miếng trám.

Theo dõi tình trạng răng miệng

  • Thăm khám nha khoa định kỳ để kiểm tra tình trạng răng miệng và phát hiện sớm các vấn đề bất thường.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào như đau nhức, ê buốt, bong tróc miếng trám…

Hỏi đáp: Trám răng rồi có bị sâu lại không?

Nguyên nhân sâu răng ở bà bầu – tại sao bạn nên tìm hiểu?

Nguyên nhân sâu răng ở bà bầu - tại sao bạn nên tìm hiểu? 1

Sau khi đã xem xét kỹ lưỡng vấn đề liệu phụ nữ mang thai có nên hàn trám răng không, nha khoa Thúy Đức sẽ lật lại nguyên nhân ra tình trạng sâu răng ở phụ nữ mang thai.

Vì sâu răng là một trong những lý do chính dẫn tới quyết định điều trị bằng cách hàn trám răng. Việc hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bà bầu có nhận thức đúng đắn về bệnh, mà còn cung cấp kiến thức cần thiết để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.

Thực tế, nhiều người lầm tưởng rằng nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng khi mang thai là do nhu cầu canxi tăng cao của thai nhi, khiến cơ thể “rút cạn” canxi từ răng của người mẹ. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm.

Theo các chuyên gia nha khoa, cơ thể phụ nữ có cơ chế điều hòa tinh vi để đảm bảo cung cấp đủ canxi cho thai nhi mà không ảnh hưởng đến răng mẹ. Nồng độ canxi trong máu luôn được duy trì ổn định nhờ hai quá trình:

  • Khi nhu cầu canxi tăng lên được cơ thể người mẹ bù đắp không phải bằng cách lọc canxi qua răng mà chủ yếu bằng cách tăng hấp thu canxi từ đường tiêu hóa và giảm mất canxi qua nước tiểu và mồ hôi. Cơ chế này được điều chỉnh bởi nội tiết tố.
  • Việc duy trì nồng độ canxi bình thường trong máu diễn ra nhờ quá trình loãng xương chậm của xương. Tuy nhiên, răng không bị ảnh hưởng bởi quá trình này, và lý do là như sau. Sự khoáng hóa men răng bằng canxi xảy ra nhờ vào các ion canxi có trong nước bọt, mà nồng độ của chúng trong nước bọt luôn gắn liền với nồng độ canxi trong máu. Vì vậy, khi nồng độ canxi trong máu được duy trì ổn định (và do đó, trong nước bọt cũng vậy) nhờ vào quá trình loãng xương, thì chức năng khoáng hóa của nước bọt cũng không bị ảnh hưởng.

Vậy “thủ phạm” thực sự là gì?

Sâu răng khi mang thai thực chất là kết quả của nhiều yếu tố phối hợp, bao gồm:

1. Ảnh hưởng của axit dạ dày:

Khi bị ợ nóng hoặc nôn mửa, axit dạ dày trào ngược lên miệng, tiếp xúc trực tiếp với răng, bào mòn men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng.

Cách xử lý: Sau khi bị ợ nóng hoặc nôn mửa, hãy súc miệng bằng dung dịch baking soda pha loãng để trung hòa axit dạ dày. Sau 30-40 phút, hãy đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluoride. Tránh đánh răng ngay sau khi tiếp xúc với axit vì có thể làm mòn men răng.

2. Thói quen vệ sinh răng miệng kém kết hợp với rối loạn ăn uống

Điểm rất quan trọng thứ hai là các nghiên cứu cho thấy 90% phụ nữ mang thai có tình trạng vệ sinh răng miệng kém hơn (so với thời kỳ trước khi mang thai). Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.

Việc ăn vặt thường xuyên giữa các bữa ăn chính, đặc biệt là thức ăn chứa nhiều bột mì, đường và tinh bột, cũng làm tăng nguy cơ sâu răng.  Đương nhiên, sau khi ăn vặt, mọi người hoàn toàn không quen với việc đánh răng và kết quả là vi khuẩn gây sâu răng trong khoang miệng ăn liên tục 5-6 bữa mỗi ngày, đồng thời liên tục sản sinh ra axit hữu cơ phá hủy răng.

Khuyến nghị:

Hạn chế đồ ngọt, tinh bột, nước ngọt có gas, tăng cường thực phẩm giàu canxi, vitamin và khoáng chất tốt cho răng miệng.

Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2 lần/ ngày. Các bữa ăn phụ nên làm sạch răng bằng máy tăm nước, kết hợp nước súc miệng để loại bỏ mảng bám răng và thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng.

Đọc thêm:

Những thủ thuật nha khoa nào không nên thực hiện trong thai kỳ?

Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, phụ nữ mang thai nên hạn chế một số thủ thuật nha khoa sau:

1. Trồng răng implant

Trồng răng implant là một thủ thuật xâm lấn, có thể gây tổn thương mô mềm và chảy máu, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt là những ca trồng răng implant phức tạp, đòi hỏi phải ghép xương, nâng xoang hàm…

Hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai thường yếu hơn so với bình thường, khiến họ dễ bị nhiễm trùng hơn. Nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, thậm chí dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng sau cấy ghép cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh đó, một số vật liệu sử dụng trong cấy ghép nha khoa có thể gây ra dị ứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Vì vậy, cấy ghép răng không được khuyến khích trong thời kỳ mang thai và kế hoạch trồng răng implant nên lùi lại tới giai đoạn sau sinh.

2. Nhổ răng phức tạp:

Tương tự như trồng răng implant, thủ thuật nhổ răng phức tạp (ví dụ nhổ nhiều răng khôn mọc ngầm trong xương hàm, nhổ răng phải gây mê toàn thân…) cũng nằm trong trường hợp chống chỉ định khi mang thai.

3. Tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng là phương pháp thẩm mỹ nha khoa phổ biến, sử dụng thuốc tẩy trắng và ánh sáng đặc biệt để loại bỏ các vết ố vàng trên răng, giúp nụ cười trở nên trắng sáng rạng rỡ. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tránh thực hiện tẩy trắng răng vì một số thành phần trong thuốc tẩy trắng răng, như hydrogen peroxide, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

4. Các thủ thuật nha khoa lớn khác:

Các thủ thuật nha khoa lớn như cắt bỏ khối u, chỉnh sửa hàm mặt… thường đi kèm với phẫu thuật, sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh, có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Hỏi đáp: Có niềng răng khi mang thai được không?

Lưu ý:

Trong một số trường hợp nhất định, mẹ bầu gặp các vấn đề về răng miệng nghiêm trọng có thể cần điều trị khẩn cấp, không có phương pháp điều trị thay thế nào khác và tình trạng răng miệng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ.

