Răng hô là một trong những dạng sai khớp cắn phổ biến, gây ảnh hưởng không chỉ tới thẩm mỹ khuôn mặt mà còn tới sức khỏe ăn nhai. Ngày nay với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, các kỹ thuật chỉnh nha hiện đại có thể can thiệp điều trị răng hô hiệu quả bằng rất nhiều các phương pháp khác nhau trong đó niềng răng hô là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay.
Mục lục
1. Răng hô là gì, các biểu hiện của răng hô
Răng hô hay còn có tên gọi khác là răng vẩu, đây là một trong những dạng sai khớp cắn loại 1 phổ biến nhất, trong đó có sự sai lệch, mất tương quan giữa hai hàm răng trên và hàm răng dưới.
Các biểu hiện của răng hô:
- Hô cả hai hàm
- Hàm trên nhô ra trước, hàm dưới bình thường
- Hàm trên bình thường, hàm dưới lùi so với hàm trên
- Kết hợp của các trường hợp trên
2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng hô răng
Tình trạng răng bị hô do 2 nguyên nhân chính dưới đây:
Nguyên nhân di truyền (nguyên phát)
Hầu hết những người bị hô răng đều từng có người thân như ông bà hay bố mẹ đã gặp phải tình trạng tương tự. Lúc mới sinh trẻ sẽ có sự sai biệt tự nhiên giữa xương hàm trên và xương hàm dưới. Khi lớn lên, xương hàm dưới tăng trưởng với cường độ cao sẽ làm xóa đi sự sai biệt này. Tuy nhiên, trong trường hợp xương hàm trên phát triển quá mức hoặc xương hàm dưới kém phát triển sẽ làm sai lệch khớp cắn gây ra tình trạng hô răng.
Hô răng do di truyền sẽ khó có thể điều trị được khi còn nhỏ vì hiệu quả không cao và dễ tái phát lại, độ tuổi tốt nhất để điều trị hô cho trẻ là từ 9 – 14 tuổi.
Nguyên nhân thứ phát
Nguyên nhân thứ phát gây ra tình trạng hô là do từ khi còn nhỏ trẻ hay có những thói quen xấu như đẩy lưỡi, mút tay, ngậm núm vú giả quá lâu làm ảnh hưởng tới sự phát triển của xương và răng sau này.
Hô do thứ phát có thể điều trị nhanh bằng cách can thiệp loại bỏ các thói quen xấu giúp cho răng có thể phát triển bình thường.
3. Nhận biết răng hô như thế nào?
Thông thường chỉ cần dựa vào mắt thường, sử dụng gương cũng như chụp ảnh là bạn có thể nhận thấy được những vấn đề cơ bản về tình trạng răng của mình.
Khi quan sát góc mặt nghiêng từ bên ngoài
Một trong những biểu hiện dễ quan sát nhất của răng hô là bạn sẽ thấy góc mặt nghiêng của mình ở phần môi bị nhô ra ngoài. Góc độ nhô sẽ được xác định bởi đường thẳng nối từ điểm trước nhất của trán tới điểm ngay dưới chân mũi đến điểm trước nhất của cằm.
Bên cạnh đó bạn có thể nhận biết độ nhô của khuôn miệng qua đường thẩm mỹ S và đường thẩm mỹ E.
- Đường thẩm mỹ S là đường tính từ điểm giữa cánh mũi đến điểm nhô ra nhiều nhất của cằm. Đường thẩm mỹ S lý tưởng nhất là cả môi trên và môi dưới đều chạm đường S này. Đối với trường hợp răng bị hô thì môi trên và môi dưới nằm trước đường này nên khi nhìn nghiêng nét mặt sẽ bị nhô ra ngoài.
- Đường thẩm mỹ E là đường tính từ đỉnh mũi đến điểm trước nhất của cằm. Thông thường môi trên sẽ nằm sau đường này khoảng 4mm, môi dưới nằm sau khoảng 2mm. Tuy nhiên đối với người Việt Nam, môi dưới sẽ nằm trước đường E 1mm .
