Chế độ ăn uống không đảm bảo, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin C, K,… là một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng. Để cải thiện sức khỏe răng miệng, bạn tìm hiểu bị chảy máu chân răng nên ăn gì, kiêng gì chuẩn khoa học dưới đây nhé.
Mục lục
1/ Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Có rất nhiều nguyên nhân bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài tác động dẫn tới bạn bị chảy máu chân răng.
– Viêm lợi
Viêm lợi là tình trạng răng miệng phổ biến hiện nay do sự tích tụ của mảng bám ở đường viền nướu. Để lâu mà không làm sạch, nướu của bạn dễ bị kích ứng, đỏ, sưng lên và gây chảy máu chân răng.
– Viêm nha chu
Tình trạng nặng hơn của viêm nướu là viêm nha chu. Khi đó các mô nướu bị tổn thương, cấu trúc xương nâng đỡ chân răng cũng dần bị phá hủy gây chảy máu, nhiễm trùng, răng lung lay thậm chí là mất răng. Ngoài ra, viêm nha chu còn dẫn đến các vấn đề khác như hôi miệng, có vị khó chịu trong miệng, thay đổi khớp cắn, nướu đỏ, sưng.
– Áp xe răng
Áp xe răng là một túi mủ nhỏ do vi khuẩn gây ra và có thể xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau. Ví dụ như áp xe quanh chóp thường xuất hiện ở đầu chân răng, áp xe nha chu ở nướu và mô ở quanh răng. Bạn sẽ thấy chân răng bị chảy máu, đau nhức, sốt cao, sưng vùng mặt.
– Ung thư khoang miệng
Ung thư khoang miệng có biểu hiện khá giống với bệnh về lợi như chảy máu chân răng, hôi miệng, nướu răng bị sưng,… Nếu không phát hiện sớm, khối u sẽ hình thành và chèn ép lên các cơ quan lân cận, ảnh hưởng đến mạch máu, nướu.
– Bệnh tiểu đường
Khi bị tiểu đường, hàm lượng đường trong nước bọt quanh răng và dưới nướu cũng tăng cao. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại, mảng bám phát triển, dẫn tới các bệnh răng miệng bao gồm chảy máu chân răng. Theo nghiên cứu, người kiểm soát tốt bệnh tiểu đường ít có khả năng mắc bệnh nướu răng hơn những người không kiểm soát tốt bệnh.
– Ung thư máu
Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư máu. Triệu chứng này sẽ đi kèm với bầm tím nướu, lưỡi, xuất hiện vết loét trong khoang miệng, sưng nướu,…
– Giảm tiểu cầu
Giảm tiểu cầu tự phát là dạng rối loạn máu làm cho số lượng tiểu cầu giảm bất thường. Từ đó dẫn tới nướu bị bầm tím, chảy máu chân răng.
– Bệnh Hemophilia hoặc von Willebrand
Bệnh Hemophilia hoặc von Willebrand có thể gây chảy máu chân răng, chảy máu do vết cắt, vết xước,… Lúc này, máu của bạn không thể đông lại như bình thường nên tăng khả năng chảy máu nướu.
– Thiếu vitamin C
Vitamin C hỗ trợ quá trình phát triển, sửa chữa các mô, làm lành vết thương, củng cố xương và răng. Nếu thiếu chất này, bạn cũng dễ bị sưng hoặc chảy máu nướu răng.
– Thiếu vitamin K
Vitamin K là thành phần giúp đông máu nhanh. Khi cơ thể bạn không đủ chất, chân răng bị chảy máu sẽ nhiều và khó đông hơn. Nguyên nhân thiếu vitamin K xuất phát từ chế độ dinh dưỡng chưa đảm bảo hoặc cơ thể không hấp thụ tốt.
– Đánh răng không đúng cách
Nhiều người đến giờ vẫn nghĩ đánh răng mạnh sẽ giúp làm sạch răng tốt hơn. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm khi mà nướu là các mô mỏng. Bạn tác động lực càng mạnh thì càng khiến nướu bị tổn thương và chảy máu nhiều.
– Dùng chỉ nha khoa sai cách
Chỉ nha khoa có công dụng loại bỏ mảng bám ở những nơi mà bàn chải đánh răng không thể làm sạch. Nhưng nếu bạn không biết cách sử dụng cũng rất dễ gây ra tình trạng bị chảy máu chân răng, sưng nướu, lợi.
