Nha Khoa Thúy Đức https://nhakhoathuyduc.com.vn Xây nụ cười bằng cả trái tim Fri, 24 May 2024 04:00:19 +0000 vi hourly 1 Ngủ nghiến răng là thiếu chất gì? Bổ sung dinh dưỡng thế nào? https://nhakhoathuyduc.com.vn/ngu-nghien-rang-la-thieu-chat-gi-14383/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/ngu-nghien-rang-la-thieu-chat-gi-14383/#respond Fri, 24 May 2024 03:59:37 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=14383 Khi cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng sẽ dẫn tới nhiều vấn đề trong đó có hiện tượng ngủ nghiến răng. Tuy thiếu chất không phải lý do duy nhất dẫn tới ngủ nghiến răng nhưng cũng là một nguyên nhân phổ biến. Nội dung sau đây sẽ giải đáp thắc mắc ngủ nghiến răng là thiếu chất gì?

Ngủ nghiến răng là thiếu chất gì? Bổ sung dinh dưỡng thế nào? 1

Ngủ nghiến răng là dấu hiệu bị thiếu chất gì?

Canxi

Chứng nghiến răng khi ngủ là tình trạng hai hàm răng siết chặt hoặc nghiến vào nhau quá mức trong giấc ngủ, đối tượng thường gặp nhất là trẻ em. Thiếu canxi là nguyên nhân thường gặp gây ra chứng nghiến răng khi ngủ ở trẻ em.

Canxi là một chất quan trọng trong việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh và điều khiển hoạt động cơ bắp. Khi cơ thể bị thiếu hụt canxi thường xảy ra các triệu chứng như co giật không tự chủ, co thắt cơ trong đó có cơ hàm dẫn đến tình trạng nghiến răng khi ngủ.

Ngoài tình trạng nghiến răng, những dấu hiệu khác sẽ giúp bạn nhận biết rõ ràng hơn về nguy cơ bị thiếu hụt canx trong cơ thể:

  • Khó ngủ
  • Huyết áp cao
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Chuột rút
  • Tê bì, ngứa ran
  • Răng yếu, dễ gãy
  • Da khô, nứt nẻ
  • Móng tay dễ gãy, bong tróc
  • Hay cáu kỉnh, lo âu
  • Đau đầu
  • Loãng xương (ở người già)
  • Căng cơ
  • Co thắt cơ
  • Thay đổi tâm trạng
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Giảm khả năng tập trung
  • Tăng nguy cơ gãy xương

Vitamin D

Các nghiên cứu từ Đại học Damascus ở Syria cho biết có một mối quan hệ đáng kể giữa chứng nghiến răng với tình trạng nồng độ 25-hydroxycalciferol (25-OH Vitamin D) trong máu thấp. Vitamin D có một vai trò quan trọng đó là giúp cơ thể hấp thụ canxi và kích thích bài tiết hormone chuyển hóa xương.

Vitamin D được tìm thấy trong các thực phẩm như cá hồi, trứng, sữa… nhưng tỷ lệ vitamin D tổng hợp được từ thức ăn cho cơ thể thường thấp. Vì thế, trên thế giới khoảng 50% dân số bị thiếu vitamin D.

Tiền tố của vitamin D trong da có thể hấp thụ ánh nắng mặt trời và chuyển hóa thành vitamin D cung cấp cho cơ thể, vì thế tắm nắng sớm là một hoạt động có ích cho sức khỏe, giúp bổ sung vitamin D.

Về chứng nghiến răng, các nghiên cứ cho rằng vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát thân não trong khi ngủ do có nhiều nhân chứa hàm lượng thụ thể vitamin D cao. Do đó, nồng độ vitamin D có thể liên quan đến rối loạn giấc ngủ như chứng nghiến răng.

Tìm thiểu thêm: Một nghiên cứu được đăng trên trang web thuộc Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa nghiến răng khi ngủ (nghiến răng), thiếu hụt vitamin D, thiếu canxi trong chế độ ăn, các triệu chứng tâm lý và đau đầu thường xuyên.

Phương pháp nghiên cứu:

  • Loại nghiên cứu: Nghiên cứu theo nhóm đối chứng (case-control).
  • Số lượng tham gia: 100 người, bao gồm 50 người nghiến răng khi ngủ và 50 người khỏe mạnh cùng độ tuổi và giới tính (nhóm đối chứng).

Xét nghiệm và thu thập dữ liệu: Đo nồng độ vitamin D trong máu (25-hydroxyvitamin D).

Sử dụng thang điểm HAD (Hospital Anxiety and Depression Scale) để đánh giá mức độ lo âu và trầm cảm.

Thu thập thông tin về lượng canxi trong chế độ ăn uống và tình trạng đau đầu thường xuyên thông qua tự báo cáo của người tham gia.

Kết quả nghiên cứu:

Nhóm nghiến răng khi ngủ có nồng độ vitamin D trong máu thấp hơn và điểm lo âu, trầm cảm cao hơn so với nhóm đối chứng (p < 0,05).

Tỉ lệ người thiếu hụt vitamin D, điểm lo âu, trầm cảm cao bất thường, lượng canxi tiêu thụ thấp (< 323 mg/ngày) và đau đầu thường xuyên đều cao hơn ở nhóm nghiến răng khi ngủ so với nhóm đối chứng (p < 0,05).

Phân tích hồi quy logistic nhị phân cho thấy nghiến răng khi ngủ có liên quan đáng kể với:

  • Thiếu hụt vitamin D (OR = 6,66, p = 0,02).
  • Lượng canxi tiêu thụ thấp (OR = 5,94, p = 0,01).
  • Đau đầu thường xuyên (OR = 9,24, p < 0,001).

Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy lo âu có liên quan đáng kể với:

  • Giảm nồng độ vitamin D trong máu (p = 0,03).
  • Điểm trầm cảm tăng (p < 0,001).
  • Giới tính nữ (p = 0,01).

Phân tích hồi quy logistic nhị phân cũng cho thấy đau đầu thường xuyên có liên quan đáng kể với nghiến răng khi ngủ (OR = 5,51, p < 0,01).