Xem xét răng bên trong
Mặc dù răng hàm trên ở ngoài răng hàm dưới tuy nhiên bạn hãy thử tự cảm nhận xem rìa cắn răng cửa hàm dưới có chạm được vào khoảng 1/3 mặt trong của thân răng cửa hàm trên hay không (tính từ rìa cắn cho tới viền nướu răng cửa hàm trên), nếu như chạm vào thấy cao hơn hoặc chạm hẳn vào nướu mặt trong của răng cửa hàm trên thì chứng tỏ răng bị hô.
Xem xét xem bạn bị hô xương hàm hay hô răng
Sau khi đã xác định được mình bị hô hay không thì bạn sẽ cần phải biết là mình hô răng hay hô hàm. Bạn có thể sử dụng một chiếc gương có thể nhìn thấy được toàn bộ răng và vùng nướu phủ lên chân răng hàm trên và hàm dưới.
Nếu bạn bị hô hàm:
- Răng mọc thẳng với xương hàm, nướu phủ lên chân răng bị gồ ra ngoài
- Nếu như răng mọc đều đặn trên hàm nhưng khi chụp ảnh nghiêng thấy khuôn miệng nhô ra trước so với mũi và trán thì đây là tình trạng bị hô do xương hàm
- Khi cười nướu bị lộ nhiều
Nếu bạn bị hô răng: Nướu phủ chân răng không bị gồ ra, răng mọc vểnh ra ngoài, không song song với phương thẳng đứng.
Tuy nhiên các phương pháp này chỉ là nhận biết bằng mắt thường, chỉ cho bạn những phán đoán tương đối chứ không hoàn toàn chính xác. Để biết được tình trạng răng thực tế của mình bạn sẽ cần tới gặp trực tiếp bác sĩ, thực hiện chụp phim X – quang cũng như sử dụng công nghệ để đánh giá chuyên sâu, đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
4. Các phương pháp điều trị răng hô
Phương pháp điều trị răng hô còn phù thuộc vào từng trường hợp răng, nguyên nhân gây răng hô cũng như mong muốn về kết quả chỉnh nha của mỗi người. Thông thường có hai giải pháp chính được đưa ra để điều trị răng hô là Niềng răng và phẫu thuật hàm kết hợp với niềng răng, bên cạnh đó có một vài trường hợp mức độ răng bị hô nhẹ, bệnh nhân không có thời gian,… sẽ được chỉ định làm răng sứ để điều trị răng hô.
Hiện nay niềng răng là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất để điều trị răng hô bởi nó không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ một cách tốt nhất mà còn bảo tồn mô răng một cách hiệu quả nhất. Đối với niềng răng hô lại có rất nhiều phương pháp niềng hiệu quả để bạn lựa chọn.
Niềng răng hô bằng mắc cài kim loại
Đây là phương pháp niềng răng truyền thống sử dụng dây cung và mắc cài bằng kim loại gắn trên thân răng, tác dụng lực lên thân răng để kéo răng hô về đúng lại vị trí trên cung hàm. Mắc cài được làm từ chất liệu kim loại sẽ đảm bảo được độ cứng giúp cho răng có thể di chuyển nhanh chóng và hiệu quả nhất, rút ngắn thời gian đeo mắc cài cho người niềng răng.
Niềng răng bằng mắc cài kim loại có hai loại là mắc cài kim loại truyền thống và mắc cài kim loại tự động. So với mắc cài kim loại truyền thống thì mắc cài kim loại tự động hoạt động theo cơ chế tự động, hạn chế cảm giác đau đớn, dễ dàng vệ sinh và đạt hiệu quả nhanh hơn.
Niềng răng hô bằng mắc cài sứ
Cũng giống như niềng răng hô bằng mắc cài kim loại, niềng răng hô bằng mắc cài sứ cũng sử dụng dây cung và mắc cài gắn trên răng để dàn đều răng, đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Điểm khác biệt ở đây là mắc cài sứ có màu trùng với màu răng vì thế có tính thẩm mỹ cao hơn so với mắc cài kim loại.
