Cấy ghép implant là phương pháp cấy, tích hợp răng giả vào vị trí răng đã mất nhằm phục hồi chức năng ăn nhai cho bệnh nhân. Mặc dù với sự hỗ trợ của kỹ thuật nha khoa hiện đại thì tỷ lệ thành công của phương pháp này rất cao tuy nhiên cũng không thiếu những trường hợp thất bại, gặp phải biến chứng sau khí cấy implant.
Mục lục
Các biến chứng có thể gặp khi cấy implant
Những biến chứng sau khi cấy ghép implant mang tới nhiều phiền toái cho bệnh nhân, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là những biến chứng thường gặp nhất sau khi cấy implant.
Sưng đau kéo dài liên tục
Sau khi cấy ghép implant thì cảm giác đau là hoàn toàn bình thường, nó sẽ chỉ đau nhẹ và được khắc phục nhanh chóng bởi thuốc giảm đau. Tuy nhiên nếu sau 5 -7 ngày mà triệu chứng đau vẫn không thuyên giảm thì bệnh nhân cần thông báo ngay lập tức với bác sĩ điều trị để có biện pháp khắc phục sớm nhất.
Trong trường hợp sau một vài tháng mà vẫn còn hiện tượng sưng đau và sốt thì khả năng cao là bạn đang có một ổ viêm tại vị trí cắm implant và implant đang trong quá trình bị đào thải ra khỏi xương hàm. Hãy báo ngay với nha sĩ để có kế hoạch lấy implant ra nhanh nhất.
Nhiễm trùng khu vực cấy implant
Nhiễm trùng là một trong những biến chứng thường gặp nhất sau khi cấy implant. Nguyên nhân do sau khi cấy ghép xong implant bệnh nhân không biết cách vệ sinh răng miệng, vệ sinh không kỹ làm cho thức ăn thừa chưa được làm sạch, dính vào trụ implant từ đó tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, gây ra nhiễm trùng tại vị trí cấy ghép răng implant.
Dấu hiệu dễ thấy nhất đó là các mô xung quanh khi vực cắm răng implant có hiện tượng đỏ và sưng phồng, kéo dài mãi không hết. Nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn tới viêm nhiễm nặng, dẫn tới tiêu xương và đào thải trụ implant ra ngoài.
Bên cạnh đó khâu vô trùng khi cấy implant không được thực hiện đảm bảo thì sẽ làm tăng cao nguy cơ sau phẫu thuật.
Chảy máu kéo dài sau khi phẫu thuật
Thông thường sau khi cấy implant có thể bị chảy máu quanh vùng điều trị trong thời gian từ 1 – 2 ngày đầu tiên. Nếu thấy máu chảy ra bạn hãy sử dụng một miếng gạc đặt nhẹ lên vị trí cắm implant sau đó ấn nhẹ nhàng giữ trong vòng 30 phút để cầm máu.
Tuy nhiên nếu máu vẫn không ngừng chảy, kéo dài thì đây chính là biến chứng gặp phải khi cấy implant, bạn hãy nhanh chóng tới gặp ngay bác sĩ để được điều trị một cách kịp thời tránh nguy hiểm về sau.
Viêm xung quanh trụ implant
Nguyên nhân dẫn tới biến chứng viêm quanh trụ implant thường do bệnh nhân không biết cách chăm sóc răng miệng, vệ sinh không đúng cách. Tình trạng này bị kéo dài sẽ làm cho vùng cắm implant bị nhiễm trùng, mất xương xung quanh trụ và khiến trụ implant không đứng vững chắc được trong xương hàm.
Gây tổn thương các mô lân cận
Trước khi cấy ghép implant nếu như bệnh nhân không được chụp CT một cách cẩn thận hoặc do kỹ thuật cấy ghép của bác sĩ điều trị kém thì có thể xảy ra các tình trạng như sau:
- Dây thần kinh dưới xương ổ răng dễ bị tổn thương nếu quá trình khoan lỗ cắm trụ không đạt yêu cầu, làm cho bệnh nhân cảm thấy tê, đau, ngứa môi, lưỡi, lợi. Nếu như những triệu chứng này không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn thì có thể khiến răng implant bị loại bỏ, ca cấy ghép thất bại.