Lúc này, bác sĩ nha khoa sẽ đánh giá tình trạng răng miệng của mẹ bầu và tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa để đưa ra quyết định phù hợp nhất. Các yếu tố cần được cân nhắc bao gồm: tuổi thai, tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, mức độ nghiêm trọng của vấn đề răng miệng…

Kết luận:

Hiểu được những lo lắng của mẹ bầu về việc chăm sóc răng miệng trong giai đoạn mang thai và cho con bú, Nha khoa Thúy Đức luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Chúng tôi cam kết rằng sự an toàn của bé yêu luôn được đặt lên hàng đầu trong suốt quá trình điều trị.

Hơn nữa, sức khỏe răng miệng kém có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể và khả năng chăm sóc con cái của bạn. Do đó, việc thăm khám và điều trị nha khoa định kỳ là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn này.

Tại Nha khoa Thúy Đức, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao sẽ tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng của mỗi mẹ bầu, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Chúng tôi sử dụng các kỹ thuật hiện đại, tiên tiến cùng với các loại thuốc được kiểm duyệt an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Hãy để Nha khoa Thúy Đức đồng hành cùng bạn, bảo vệ nụ cười rạng rỡ và sức khỏe răng miệng tốt nhất trong suốt hành trình mang thai và cho con bú. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đặt lịch hẹn ngay hôm nay!

 

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/ba-bau-co-tram-rang-duoc-khong-14503/feed/ 0
Tráng men răng: Tất cả điều bạn cần biết! https://nhakhoathuyduc.com.vn/trang-men-rang-12928/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/trang-men-rang-12928/#respond Sun, 07 Apr 2024 03:53:40 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=12928 Tráng men răng được biết đến như dịch vụ thẩm mỹ nha khoa mà không cần can thiệp xâm lấn. Điều này đồng nghĩa rằng bạn có thể sở hữu hàm răng đẹp, sáng bóng mà không đối diện với bất kỳ đau đớn nào. Vậy, phương pháp này có thật sự “hoàn hảo” hay vẫn tồn tại những mặt trái phía sau? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung dưới đây.

Tráng men răng: Tất cả điều bạn cần biết! 1

Tráng men răng là gì?

Men răng là lớp ngoài cùng của răng, dày khoảng 2.5mm. Men răng được cấu tạo chính từ tập hợp tinh thể canxi photphat mảnh dài nằm sát nhau theo trình tự nhất định. Nhờ kết cấu này, men răng được xếp vào một trong những lớp chất cứng nhất trong cơ thể con người, giúp bảo vệ răng khỏi sự bào mòn, nhiệt độ cao, sự tấn công của vi khuẩn và tác động của hoá chất.

Tuy nhiên, thói quen ăn uống thiếu khoa học cùng chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng không hợp lý có thể trở thành nguyên nhân khiến men răng bị xói mòn, biến màu. Ngoài ra, các yếu tố như: tai nạn, tác dụng phụ của thuốc cũng có thể khiến men răng bị tổn thương.

Tráng men răng là gì? 1
Tráng men răng là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện

Men răng không nguyên vẹn có thể dẫn đến các triệu chứng như: ê buốt, nhức nhối, tê bì răng khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Mặt khác, một hàm răng ố vàng, xỉn màu cũng khiến nhiều người cảm thấy tự ti, gây ảnh hưởng đến đời sống và công việc hàng ngày.

Để giải quyết tình trạng này, kỹ thuật tráng men răng được thực hiện nhằm tạo ra một lớp “áo mới” cho răng. Kỹ thuật tráng men răng được thực hiện bằng cách tạo ra một lớp phủ hydroxyapatite (hoặc canxi photphat) trên toàn bộ bề mặt răng. Sau khi thực hiện, các cấu trúc phía trong răng được tăng cường bảo vệ, răng trắng sáng đều màu đem lại sự tự tin cho người thực hiện.

Ưu nhược điểm của phương pháp này

Tráng men răng là phương pháp thẩm mỹ nha khoa đơn giản và nhiều lợi ích. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, người thực hiện cũng đối diện với những nguy cơ nhất định. Dưới đây là chi tiết ưu – nhược điểm của kỹ thuật tráng men răng:

Ưu điểm

Lớp men nhân tạo giúp che phủ và bồi đắp lớp men răng thật bị tổn thương. Nhờ đó, phương pháp tráng men răng có được những ưu điểm sau:

Không xâm lấn răng thật: Kỹ thuật tráng men không trải qua quá trình mài răng. Do đó, răng thật sẽ được bảo tồn tối đa, giảm tình trạng ê buốt, tăng tuổi thọ cho răng và giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng.

Thời gian thực hiện nhanh: Nếu không có vấn đề phát sinh, bạn chỉ mất khoảng 15 phút cho mỗi răng tráng men. Tuy nhiên, thời gian này có thể dài hơn nếu răng cần được xử lý các vấn đề khác trước khi thực hiện.

Hiệu quả cao: Tráng men răng kết hợp với công nghệ tái khoáng có bổ sung thêm florua, giúp tăng cường khả năng bảo vệ răng, phòng ngừa sâu răng và khắc phục các khuyết điểm về màu sắc và bề mặt răng.

Chi phí phù hợp: Một lần tráng men răng dao động khoảng 200.000 – 500.000 đồng. Đây là mức chi phí mà hầu hết mọi người đều có thể chi trả để sở hữu hàm răng khỏe đẹp hơn.

Ưu điểm 1
Tráng men răng khắc phục hiệu quả các khuyết điểm trên răng

Nhược điểm

Tráng men răng đem lại những lợi ích rõ rệt cho người thực hiện nhưng cũng tồn tại một số hạn chế, cụ thể:

Độ bền thấp: Lớp men nhân tạo tương tự với composite, có thể bị mài mòn và xỉn màu do chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng hàng ngày. Vì vậy, bạn có thể cần tráng lại răng sau khoảng 6 tháng.

Độ che phủ hạn chế: Lớp men nhân tạo khá mỏng nên không giải quyết được tất cả các khuyết điểm trên bề mặt răng, điển hình như những trường hợp men răng bị vỡ, sứt mẻ hoặc nhiễm màu nặng.

Tổn thương ống tiêu hoá: Lớp men tráng có thể bị vỡ và trôi vào đường tiêu hoá. Những mảnh cứng này có thể gây xước thực quản, khó tiêu và tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.

Khi nào nên thực hiện tráng men răng?

Tráng men răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể thực hiện. Ví dụ như tình trạng men răng bị tổn thương nặng (do sâu răng hoặc chấn thương), răng ố vàng do kháng sinh quá mức hoặc xỉn màu lâu năm sẽ không thể giải quyết thông qua kỹ thuật tráng men. Vì vậy, để biết khi nào nên tráng men răng, bạn cần được bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp.

Khi nào nên thực hiện tráng men răng? 1
Bạn nên tráng men khi răng ố vàng nhẹ

Theo các chuyên gia nha khoa, bạn có thể thực hiện tráng men răng khi răng gặp phải một số vấn đề dưới đây:

  • Men răng bị mài mòn do quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
  • Men răng yếu mỏng do tình trạng thiểu sản men răng bẩm sinh.
  • Răng bị ố vàng, xỉn màu nhẹ do chế độ ăn uống hoặc tác dụng phụ của thuốc.
  • Răng nhạy cảm, đau nhức, ê buốt do chấn thương khiến men răng bị sứt mẻ.