Kết luận:

Nghiên cứu này cho thấy nghiến răng khi ngủ có liên quan đến việc thiếu hụt vitamin D và canxi trong chế độ ăn. Ngoài ra, nghiến răng khi ngủ còn đi kèm với các triệu chứng tâm lý như lo âu và trầm cảm. Nghiên cứu cần được tiếp tục để kiểm tra xem việc bổ sung vitamin D và canxi có giúp giảm tình trạng nghiến răng khi ngủ hay không.

 

Dấu hiệu khác cho thấy cơ thể thiếu vitamin D:

  • Thường xuyên bị ốm hoặc bị nhiễm bệnh (đặc biệt là cảm lạnh hoặc cúm)
  • Mệt mỏi, cảm giác suy nhược không rõ nguyên nhân
  • Đau lưng và đau xương (đặc biệt là đau lưng dưới)
  • Suy nhược cơ bắp
  • Chậm lành vết thương hoặc vết thương lâu lành hơn bình thường
  • Còi xương ở trẻ em và chứng nhuyễn xương ở người lớn
  • Rụng tóc (đặc biệt là rụng tóc không giải thích được)
  • Đau cơ hoặc chuột rút

Magiê

Magie là khoáng chất cực kỳ quan trọng với chức năng hoạt động của não bộ, hệ thần kinh và cơ bắp. Magie có chức năng bảo vệ chống lại yếu tốc độc tố và kích thích quá mức có thể dẫn đến chết tế bào thần kinh, từ đó duy trì sự khỏe mạnh của não bộ, thần kinh và chống các thoái hóa tại cơ quan này.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho biết magie còn giúp cải thiện các triệu chứng bệnh như đau nửa đầu, Parkinson và Alzheimer, bệnh động kinh, phục hồi sau đột quỵ và điều trị các rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ.

Thiếu hụt magie có thể gây ra các vấn đề như chán ăn, buồn nôn hoặc nôn, co thắt cơ hoặc run và nhịp tim bất thường. Trong đó có hội chứng nghiến răng khi ngủ gặp phải khi bị rối loạn thần kinh và co thắt cơ hàm.

Magiê 1

Dấu hiệu khác cho thấy cơ thể đang thiếu hụt magie:

  • Cơ yếu, đau cơ, co thắt cơ
  • Tim đập loạn nhịp, tim đập nhanh
  • Hay có cảm giác buồn nôn, chóng mặt
  • Chán ăn
  • Dễ tăng cân
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Thiếu cân bằng đường máu
  • Thường xuyên đau đầu
  • Thường xuyên tăng huyết áp
  • Suy nhược cơ thể

Chế độ dinh dưỡng giúp hạn chế tình trạng nghiến răng

1. Chế độ ăn uống đủ các nhóm chất và cân bằng

Cơ thể chúng ta là một cỗ máy diệu kỳ hoạt động dưới sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan, bộ phận. Trong khi đó, hoạt động của bất kỳ chức năng nào đều cần đến năng lượng, chất dinh dưỡng mà chúng ta cung cấp qua đường ăn, uống.

Như đã phân tích ở phần trên, chứng nghiến răng khi ngủ có thể là triệu chứng thiết hụt một số chất quan trọng, ảnh hưởng tới chức năng hoạt động bình thường của hệ thần kinh, cơ bắp và não bộ.

Vậy để chấm dứt tình trạng nghiến răng khi ngủ do thiếu chất, chúng ta cần tìm cách bổ sung dinh dưỡng cần thiết như canxi, magie, vitamin D… vào cơ thể. Phương pháp đầu tiên được nhắc tới là tăng cường tiêu thụ các nhóm thực phẩm sau đây.

Thực phẩm giàu canxi

  • Sữa và các sản phẩm từ sữ như sữa chua, phô mai, váng sữa, bơ…
  • Trứng gà, tôm, cua, cá ngừ, cá mòi…
  • Đậu nành, mầm đậu nành, đậu xanh, đậu phụ, đậu đen, đậu trắng…
  • Rau bina, bông cải xanh, mùi tây, khoai lang, cần tây, đậu bắp…
  • Hạt chia, hạnh nhân, hạt lanh, hạt điều, hạt bí, hạt quinoa và hạt hướng dương…

Thực phẩm giàu magie

  • Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá bơn, cá thu…
  • Rau xanh lá gồm rau bó xôi, cải xanh, cải thìa, cải xoăn, xà lách…
  • Hạt đậu nành, đậu đen, đậu tây, gạo lứt và các hạt hạnh nhân, hạt bí, hạt điều, đậu phộng…
  • Quả bơ, quả chuối và sữa chua ít béo, tách béo, sô cô la đen

Thực phẩm giàu vitamin D

  • Cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ, dầu gan cá tuyết, gan bò, lòng đỏ trứng gà…
  • Sữa và các sản phẩm làm từ sữa, ngũ cốc.
  • Các loại nấm như nấm hương, nấm maitake sống, nấm trắng…

Hỏi đáp: Đậu đen có chữa nghiến răng?

Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Nhóm thực phẩm rau xanh và trái cây luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tăng cường bổ sung bởi chúng chứa hệ vitamin và khoáng chất tốt cho tất cả các cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ thần kinh.

1. Chế độ ăn uống đủ các nhóm chất và cân bằng 1

2. Uống đủ nước

Uống nhiều nước giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru, cơ bắp được thư giãn trong đó có cơ hàm. Nước giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ các độc tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Mỗi người lớn nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, lượng nước này đã bao gồm nước uống, nước canh, trà, nước trong hoa quả…

3. Sử dụng thực phẩm chức năng

Ngoài con đường ăn uống, có một cách khác để chúng ta tăng cường các dưỡng chất cho cơ thể một cách đầy đủ và nhanh chóng đó là dùng thực phẩm chức năng. Các loại viên uống, chế phẩm bổ sung canxi, vitamin D, magie rất đa dạng và dễ dàng mua được tại các hiệu thuốc, cửa hàng thực phẩm chức năng… Tuy nhiên, để đảm bảo đủ liều lượng cơ thể cần, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn.

4. Tắm nắng

Tắm nắng là một hoạt động giúp cơ thể tổng hợp thêm vitamin D. Mỗi ngày bạn nên tắm nắng khoảng 15 phút vào buổi sáng sớm lúc nắng nhạt từ khoảng 6 – 7h và buổi chiều sau 16h để tránh bị nhiễm tia UV.