Mắc cài sứ cũng có hai loại là mắc cài sứ truyền thống và mắc cài sứ tự động. So với mắc cài sứ truyền thống, mắc cài sứ tự động 100% trong suốt đảm bảo tính thẩm mỹ tối đa cho khách hàng. Không chỉ vậy mắc cài sứ tự động được thiết kế với những tính năng ưu việt giúp việc thay dây nhanh chóng dễ dàng hơn, vệ sinh nhanh và sạch hơn.
Xem chi tiết: Ưu – nhược điểm và chi phí niềng răng mắc cài kim loại, sứ, pha lê
Niềng răng hô bằng khay niềng trong suốt Invisalign
Niềng răng trong suốt Invisalign là phương pháp niềng răng hiện đại nhất hiện nay, không sử dụng mắc cài mà sử dụng các khay niềng trong suốt được thiết kế riêng biệt và duy nhất cho từng khách hàng. Các khay niềng này có thể dễ dàng tháo lắp, thoải mái khi đeo và gần như vô hình. Chính vì vậy đây là phương pháp không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ tuyệt đối mà còn mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Mỗi một phương pháp niềng răng hô lại có ưu và nhược điểm riêng. Để biết được phương pháp niềng răng hô nào phù hợp nhất với tình trạng răng của bản thân, bạn cần phải tới nha khoa để được các bác sĩ có chuyên môn trực tiếp thăm khám và tư vấn phương pháp chỉnh nha phù hợp nhất.
5. Lưu ý bạn cần biết trước khi đi niềng răng hô
Độ tuổi khi đi chỉnh nha
Nhắc tới việc niềng răng chỉnh nha có nhiều người vẫn luôn nghĩ rằng kỹ thuật này chỉ dành cho trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên. Điều này không sai, bởi đó là lứa tuổi phù hợp nhất để bắt đầu chỉnh nha và được hưởng nhiều lợi nhất của quá trình chỉnh nha đó là có một khớp cắn tốt và một nụ cười đều đẹp.
Tuy nhiên trên thực tế ngày càng có nhiều bệnh nhân trưởng thành tới gặp bác sĩ để thực hiện chỉnh nha. Do trước đó họ không đủ điều kiện tài chính hoặc tới bây giờ mới nhận thức được tầm quan trọng của việc chỉnh nha, muốn răng đẹp hơn để có người yêu,… Chính vì vậy không bao giờ là muộn để có được một hàm răng đều đẹp.
Tìm hiểu thêm: Răng bị hô hàm trên có niềng được không?
Việc chỉnh nha không quan trọng tới độ tuổi mà quan trọng nhất là sức khỏe răng miệng hay động lực, sự quyết tâm từ phía bệnh nhân. Do đó dù bạn đang U20, U30, hay thậm chí U40 thì hãy cứ đi chỉnh nha nếu răng có vấn đề và bạn đủ quyết tâm để thực hiện.
Bác sĩ chỉnh nha khác với bác sĩ Nha khoa
Hầu hết các bệnh nhân chỉnh nha tại phòng khám Nha khoa Thúy Đức đều không phân biệt được rõ ràng bác sĩ chỉnh nha và bác sĩ nha khoa là khác nhau. Họ vẫn nhầm tưởng hai khai niệm này là một. Điều này là sai vì không phải bác sĩ nha khoa nào cũng là bác sĩ chỉnh nha.
Theo bác sĩ của Nha khoa Thúy Đức cho biết, bác sĩ nha khoa là bác sĩ thực hiện các chuyên môn tổng quát về nha khoa như trám răng, bọc răng sứ, lấy tủy, trồng răng, chữa sâu răng,… Còn bác sĩ chỉnh nha sẽ học chuyên sâu và có các kiến thức, kỹ năng riêng về chỉnh nha, giúp bảo vệ hàm răng của bệnh nhân một cách toàn vẹn, an toàn trong suốt quá trình chỉnh nha và có kết quả tốt nhất.
Vì vậy trước khi chỉnh nha, bạn cần tìm đúng bác sĩ chỉnh nha có chuyên môn để thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất đối với bạn.
