Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp, xảy ra ở khoảng 20% dân số và phổ biến trong độ tuổi 10 – 20 tuổi. Thế nhưng, nhiệt miệng liên tục mãi không dứt thì chỉ xảy ra ở những người có lối sống thiếu khoa học kéo dài hoặc gặp vấn đề về sức khỏe. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhiệt miệng liên tục và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Mục lục
Nhiệt miệng bình thường tần suất thế nào?
Nhiệt miệng là thuật ngữ dùng để mô phỏng các vết tổn thương trong khoang miệng với các đặc điểm gồm: vết loét có hình oval hoặc tròn, bờ loét đỏ hơi gồ lên tạo thành ranh giới rõ rệt, đáy loét nông và có giả mạc màu vàng xám ở trung tâm hoại tử.
Thông thường, nhiệt miệng xảy ra khoảng 2 – 4 lần/ năm. Thời điểm xuất hiện thường là vào mùa hè, cơ thể căng thẳng kéo dài, chế độ ăn mất cân bằng gây thiếu hụt dưỡng chất, có vết thương vùng miệng, dị ứng thức ăn hoặc sau khi uống thuốc điều trị một số bệnh lý.
Xem thêm: Chi tiết hình ảnh nhiệt miệng và phân biệt nhiệt miệng với các vết loét khác
Thế nào là nhiệt miệng liên tục?
Nhiệt miệng liên tục (hay nhiệt miệng tái phát) – Recurrent Aphthous Stomatitis (RAS) chỉ tình trạng nhiệt miệng xảy ra gần như là liên tục, các vết loét mới xuất hiện ngay khi vết loét cũ đã lành hoặc trong thời gian lành lại. Các dạng tổn thương trong nhiệt miệng tái phát được chia thành:
Nhiệt miệng nhỏ (RAS minor): Chiếm khoảng 85% trường hợp. Vết loét thường ở sàn miệng, bên cạnh và bụng lưỡi, niêm mạc và thành họng. Đường kính vết loét thường nhỏ hơn 8mm (phổ biến từ 2 – 3mm). Thời gian lành thương khoảng 7 – 10 ngày và vết loét không để lại sẹo.
Nhiệt miệng lớn (RAS major): Chiếm khoảng 10% trường hợp, xảy ra sau tuổi dậy thì. Các vết loét sâu hơn, đường kính lớn hơn 1cm, tập trung ở môi, vòm miệng và thành họng. Thời gian lành thường từ vài tuần đến vài tháng và để lại sẹo sau khi khỏi.
Nhiệt miệng dạng Herpes (RAS Herpetiform): Chiếm khoảng 5% số ca bệnh, không phải do virus herpes gây ra. Vết loét khởi phát bằng cụm mụn nhỏ (có thể lên đến 100 nốt), kích thước 1 – 3mm. Giai đoạn tiến triển, đám loét xuất hiện với nền dát đỏ, gây đau rát. Sau 2 tuần, chúng hợp nhất thành vết loét lớn. Thời gian lành thương kéo dài vài tuần và có thể để lại sẹo.
Đặc điểm dạng tổn thương có liên quan đến nguyên nhân gây nhiệt miệng tái phát. Trong đó, những vết loét có kích thước nhỏ, bờ rõ ràng và tự lành thường là những tổn thương lành tính. Ngược lại, những vết loét lớn và chậm khỏi có thể là dấu hiệu gợi ý đến các bệnh lý nghiêm trọng như HIV, ung thư miệng.
Vì sao nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần?
Nguyên nhân gây nhiệt miệng tái đi tái lại vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là thúc đẩy tình trạng này bao gồm:
Tổn thương niêm mạc: Thường xảy ra do răng cắn vào má, lưỡi, niêm mạc bị trầy xước do bàn chải đánh răng, niềng răng cọ xát hoặc do va đập. Những tổn thương này có thể phát triển thành các ổ loét nhiệt miệng.
Dị ứng: Việc sử dụng thực phẩm hoặc các sản phẩm chứa chất gây dị ứng có thể khiến khoang miệng bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, phù nề và hình thành vết loét/
Bệnh tự miễn: Là bệnh xảy ra do chức năng hệ miễn dịch bị rối loạn, các tế bào miễn dịch tấn công và làm tổn thương các cơ quan, cấu trúc của cơ thể, bao gồm cả khoang miệng. Điều này giải thích vì sao một số người bệnh tự miễn thường xuyên bị nhiệt miệng.
Hội chứng Behcet: Là một chứng tự miễn dịch gây ra các vết loét tại bộ phận sinh dục, màng bổ đào. Trên 43% bệnh nhân Behcet đều có hiện tượng nhiệt miệng tái đi tái lại. Các vết loét ban đầu là nốt tròn đỏ sau đó nổi lên và vỡ ra thành ổ loét.
Bệnh Crohn: Là tình trạng viêm ruột mãn tính được biểu hiện bởi các vết loét xuất hiện ở vị trí bất kỳ trên ống tiêu hoá, bao gồm cả miệng. Ngoài ra, bệnh Crohn làm giảm hấp thu khiến cơ thể bị thiếu dưỡng chất. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh Crohn thường xuyên bị nhiệt miệng tái phát.
Bệnh Celiac: Xảy ra do cơ thể không dung nạp được thành phần gluten trong thực phẩm. Khi tiếp xúc với thực phẩm này, tế bào miễn dịch nhạy cảm với gluten được kích hoạt gây tổn thương niêm mạc miệng và khiến ổ loét xuất hiện.