Ngoài ra, phương pháp tráng men răng cũng được áp dụng cho những người muốn cải thiện độ cứng chắc của răng. Để biết tình trạng răng của mình có phù hợp để tráng men hay không, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn cụ thể.

Quy trình thực hiện và chi phí tráng men răng

Tráng men răng không quá phức tạp nên hầu hết các cơ sở nha khoa đều có thể thực hiện kỹ thuật này. Dưới đây là quy trình thực hiện chi tiết:

  • Bước 1: Bác sĩ kiểm tra khoang miệng, xác định sức khỏe răng miệng hiện tại và chỉ định điều trị các bệnh răng miệng (nếu có).
  • Bước 2: Bác sĩ thực hiện vệ sinh khoang miệng và chuẩn bị bề mặt răng (loại bỏ cao răng nếu có) trước khi thực hiện tráng men răng.
  • Bước 3: Bác sĩ tiến hành phủ lớp men răng nhân tạo lên các bề mặt của răng cần tráng men và thực hiện tạo hình, chỉnh màu để đảm bảo bề mặt răng bằng phẳng, dáng răng đẹp và màu tự nhiên nhất.
  • Bước 4: Thực hiện chiếu đèn laser để làm cứng và cố định lớp men răng mới vào răng thật.
Quy trình thực hiện và chi phí tráng men răng 1
Bác sĩ sẽ thăm khám khoang miệng trước khi tráng men răng

Quá trình này có thể thay đổi tùy theo tình trạng cụ thể của từng người và quy trình dịch vụ của các cơ sở nha khoa. Bạn nên trao đổi trước với nhân viên tư vấn hoặc bác sĩ để nắm rõ các bước thực hiện cũng như thời gian chi tiết. Tuỳ vào từng hạng mục dịch vụ, trình độ bác sĩ, điều kiện cơ sở vật chất mà chi phí tráng men răng sẽ có sự chênh lệch nhất định. Tuy nhiên, mức giá tráng men răng dao động trung bình khoảng 200.000 – 500.000 đồng.

Hỏi đáp: Bị sâu răng nhẹ thì nên làm gì tốt nhất?

Sau khi tráng men răng cần lưu ý gì?

Lớp men răng nhân tạo thường giữ được trạng thái tốt nhất trong khoảng 6 tháng sau khi thực hiện. Tuy nhiên, nếu bạn có chế độ chăm sóc, bảo vệ răng khoa học thì lớp tráng men có thể duy trì trong thời gian lâu hơn. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể sau khi tráng men răng:

  • Sau 2 – 3 giờ tráng men răng, bạn cần tránh ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng để lớp men răng mới bám vào răng thật tốt nhất.
  • Nên lựa chọn những món ăn chín mềm, tránh ăn đồ cứng, dai, quá nóng hoặc quá lạnh bởi có thể khiến lớp men bị vỡ hoặc bóc tách khỏi răng thật.
  • Lựa chọn các loại bàn chải lông mềm và tránh cọ xát mạnh trong quá trình đánh răng.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày kết hợp với các biện pháp như: súc miệng, tăm chỉ nha khoa hay tăm nước để làm sạch răng tốt hơn, giảm tình trạng ố, xỉn màu trên lớp men nhân tạo.
  • Tránh dùng tăm xỉa răng vì có thể làm rộng chân răng, làm xước hoặc vỡ lớp tráng men trên răng.
  • Tránh tự ý dùng các loại thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ bởi có thể khiến răng xỉn màu.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra mức độ ổn định của răng và xử lý vấn đề phát sinh nếu có.

Tham khảo: List thực phẩm giúp răng trắng sáng hơn

Sau khi tráng men răng cần lưu ý gì? 1
Bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm sau khi tráng men răng

Tráng men răng là kỹ thuật khá đơn giản và có độ an toàn cao. Tuy nhiên, chất lượng lớp men tráng lại có sự chênh lệch giữa các cơ sở nha khoa khác nhau. Do đó, để có lớp men răng tốt, đẹp tự nhiên, bạn nên lựa chọn những đơn vị có uy tín và kinh nghiệm lâu năm. Nếu cần tư vấn thêm về dịch vụ tráng men răng, bạn có thể để lại lời nhắn hoặc liên hệ trực tiếp với nha sĩ qua hotline: 0931 186 3366.

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/trang-men-rang-12928/feed/ 0
Hàn răng loại nào tốt? Chi phí hàn răng hết bao nhiêu? https://nhakhoathuyduc.com.vn/han-rang-loai-nao-tot-5840/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/han-rang-loai-nao-tot-5840/#respond Thu, 11 Aug 2022 03:25:59 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=5840 Hàn răng là một trong những kỹ thuật nha khoa phổ biến và không quá phức tạp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hàn răng là gì? Có những loại vật liệu nào được sử dụng khi hàn hàn răng. Loại vật liệu nào tốt nhất? Chi phí hết bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc trên nhé!

Hàn răng loại nào tốt? Chi phí hàn răng hết bao nhiêu? 1

Trường hợp nào cần thực hiện hàn răng?

Sâu răng

Sâu răng là một trong những lý do chính cần phải thực hiện hàn răng. Sâu răng nguyên nhân do vi khuẩn kết hợp cùng với bột đường, sau quá trình lên men tạo thành axit và tấn công vào răng gây ra những lỗ đen.

Nếu không hàn răng kịp thời, sâu răng sẽ ăn dần vào trong tủy và chân răng, làm cho răng trở nên đau nhức, viêm tủy, thậm chí phải nhổ bỏ.

Răng bị thưa nhẹ

Răng thưa có thể trám được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Răng thưa làm cho hàm răng bị mất thẩm mỹ, đồng thời khiến thức ăn dễ mắc kẹt trong các kẽ răng. Để khắc phục tình trạng răng thưa bạn có thể sử dụng các phương pháp như hàn răng, niềng răng hoặc bọc răng sứ.

Hỏi đáp: Niềng răng thưa có nhanh không?

Răng bị chấn thương nhẹ

Trong một vài trường hợp gặp phải các chấn thương, tai nạn làm cho răng bị nứt, mẻ, vỡ nhẹ. Để tái tạo lại hình dáng như ban đầu hoặc tránh làm cho răng bị thương nghiêm trọng hơn bạn có thể sử dụng phương pháp hàn răng.

Răng bị mòn

Tình trạng răng mòn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do mọi người không biết cách chăm sóc răng, chăm sóc răng sai cách.

Hiện nay vẫn có rất nhiều người chải răng theo hướng ngang hoặc chải quá mạnh làm cho tình trạng mòn cổ chân răng diễn ra nhanh chóng hơn. Ngoài ra việc sử dụng bàn chải cứng cũng có thể dẫn tới hiện tượng mòn răng, làm cho răng trở nên nhạy cảm và rất dễ bị ê buốt.