Thời gian chỉnh nha mất bao lâu?
Để việc di chuyển răng an toàn tuyệt đối và đạt được kết quả thẩm mỹ tối đa cần phải có thời gian. Trung bình thời gian cho một ca chỉnh nha là 2 năm tùy theo mức độ phức tạp của răng. Nhiều người sẽ cho rằng thời gian này quá lâu, tuy nhiên ông cha ta đã có câu “muốn nhanh thì phải từ từ”, không nên quá vội vàng nếu không sẽ làm phản tác dụng.
Chỉnh nha có đau không?
Trong thời gian 1 tuần đầu tiên sau khi gắn mắc cài, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, không chỉ bởi sự xuất hiện của mắc cài trên răng mà còn bởi dây cung hay mắc cài đôi khi sẽ cọ vào má, nướu làm xây xát. Tuy nhiên sau khi làm quen thì cảm giác khó chịu này sẽ dần biến mất.
Ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển, hệ thống mắc cài tự buộc và những sợi dây kiểm soát lực hiệu quả càng ngày càng có ít người than phiền về cảm giác đau khi chỉnh nha.
Chỉnh nha có cần phải nhổ răng không?
Nhổ răng khi chỉnh nha là một chỉ định thường gặp đối với các bệnh nhân trưởng thành khi đi chỉnh nha, việc nhổ răng đúng chỉ định và kỹ thuật sẽ không gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Các bác sĩ chỉnh nha sẽ chỉ định việc nhổ răng trong các trường hợp răng bị khấp khểnh nhiều, răng hô, răng móm nặng.
FACE là viết tắt của Functional and Cosmetic Excellence là phương pháp Niềng răng giúp tối ưu chức năng của hàm nhai và đạt được nụ cười thẩm mỹ hoàn hảo. Ban đầu F.A.C.E là một chương trình đào tạo sau đại học được giảng dạy tại Mỹ và Châu Âu dành riêng cho các bác sĩ chỉnh nha. Sau này trở thành tên gọi cho một kỹ thuật niềng răng chuyên sâu có thể thực hiện được các ca niềng răng khó mà không phải nhổ răng hoặc hạn chế tối đa việc nhổ răng.
Kết hợp với việc sử dụng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tiên tiến bao gồm chụp kết cấu xương 3 chiều CBCT, quét khớp cắn răng 3D để đưa ra các chẩn đoán kỹ lưỡng, F.A.C.E đã giúp cho bác sĩ có thể lựa chọn phương án điều trị phù hợp nhất để xử lý tất cả những vấn đề về thẩm mỹ và khớp cắn của bệnh nhân khi niềng răng giúp cho hàm răng của bệnh nhân không chỉ ăn nhai tốt mà còn giúp cho gương mặt trở nên đẹp hơn sau điều trị.
Đặc biệt hơn, phương pháp này giúp ba mẹ yên tâm tuyệt đối khi đưa con đi niềng răng, bởi có bố mẹ nào không xót xa khi thấy con phải nhổ răng để niềng răng.
Khám phá: Loạt ảnh thay đổi bất ngờ trước và sau khi niềng răng hô
Qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ thế nào là răng hô cũng như các phương pháp niềng răng hô phổ biến hiện nay, cần lưu ý điều gì trước khi niềng răng. Điều quan trọng nhất là chọn được bác sĩ niềng răng có tay nghề cao và kiến thức chuyên môn đúng chuyên ngành chỉnh nha thì mới đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tốt nhất.
Chúc bạn sớm có được hàm răng như ý muốn nhé!
Minh Khôi đã bình luận
Chào bác sĩ, em đang niềng răng hô ạ, vậy cho em hỏi trong quá trình niềng thì đặt lưỡi như thế nào để không ảnh hưởng tới quá trình niềng răng và sau khi kết thúc quá trình niềng thì có thể tập mewing đc k ạ
Nha khoa Thúy Đức đã bình luận
Chào anh! Với câu hỏi này anh vui lòng liên hệ đến hotline 093 186 3366 hoặc 096 361 4566 để được tư vấn chi tiết nhé!