Lời khuyên khi gặp tình trạng nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề trong cơ thể. Ngay cả khi nguyên nhân là do thiếu chất thì bạn cũng cần đến các xét nghiệm y khoa mới có thể xác định được.

Tìm hiểu thêm: Ngủ nghiến răng là dấu hiệu bệnh gì?

Vì thế, khi bị ngủ nghiến răng và muốn biết nguyên nhân để khắc phục bạn nên đi khám nha khoa trước tiên, và có thể phải làm các kiểm tra chuyên khoa khác để tìm hiểu vấn đề.

1/ Tự quản lý căng thẳng bằng các môn thể dục nhẹ nhàng, thư giãn, vui chơi để tránh bị rơi vào tình trạng ngủ nghiến răng do căng thẳng quá mức. Đến bác sĩ tâm lý nếu đang gặp phải các vấn đề rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ…

2/ Rối loạn giấc ngủ là một trong các nguyên nhân khiến chúng ta bị nghiến răng khi ngủ. Cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng các việc làm như tạo thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc, chuẩn bị chăn nệm êm ái, phòng ngủ thoáng đãng, sạch sẽ.

3/ Đeo máng chống nghiến răng là cách hiệu quả để bảo vệ răng khi bị ngủ nghiến răng đồng thời giúp dần từ bỏ phản xạ nghiến răng trong giấc ngủ.

4/ Không dùng các chất có hại cho hệ thần kinh như rượu bia, thuốc lá, cà phê đặc… Chúng chứa các chất kích thích hệ thần kinh trở nên căng thẳng, tim đập nhanh, hồi hộp, căng thẳng, khó ngủ…

Tóm lại chúng ta không nên coi nhẹ và bỏ qua khi phát hiện bản thân hay người xung quanh bị ngủ nghiến răng. Hãy theo dõi hiện tượng này nếu xảy ra với tần suất thường xuyên và kéo dài thì cần phải đi khám để tìm hiểu nguyên nhân cũng như điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe.

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/ngu-nghien-rang-la-thieu-chat-gi-14383/feed/ 0
Máng chống nghiến răng là gì? Phân loại và giá thành? https://nhakhoathuyduc.com.vn/mang-chong-nghien-rang-14373/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/mang-chong-nghien-rang-14373/#respond Fri, 24 May 2024 02:31:42 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=14373 Đeo máng chống nghiến răng là một biện pháp hiệu quả vừa giúp cải thiện tình trạng nghiến răng vừa giảm tác hại do tật nghiến răng gây ra nhằm bảo vệ răng tối đa. Vậy máng chống nghiến răng là gì? sử dụng như thế nào, phân loại và giá thành ra sao sẽ được trình bày trong bài viết sau đây.

Ảnh hưởng của nghiến răng với sức khỏe

Tác hại đối với sức khỏe răng miệng

  • Mòn men răng: Khi nghiến răng, các răng cọ xát mạnh vào nhau khiến lớp men răng bị mòn dần. Răng trở nên nhạy cảm với nhiệt độ, axit, dễ bị ê buốt và xỉn màu ở vùng răng bị mòn.
  • Nứt vỡ răng là hiện tượng có thể gặp phải khi bị nghiến răng do áp lực xiết hàm mạnh tạo các vết nứt trên răng.
  • Sâu răng là bệnh lý răng miệng gây ra bởi vi khuẩn, khi nghiến răng nhiều bào mòn men răng thì vi khuẩn sâu răng càng dễ dàng xâm nhập và hủy khoáng men răng.
  • Đau, mỏi hàm, rối loạn khớp hàm là những vấn đề phổ biến khi bị tật nghiến răng. Do những chuyển động hàm, xiết cơ liên tục khiến cơ hàm nhức mỏi, khớp thái dương hàm bị ảnh hưởng gây đau đầu, đau quanh tai và đôi khi có tiếng kêu lách cách.

Tác hại đối với sức khỏe, tâm lý

  • Mệt mỏi do bị nghiến răng khi ngủ khiến giấc ngủ không ngon, không sâu giấc.
  • Những người bị nghiến răng thường do tâm lý thường xuyên căng thẳng, đồng thời chính chứng nghiến răng cũng khiến bạn trở nên căng thẳng hơn.

Đọc thêm: Nghiến răng là dấu hiệu bệnh gì?

Máng chống nghiến răng là gì?

Máng chống nghiến răng là gì? 1

Máng chống nghiến răng là một dụng cụ nha khoa bằng nhựa khi đeo vào răng sẽ ngăn chặn sự chà xát giữa hai hàm răng với mục đích chống nghiến răng khi ngủ. Dùng máng chống nghiến răng giúp bảo vệ răng khỏi tác động của sự mài mòn khi nghiến răng và thay đổi hành động của cơ hàm, lâu dài sẽ loại bỏ được tật nghiến răng.

Không giống như máng niềng răng chỉnh nha thường đeo cả hai hàm, khi sử dụng máng chống nghiến răng người ta thường chỉ đeo 1 hàm trên hoặc hàm dưới. Hầu hết mọi người sẽ đẹo hàm dưới vì cảm giác thoải mái hơn. Nếu như hàm dưới của bạn đang gặp các vấn đề bệnh lý răng miệng hoặc mất răng thì nên chuyển đeo hàm trên.

Để sử dụng máng chống nghiến răng, có 2 phương án dành cho bạn. Một là bạn có thể mua loại miếng bảo vệ răng bán sẵn, loại này được bán nhiều trên các trang thương mại điện tử, siêu thị, nhà thuốc, phòng khám nha… Lựa chọn thứ hai đó là đặt làm máng chống nghiến răng theo dấu răng của bạn để vừa vặn và thoải mái hơn khi đeo.