Một nguyên nhân khác khiến răng bị mòn là nghiến răng. Nghiến răng là một bệnh lý răng miệng do vấn đề sai lệch khớp cắn. Về lâu dài nghiến răng có thể làm cho răng bị mòn. Đối với trường hợp này bạn cần tới gặp bác sĩ cụ thể để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Hàn răng ngừa sâu răng cho trẻ em

Hàn răng ngừa sâu răng cho trẻ em 1

Đối với trẻ đã mọc xong răng sữa nhưng răng hàm xuất hiện các rãnh sâu làm cho thức ăn dễ dàng bị mắc kẹt. Đặc biệt ở lứa tuổi còn nhỏ trẻ sẽ không biết cách vệ sinh răng miệng dẫn tới khả năng bị sâu răng rất lớn. Lúc này việc hàn răng vào các rãnh sâu sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng cho trẻ một cách hiệu quả.

Các trường hợp không thể thực hiện hàn răng

Mặc dù hàn răng là một phương pháp rất đơn giản và dễ thực hiện, hiệu quả mang lại cao. Tuy nhiên có nhiều trường hợp không thể thực hiện hàn răng mà phải thực hiện phương pháp khác để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất.

Hàn răng trên răng sứ

Nếu răng sứ bị mẻ, bạn sẽ không thể thực hiện hàn răng. Các vật liệu hàn răng trên răng thật không thể tương thích được trên răng sứ. Do đó rất khó để liên kết chúng với nhau và dễ dàng bị rơi ra ngoài.

Có nhiều ý kiến cho rằng có thể sử dụng loại sứ khác để đắp lên. Tuy nhiên răng sứ đều được chế tác từ sứ nguyên khối. Bạn không thể sử dụng loại sứ khác để hàn trám vào được.

Trường hợp bị nứt, vỡ hoặc sâu răng quá nặng

Trong trường hợp bị nứt vỡ hoặc sâu răng quá nặng thì hàn răng không thể giúp khôi phục lại bình thường. Lúc này tùy theo tình trạng răng mà bác sĩ sẽ có phương án xử lý phù hợp nhất. Nếu bị sâu răng nặng có thể phải điều trị tủy, nhổ răng và trồng lại răng mới để không gây ảnh hưởng tới các răng bên cạnh.

Trường hợp bị nứt, vỡ hoặc sâu răng quá nặng 1

Đọc thêm: Răng sâu nặng có bọc sứ được không?

Hàn răng cửa

Mẻ răng cửa có thể hàn răng được không? Nếu trường hợp răng cửa bị gãy vỡ quá nặng không thể hàn trám được, lúc này bọc răng sứ hoặc dán sứ Veneer mới là phương pháp tối ưu và có thời gian sử dụng lâu dài.

Hàn hàn răng mang lại những lợi ích nào?

Hàn hàn răng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời như:

  • Kỹ thuật thực hiện đơn giản, bảo tồn được tối đa răng thật
  • Không gây đau, sưng, phục hồi nhanh chóng
  • Có thể ăn nhai hiệu quả và đảm bảo tính thẩm mỹ tốt
  • Bền chắc, có thể sử dụng trọn đời nếu chăm sóc tốt và sử dụng loại vật liệu chất lượng
  • Chi phí rẻ

Hàn răng loại nào tốt nhất hiện nay?

Hàn răng bằng vật liệu Composite

Composite là loại vật liệu hàn răng hiện đại với nhiều ưu điểm nhất hiện nay, vượt trội hơn tất cả các loại vật liệu truyền thống khác.

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao, màu sắc giống với màu răng tự nhiên
  • Đa dạng màu sắc, phù hợp với màu răng của từng người
  • Có độ chịu cứng, mòn cao
  • Không phá hủy cấu trúc răng
  • Chi phí không cao

Nhược điểm:

  • Miếng trám bị đổi màu sau vài năm sử dụng
  • Hạn chế ăn nhai mạnh vì miếng trám có thể bị bong tróc

Vật liệu Amalgam

Amalgam là một hợp kim gồm có Thủy ngân, bạc, đồng, thiếc,… đã có lịch sử sử dụng từ nhiều năm về trước. Hàn răng Amalgam còn có tên gọi khác là trám bạc vì nó có màu sắc giống bạc. Vật liệu này có thể sử dụng để trám cho các răng phía trong như răng cối và răng kế răng cối.

Ưu điểm:

  • Tuổi thọ kéo dài từ 10 – 15 năm
  • Chịu được lực nhai mạnh
  • Chi phí rẻ hơn các chất hàn tổng hợp khác

Nhược điểm:

  • Màu không giống màu răng nên tính thẩm mỹ không cao
  • Phá hủy cấu trúc răng nhiều hơn Composite do lỗ sâu khoan đủ lớn để lưu trữ miếng trám
  • Có một số ít trường hợp bị dị ứng với mặt thủy ngân ở trong hỗn hợp hàn răng

Vật liệu Amalgam 1

Hàn răng với vật liệu GIC

GIC là xi măng hàn răng ra đời sau vật liệu Amalgam. Nó được sử dụng phổ biến trong vài năm trở lại đây, dùng để trám những lỗ xoang có kích thước lớn, có màu trắng bột.

Ưu điểm:

  • Độ thẩm mỹ cao hơn Amalgam tuy nhiên vẫn chưa đạt được thẩm mỹ hàng đầu
  • Trong hỗn hợp có Flour ngăn ngừa sâu răng
  • Có màu sắc tương tự như răng thật
  • Chi phí thấp

Nhược điểm:

  • Độ bền kém
  • Khả năng chịu lực và chống mòn kém

Hàn răng bằng vàng và quý kim

Vật liệu hàn răng này là hợp kim bằng vàng hoặc một số kim loại khác như đồng, bạc giúp tăng sự cứng chắc cho miếng trám. Nó thường được sử dụng để trám cho răng hàm do màu sắc chênh lệch quá nhiều so với răng thật.

Hàn răng bằng vàng và quý kim 1

Ưu điểm:

  • Độ bền cao, có thể kéo dài từ 10 – 15 năm, không bị ăn mòn
  • Chịu được lực tốt, ăn nhai như bình thường
  • Về độ thẩm mỹ, ánh vàng cho màu sắc dễ chịu hơn so với trám bạc

Nhược điểm:

  • Màu sắc không giống với răng tự nhiên
  • Chi phí cao
  • Cần phải tới phòng khám ít nhất 2 lần mới hoàn thành việc hàn răng
  • Có thể xảy ra hiện tượng bị sốc mạ gây đau nhói, tuy nhiên rất hiếm

Hàn răng bằng vật liệu sứ Inlay/Onlay

Inlay – Onlay hiện đang là một kỹ thuật phục hình răng hiệu quả bằng cách chế tạo ra miếng trám bằng vật liệu sứ nha khoa nhằm mục đích tạo hình như răng thật. Inlay – Onlay phù hợp với những trường hợp răng bị sứt mẻ lớn, cần đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Nó thường được áp dụng chủ yếu cho răng hàm.

