Theo quan niệm tâm linh, điềm báo là những dự đoán về tương lai ẩn chứa những điều bí ẩn khó đoán biết. Trong đó, mẻ răng là một trong những điềm báo và nhiều người lo lắng nó sẽ báo trước điều gì đó không tốt lành. Vậy cụ thể bị mẻ răng có điềm gì? Cùng khám phá và giải mã bí ẩn này trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Bị mẻ răng có phải điềm gì không lành không?
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đều nghe về các điềm báo, đây được cho là những sự việc lời nói ở thời điểm hiện tại báo hiệu cho những sự việc có thể xảy ra trong tương lai. Điềm báo có điềm lành và điềm không lành, niềm tin vào điềm báo đã xuất hiện từ xa xưa và tồn tại ở nhiều nền văn hóa trên thế giới.
Trong thế giới tâm linh của người Việt Nam, bị mẻ răng được coi là một điềm báo và mọi người quan niệm răng đây là điềm báo không tốt lành. Ý nghĩa của điềm báo bị mẻ răng thường là:
Điềm báo mất mát tài lộc
Theo quan điểm nhân tướng học, hàm răng tượng trưng cho cửa ngõ tài lộc nên khi một trong những chiếc răng bị mẻ là điềm báo cho sự thất thoát, mất mát tài lộc. Nghĩa là bị mẻ răng có thể là điềm báo người đó sẽ bị hao tài tốn của cho những sự cố bất ưng cũng như giảm đi may mắn, các cơ hội kiếm tiền bị cản trở, thất bại khi làm ăn.
Điềm báo sứt mẻ tình cảm
Hàm răng là bộ phận quan trọng trong nhân tướng học có thể nói lên vận mệnh, sức khỏe của con người. Trong cuộc sống, ai cũng có những mối quan hệ và sự kiện bị mẻ răng có thể là điềm báo dự đoán những vấn đề rạn vỡ trong chuyện tình cảm, những mối quan hệ tan vỡ.
Điềm báo gặp vấn đề sức khỏe
Điềm báo mẻ răng dự báo vấn đề về sức khỏe vừa mang tính chất tâm linh vừa có cơ sở khoa học. Bởi mẻ răng khiến cho chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng. Từ đó có nguy cơ dẫn đến các tổn thương răng sâu hơn và ảnh hưởng gián tiếp đến hệ tiêu hóa.
Cần lưu ý rằng những quan niệm về điềm báo mẻ răng kể trên chỉ mang tính chất tham khảo, không có cơ sở khoa học nào chứng minh điều này. Vì thế, nếu bị mẻ răng, bạn cũng đừng quá lo lắng rằng nó sẽ dự báo những điều không hay trong tương lai, điều cần làm là tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bị mẻ răng và khắc phục sớm.
Có thể bạn quan tâm: Gãy bàn chải đánh răng cảnh báo điềm gì?
Nhìn nhận tình trạng mẻ răng ở góc độ khoa học
Các nguyên nhân gây ra thường do:
Tai nạn, va đập
Nguyên nhân phổ biến nhất gây sứt mẻ răng là do chấn thương, va đập. Những sự cố như tai nạn giao thông, vấp ngã, cắn nhai phải vật cứng khiến cho răng bị vỡ, mẻ một phần nhỏ hoặc nếu chấn thương nghiêm trọng có thể khiến răng gãy rụng.
Tật nghiến răng
Nghiến răng là một tình trạng hai hàm răng bị siết chặt không kiểm soát thường xảy ra khi ngủ hoặc khi quá căng thẳng. Nghiến răng khiến tăng mức độ mài mòn giữa hai bề mặt tiếp xúc của răng, tình trạng này kéo dài có thể khiến cho răng bị nứt và dễ vỡ.
Xem thêm: Mẹo chữa nghiến răng khi ngủ hiệu quả dễ áp dụng
Các thói quen xấu
Những thói quen không tốt cho răng như cắn móng tay, cắn bút, mở nắp chai bằng răng, xé vỏ bao bì bằng răng… có thể khiến răng bị nứt và sứt mẻ.