– Do hóa trị ung thư
Hóa trị ung thư cũng dễ gây ra các tác dụng phụ khó chịu cho răng miệng như chảy máu chân răng, nướu sưng, đau. Nếu nặng hơn có thể là bị viêm miệng, vết lở miệng hoặc vết loét trên nướu.
– Do thay đổi nội tiết tố
Như bạn đã biết, nội tiết tố của phụ nữ thường thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau. Trong đó nổi bật nhất là thời điểm dậy thì, kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh. Sự gia tăng nội tiết trong tuổi dậy thì có thể làm tăng lưu lượng máu đến nướu khiến chúng đỏ, sưng lên. Với phụ nữ, nướu cũng dễ bị đỏ, sưng tấy, bị chảy máu trước mỗi kỳ kinh.
Viêm nướu khi mang thai bắt đầu vào khoảng tháng 2, tháng 3 của thai kỳ và có thể kéo dài đến tháng thứ 8 làm cho nướu sưng, đau, dễ chảy máu. Dù không phổ biến nhưng một số phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh có thể bị khô nướu, đau và chảy máu.
– Do sốt xuất huyết
Bj chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo về bệnh sốt xuất huyết đã diễn biến nghiêm trọng hơn, thậm chí đe dọa tính mạng. Nó còn đi kèm với đau bụng dữ dội, nôn mửa,… Các dấu hiệu này thường bắt đầu vào 1 hoặc 2 ngày đầu sau khi phát sốt.
Xem chi tiết: Chảy máu chân răng do sốt xuất huyết nguy hiểm không?
– Do phẫu thuật nha khoa
Sau khi nhổ răng, phẫu thuật cấy ghép nha khoa,… bạn cũng có thể chảy máu chân răng. Điều này do vết cắt mô nướu khi phẫu thuật và cần thời gian phục hồi.
– Sử dụng thuốc lá
Sử dụng thuốc lá gây ra nhiều bệnh cho khoang miệng như vàng răng, chảy máu chân răng thường xuyên, nướu nhạy cảm hơn,…
Đọc thêm: Tụt lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng là bị bệnh gì?
2/ Bị chảy máu chân răng nên ăn gì?
Các chất dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng. Một số người vì thiếu hụt vi chất quan trọng như vitamin C, vitamin K, vitamin D, vitamin B3,… dẫn tới tình trạng chảy máu kéo dài ảnh hưởng đến khoang miệng cũng như tâm lý. Bạn nên chú ý bổ sung ngay những thực phẩm cần thiết dưới đây.
Thực phẩm giàu vitamin C
Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C, quá trình tổng hợp collagen kém hiệu quả, vết thương lâu lành hơn dẫn tới xuất huyết ở nhiều cơ quan. Do vậy bạn cần tăng cường bổ sung vitamin C vào chế độ ăn hằng ngày.
Các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin C dồi dào gồm:
– Hoa quả: cam, chanh, bưởi, xoài, ổi, dâu tây, đu đủ, kiwi, nho, dứa, xoài, dưa hấu,….
– Rau củ: ớt chuông, cải bó xôi, cải xoăn, cần tây, súp lơ, khoai lang, khoai tây,….