Ưu điểm:

  • Độ thẩm mỹ cao, màu sứ giống với màu răng thật
  • Chất liệu bền chắc, chịu được lực tốt
  • Khó bị đổi màu

Nhược điểm:

  • Chi phí cao
  • Quy trình thực hiện phức tạp đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao
  • Cần ít nhất 2 lần hẹn để hoàn thành việc phục hình răng

Xem chi tiết: Quy trình hàn răng

Hàn răng giá bao nhiêu tiền?

Chi phí hàn răng có thể dao động từ vài triệu tới vài chục triệu, tùy thuộc theo tình trạng răng cũng như loại vật liệu hàn trám mà bạn lựa chọn. Ví dụ với những người có tình trạng răng sâu nghiêm trọng, cần phải điều trị bệnh lý trước thì chi phí hàn răng sẽ cao hơn so với những người chỉ bị sâu răng nhẹ. Ngoài ra tay nghề, kỹ thuật bác sĩ cũng có ảnh hưởng rất nhiều tới chi phí hàn răng.

Việc hàn răng sâu khi ổ răng sâu không quá lớn không chỉ giúp đạt được hiệu quả vượt trội mà còn ngăn ngừa sâu răng xâm lấn vào kết cấu răng và tủy răng bên trong. Vì vậy ngay khi phát hiện răng có dấu hiệu bị sâu, bạn hãy tới ngay các địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và kịp thời ngăn ngừa không xảy ra biến chứng.

Có thể nói hàn răng chi phí bao nhiêu phụ thuộc vào các yếu tố như tình trạng răng, vật liệu hàn trám, tay nghề bác sĩ,… Để biết được chi phí cụ thể cho tình trạng của mình, các bạn hãy liên hệ trực tiếp tới địa chỉ nha khoa uy tín nhé!

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/han-rang-loai-nao-tot-5840/feed/ 0
Hàn răng là gì? Khi nào nên hàn răng? https://nhakhoathuyduc.com.vn/han-rang-la-gi-5831/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/han-rang-la-gi-5831/#respond Thu, 07 Jul 2022 14:06:49 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=5831 Hàn răng là phương pháp khắc phục những tổn thương của răng, bảo vệ răng khỏi sự xâm hại từ các loại vi khuẩn, hóa chất gây hại, không làm ảnh hưởng xấu tới men răng. Vậy khi nào cần thực hiện hàn răng? Có những lưu ý nào khi niềng răng hay không? Cùng đi tìm hiểu nhé!

Hàn răng là gì? Khi nào nên hàn răng? 1

Hàn răng là gì?

Hàn răng hay còn được gọi là trám răng. Đây là phương pháp sử dụng các loại vật liệu hàn răng để dù đắp những khoảng trống và lấp đầy mô răng bị khuyết do sâu răng, sứt mẻ răng. Qua đó tái tạo lại hình dáng và kích thước ban đầu cho răng. Ngoài ra còn khôi phục chức năng răng và ngăn chặn răng bị hư hại nặng nề hơn. Phương pháp này hoàn toàn không phải mài cùi răng hay chụp răng nên không ảnh hưởng tới cấu trúc răng.

Các loại vật liệu hàn răng

Kỹ thuật hàn trám răng được thực hiện nhanh chóng, đơn giản và không hề đau đớn. Có rất nhiều loại vật liệu được sử dụng để hàn trám răng. Tùy theo tình trạng cũng như điều kiện mà bạn có thể lựa chọn loại vật liệu phù hợp nhất với mình. Dưới đây là một số loại vật liệu hàn răng phổ biến nhất:

Hàn trám răng bằng GIC

Đây là loại vật liệu đã có từ lâu với ưu điểm có màu sắc gần giống với răng thật, dễ dàng thực hiện. GIC là vật liệu ưa nước, thao tác nhanh vì vậy bác sĩ thường sử dụng để hàn trám tại những vị trí răng khó cách ly nước bọt. Ngoài ra nó cũng được dùng để hàn răng cho trẻ em trong trường hợp trẻ không hợp tác.

Bên cạnh đó, GIC còn giải phóng Fluor là chất giúp tổ chức răng cứng chắc, ngăn ngừa sâu răng. Mặc dù vậy, vật liệu này khá dễ vỡ, mòn nhanh và có ít màu sắc để lựa chọn. Nó cũng khó tạo được hình thể răng như mong muốn.

Hàn răng bằng Composite

Hàn răng bằng Composite 1

Nguồn gốc của Composite từ nhựa, có tính thẩm mỹ cao do màu sắc y như răng thật. Sau khi thực hiện hàn răng bằng Composite, mối hàn và răng gần như không có bất kỳ sự chênh lệch nào, không bị lộ khi giao tiếp, cười nói.

Ngoài ra Composite còn có tính đàn hồi cao, thời gian đông cứng khá lâu nên quá trình hàn thực hiện rất dễ dàng. Chi phí hàn răng bằng Composite cũng vừa phải, phù hợp với tất cả mọi người.

Tuy nhiên độ chịu lực của Composite không cao bằng sứ, màu sắc lại thay đổi dần theo thời gian, có độ co ngót trong khi hàn. Vì vậy sau một vài năm sử dụng có thể gây sâu thứ phát. Lúc đó bạn sẽ cần phải hàn lại.

Hàn răng bằng sứ nguyên khối

Sứ nguyên khối là loại sứ chứa nhiều tinh thể. Chúng được xuất phát từ một khối thủy tinh đồng nhất. Bác sĩ sẽ thực hiện dưới dạng phục hình nguyên khối với chất gắn chuyên dụng. Vật liệu hàn này rất chắc chắn, phù hợp với vùng phải chịu lực nhai lớn như răng hàm. Bên cạnh đó màu sắc cũng vô cùng thẩm mỹ, loại bỏ hoàn toàn không cho sâu răng có cơ hội tái phát.

Hàn răng bằng Amalgam

Amalgam là loại vật liệu có cấu tạo từ hỗn hợp các phần tử kim loại như đồng, bạc, thủy ngân, kẽm,.. Đây là loại vật liệu dễ sử dụng, có khả năng chịu lực tốt nên thường được sử dụng để trám các lỗ sâu răng lớn. Hoặc trám các răng thực hiện chức năng ăn nhai chính bị tổn thương.

Hàn răng bằng Amalgam 1

Tuy nhiên nhược điểm của vật liệu Amalgam là tính thẩm mỹ không cao. Vì vậy nó thường được sử dụng để trám ở các răng có vị trí khuất tầm nhìn. Bên cạnh đó, Amalgam còn có khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện. Do đó khả năng cảm biến mùi vị thức ăn sẽ bị giảm khá nhiều.

