Nhiều khách hàng sau khi bọc răng sứ xuất hiện tình trạng đau nhức hoặc ê buốt trong khoảng 3-5 ngày mà không rõ nguyên nhân tại sao. Vậy đâu là lý do khiến răng sứ bị đau nhức và cách khắc phục tình tình trạng này như thế nào? Nha khoa Thúy Đức sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Tại sao bọc răng sứ bị nhức?
Trong vòng 3 – 5 ngày đầu tiên sau khi bọc răng sứ, răng sứ của bạn có thể bị nhức, ê buốt. Điều này là hoàn toàn bình thường, các bạn không cần phải lo lắng. Nhưng nếu bạn vẫn bị tình trạng này kéo dài và cảm giác đau nhức ngày một tăng, hãy tới nha khoa để các bác sĩ có thể kiểm tra nhé!
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc đau nhức răng sứ, bạn có thể tham khảo và chú ý tới tình trạng răng của mình từ đó có những phương pháp xử lý kịp thời và phù hợp.
Răng yếu
Nếu bạn có cơ địa nhạy cảm và nền răng yếu, thì trong quá trình bọc răng sứ, việc mài răng cộng thêm lực nhai mạnh tác động đè nén lên các răng đã mài là nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức và ê buốt. Tình trạng này có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần. Sau đó răng sẽ tự thích ứng và giảm dần các tình trạng ê buốt, sưng đau.
Điều trị tủy chưa tốt
Trường hợp bạn phải điều trị tuỷ để bọc răng sứ mà quá trình điều trị tuỷ chưa triệt để cũng là nguyên nhân dẫn tới việc răng sứ bị đau nhức. Răng bị viêm nhưng không được phát hiện kịp thời để điều trị hoặc răng đã được điều trị nhưng việc điều trị chưa được triệt để mà đã tiến hành bọc răng sứ dẫn đến vết tủy viêm sẽ bị hoại tử, gây kích ứng ảnh hưởng tới dây thần kinh và gây nên những cơn đau nhức dữ dội, thậm chí là ê buốt đầu.
Do vậy, việc lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín và đáng tin cậy về việc bọc răng sứ là điều kiện cần và đủ để tránh các tình huống xấu và các biến chứng xảy ra sau khi bọc răng sứ.
Kỹ thuật chưa chuẩn
Việc lựa chọn bác sĩ thực hiện với tay nghề còn chưa cao, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc bọc răng sứ. Cụ thể là trong cả quá trình bọc sứ, việc mài răng sai tỉ lệ, chế tác răng sứ không phù hợp, gắn lệch khớp cắn răng sứ dẫn tới sai sót. Việc răng sứ bị đau nhức hay e buốt là điều không thể tránh khỏi.
Nếu răng sứ của bạn được đặt không đúng cách hoặc không đúng kích cỡ, đương nhiên bạn sẽ cảm thấy không thoải mái. Răng sứ bị lệch khớp cắn sẽ cho phép vi khuẩn xâm nhập, cuối cùng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
Vậy nên, là một khách hàng ở thời đại công nghệ 4.0, việc lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín và tin cậy là rất cần thiết để bạn có thể tin tưởng và yên tâm giao bộ nha của mình cho bác sĩ.
Ăn uống và vệ sinh răng miệng không phù hợp
Sau khi bọc răng sứ, việc ăn các đồ ăn cứng, quá lạnh hoặc quá nóng cũng dễ khiến răng sứ bị đau nhức. Ngoài ra, nếu bạn vệ sinh răng miệng sau khi ăn không kỹ lưỡng cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng sứ gây đau buốt.
Các bệnh lý răng miệng khác
Sâu răng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đau và ê buốt răng. Sâu răng có thể khó phát hiện, đặc biệt là ở các răng sau, vì không chỉ khó nhìn thấy mà vết sâu có thể nằm ở viền của răng và thân răng. Và khi sâu răng không được điều trị, có thể ảnh hưởng đến chân răng của bạn.
