Có thể bạn đã từng bị áp xe răng với cơn đau nhức khó chịu nhưng lại không biết nguyên nhân xuất phát từ đâu và làm sao để điều trị tận gốc. Vậy thì cùng đi tìm câu trả lời xem áp xe răng là gì? Cách chữa áp xe răng tại nhà đơn giản nhất nhé.
Mục lục
1. Áp xe răng là gì? Có những loại nào?
Áp xe răng hiểu đơn giản là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở chân răng. Khi mô nướu của bạn bị tổn thương, viêm nhiễm, vi khuẩn có xu hướng len lỏi và phát triển ở bên trong. Lúc này, cơ thể nhận biết, chống lại chúng bằng cách sản sinh ra bạch cầu. Sau đó, dưới chân răng sẽ xuất hiện dịch mủ chính là xác của bạch cầu, vi khuẩn hòa chung với dịch cơ thể. Phần mủ không thể thoát ra ngoài tạo thành các ổ áp xe ở gốc xương răng. Thời gian hình thành áp xe có thể rất nhanh chỉ trong một hoặc hai ngày khi nướu có dấu hiệu viêm sưng. Không chỉ người lớn mà thậm chí trẻ em cũng dễ gặp phải tình trạng này.
Áp xe răng nhìn bên ngoài tưởng đơn giản nhưng chúng nguy hiểm hơn bạn nghĩ. Không chỉ làm bệnh nhân khó chịu, đau nhức, sưng tấy, áp xe răng dễ gây biến chứng khác cho khoang miệng cũng như cho cơ thể.
Tùy vào từng nguồn gốc gây bệnh, áp xe răng được chia thành 2 trường hợp chính:
– Áp xe quanh chân răng có ổ
Áp xe quanh chân răng có ổ là tình trạng hoại tử tủy và răng do răng bị sâu nặng, tích tụ lâu ngày và không được điều trị nên hình thành áp xe. Nó có thể lan răng, gây tổn thương đến cả xương răng, vỏ, màng xương răng. Lâu dần không chú ý sẽ xuất hiện túi mủ làm cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng nghiêm trọng.
– Áp xe nha chu
Áp xe nha chu là do các vi khuẩn đặc biệt phá hủy những mô nha chu. Chúng ẩn sâu trong vụn thức ăn, mảng bám và gây ra ổ viêm nhiễm, hình thành nên các túi nha chu.
2. Các triệu chứng của áp xe răng điển hình
Triệu chứng của áp xe răng điển hình
Nhiều người thắc mắc không biết triệu chứng của áp xe răng điển hình là như thế nào. Thực ra, những biểu hiện này cũng rất dễ nhận biết.
– Dấu hiệu đặc trưng: bị sưng mặt nghiêm trọng, vùng khởi phát ở xung quanh răng bị nhiễm trùng. Sau đó sẽ dần lan ra khắp hàm mặt. Thậm chí có người bị đau cả cổ.
– Bệnh nhân cảm thấy chóng mặt, ớn lạnh, sốt, đổ mồ hơi, cơ thể nóng bừng. Sốt được coi là biểu hiện của cơ thể phản ứng lại khi hệ miễn dịch đang cố gắng chống lại vi khuẩn gây bệnh.
– Vị trí nhiễm trùng, áp xe răng chính là nơi đau nhiều nhất, có thể xuất hiện tình trạng bị chảy mủ đặc lẫn máu. Nếu triệu chứng càng nặng thì ổ áp xe răng đang phát triển càng lớn, ảnh hưởng đến dây thần kinh và mô xung quanh.
Hậu quả của áp xe răng khi không điều trị sớm
– Viêm mô lan tỏa
Khi viêm mô tế bào lan tỏa tới vòm miệng, sàn miệng gây sưng đau và ảnh hưởng sự hoạt động của cơ quan này. Trường hợp nặng dễ gây nghẽn đường hô hấp, khó thở.
– Áp xe ngoài mặt
Người bệnh bị viêm tấy lan đến cả sàn miệng, hố thái dương. Bên cạnh những cơn đau tăng lên thì tình trạng bệnh còn đe dọa đến sức khỏe, sinh hoạt của bệnh nhân.
– Nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc
Tình trạng này xảy ra khi nhiễm trùng đi theo đường máu lan đến tim, não và các bộ phận khác. Nhiễm trùng huyết có thể gây tử vong với những triệu chứng cấp tính của nó.
3. Nguyên nhân gây tình trạng áp xe răng là gì?
Áp xe răng có thể xảy ra thường xuyên vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn phải hiểu rõ mọi thứ thì mới dễ điều trị tận gốc.