Hàn trám răng bằng kim loại

Vật liệu kim loại thường được sử dụng để hàn trám răng là hợp chất Titan hoặc vàng. Bới chúng có tính tương thích tốt với răng và môi trường miệng. Loại vật liệu này có khả năng chịu lực và chịu mòn tốt nên thường được dùng cho răng hàm. Bên cạnh đó do được làm tại xưởng nên miếng hàn có bờ khít sát đặc biệt là vàng, ngăn chặn sâu răng tái phát về sau. Tuy nhiên do màu sắc không giống với màu răng nên có tính thẩm mỹ không cao và kỹ thuật làm cũng phức tạp hơn.

Có thể nói việc lựa chọn loại vật liệu nào phù hợp còn phụ thuộc vào trường hợp cụ thể của từng người. Nếu bạn thích tính thẩm mỹ cao có thể lựa chọn Composite, nó có màu giống với răng thật và có thể che lấp được các khuyết điểm của men răng. Còn đối với các trường hợp hàn răng thông thường có thể sử dụng bạc, Amalgam, sứ,… Những loại vật liệu có tính thẩm mỹ không cao sẽ được sử dụng để hàn các răng ở vị trí khó thấy. 

Những trường hợp nào cần hàn trám răng?

Những trường hợp sau sẽ cần thực hiện hàn trám răng:

  • Sâu răng: Các lỗ sâu trên răng do vi khuẩn đục khoét có thể hủy hoại tủy răng và lây lan sang các răng bên bệnh. Vì vậy để tránh xảy ra tình trạng này bạn cần thực hiện làm sạch hốc răng bị sâu sau đó hàn trám răng bằng vật liệu nha khoa thích hợp.
  • Mòn răng: Việc đánh răng quá mạnh bằng bàn chải lông cứng lâu ngày sẽ dẫn tới men răng ở cổ răng bị hao mòn dần. Từ đó làm lộ lớp ngà răng. Răng sẽ trở nên nhạy cảm, bị ê buốt khi ăn hoặc uống các loại đồ ăn nóng lạnh.
  • Răng bị chấn thương: Những tai nạn xảy ra bất ngờ có thể làm cho răng bị sứt mẻ, gãy vỡ và không còn được chắc chắn như ban đầu. Chức năng của răng cũng từ đó bị suy giảm. Việc thực hiện hàn trám sẽ giúp răng khôi phục lại hình dáng ban đầu, thực hiện tốt chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ của răng.
  • Khuyết điểm thiếu thẩm mỹ của răng: Rất nhiều người có các khuyết điểm bẩm sinh trên răng. Ví dụ khoảng cách giữa các răng quá rộng, kẽ răng thưa, răng bị đổi màu do các tác nhân bên ngoài. Lúc này hàn trám răng sẽ là phương pháp phù hợp để lấy lại tính thẩm mỹ cho hàm răng.

Quy trình hàn trám răng

Hàn trám răng giúp phục hồi lại tính thẩm mỹ cho những chiếc răng bị tổn thương, mang lại vẻ đẹp như ban đầu. Mặc dù đây là kỹ thuật đơn giản tuy nhiên vẫn cần một quy trình hàn trám thẩm mỹ theo đúng tiêu chuẩn nha khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như mang lại hiệu quả cao.

Quy trình hàn trám răng 1

Chính vì vậy bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và có tay nghề cao để thực hiện hàn trám răng.

Quy trình thực hiện trám răng diễn ra như sau:

Bước 1: Tiến hành thăm khám tổng quát

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để xác định tình trạng và mức độ tổn thương của răng cần trám. Ngoài ra có thể chụp phim X-quang để xác định xem phần tủy răng có bị tổn thương hay không. Sau đó lựa chọn phương pháp và vật liệu trám phù hợp nhất.

Bước 2: Sửa soạn xoang trám

Bác sĩ sẽ nạo sạch phần mô bị hư hại cũng như mài vát men răng để tăng độ lưu trữ cho miếng trám. Đây là một trong những bước quan trọng trong quy trình hàn trám răng. Vì nếu không làm sạch hết phần răng bị hư hại thì vi khuẩn vẫn sẽ phát triển khiến răng không được điều trị dứt điểm.

Bước 3: So màu răng

So màu răng là một trong những bước quan trọng trong quy trình trám răng thẩm mỹ. Nó giúp bác sĩ lựa chọn được chính xác màu của vật liệu trám.

Bước 4: Đặt khuôn trám hoặc dùng chỉ co nướu

Chỉ sử dụng chỉ co nướu hoặc đặt khuôn trám trong trường hợp bờ xoang nằm sâu dưới nướu hoặc xoang sâu răng lớn.

Bước 5: Thực hiện hàn trám răng

Hàn trám răng được thực hiện qua các bước tiêu chuẩn sau: xói mòn acid (etching), tạo lớp dán (bonding) và trám composite resin quang trùng hợp (light polymerization).

Bước 6: Kiểm tra lại

Sau khi đã hoàn tất quá trình trên, bác sĩ sẽ kiểm tra lại một lần nữa để chỉnh lại các điểm cộm, vướng giúp bệnh nhân ăn nhai dễ dàng và thoải mái hơn.

Bước 7: Hoàn thiện quy trình hàn răng

Cuối cùng là bánh bóng miếng trám và cho khách hàng xem miếng trám để đánh giá mức độ thẩm mỹ và sự hài lòng.

Lưu ý sau khi hàn trám răng

Sau khi thực hiện xong hàn trám răng, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn về những khó chịu có thể gặp phải, những lưu ý về cách ăn nhai, cách vệ sinh răng miệng tại vị trí miếng hàn.

  • Sau khi vừa hàn răng, thuốc tê vẫn chưa tan hết, bạn có thể sẽ có cảm giác mặt bị sưng to, tê bì môi má, mắt nặng trĩu xuống. Tuy nhiên đừng lo lắng, những khó chịu này sẽ biến mắt sau khi thuốc tê hết tác dụng. Khi ăn nhai, không nên nhai ở bên còn thuốc tê để tránh cắn vào môi má do lúc này không có cảm giác. Không ăn hoặc uống các loại đồ ăn quá nóng, lạnh để tránh bị bỏng khi còn thuốc tê.
  • Kiêng đủ thời gian với răng vừa hàn trám để tránh bị bong hay mòn miếng hàn. Riêng với hàn Composite bạn có thể ăn nhai ngay sau đó. Còn đối với những chất hàn khác thì cần tránh nhai trong khoảng 4 tiếng.
  • Tránh đồ ăn cay nóng lạnh, quá cứng trong vài ngày đầu để răng không bị đau hay ê buốt.
  • Không sử dụng tăm, hãy sử dụng chỉ nha khoa vệ sinh răng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Hạn chế các loại đồ ăn uống có màu để tránh miếng hàn bị xỉn màu.