- Bị tổn thương xương hàm: Nguyên nhân do bệnh nhân không có đủ xương hàm, xương cũng không đủ dày tuy nhiên bác sĩ không thực hiện cấy ghép xương mà vẫn tiến hành cắm implant. Điều này dẫn tới khi cấy trụ implant sẽ làm gãy xương hàm, ảnh hưởng sụ thành công của ca phẫu thuật, chi phí điều trị bị tăng cao.
Cấy implant không đúng vị trí
Vị trí cấy implant không đúng có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như:
- Luôn cảm thấy đau khi chạm vào nướu trong quá trình ăn nhai hoặc vệ sinh răng miệng, thậm chí nặng hơn sẽ dẫn tới viêm nhiễm, ảnh hưởng tới việc phát âm. Sau một thời gian dài trụ implant có thể sẽ bị gãy vì hướng cấy không đúng.
- Lực nhai của hàm không được phân chia đồng đều, răng implant không thực hiện được đúng chức năng ăn nhai của mình, hoặc khi lực nhai tập trung quá nhiều vào răng implant làm cho răng bị quá tải, dẫn tới hậu quả nhiều biến chứng xảy ra sau khi cấy ghép răng implant.
Phản ứng dị ứng của cơ thể
Mặc dù rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra trường hợp cơ thể bệnh nhân bị dị ứng với titanium (chất liệu của implant) hoặc một số kim loại trong toàn bộ quá trình trồng răng implant. Dấu hiệu của phản ứng dị ứng gồm có: sưng, nổi mẩn, bị mất vị giác. Bạn cần báo sớm cho bác sĩ nếu trước đây đã có tiền sử bị dị ứng, đặc biệt về titanium, trong trường hợp này nha sẽ sẽ đổi sang loại implant có chất liệu khác.
Không nghe theo hướng dẫn của nha sĩ
Những vấn đề cần lưu ý sau khi cắm implant được bác sĩ căn dặn rất kỹ tuy nhiên nhiều bệnh nhân vì ngại thay đổi thói quen cũng như các hoạt động của mình mà gây ảnh hưởng tới kết quả điều trị implant. Theo một điều tra dịch tễ thì những bệnh nhân làm chuẩn theo chỉ dẫn của nha sĩ sẽ giảm thiểu thấp nhất các biến chứng sau khi cấy ghép implant.
Một số biến chứng muộn của điều trị implant
Những biến chứng muộn này thường xảy ra sau vài năm bạn sử dụng implant, có thể kể đến như sau:
- Cấy implant không đủ số lượng làm cho lực tác dụng lên răng bị quá tải dẫn tới tiêu xương và hỏng implant
- Hút thuốc lá quá nhiều là nguyên nhân gây ra tình trạng mất tích hợp xương
- Bị tổn thương mô hoặc dây thần kinh do nha sĩ tay nghề không vững, đặt implant quá sát dây thần kinh. Các triệu chứng nhận biết biến chứng này gồm có tê bì môi, lưỡi, lợi và mặt.
- Trường hợp ít nhưng vẫn có xảy ra: cơ thể tự đào thải implant, các dấu hiệu nhận biết tại vị trí đào thải như sưng, sốt, đau tăng,…
- Bị chấn thương quanh vùng implant gây lỏng vít
- implant cấy ở xương hàm trên bị viêm nhiễm, có thể lọt vào xoang hàm
Để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra sau khi cấy implant bạn cần chú ý những điều sau:
- Vệ sinh răng miệng theo đúng căn dặn của bác sĩ, sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch, ngoài ra đừng quên lịch kiểm tra với nha sĩ từ 1 – 2 lần mỗi năm
- Hạn chế các món ăn khô cứng, dai, ăn đồ ăn mềm, không dùng răng để mở các vật cứng như nắp bia
- Nếu có tật nghiến răng khi ngủ bạn nên chăm chỉ đeo máng nhai để không làm ảnh hưởng tới sự ổn định của implant.