– Do bị sâu răng, viêm nha chu hay các bệnh lý suy giảm miễn dịch như tim mạch, đái tháo đường,… Từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng gây áp xe răng.
– Do vệ sinh cũng như chăm sóc răng miệng không đúng cách, không loại bỏ triệt để mảng thức ăn còn bám lại trên kẽ răng. Nhờ đó vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công.
– Do gặp phải chấn thương hoặc tai nạn làm cho răng bị sứt mẻ, men răng vỡ làm lộ rõ tủy bên trong.
4. Cách chữa áp xe răng tại nhà
Trước tiên, khi thấy có những dấu hiệu bị đau, sưng, bạn xử lý chúng tại nhà trước bằng những cách đơn giản dưới đây.
Sử dụng nước muối sinh lý
- Bạn dùng nước muối sinh lý hoặc muối hạt pha với khoảng 100ml nước ấm cũng được. Sau đó súc miệng nhiều lần hoặc có thể ngậm trong miệng từ 1- 2 phút giúp làm sạch mảng bám, loại bỏ vi khuẩn.
- Tiếp đến, bạn súc lại bằng nước sạch là được.
Sử dụng đá lạnh
Đá lạnh cũng là biện pháp có thể giảm sưng đau rất đơn giản và hiệu quả. Các bước thực hiện cụ thể như sau:
- Trước tiên, bạn cho một vài viên đá vào khăn mỏng sạch hoặc túi nilon. Sau đó chườm quanh vị trí bị sưng đau. Để khoảng 5- 10 phút cho đến khi cảm thấy đỡ hơn.
- Bạn nghỉ khoảng vài phút rồi lại tiếp tục chườm đá.
Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu cảm thấy cơn đau khó kiểm soát, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen, Acetaminophen,… theo đúng liều lượng ghi trên bao bì. Sau đó thì đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
5. Cách chữa áp xe răng tận gốc
Để đưa ra biện pháp điều trị áp xe răng hiệu quả nhất, trước tiên bác sĩ sẽ thăm khám cho bệnh nhân một cách cẩn thận. Sau khi đã nắm rõ tình trạng mới đưa ra phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, nguyên tắc điều trị vẫn là loại bỏ ổ mủ, kiểm soát triệu chứng, điều trị nguyên nhân và bảo tồn răng.
Điều trị áp xe răng cấp tính
Trong trường hợp cấp tính, bác sĩ cần loại bỏ ổ mủ gây ảnh hưởng đến các mô xung quanh.
- Bước 1: Bác sĩ vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho người bệnh.
- Bước 2: Sau đó, bác sĩ thực hiện thủ thuật rạch mở niêm mạc để hút bỏ dịch, loại bỏ toàn bộ vi khuẩn bên trong.
- Bước 3: Tiếp đến, bác sĩ làm sạch vết thương và kê một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm nhằm hạn chế nhiễm trùng tái phát.
Điều trị áp xe răng tận gốc
Tùy theo mức độ nhiễm trùng áp xe răng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn có nên bảo tồn răng bằng cách chữa viêm tủy. Với phương pháp này, toàn bộ mạch máu, dây thần kinh bị hư hại sẽ được loại bỏ hết. Tiếp đến, bác sĩ lấp lại lỗ hỏng, gắp mảnh răng vỡ, lấy vôi răng, trám răng hoặc bọc răng để tránh những hậu quả về sau.
Còn trường hợp vi khuẩn đã tấn công gây viêm nhiễm tủy răng và không thể điều trị bảo tồn được thì biện pháp hiệu quả ngay lúc này là nhổ răng, làm sạch mủ và giảm đau nhanh chóng.
6. Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi điều trị áp xe răng
Để có thể ngăn chặn áp xe răng tái phát, bạn cần hình thành và duy trì thói quen chăm sóc răng miệng khoa học.
– Chọn bàn chải có đầu nhỏ, lông mềm mại. Ngoài ra nhớ thay thế bàn chải sau 2- 3 tháng sử dụng.
– Bạn đánh răng ngày 2- 3 lần sau bữa ăn. Chú ý chải cẩn thận cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng.
– Nên dùng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước và nước súc miệng giúp loại bỏ sạch sẽ mảng bám.
– Bạn nhớ ăn uống đủ chất, đồng thời bổ sung thêm rau củ quả tươi xanh, nhiều vitamin, khoáng chất cho sự phát triển của răng.
– Bạn hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, chất kích thích như bánh ngọt, café, rượu bia. Cũng không dùng đồ quá nóng hay quá lạnh.
– Hãy dành chút thời gian kiểm tra răng định kỳ để có thể phát hiện sớm và đưa ra biện pháp khắc phục các vấn đề liên quan đến răng miệng.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