Với sự phát triển của công nghệ nha khoa như hiện nay, kỹ thuật hàn răng được thực hiện vô cùng đơn giản. Chất lượng miếng hàn tốt giúp thời gian sử dụng lâu dài. Tuy nhiên để ngăn chặn các vấn đề sâu răng, xỉn màu,… hãy chủ động khám định kỳ 6 tháng/lần. Bạn sẽ luôn có nụ cười tự tin và sức khỏe răng miệng tốt.

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/han-rang-la-gi-5831/feed/ 0
Trám răng là gì? Quy trình trám răng diễn ra như thế nào? https://nhakhoathuyduc.com.vn/quy-trinh-tram-rang-5498/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/quy-trinh-tram-rang-5498/#respond Sat, 25 Jun 2022 13:18:34 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=5498 Trám răng là kỹ thuật được áp dụng để khắc phục tình trạng răng bị sâu, thưa, mẻ,… giúp vùng răng sâu không bị lây lan sang các răng khác. Mặc dù đây là phương pháp khá đơn giản tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ quy trình trám răng cũng như cách bảo vệ răng tốt hơn sau khi trám. Bài viết dưới đây của Thúy Đức sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật này, cùng theo dõi nhé!

Trám răng là gì? Quy trình trám răng diễn ra như thế nào? 1

Trám răng là gì?

Trám răng hay còn gọi là hàn răng là phương pháp sử dụng vật liệu nha khoa để bổ sung vào phần mô răng bị thiếu do sứt, mẻ, sâu răng,… Trám răng vừa giúp cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng vừa giúp cải thiện chức năng ăn nhai tốt hơn.

Khi nào cần thực hiện trám răng?

Trám răng bị sâu

Sâu răng là tình trạng trên răng xuất hiện các lỗ hổng, nguyên nhân do bạn ăn các loại thực phẩm không lành mạnh, có nhiều đường và không chăm sóc răng đúng cách. Điều này làm vi khuẩn tích tụ và phát triển mạnh mẽ, phá hủy dần cấu trúc răng tạo nên các lỗ hổng.

Khi không được điều trị sớm, các lỗ hổng do sâu răng sẽ ngày càng lớn và lan dần ra xung quanh. Từ đó dẫn tới răng bị đau nhức nghiêm trọng, nhiễm trùng và có thể gãy rụng răng.

Các dấu hiệu cảnh báo sâu răng cần chú ý:

  • Răng bị đau bất chợt
  • Răng dễ bị nhạy cảm với đồ ăn nóng, lạnh
  • Trên răng xuất hiện các lỗ hỏng từ nhỏ đến to
  • Bề mặt răng bị đổi sang màu vàng, nâu hoặc đen
  • Răng bị đau nhức sau khi ăn hoặc uống các đồ nóng, lạnh,…

Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng trên bạn cần tới nha khoa trám răng ngay để làm đầy lỗ hổng trên răng. Điều này giúp loại bỏ các triệu chứng khó chịu và phục hồi lại tính thẩm mỹ cho hàm răng.

Trám răng bị sâu 1

Trám răng mẻ

Răng bị sứt mẻ có thể do tai nạn, tác động cơ học mạnh hoặc do bạn cắn phải thức ăn hay vật dụng gì quá cứng làm ảnh hưởng tới cấu trúc răng.

Nếu phát hiện sớm vết nứt, bác sĩ chỉ cần thực hiện trám răng để khắc phục, rất nhanh chóng và an toàn. Đầu tiên bạn cần vệ sinh răng sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn, sau đó trám vật liệu nha khoa vào chỗ răng bị mẻ.

Trám răng thưa

Răng thưa là tình trạng các răng nằm cách xa nhau trên cung hàm. Răng thưa ảnh hưởng rất lớn tới tính thẩm mỹ của gương mặt đặc biệt tại vùng răng cửa. Do đó trám răng cửa thưa là một trong những phương pháp thẩm mỹ được áp dụng để giúp hàm răng trở nên khít sát, thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên điểm hạn chế của phương pháp này là chỉ nên áp dụng nếu khoảng hở giữa các răng nhỏ hơn 2mm.

Nếu khoảng thưa răng lớn hơn, răng cửa sẽ trở nên to và bị mất cân đối sau khi thực hiện trám răng. Đối với trường hợp này bác sĩ sẽ khuyên bạn chuyển sang các phương pháp khác như niềng răng hoặc bọc răng sứ.

Hỏi đáp: Niềng răng thưa có nhanh không?

Trám răng thay thế chỗ trám răng cũ

Trám răng không phải kỹ thuật có tác dụng vĩnh viễn. Theo thời gian chỗ trám sẽ dần bị bào mòn do hoạt động nhai thức ăn và bong ra. Lúc này bạn sẽ cần trám lại răng.

Các vật liệu trám răng thông dụng

Có rất nhiều loại vật liệu trám răng khác nhau, đa dạng về màu sắc, chất liệu và giá thành. Mỗi loại lại có ưu điểm và nhược điểm nhất định.

Trám răng bằng Amalgam

Trám răng bằng Amalgam 1

Trám răng bằng vật liệu Amalgam hay còn gọi là miếng trám bằng bạc. Đây là loại vật liệu đã có từ lâu đời và có giá thành thấp nhất trong số các loại vật liệu trám hiện đại. Amalgam là hỗn hợp gồm có các thành phần như bạc, kẽm, đồng, thiếc và thủy ngân (chiếm tới 50% hỗn hợp).

  • Ưu điểm: Độ bền cao từ 10 – 15 năm, chịu được lực nhai tốt, giá thành rẻ hơn các loại vật liệu khác.
  • Nhược điểm: Xét về tính thẩm mỹ không cao do chỗ răng trám có màu sắc khác so với các răng còn lại.

Trám răng bằng Composite

Trám răng sử dụng vật liệu Composite là phương pháp có tính thẩm mỹ cao, hiệu quả tốt và được rất nhiều người lựa chọn.

  • Ưu điểm: Composite có màu sắc gần giống với màu răng tự nhiên, vì vậy có thể sử dụng để trám tại các vị trí răng dễ nhận thấy như răng cửa.
  • Nhược điểm: Trám răng bằng Composite không bền như trám bằng Amalgam, tuổi thọ trung bình tầm 5 năm. Bên cạnh đó nếu sử dụng Composite cho những chỗ răng bị sâu có kích thước lớn sẽ không đạt hiệu quả cao.

Trám răng bằng sứ

Trám răng bằng chất liệu sứ inlay – onlay cũng là một trong những lựa chọn phổ biến hiện nay. Đặc biệt phù hợp với các trường hợp răng bị sứt mẻ lớn cần kỹ thuật thực hiện phức tạp hơn.

  • Ưu điểm: Vật liệu sứ có màu giống như màu răng tự nhiên, có khả năng chống bám bẩn và ăn mòn tốt hơn so với vật liệu Composite. Thời gian sử dụng có thể lên tới 10 năm.
  • Nhược điểm: Giá thành cao hơn so với Amalgam và Composite.