Máng chống nghiến răng thường làm từ nhựa acrylic không mùi, không độc hại khi sử dụng thường xuyên. Dựa theo chất liệu và kết cấu của thiết kế máng chống nghiến răng, chúng ta có 3 loại máng phổ biến:

  • Máng chống nghiến răng nhựa mềm dành cho những người bị nghiến răng ở mức độ vừa phải, bởi nếu nghiến răng quá mức sẽ dễ khiến máng nhựa mềm bị rách. Máng chống nghiến răng loại này thoải mái và linh hoạt nhất khi sử dụng, ít gây vướng víu, người đeo sẽ không bị nản lòng và bỏ cuộc.
  • Máng chống nghiến răng nhựa cứng dùng cho trường hợp nghiến răng nặng hoặc người có dấu hiệu bị rối loạn khớp thái dương hàm. Máng chống nghiến răng này bền bỉ nhưng kém linh hoạt hơn máng nhựa mềm.
  • Máng chống nghiến răng 2 lớp được thiết kế với lớp mềm bên trong, lớp cứng bên ngoài để đảm bảo sự hài lòng cao nhất từ khách hàng. Loại máng này thích hợp với người bị nghiến răng khi ngủ mức độ vừa phải.

Máng chống nghiến răng là gì? 2

Những công dụng khi đeo máng chống nghiến răng

Bảo vệ men răng

Nghiến răng khi ngủ thường xuyên tạo ra sự ma xát giữa hai hàm răng và tình trạng này kéo dài sẽ khiến men răng tại vị trí tiếp xúc hai hàm bị mài mòn. Khi đeo máng chống nghiến răng sẽ tạo sự ngăn trở giữa hai hàm giúp bảo vệ men răng, ngừng sự bào mòn và tổn thương bề mặt răng do nghiến răng.

Bảo vệ cấu trúc răng

Nghiến răng dễ ảnh hưởng tới cấu trúc răng do áp lực nghiến răng dễ khiến răng bị nứt, vỡ, sứt mẻ, lung lay, mất răng… Máng chống nghiến răng giúp giữ gìn cấu trúc răng khi nó phân tán lực tác động giữa hai hàm răng.

Giảm các triệu chứng do nghiến răng gây ra

Tật nghiến răng không chỉ ảnh hưởng tới răng miệng mà còn có thể gây tình trạng đau hàm, đau đầu, đau tai, đau cổ, vai và các triệu chứng chảy nước dãi, buồn nôn…

Máng chống nghiến răng ngăn chặn sự siết chặt và ma xát giữa hai hàm răng giúp cơ hàm được thư giãn từ đó giảm áp lực lên thái dương, đầu… giảm nguy cơ bị rối loạn khớp thái dương hàm. Đồng thời giảm các cơn đau do nghiến răng gây ra như đau xương hàm, đau đầu, đau vùng tai….

Cải thiện giấc ngủ

Chứng nghiến răng có thể khiến cho chính bạn và người nằm cạnh ngủ không ngon giấc. Dùng máng chống nghiến răng sẽ giúp giấc ngủ của bạn trọn vẹn hơn và không bị mệt mỏi khi thức dậy.

Tìm hiểu thêm: Mẹo chữa nghiến răng khi ngủ

Cách sử dụng máng chống nghiến răng

Hầu hết mọi người bị chứng nghiến răng vào ban đêm nghĩa là thời gian đeo máng niềng răng khá dài. Vì vậy chúng ta cần nắm được cách sử dụng sao cho đảm bảo thoái mái và vệ sinh, các lưu ý khi đeo máng bao gồm

Trước khi sử dụng

Trước khi sử dụng 1

  • Cần làm sạch răng miệng trước khi đeo màng để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám, vi khuẩn bằng cách chải răng, dùng tăm nha khoa và súc miệng sát khuẩn sạch sẽ.
  • Dùng dung dịch vệ sinh máng chuyên dụng hoặc rửa bằng xà phòng nhẹ rồi tráng hoặc ngâm với nước ấm để làm sạch máng chống nghiến răng.

Khi đeo máng chống nghiến răng

  • Bạn cần đặt máng khéo léo lên cung hàm sao cho máng ôm trọn hàm răng, vừa vặn và thoải mái.
  • Không ăn uống khi đang đeo máng chống nghiến răng.
  • Đảm bảo khi đeo máng đi ngủ, miệng của bạn không bị hở bởi như thế sẽ gây khô miệng, hôi miệng nặng hơn.

Sau khi dùng máng chống nghiến răng

  • Tháo máng khỏi răng sau khi thức dậy để làm vệ sinh răng miệng và không cần đeo nếu ban ngày bạn không bị nghiến răng.
  • Vệ sinh máng chống nghiến răng bằng xà phòng và nước ấm sau đó lau khô.
  • Bảo quản máng trong hộp đựng kín khi không sử dụng.

Trong quá trình sử dụng máng chống nghiến răng, nếu trường hợp dùng loại máng dự phòng bán sẵn thấy không phù hợp với khuôn răng, hàm của mình thì nên tìm đến nha khoa để được đặt máng riêng của cá nhân. Các trường hợp đặt máng chống nghiến răng theo dấu răng thì cũng cần đi khám nha định kỳ để kiểm tra và điều chỉnh nếu cần.

Sau khi dùng máng chống nghiến răng 1

Ai không nên dùng máng chống nghiến răng?

Có một số đối tượng không nên dùng máng chống nghiến răng để hạn chế các tác dụng không tốt với người đó.

  • Trẻ em dưới 6 tuổi: Tuy rằng nghiến răng gặp nhiều ở trẻ em nhỏ tuổi nhưng khi các bé còn quá nhỏ, xương hàm và răng đang phát triển, việc đeo máng ảnh hưởng tới cấu trúc và hình thái của răng, xương nên không thực hiện.
  • Những người bị viêm khớp thái dương hàm, rối loạn khớp thái dương hàm… không nên đeo máng chống nghiến răng vì khi nó giúp phân tán lực ăn nhai sẽ dồn lực về phí khớp thái dương hàm khiến bệnh nặng thêm.
  • Người bị dị ứng với nhựa acrilic và các thành phần của máng chống nghiến răng.
  • Người mắc các bệnh hô hấp như hen suyễn, tắc nghẽn đường thở thì việc đeo máng chống nghiến răng có thể làm bệnh nặng hơn.
  • Những người có thói quen cắn mạnh hoặc đập hai hàm vào nhau khi đang đeo máng có thể khiến máng chống nghiến răng bị vỡ, nứt và giảm tác dụng.

Giá máng chống nghiến răng bao nhiêu?