Thực phẩm giàu vitamin K
Vitamin K đóng vai trò hỗ trợ đông máu nên khi thiếu chúng, chảy máu chân răng có thể nghiêm trọng hơn. Các thực phẩm giàu vitamin K bao gồm:
– Hoa quả: dâu tây, nho, mận, đào, việt quất, sung,…
– Rau củ tươi: cải bó xôi, cải xoăn, súp lơ, bắp cải, dưa chuột, cần tây, măng tây, ngò tây, đậu bắp, đậu nành, húng quế,…
– Các thực phẩm khác: sữa, trứng, oliu, các loại hạt…
Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D làm nhiệm vụ giúp cho cấu trúc xương và răng được chắc khỏe. Nếu cơ thể bạn thiếu đi chất này dễ làm cho chân răng bị chảy máu. Để bổ sung thêm vitamin D, bạn lưu ý các loại thực phẩm dưới đây:
– Các loại hải sản: tôm, hàu, sò, cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi,…
– Các loại hoa quả: đu đủ, đào, cam, bơ,…
– Các thực phẩm khác: sữa, trứng, ngũ cốc, bột yến mạch,…
Thực phẩm giàu vitamin B3
Vitamin B3 là nhân tố giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Nếu thiếu hụt chúng dễ khiến cho chân răng bị chảy máu. Mọi người chú ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B3 vào chế độ ăn uống:
– Các loại thịt: gà, cá, bò, lợn, gan động vật…
– Các loại rau củ: đậu xanh, măng tây, nấm, khoai tây, đậu hà lan, súp lơ, lạc,…
– Các loại khác: bơ, ngũ cốc, gạo lứt,…
Thực phẩm giàu vitamin E
Vitamin E có khả năng giảm viêm hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng. Bạn dễ dàng tìm thấy chúng trong các loại thực phẩm sau:
– Các loại hải sản: bào ngư, cá hồi, cá tuyết, tôm, bạch tuộc,…
– Các loại rau củ: bông cải xanh, bí đỏ, cải bắp, măng tây, ớt ngọt, củ cải, cà chua, rau bina,…
– Các loại hoa quả: bơ, nho, xoài, mâm xôi, kiwi,…
– Các loại hạt: hạt hướng dương, hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt bí ngô,…
– Các loại dầu ăn: dầu hướng dương, dầu hạnh nhân, dầu cọ, cải dầu,…
Thực phẩm giàu Canxi
Canxi chắc chắn là thành phần không thể thiếu với cơ thể, giúp xương và răng luôn chắc khỏe. Nếu thấy chảy máu chân răng kéo dài thì khả năng bạn đang bị thiếu chất này, hãy bổ sung ngay nhé.
– Các loại hải sản: cua, tôm, cá hồi, cá thu, ghẹ, hàu,…
– Các loại rau củ: cải thảo, rau dền, rau muống, cải xoăn, đậu bắp, rau chân vịt, súp lơ, nấm,…
– Các loại hạt: đậu tương, hạnh nhân, hạt chia,…
– Các loại hoa quả: chuối, kiwi, cam,…
– Các thực phẩm khác: sữa, trứng, phô mai, ngũ cốc,…
Thực phẩm giàu photpho
Photpho là chất giúp cho răng chắc khỏe, đồng thời ngăn chặn vi khuẩn gây hại tấn công răng miệng. Bạn cần bổ sung thường xuyên nhóm thực phẩm sau để tăng cường photpho cho cơ thể:
– Các loại thịt và hải sản: thịt gà, thịt lợn, tôm, cá, cua, sò,…
– Các loại đậu: đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng,…
– Các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, bí ngô,…
– Các thực phẩm khác: trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, phô mai,…
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm được biết đến là chất hỗ trợ ngăn ngừa viêm nướu, chảy máu chân răng hiệu quả. Bạn có thể tìm thấy chúng trong các thực phẩm:
– Các loại thịt: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt cừu,…
– Các loại hải sản: tôm, cua, hàu, ngao, hến, sò,…
– Các loại rau củ: củ cải, cải xoăn, khoai tây, đậu xanh, bí ngô, rau bina,…
– Các loại hoa quả: bơ, lựu, ổi,…
– Các thực phẩm khác: trứng, sữa, socola, các loại hạt, ngũ cốc…
Bên cạnh những thực phẩm trên, bạn nên bổ sung thêm một số loại gia vị trong các món ăn như gừng, tỏi, nghệ nhằm tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn.
Xem thêm: 11+ Cách chữa chảy máu chân răng tại nhà hiệu quả nhất
3/ Bị chảy máu chân răng nên kiêng gì?
Tiêu thụ nhiều thực phẩm gây hại như đường, chất kích thích, nước uống chứa cồn, chứa gas,… sẽ ngày càng bào mòn sức khỏe của răng. Dù yêu thích đến đâu, bạn nên cắt giảm dần, thậm chí loại bỏ hoàn toàn ra khỏi thực đơn hằng ngày.