Những yếu tố gây ảnh hưởng tới sự thành công của cấy ghép implant
Viêm lợi, viêm quanh răng
Điều kiện trước tiên để có thể thực hiện phẫu thuật implant là mô lợi phải săn chắc. Nếu mô lợi bị viêm sẽ tạo ổ vi khuẩn, làm cho vi khuẩn lan ra khu vực phẫu thuật và xương hàm dẫn tới implant bị đào thải.
Hút thuốc lá
Theo các nghiên cứu thì cấy ghép implant với những người hút thuốc có tỷ lệ thất bại lên tới 20%. Nguyên nhân do trong thuốc lá có Cacbon Monoxide khi đi vào máu của người hút sẽ khiến cho lượng dưỡng khí để nuôi mô lành xung quanh bị giảm khiến cho quá trình lành thương trở nên chậm hơn.
Bên cạnh vấn đề sinh học, thì khi hút thuốc nếu rít thuốc quá mạnh sẽ lamg ảnh hưởng đến sự ổn định của cục máu đông, gây ra tình trạng chảy máu, nhiễm trùng.
Không có đủ xương
Thành công của ca điều trị implant phụ thuộc rất lớn vào yếu tố có đủ xương để nâng đỡ xung quanh hay không. Nếu như không có đủ xương bác sĩ sẽ không thể đặt chân răng nhân tạo vào xương hàm một cách vững chắc.
Trong trường hợp bệnh nhân bị loãng xương thì chất lượng xương sẽ không được đảm bảo, hiện tượng tiêu xương sau khi mất răng trở nên ngày một trầm trọng hơn. Cần chú ý tới cả những ổ viêm mãn tính trong miệng bởi nó có thể gây tiêu và khuyết hổng xương, lúc này nếu không phẫu thuật ghép xương thì có thể khó có được implant ổn định và tối ưu nhất.
Bệnh toàn thân
Nếu bệnh nhân mắc các bệnh có liên quan đến hệ miễn dịch, tiểu đường, phong thấp sẽ làm cho cơ thể lành thương chậm, làm ảnh hưởng đến quá trình tích hợp xương dẫn tới cấy ghép implant bị thất bại là rất cao.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Nếu bệnh nhân không biết cách tự vệ sinh răng miệng hoặc coi nhẹ chuyện vệ sinh thì khi cấy implant sẽ có nguy cơ thất bại rất cao.
Kinh nghiệm của bác sĩ điều trị
Với các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ biết được bệnh nhân cần bao nhiêu implant để thay thế cho các răng bị mất, sau đó lên kế hoạch chi tiết cho ca phẫu thuật. Điều này đặc biệt quan trọng vì nếu tính toán số lượng implant quá ít sẽ dẫn tới lực tác động quá tải và implant bị đào thải nhanh chóng trong quá trình ăn nhai, tính toán số lượng quá nhiều thì không cần thiết.
Bên cạnh đó bác sĩ giỏi có tay nghề cao sẽ giúp quá trình phẫu thuật diễn ra được suôn sẻ, không xảy ra biến chứng cũng như ít sang chấn nhất.
Đối với bất kỳ phương pháp nào dù hiện đại đến mấy cũng đều có khả năng xảy ra các biến chứng sau này. Chính vì vậy việc tìm hiểu trước các biến chứng sẽ giúp bạn có kiến thức để phòng tránh, ngăn ngừa xảy ra. Chúc bạn có một hàm rặng khỏe mạnh, sức khỏe ăn nhai tốt nhé!
Huynh vu đã bình luận
Răng bị viêm tôi có thể nhổ răng cấy xương và Cám Implants cùng một lúc được không?
Nha khoa Thúy Đức đã bình luận
Chào anh, trường hợp này anh cần tới trực tiếp nha khoa để bác sĩ thăm khám tình trạng của xương, răng từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhất nhé!