Giá thành của máng chống nghiến răng là điều mà nhiều người cùng quan tâm. Tuy nhiên bạn có thể yên tâm rằng đeo máng chống nghiến răng là một phương pháp hiệu quả mà không quá tốn kém. Giá thành một chiếc máng chống nghiến răng chỉ rơi vào khoảng 400.000 đ- 1.200.000 đ/chiếc.

Thông thường, máng chống nghiến răng loại bán sẵn sẽ rẻ hơn máng chống nghiến răng được đúc theo dấu răng riêng. Ví dụ máng mua sẵn chất liệu nhựa mềm có giá khoảng dao động quanh 300.000đ, loại nhựa cứng từ 400.000 đ – 600.000đ, trong khi máng chống nghiến răng chỉnh nha được thiết kế riêng thường có giá thành khoảng 1.000.000đ hoặc cao hơn.

Chú ý khi chọn dùng máng chống nghiến răng

Chú ý khi chọn dùng máng chống nghiến răng 1

  • Việc đeo máng chống nghiến răng để điều trị chứng nghiến răng có thể diễn ra trong thời gian dài, vì thế bạn nên đầu tư loại máng tốt, có xuất sứ thương hiệu, chất liệu an toàn với sức khỏe.
  • Cách để sở hữu một máng chống nghiến răng thoải mái nhất là tới nha khoa khám và đặt thiết kế máng riêng cho bản thân.
  • Nên thay mới máng chống nghiến răng khi dùng đã lâu, có dấu hiệu bị rách, vỡ.
  • Không nên ăn uống những thực phẩm chứa chất hóa học có thể làm biến đổi thành phần nhựa trong máng chống nghiến răng.
  • Nếu như tình trạng nghiến răng và các triệu chứng không cải thiện sau khi dùng máng chống nghiến răng, bạn hãy quay lại nha khoa để kiểm tra và có phương án điều trị khác.

Việc phát hiện nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng đôi khi rất phức tạp bởi nó liên quan đến rối loạn thần kinh, tâm lý. Vì thế, trong quá trình điều trị nguyên nhân, bạn cũng nên ngăn chặn sớm những hậu quả của chứng nghiến răng bằng cách sử dụng máng chống nghiến răng mỗi khi đi ngủ.

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/mang-chong-nghien-rang-14373/feed/ 0
Ngủ nghiến răng là bệnh gì? Chẩn đoán và điều trị https://nhakhoathuyduc.com.vn/ngu-nghien-rang-la-benh-gi-14381/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/ngu-nghien-rang-la-benh-gi-14381/#respond Fri, 24 May 2024 02:24:03 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=14381 Nghiến răng là tình trạng hai hàm răng xiết và chà xát thành những cơn nghiến răng định kỳ, tình trạng này thường diễn ra trong giấc ngủ. Nghiến răng thường xuyên và kéo dài không còn là một hiện tượng vô hại mà có thể tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe phía sau. Cùng tìm hiểu bị nghiến răng là bệnh gì trong nội dung sau.

Ngủ nghiến răng là bệnh gì? Chẩn đoán và điều trị 1

Giải thích sinh lý của chứng nghiến răng khi ngủ

Những cơn nghiến răng tạo thành do cơ nhai hàm bị co thắt khiến hai hàm nghiến chặt và chuyển động mạnh ngược chiều giữa hai hàm. Nghiến răng thường xảy ra trong vô thức vào giấc ngủ ban đêm hoặc vào ban ngày khi người ta quá lo lắng, căng thẳng hoặc tức giận. Trẻ em là đối tượng thường mắc chứng nghiến răng khi ngủ và triệu chứng này sẽ biến mất khi trẻ lớn lên khoảng ngoài 7 tuổi.

Dấu hiệu nhận biết ngủ nghiến răng

  • Hiện tượng nghiến răng chính là dấu hiệu, khi bệnh nhân đang ngủ thường không nhận biết được mà người thân phản ánh lại cho bệnh nhân.
  • Nghiến răng khiến bệnh nhân có thể bị tăng huyết áp và nhịp tim nên thường thở mạnh khi ngủ.
  • Đau khớp thái dương hàm, mỏi cơ hàm sau khi thức dậy.
  • Sau một thời gian dài bị nghiến răng, bề mặt răng bị mài mòn trở nên nhạy cảm, xuất hiện các vết nứt vỡ răng.
  • Răng bị viêm nha chu, lung lay và dễ gãy rụng.
  • Một số trường hợp bị tổn thương niêm mạc miệng do nghiến răng nhiều, lưỡi có vết cắn của răng.
  • Các biểu hiện khác như thường xuyên nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ ban ngày.
  • Nghiến răng lâu dài khiến cơ nhai bị viêm và sưng khiến mặt to hơn.

Phân loại nghiến răng

Mặc dù chưa có hệ thống phân loại nghiến răng chính thức nào được thống nhất, các nha sĩ thường chia nghiến răng thành một số loại sau:

Theo âm thanh:

  • Nghiến răng có tiếng ồn: Loại này gây ra tiếng kẽo kẹt hoặc nghiến răng do ma sát giữa các răng. Đây là loại nghiến răng gây bào mòn và tổn thương răng nhanh nhất.
  • Nghiến răng im lặng: Loại này thường không gây ra tiếng ồn lớn, nhưng vẫn có thể dẫn đến mòn men răng và các tổn thương khác.

Theo thời điểm xảy ra:

  • Nghiến răng ban ngày: Thường gặp ở những người có thói quen nghiến răng khi căng thẳng, lo âu hoặc tập trung cao độ.
  • Nghiến răng ban đêm: Xảy ra trong khi ngủ, thường không tự nhận thức được. Đây là loại nghiến răng phổ biến nhất.
  • Nghiến răng cả ngày lẫn đêm: Kết hợp cả hai loại nghiến răng trên.

Theo mức độ nghiêm trọng:

  • Nhẹ: Xảy ra ít thường xuyên, ít gây tổn hại cho răng.
  • Vừa phải: Xảy ra thường xuyên hơn, có thể gây mòn men răng và các tổn thương khác.
  • Nặng: Xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng, dẫn đến bào mòn răng, tổn thương khớp thái dương hàm và các vấn đề khác.

Ngủ nghiến răng là do bệnh gì?