Hội chứng PFAPA: Hội chứng sốt chu kỳ thường gặp ở trẻ từ 2 – 5 tuổi. Trẻ mắc hội chứng PFAPA thường gặp phải những cơn sốt kéo dài từ 3 – 6 ngày kèm theo loét miệng và nổi hạch. Tình trạng này thường lặp lại sau chu kỳ khoảng 28 ngày.
Thiếu dinh dưỡng: Thiếu hụt vitamin B12, kẽm, sắt và acid folic ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp chất và hình thành tế bào, khiến hệ miễn dịch suy yếu. Đây là điều kiện thuận lợi để các tác nhân vi khuẩn, virus và nấm tấn công khoang miệng, gây tình trạng viêm loét.
HIV/ AIDS: Virus HIV phá huỷ tế bào miễn dịch của cơ thể. Điều này tạo cơ hội cho virus Herpes Simplex tấn công vào khoang miệng và gây ra các ổ loét đỏ trên niêm mạc.
Nhiệt miệng tái phát liên tục là dấu hiệu gợi ý bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Để biết nguyên nhân là gì, người bệnh cần đến các cơ sở y tế thăm khám và làm rõ nguyên nhân.
Có thể bạn quan tâm: Vitamin PP chữa nhiệt miệng dưới GÓC NHÌN KHOA HỌC
Làm thế nào để điều trị dứt điểm nhiệt miệng?
Điều trị dứt điểm tình trạng nhiệt miệng cần kết hợp đồng thời cả phương pháp điều trị và điều chỉnh lối sống, cụ thể:
Dùng thuốc đúng cách
Các thuốc điều trị nhiệt miệng được sử dụng với mục đích kiểm soát triệu chứng, giảm khó chịu cho người bệnh và thúc đẩy quá trình lành loét. Điển hình như:
- Thuốc chống viêm: Thường dùng các loại Corticoid tại chỗ có tác dụng giảm sưng tấy, đau rát, phù nề. Hoạt chất thường dùng như: Triamcinolone acetonide, dexamethasone, clobetasol, fluocinonide…
- Thuốc gây tê tại chỗ: Có tác dụng giảm đau rát, kích ứng trong khoang miệng. Hoạt chất được dùng phổ biến gồm: lidocaine và benzocaine.
- Thuốc kháng sinh: Được sử dụng khi có dấu hiệu bội nhiễm hoặc phòng ngừa bội nhiễm tại vết loét nhiệt miệng. Hoạt chất thường thấy như: tetracycline, Chlorhexidine,…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc: Có tác dụng bao bọc và ngăn cách vết loét với môi trường khoang miệng, tạo điều kiện cho tổn thương mau lành. Thành phần của thuốc thường là: sucralfat, carboxymethylcellulose,…
Các hoạt chất điều trị có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với nhau trong một sản phẩm. Tuỳ vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định để có hiệu quả tốt và giảm tác dụng phụ nghiêm trọng.
Tìm hiểu thêm:
Chăm sóc răng miệng khoa học
Người bệnh nhiệt miệng cần đảm bảo giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh để thức ăn ứ đọng lên men làm biến đổi pH nước bọt và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Một số lưu ý trong vệ sinh răng miệng gồm:
- Duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày. Chú ý thao tác chải răng nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh với nốt nhiệt miệng.
- Tạo thói quen súc miệng sau khi ăn bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, người bệnh cũng nên súc miệng với nước muối ưu trương (1.8% NaCl) từ 3 – 4 lần/ ngày để tăng tác dụng chống viêm.
- Kết hợp các biện pháp như dùng chỉ nha khoa, tăm nước để làm sạch thức ăn trong kẽ răng tốt hơn.
- Nên lấy cao răng định kỳ để hạn chế vi khuẩn phát triển trong mảng bám trên bề mặt răng.
- Những người đeo răng giả hoặc niềng răng cần sử dụng các thuốc giảm kích ứng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Chú ý chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống cho người bệnh nhiệt miệng cần đảm bảo đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng. Những lưu ý cụ thể gồm có:
- Ưu tiên những món ăn được nấu kỹ, mềm để tránh cọ xát vào vết loét và dễ tiêu hoá hơn.
- Tăng cường thực phẩm giàu kẽm, sắt và các loại vitamin để hỗ trợ vết loét lành lại nhanh hơn.
- Bổ sung thực phẩm chứa men vi sinh nhằm cải thiện tiêu hoá, giúp người bệnh tăng đề kháng và cảm giác ngon miệng.
- Sử dụng những thực phẩm có tính chống oxy hóa giúp hỗ trợ vết loét nhanh lành, điển hình như: nước rau má, trà đen, nước ép cần tây,….
- Tránh các loại thực phẩm có vị cay, chua hay đồ ăn quá nóng, quá lạnh vì thực phẩm này có thể gây kích ứng lên các vết nhiệt miệng.
- Giảm món ăn nhiều dầu mỡ vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu khiến người bệnh mất cảm giác ngon miệng.
Xem thêm: 3 cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây đơn giản
Nhiệt miệng không phải là vấn đề nguy hiểm nhưng bệnh lý tiềm ẩn phía sau có thể tiến triển thành những biến chứng nghiêm trọng. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết hôm nay đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nhiệt miệng liên tục. Nếu cần tư vấn về giải pháp, bạn đọc có thể liên hệ với chuyên gia qua hotline: 093 186 3366.
Có thể bạn quan tâm: Bị nhiệt miệng uống nước gì thanh nhiệt, nhanh hết loét?