Thực phẩm nhiều tinh bột và đường
Các thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột luôn được xếp trong danh sách nhóm gây hại cho răng miệng. Nó làm cho vi khuẩn dễ sinh sôi, phát triển nhanh chóng. Nếu bạn không muốn tình trạng chảy máu chân răng nghiêm trọng hơn thì nên tránh xa bánh kẹo ngọt, nước ngọt, hoa quả sấy,…
Thực phẩm gây khô miệng
Những thực phẩm gây khô miệng làm cho lượng nước bọt trong cơ thể giảm. Kéo theo đó các thành phần kháng khuẩn trong nước bọt giảm theo. Khi đó, vi khuẩn tăng cường tấn công răng miệng, chảy máu chân răng sẽ càng nghiêm trọng hơn. Bạn nên bỏ thói quen hút thuốc lá, uống nhiều café, nước có gas, nước tăng lực,…
Thực phẩm quá cay, nóng và lạnh
Các loại thực phẩm quá cay, nóng hoặc lạnh đều khiến cho vùng nướu bị tổn thương nhiều hơn, chảy máu chân răng sẽ khó kiểm soát. Bạn nên hạn chế tối đa những món ăn, đồ uống quá cay, nóng hoặc quá lạnh.
Thực phẩm cứng
Thực phẩm cứng cũng là một trong những nguyên nhân làm tổn thương nướu khi ăn uống. Bạn cố gắng hạn chế chúng mà chuyển qua ăn các đồ mềm, đồ lỏng dễ tiêu hóa.
Thực phẩm dai và có sợi dài
Khi đang bị chảy máu chân răng, bạn hạn chế các loại thịt dai, có sợi dài như thịt bò, thịt trâu,… Vụn thức ăn khi mắc vào kẽ răng mà không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tấn công vùng nướu.
4/ Cách vệ sinh răng miệng khi bị chảy máu chân răng
Khi bị chảy máu chân răng, quá trình vệ sinh răng miệng cần được chú ý nhiều hơn nhằm tránh tổn thương nghiêm trọng.
Trước tiên, bạn nên đổi qua loại bàn chải có đầu nhỏ, lông mềm. Như vậy khi đánh răng sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Nếu có thể, bạn mua bàn chải điện dễ dàng điều chỉnh tốc độ rung khác nhau.
Khi đánh răng, bạn đừng dùng lực quá mạnh dễ làm tổn thương nướu. Chải nhẹ nhàng với lực vừa phải cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai.
Cuối cùng bạn làm sạch răng miệng một lần nữa bằng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối ấm.
5/ Cách phòng ngừa chảy máu chân răng
Vệ sinh răng miệng cẩn thận, sạch sẽ
Như đã chia sẻ một phần ở trên, bạn chọn bàn chải đánh răng phù hợp. Đổi bàn chải sau khoảng 2- 3 tháng khi đầu bàn chải đã bị xơ, xước, tích tụ nhiều vi khuẩn.
Mỗi ngày bạn đánh răng đều đặn từ 2- 3 lần. Nếu cẩn thận hơn, sau khi đánh xong bạn làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước. Sau đó mới sử dụng nước súc miệng chuyên dụng.
Loại bỏ thói quen xấu
Bản thân mỗi người có thể đang lặp lại thói quen xấu gây hại cho răng miệng. Ví dụ như thường xuyên hút thuốc, uống café, ăn quá nhiều đồ ngọt, nước có gas,… Tất cả những điều này dần phá hủy lớp men răng, làm cho răng bị bào mòn, dẫn tới các bệnh lý khác. Bạn cố gắng loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống giúp răng luôn được chắc khỏe.
Thường xuyên kiểm tra răng miệng tại nha khoa
Thăm khám nha khoa định kỳ giúp bạn sớm phát hiện các bệnh lý răng miệng và lên phương án điều trị hiệu quả. Một buổi thăm khám thường chia làm 2 phần là: khám tổng quát, làm sạch và dự phòng răng miệng.
Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng mảng bám, cao răng, sau đó là tới vùng nướu lợi. Sau đó là làm sạch răng miệng chuyên nghiệp. Nếu thấy có hiện tượng bất thường, bác sĩ kiểm tra cụ thể hơn.
Để duy trì và bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe nói chung, bạn nên thăm khám định kỳ 6 tháng/lần tại địa chỉ nha khoa uy tín.