Góc thắc mắc: Nhét muối vào răng sâu – có thể khỏi sâu răng không?
Do bị sâu răng
Sâu răng là vấn đề răng miệng phổ biến khi vi khuẩn Streptococcus mutans tấn công lớp men răng, hủy khoáng men răng khiến chiếc răng bị bào mòn dẫn đến khiếm khuyết 1 phần răng.
Răng bị khử khoáng
Đây là tình trạng men răng suy yếu do giảm khoáng chất trong các mô cứng của răng. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do dinh dưỡng kém, thiếu canxi, vitamin D, do tuổi tác, rối loạn chuyển hóa… Khi men răng yếu sẽ dễ bị các tác động cơ học gây sứt mẻ.
Răng bị mẻ có thể gây ra những ảnh hưởng gì?
Vấn đề trước mắt
- Mất thẩm mỹ: Khi răng bị mẻ nằm ở những vị trí dễ nhìn thấy như răng cửa sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ hàm răng, khiến người bị mẻ răng cảm thấy thiếu tự tin khi cười hoặc giao tiếp.
- Khó khăn khi ăn uống: Răng mẻ thường gây cảm giác ê buốt mỗi khi ăn uống các loại thức ăn nóng, lạnh hoặc cắn nhai thức ăn quá cứng. Ngoài ra, răng hàm bị mẻ dễ khiến thức ăn bị lọt vào trong răng và mắc kẹt lại.
- Ảnh hưởng tới việc vệ sinh răng miệng: Răng bị mẻ tạo ra các khe kẽ, góc cạnh khiến cho quá trình vệ sinh răng miệng gặp khó khăn. Thức ăn, mảng bám dễ tích tụ tại vị trí răng mẻ và làm tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý về răng và nướu.
- Ảnh hưởng đến khả năng phát âm: Răng bị mẻ lớn tại các răng cửa, răng nanh có khả năng sẽ ảnh hưởng đến phát âm của bạn, khiến âm thanh phát ra không chuẩn.
Vấn đề lâu dài
- Sâu răng: Sâu răng là mối nguy hàng đầu dễ gặp phải khi bị mẻ răng lâu ngày. Khi răng bị mẻ là một phần ngà răng và men răng đã bị phá vỡ, từ đó vi khuẩn xâm nhập và phát triển dần vào trong gây sâu răng. Sâu răng nặng có thể dẫn tới viêm tủy răng và mất răng sớm.
- Viêm nha chu, viêm chóp răng: Răng bị mẻ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào các tổ chức chân răng gây nhiễm trùng, nguyên nhân của các bệnh lý như viêm nha chu, viêm chóp răng…
- Nứt vỡ răng: Răng bị mẻ khiến lớp ngoài cùng bảo vệ răng bị suy yếu, từ đó khiến răng dễ bị nứt vỡ khi chịu các áp lực từ việc ăn nhai. Nứt vỡ răng có thể gây đau và nguy cơ mất răng.
Xem thêm: Cắn vào môi là điềm gì? May mắn hay xui rủi đang tìm đến?
Giải pháp điều trị răng bị sứt mẻ
Qua phân tích về những ảnh hưởng tiêu cực khi bị mẻ răng tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt, chúng ta nhận thấy rằng cần điều trị răng mẻ càng sớm càng tốt. Điều trị răng bị sứt mẻ không chỉ giúp lấy lại nụ cười tự tin mà còn để ngăn chặn những nguy cơ bệnh lý răng miệng có thể gặp phải do nguyên nhân mẻ răng.
Việc điều trị răng sứt mẻ bằng phương pháp gì còn căn cứ vào mức độ, vị trí răng bị mẻ. Sau đây là những giải pháp xử lý khi răng bị sứt mẻ theo từng trường hợp phổ biến, bạn hãy tham khảo nhé!