Ngủ nghiến răng là do bệnh gì? 1

Ngủ nghiến răng được coi là một hiện tượng bình thường với trẻ em đang ở độ tuổi mọc răng và hoàn thiện khớp cắn. Tuy nhiên, chứng nghiến răng ở người lớn thì có thể cần xem xét một số giả thuyết về nguồn gốc bệnh lý. Vậy ngủ nghiến răng là bệnh gì? Nguyên nhân bị nghiến răng có thể là một hoặc kết hợp của nhiều bệnh lý liên quan sau đây:

Bệnh về tâm lý

Mất cân bằng tâm lý, quá tải cảm xúc, rối loạn lo âu có thể dẫn đến sự co thắt không tự chủ của các cơ nhai. Từ đó dẫn tới hiện tượng nghiến răng trong giấc ngủ. Những người ban ngày trải qua những sự kiện khiến cảm xúc bất ổn, hoặc những người mắc bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần do rượu, ma túy… dễ bị nghiến răng khi ngủ. Trẻ nhỏ bị rối loạn tăng động giảm chú ý cũng dễ bị nghiến răng về đêm.

Bệnh thần kinh

Các cơ nhai hàm được điều kiển bởi dây thần kinh sinh ba. Khi xuất hiện các tổn thương trong hệ thần kinh có thể dẫn đến các rối loạn cử động hàm như chứng nghiến răng. Các bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh như rối loạn thần kinh gây rối loạn vận động, bệnh động kinh co giật, parkinson…cũng có thể có biểu hiện co thắt cơ hàm, nghiến răng khi ngủ.

Bệnh nha khoa

Nghiến răng đôi khi là hậu quả của một số tình trạng liên quan đến bệnh lý nha khoa như sai lệch khớp cắn do cấu trúc hàm hoặc do đeo răng giả, mão răng không đúng cách trong thời gian dài. Ngoài ra, những vấn đề răng miệng khác như mất răng lâu ngày không được điều trị cũng có thể dẫn tới nghiến răng khi ngủ.

Bệnh lý khác

Nghiến răng đôi khi là triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến đường thở như lệch vách ngăn mũi, hẹp đường thở bằng mũi, viêm xoang, adenoids, cảm adenoids, ngưng thở khi ngủ. Ngoài ra, bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, teo dạ dày cũng được xếp vào nguyên nhân gây ra hiện tượng ngủ nghiến răng.

Nói chung, nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghiến răng khi ngủ được xác định riêng lẻ, tuy nhiên bệnh có thể phát triển do sự kết hợp của nhiều yếu tố một lúc. Sau đây là phương pháp chẩn đoán nguyên nhân ngủ nghiến răng để có phác đồ điều trị phù hợp.

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán nguyên nhân của chứng nghiến răng có thể bệnh nhân sẽ cần thực hiện cuộc kiểm tra toàn diện để loại trừ các yếu tố có nguy cơ gây ngủ nghiến răng bao gồm

Kiểm tra lâm sàng, thăm hỏi bệnh sử về tình trạng sức khỏe hiện tại, có đang điều trị bệnh lý hay dùng thuốc gì không? Tình trạng nghiến răng đã diễn ra bao lâu với mức độ và tần suất thế nào? Ngoài ra, sẽ có một số câu hỏi về những vấn đề đang gặp phải trong cuộc sống gần đây, có điều gì khiến bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc, căng thẳng hay không?

Chụp X-quang: Kiểm tra nha khoa đối với tình trạng mài mòn do nghiến răng, chụp X- quang đánh giá khớp cắn, cấu trúc xương hàm và răng cũng như thăm khám tình hình răng miệng có bất thường gì không.

Các dụng cụ kiểm tra khác: Thực hiện các kỹ thuật kiểm tra để xác định vị trí nghiến răng, mức độ nghiến răng bằng các dụng cụ như máng máng nhai, BruxChecker (khí cụ màu đánh dấu vị trí nghiến răng)…).

Phân tích điện cơ: Để chẩn đoán các bệnh lý của cơ nhai, bác sĩ có thể chỉ định thêm phương pháp chẩn đoán qua phân tích điện cơ. Phân tích điện cơ (EMG) là một xét nghiệm chẩn đoán sử dụng các điện cực để ghi lại hoạt động điện của cơ. Xét nghiệm này có thể giúp chẩn đoán các bệnh lý của cơ nhai, cũng như các bệnh lý về thần kinh và cơ khác. Phương pháp nghiên cứu này sẽ cho phép bạn đánh giá tình trạng của các cơ khi nghỉ ngơi và khi chuyển động.

Phân tích điện cơ là biện pháp chẩn đoaná tương đối an toàn và không gây đau đớn. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu khi gắn điện cực vào da. Sau khi thực hiện EMG, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ, chẳng hạn như bầm tím hoặc đau nhức tại vị trí gắn điện cực.

Các xét nghiệm và kiểm tra khác có thể được thực hiện như điện não đồ, điện tim, đo nhịp thở… để tìm hiểu chính xác nguyên nhân và có phương án điều trị thích hợp.

Điều trị chứng nghiến răng

Các phác đồ điều trị chứng nghiến răng được cân nhắc áp dụng theo lứa tuổi. Đối với trẻ em dưới 6 – 7 tuổi, hầu như không cần can thiệp y tế. Các bệnh nhi được theo dõi và theo thời gian tình trạng nghiến răng ở trẻ sẽ biến mất mà không cần điều trị.

Đối với chứng nghiến răng ở người lớn, tùy vào mức độ nghiêm trọng của chứng nghiến răng và quan trọng nhất là dựa vào nguyên nhân gây ra hội chứng này để có các liệu pháp điều trị như:

Điều trị nha khoa

Điều chỉnh khớp cắn và chỉnh sửa các khuyết tật về răng. Nha khoa hiện đại cho phép điều chỉnh sai lệch khớp cắn bằng các kỹ thuật can thiệp như niềng răng, nhổ răng, bọc răng sứ và phẫu thuật chỉnh hàm…Với những thiếu sót về răng như mất răng, chúng ta có lựa chọn cấy ghép răng để phục hồi chức năng của răng và ngăn chặn những vấn đề xô lệch hàm.

Dùng thuốc

Để ngăn chặn tình trạng nghiến răng có thể bạn sẽ phải dùng đến các liệu pháp dùng thuốc an thần, hỗ trợ giấc ngủ. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng cung cấp magie, canxi, vitamin B… giúp ổn định hoạt động của hệ thần kinh, giảm thiểu tình trạng co rút cơ hàm khi ngủ.