Trám răng bằng vàng

Khi sử dụng vằng hoặc các kim loại quý khác như đồng, bạc sẽ giúp miếng trám răng thêm độ cứng chắc.

  • Ưu điểm: Chịu được lực nhau lớn, độ bền tốt. Trám răng bằng vàng sẽ mang lại vẻ sang trọng và ít mài mòn hơn so với các loại vật liệu khác.
  • Nhược điểm: Chi phí đắt hơn vật liệu khác. Và bạn phải tới nha khoa 2 lần để thực hiện phương pháp trám này.

Trám răng bằng vàng 1

Chất liệu GIC

GIC viết tắt của Glass Ionomer Cement thường làm từ vật liệu polyacrylic axit và fluoroaluminosilicate (thành phần của thủy tinh).

  • Ưu điểm: Trong GIC có một chất chứa fluor giúp ngăn tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn. Vật liệu này cũng gắn chắc vào răng và làm giảm tình trạng nứt chỗ trám răng.
  • Nhược điểm: Tính thẩm mỹ kém do màu sắc không giống màu răng tự nhiên.

Mỗi loại vật liệu trám sẽ có ưu nhược riêng, để biết loại vật liệu nào phù hợp nhất với mình bạn hãy tới trực tiếp nha khoa để được tư vấn nhé.

Quy trình trám răng chuẩn đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Như đã nói ở trên, trám răng là phương pháp giúp phục hồi lại tính thẩm mỹ cho những chiếc răng đã bị tổn thương, mang lại vẻ đẹp tự nhiên như ban đầu. Mặc dù kỹ thuật này được thực hiện khá đơn giản tuy nhiên cũng cần có một quy trình trám răng theo đúng tiêu chuẩn nha khoa để đảm bảo sức khỏe răng miệng cũng như hiệu quả sử dụng lâu dài.

Chính vì vậy bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và tay nghề cao để thực hiện kỹ thuật trám răng an toàn.

Quy trình thực hiện trám răng

Quy trình trám răng trực tiếp

Trám răng trực tiếp là quy trình nha khoa khá đơn giản, có thể áp dụng đối với hầu hết mọi tình trạng răng. Quy trình trám răng này chỉ mất khoảng một buổi hẹn tại nha khoa là có thể thực hiện xong.

Bước 1: Thăm khám và tư vấn: Đầu tiên bác sĩ sẽ cho chụp X-quang và kiểm tra chỗ răng cần trám. Từ đó xác định được tình trạng răng miệng, kích thước vùng cần trám để tư vấn cho bạn một số loại vật liệu nên sử dụng để việc trám răng đạt hiệu quả và tính thẩm mỹ cao nhất.

Bước 2: Gây tê và vệ sinh chỗ cần trám răng: Nha sĩ sẽ thực hiện gây tê cục bộ tại vị trí trám răng. Đối với trường hợp răng bị sâu, trước hết sẽ làm sạch chỗ sâu bằng các dụng cụ chuyên dụng, ngoài ra vệ sinh sạch sẽ mọi mảng vụn thức ăn và cao răng.

Bước 3: Tiến hành trám răng: Bác sĩ sẽ tiến hành đổ vật liệu trám vào trong khoang trám hoặc cho lên phần răng sâu đã được làm sạch. Lúc đầu vật liệu trám ở dạng lỏng, sau khi được chiếu đèn Laser sẽ dần đông cứng lại thông qua phản ứng quang trùng hợp.

Bước 4: Chỉnh sửa lại chỗ trám: Bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh lại vết trám và loại bỏ phần vật liệu trám bị dư thừa. Cuối cùng bề mặt trám trở nên nhẵn bóng để răng không bị cộm vướng hay khó chịu.

Thông thường quy trình trám răng trực tiếp chỉ mất từ 20 – 30 phút và có thể thay đổi tùy theo tình trạng răng cũng như các loại vật liệu trám.

Quy trình trám răng trực tiếp 1

Quy trình trám răng gián tiếp

Quy trình trám răng gián tiếp (Inlay – Onlay) được đánh giá là phương pháp trám răng hiện đại nhất hiện nay, giúp làm giảm kẽ hở giữa miếng trám và mô răng. Ở bước thăm khám và gây tê hoàn toàn giống với quy trình trám trực tiếp, chỉ khác đối với phương pháp này sẽ cần lấy dấu hàm để làm thành miếng trám bên ngoài.

Quy trình thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn: Đầu tiên bác sĩ sẽ chụp X-quang, kiểm tra chỗ răng cần trám để xác định kích thước sau đó tư vấn cho bạn các loại vật liệu phù hợp nhất với chỗ trám cũng như quy trình thực hiện cụ thể.

Bước 2: Gây tê và vệ sinh răng cần trám: Làm sạch các mảng bám cao răng, mảnh vụn thức ăn thừa trên răng. Sau đó bác sĩ tiến hành gây tê cục bộ tại vị trí tiến hành trám răng. Nếu răng bị sâu sẽ cạo sạch phần sâu bằng các dụng cụ chuyên dụng.

Bước 3: Lấy dấu hàm: Sau khi răng đã được làm sạch, bác sĩ sẽ cần lấy dấu mẫu hàm để tạo hình miếng trám răng theo đúng hình dạng và kích thước của lỗ hổng. Thông thường bạn sẽ được hẹn lịch sau vài ngày để hoàn thành nốt quy trình trám răng.

Bước 4: Gắn miếng trám lên răng: Miếng trám răng sau khi được chế tác dựa trên dấu hàm sẽ gắn vừa khít với răng bằng vật liệu xi măng chuyên dụng.

Đối với quy trình trám răng gián tiếp thường sẽ mất khoảng 2 lần hẹn với bác sĩ. Mỗi lần khoảng 45 phút.

Miếng trám răng có thể giữ được hiệu quả trong bao lâu?

Thông thường miếng trám răng sâu có tuổi thọ từ 3 – 5 năm và dựa vào một số yếu tố. Trong đó kỹ thuật tay nghề của bác sĩ thực hiện đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bác sĩ giỏi có kỹ thuật tốt, thực hiện đúng theo quy trình chuẩn thì chất lượng miếng dán sẽ được lâu hơn.

Bên cạnh đó việc lựa chọn loại vật liệu trám cũng là yếu tố quyết định không nhỏ tới chất lượng và độ bám dính của miếng trám. Bạn cũng cần chú ý tới chế độ chăm sóc răng miệng và chủ động thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để kéo dài tuổi thọ răng trám.

Trám răng là dịch vụ nha khoa rất phổ biến mà bạn có thể thấy ở bất kỳ một địa chỉ nha khoa nào. Tuy nhiên bạn hãy chọn nha khoa uy tín có chất lượng tay nghề bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại để đảm bảo duy trì chất lượng lâu dài cho miếng trám và an toàn cho sức khỏe răng miệng nhé!

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/quy-trinh-tram-rang-5498/feed/ 0