Mài và trám răng
Nếu răng chỉ bị mẻ nhỏ không ảnh hưởng nhiều tới hình thức và cấu trúc răng thì nha sĩ thường xử lý bằng cách mài và trám răng bằng composite để phục hình cho răng. Việc trám răng cũng giúp ngăn chặn quá trình bào mòn men răng tại vị trí mẻ răng.
Xem thêm: Hàn răng loại nào tốt? Chi phí hàn răng hết bao nhiêu?
Dán sứ veneer
Đây là phương pháp nha khoa sử dụng những mảnh dán sứ mỏng từ 0.3 mm – 0.5 mm lên mặt trước của răng để che đi phần răng bị sứt mẻ, tạo hình thẩm mỹ cho răng.
Xem thêm: Phân tích chi tiết ưu nhược điểm khi dán sứ veneer
Bọc răng sứ
Phương pháp bọc răng sứ là cách gắn một mão răng giả bao bọc chiếc răng bị mẻ để phục hình, khôi phục chức năng ăn nhai và bảo vệ răng gốc. Trước khi thực hiện bọc răng sứ, bác sĩ cần xem xét tủy răng có bị tổn thương hay không, nếu tủy răng không bị ảnh hưởng, không cần loại bỏ. Tuy nhiên, nếu tủy răng bị tổn thương, cần phải loại bỏ và điều trị tủy.
Hỏi đáp: Trồng răng sứ có tháo ra được không?
Nhổ chân răng và trồng răng
Trồng răng implant là biện pháp cấy vít nha khoa vào xương hàm tại vị trí chân răng đã mất, sau đó gắn mão răng lên trụ đã cấy. Implant có thể thay thế cho một hoặc nhiều răng đã mất, giúp phục hồi chức năng ăn nhai va thẩm mỹ. Răng implant có tuổi thọ cao, khả năng chịu lực tốt nên được coi là giải pháp khắc phục mất răng hiệu quả nhất, tuy nhiên chi phí thực hiện thường rất cao.
Áp dụng phương pháp điều trị mẻ răng trong từng trường hợp
- Trường hợp mẻ răng cửa, răng bị sứt mẻ nhỏ thì nên mài, trám hoặc dán sứ veneer, đối với người bị sứt mẻ lớn thì nên bọc mão răng.
- Trường hợp mẻ răng hàm mức độ nhẹ thì nên ưu tiên phương pháp bọc mão răng sứ để bảo tồn răng. Nếu răng hàm bị sứt mẻ lớn dẫn tới gãy, vỡ răng hoặc viêm tủy, rụng răng… thì nên trồng răng implant để đảm bảo chức năng ăn nhai.
- Trường hợp bị mẻ răng khôn: Nên nhổ bỏ do vị trí khó điều trị và có nguy cơ ảnh hưởng đến răng lân cận.
Phòng ngừa sứt mẻ răng
Chế độ ăn uống phù hợp tăng cường bổ sung các dưỡng chất quan trọng củng cố men răng như canxi, vitamin D3, photpho… Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế ăn các thức ăn quá dính hoặc quá cứng và chứa ít đường để bảo vệ men răng.
Giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần chải răng ít nhất 2 phút. Dùng kem đánh răng chứa flour để tái khoáng men răng hiệu quả.
Điều trị các bệnh lý răng miệng hiện hữu để tránh tình trạng vi khuẩn lây lan, xâm nhập vào sâu trong chiếc răng bị mẻ.
Hãy gặp nha sĩ thường xuyên để khám xét và kiểm soát tình hình sức khỏe răng miệng, có thể đến một thời điểm bạn sẽ phải điều trị nha khoa cho chiếc răng bị sứt mẻ.
Như vậy, qua bài viết này chúng ta cần có cái nhìn khách quan và khoa học hơn cho vấn đề răng bị mẻ. Răng bị mẻ có thể là điềm báo tâm linh theo quan điểm cá nhân của từng người nhưng việc tìm cách khắc phục là việc không nên chần chừ quá lâu. Hy vọng những thông tin nêu trong bài viết hữu ích với bạn.