Đeo máng chống nghiến răng

Đeo máng chống nghiến răng 1

Đeo máng chống nghiến răng rất cần thiết để điều trị các triệu chứng của tật nghiến răng. Máng chống nghiến răng là thiết bị làm bằng nhựa thường được đeo vào ban đêm khi đi ngủ để ngăn cản sự chà xát, xiết chặt giữa hai hàm răng. Từ đó giúp giảm thiểu sự mài mòn, giảm áp lực tác động lên hàm giúp cải thiện tình trạng mỏi cơ hàm, đau khớp thái dương hàm…

Điều trị tâm lý

Với những bệnh nhân bị rối loạn tâm thần dẫn đến chứng ngủ nghiến răng thì giải pháp trị liệu tâm lý là điều cần thiết. Các bác sĩ chuyên khoa tâm lý sẽ có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề về tâm lý của bệnh nhân. Từ đó bệnh nhân có thể tự quản lý cảm xúc, kiểm soát căng thẳng để tránh tình trạng quá tải cảm xúc và căng thẳng dẫn tới nghiến răng.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp ích trong việc thư giãn cơ hàm, vùng khớp thái dương, nhờ đó có thể chữa trị các triệu chứng đau mỏi cơ nhai, nhức đầu, đau quanh tai. Đồng thời các bài tập massage cơ hàm cũng giúp các bó cơ được thả lỏng, giảm thiểu tần suất co thắt gây nghiến răng.

Các hướng dẫn bổ trợ giúp cải thiện tình trạng nghiến răng khi ngủ

Tạo thói quen ngủ khoa học, đúng giờ và môi trường ngủ để có một giấc ngủ ngon, hạn chế tình trạng căng thẳng, mệt mỏi do rối loạn giấc ngủ.

Trước khi đi ngủ nên uống một cốc sữa ấm giúp cơ thể thả lỏng, cơ bắp được thư giãn giảm bớt tần suất nghiến răng trong giấc ngủ.

Tập thể dục nhẹ nhàng với các môn như yoga, thiền định, đi bộ, tập hít thở đúng cách sẽ giúp thư giãn tâm trí, giảm tải căng thẳng.

Không dùng quá nhiều các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá bởi những chất này là độc tối đối với hệ thần kinh, miễn dịch..

Nói chung, hội chứng nghiến răng có thể điều trị khỏi và quá trình chữa trị thường kéo dài, có thể mất tới vài tháng. Qua bài viết có thể thấy chứng nghiến răng tưởng chừng đơn giản và vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật. Chính vì vậy, bạn không nên xem nhẹ và bỏ qua các dấu hiệu nghiển răng khi ngủ và sớm có kế hoạch thăm khám và điều trị để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/ngu-nghien-rang-la-benh-gi-14381/feed/ 0
Chữa nghiến răng bằng đậu đen – có tin được không? https://nhakhoathuyduc.com.vn/chua-nghien-rang-bang-dau-den-14323/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/chua-nghien-rang-bang-dau-den-14323/#respond Sun, 28 Apr 2024 04:14:12 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=14323 Nghiến răng(tiếng Anh: Bruxism) là một chứng bệnh âm thầm, bởi nó diễn ra chủ yếu vào ban đêm, khi người bệnh không hề hay biết.

Nhiều người chỉ phát hiện ra mình bị nghiến răng khi được người thân hoặc bạn bè báo cho biết, hoặc khi nhận thấy những hậu quả tiêu cực của bệnh như men răng sờn mòn, ê buốt răng, mỏi cơ hàm mặt, đau nhức thái dương,… Chính vì thế, việc tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả là điều vô cùng cần thiết.

Chữa nghiến răng bằng đậu đen - có tin được không? 1

Đối với một số người, khi bệnh chưa nghiêm trọng đến mức nghĩ rằng phải tới bệnh viện thì họ thường tìm những cách dân gian, mẹo vặt với hi vọng có thể chữa được bệnh mà không cần tốn nhiều công sức và chi phí. Ăn đậu đen là một trong những cách chữa nghiến răng được truyền miệng lâu nay. Vậy, trong bài viết dưới đây hãy cùng nha khoa Thúy Đức giải mã hiệu quả thực sự của cách làm này nhé.

Dân gian chữa nghiến răng bằng đỗ đen như thế nào?

Theo như những thông tin mà nha khoa Thúy Đức tổng hợp được ở nhiều nguồn khác nhau trên Google, chúng tôi tìm thấy một số cách chữa nghiến răng với đỗ đen như sau:

Hầm nhừ đỗ đen

Nguyên liệu:

  • 200g đỗ đen xanh lòng
  • 1 lít nước
  • 100g đường phèn (tùy khẩu vị)
  • 1 ít muối

Thực hiện:

  • Rửa sạch đỗ đen, loại bỏ hạt lép, hỏng (những hạt nổi lên trên khi ngâm nước). Ngâm đỗ đen trong nước ít nhất 4 tiếng, hoặc qua đêm để đỗ mềm.
  • Cho đỗ đen đã ngâm vào nồi, đổ nước ngập 2-3cm.
  • Đun sôi nồi đỗ đen với lửa lớn, sau đó hạ nhỏ lửa và hầm trong 45-60 phút, hoặc cho đến khi đỗ đen mềm nhừ.
  • Nêm thêm muối và đường phèn vào nồi đỗ đen, khuấy đều cho tan.
  • Tiếp tục hầm thêm 10-15 phút cho đường phèn thấm vào đỗ đen.
  • Tắt bếp và múc chè đỗ đen ra chén, có thể ăn nóng hoặc lạnh.

Mẹo:

  • Để đỗ đen nhanh mềm, bạn có thể cho thêm 1 ít baking soda vào nồi nước ngâm đỗ đen.
  • Bạn có thể thay thế đường phèn bằng đường trắng hoặc mật ong.
  • Có thể thêm gừng, lá dứa hoặc vani vào nồi chè đỗ đen để tăng hương vị.

Nấu cháo đỗ đen

Nấu cháo đỗ đen 1

Nguyên liệu:

  • 100g đỗ đen xanh lòng
  • 50g gạo nếp
  • 500ml nước
  • 50g đường
  • 1 ít muối

Thực hiện:

  • Rửa sạch đỗ đen, loại bỏ hạt lép, hỏng. Ngâm đỗ đen trong nước ít nhất 2 tiếng.
  • Vo sạch gạo nếp.
  • Cho đỗ đen đã ngâm vào nồi, đổ nước ngập 2-3cm.
  • Đun sôi nồi đỗ đen với lửa lớn, sau đó hạ nhỏ lửa và hầm trong 30-40 phút, hoặc cho đến khi đỗ đen mềm nhừ.
  • Cho gạo nếp vào nồi đỗ đen, khuấy đều.
  • Nêm thêm muối và đường vào nồi cháo, khuấy đều.
  • Tiếp tục nấu cháo với lửa nhỏ cho đến khi gạo nếp chín mềm, cháo sánh mịn.
  • Tắt bếp và múc cháo ra chén, ăn nóng.

Mẹo:

  • Có thể thêm bí đỏ, khoai lang hoặc thịt bằm vào cháo đỗ đen để tăng dinh dưỡng

Uống bột đỗ đen

Uống bột đỗ đen 1

Nguyên liệu:

  • 50g bột đỗ đen rang xay
  • 250ml nước nóng
  • 50g sữa đặc hoặc đường (tùy khẩu vị)
  • 1 ít đá (tùy thích)

Thực hiện:

  • Pha bột đỗ đen: Cho bột đỗ đen rang xay vào ly.
  • Đổ nước nóng vào ly, khuấy đều cho bột tan hoàn toàn.
  • Thêm đường vào ly, khuấy đều cho đến khi đạt được độ ngọt mong muốn.
  • Cho thêm đá vào ly nếu muốn uống lạnh.

Điều trị nghiến răng bằng đỗ đen có hiệu quả không, có nên áp dụng?

Đỗ đen là thực phẩm tốt cho sức khỏe, có chứa magie, một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc thư giãn cơ bắp, bao gồm cả cơ hàm. Do đó, ăn đỗ đen có thể hỗ trợ giảm tình trạng nghiến răng do căng thẳng cơ hàm.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng:

  • Hiệu quả của đỗ đen chỉ mang tính chất hỗ trợ, không thể thay thế cho các phương pháp điều trị y khoa.
  • Đỗ đen có thể được xem như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng không nên phụ thuộc hoàn toàn vào nó để điều trị nghiến răng, lạm dụng có thể dẫn tới tình trạng đầy bụng khó tiêu.
  • Không nên kỳ vọng quá nhiều vào hiệu quả của các phương pháp dân gian.

Những đối tượng không nên áp dụng:

  • Người mắc bệnh thận: Đỗ đen có thể làm tăng lượng kali trong máu, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh thận.
  • Người mắc bệnh tiêu chảy: Đỗ đen có tính hàn, có thể làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy.
  • Người có cơ địa hàn lạnh: Nên hạn chế ăn đỗ đen vì có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy.

Hiểu nguyên nhân để có biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà đúng cách

Hiểu nguyên nhân để có biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà đúng cách 1

Trong quá trình hình thành khớp cắn, chứng nghiến răng xảy ra ở khoảng 50% trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh ở người lớn là 5–10%.

Để hỗ trợ điều trị nghiến răng tại nhà một cách hiệu quả, việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nghiến răng, hay còn gọi là bruxism, có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả lý do vật lý lẫn tâm lý.

  • Căng thẳng, mệt mỏi thần kinh, trạng thái cảm xúc, kèm theo co cơ không tự chủ và nghiến răng.
  • Rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, gây rối loạn vận động và thần kinh. Chứng nghiến răng thường xảy ra khi dây thần kinh sinh ba bị tổn thương.
  • Vấn đề nha khoa. Nghiến răng vào ban đêm có thể do sai khớp cắn, cấu trúc răng bất thường, viêm khớp khớp thái dương hàm. Vấn đề xảy ra với răng giả hoặc niềng răng được lắp kém.
  • Ở trẻ em, chứng nghiến răng có thể do chấn thương khi sinh hoặc sinh nở khó khăn. Ở người lớn, bệnh thường phát triển trên nền bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
  • Bệnh Parkinson, chứng múa giật Huntington.
  • Nghiến răng sinh lý trong giai đoạn mọc răng và thay răng.
  • Các yếu tố kích thích là chấn thương sọ não gần đây, nghiện rượu, hút thuốc, lạm dụng thuốc chống trầm cảm và thuốc ngủ.

Từ đây, chúng ta thấy rằng có những nguyên nhân gây nghiến răng chúng ta không thể can thiệp tại nhà nhưng cũng có những nguyên nhân có thể kiểm soát ở mức độ nhất định bằng cách thay đổi lối sống của mình.

Vậy, dưới đây là một số lời khuyên của nha khoa Thúy Đức về biện pháp hỗ trợ tại nhà mà bạn có thể thực hiện để cải thiện tình trạng nghiến răng:

  • Giảm căng thẳng: Thực hiện các hoạt động giúp thư giãn như nghe nhạc, tập yoga, hoặc thiền. Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi để giảm stress.
  • Tránh chất kích thích vào buổi tối: Hạn chế caffeine và rượu vì chúng có thể làm tăng tình trạng nghiến răng
  • Sử dụng miếng chắn cắn: Một miếng chắn cắn có thể giúp giảm việc nghiến răng vào ban đêm và bảo vệ răng
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc hay uống rượu.
  • Nếu đang sử dụng thuốc điều trị một bệnh nào đó hãy thông báo với bác sĩ về tác dụng phụ nghiến răng mà bạn gặp phải để bác sĩ có thể cân nhắc điều chỉnh liều hoặc thay đổi đơn thuốc phù hợp.

Nếu nghiến răng của bạn gây ra hậu quả nghiêm trọng như đau răng, đau hàm, hoặc tổn thương răng, bạn nên tìm kiếm sự can thiệp y khoa. Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc nha sĩ của bạn để xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Điều quan trọng là không nên trì hoãn việc điều trị, vì nghiến răng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe răng miệng lâu dài nếu không được điều trị đúng cách.

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/chua-nghien-rang-bang-dau-den-14323/feed/ 0