Bởi vậy dù là viêm nha chu hay sâu răng cũng đều cần được điều trị dứt điểm trước khi bọc răng sứ. Nếu không vi khuẩn sẽ theo vết sâu và viêm tấn công vào tủy răng, gây ra nhiễm trùng, áp xe và trường hợp nặng hơn là rụng cả răng thật.
Bọc răng sứ xong bị đau nhức phải làm sao?
Cho đến khi nguyên nhân gây đau răng sứ của bạn được xác định, có những phương pháp xử lý giảm đau tạm thời có thể đạt hiệu quả. Đối với hầu hết các vấn đề về đau răng, thuốc giảm đau (không kê đơn) sẽ giúp làm dịu cơn đau tạm thời.
Các giải pháp khác có thể bao gồm:
- Súc miệng bằng nước muối. Bởi trong nước muối có tính năng kháng khuẩn rất tốt, sẽ giúp loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại cho răng sứ.
- Dùng thuốc chống viêm (theo chỉ dẫn của bác sĩ). Không tự ý dùng thuốc giảm đau hay những cách giảm đau khác khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
- Nhẹ nhàng nén khăn lạnh lên gần vùng bị đau. Lưu ý đây chỉ là giải pháp tạm thời giúp răng sứ đỡ ê buốt, khó chịu. Chỉ chườm đá vào khu vực gần răng sứ, không nên chườm trực tiếp lên vị trí gắn răng sứ.
- Dùng chỉ nha khoa làm sạch mảng bám thức ăn kẹt lại trong răng (nguyên nhân gây đau răng của bạn có thể là do thức ăn mắc kẹt trong răng bị ảnh hưởng)
Cách chăm sóc răng sau khi bọc sứ?
Đã rất nhiều người quan niệm rằng sau khi bọc răng sứ xong thì không cần phải chăm sóc răng sứ quá nhiều. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai. Theo các chuyên gia, bác sĩ thì răng sau khi được bọc sứ cần được chăm sóc nhiều hơn để giữ được độ bền, cũng như kéo dài được tuổi thọ, giữ được tính thẩm mỹ lâu dài. Các cách chăm sóc răng miệng sau khi bọc răng sứ bao gồm:
Vệ sinh răng miệng
Sau đây là các phương pháp vệ sinh răng miệng đúng cách được các bác sĩ hướng dẫn:
- Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, với lượng kem phù hợp để loại sạch mảng bám tích tụ.
- Thay bàn chải đánh răng mới sau một thời gian sử dụng, tối đa 3 tháng thay 1 lần để tránh vi khuẩn tích tụ trên bàn chải.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và tăm nước để làm sạch các thức ăn thừa bám trên răng và hạn chế mảng bám.
Chế độ ăn uống phù hợp
Ngoài việc vệ sinh răng miệng đúng cách, bạn cũng cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để bảo vệ răng sứ được tốt hơn. Để có một chế độ ăn uống phù hợp, chúng ta nên:
- Tránh ăn các loại thực phẩm quá cứng để không làm sứt vỡ răng sứ cũng như ảnh hưởng tới răng thật bên trong của mình. Bởi khi bọc răng sứ, các bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng thật nhỏ đi, làm cho răng thật của bạn yếu hơn và trở nên nhạy cảm.
- Ăn nhiều rau củ quả và các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua tăng cường canxi giúp răng chắc khỏe, đồng thời cũng không nên ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh tránh ê buốt cho răng.
- Tránh sử dụng các sản phẩm đồ uống có chứa phẩm màu như cà phê, trà xanh, các loại đồ uống có ga… bởi chúng có thể làm cho răng sứ của bạn bị sậm màu, bị xỉn và ố vàng.
Có thể bạn quan tâm: Bọc răng bao lâu thì được ăn uống bình thường?
Khám răng định kỳ
Định kỳ 6 tháng một lần, bạn nên đến phòng khám để các bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng răng sứ của mình và đưa ra những lời khuyên, tư vấn cũng như các biện pháp xử lý trong trường hợp cần thiết. Nếu trong quá trình sử dụng răng sứ có bất kỳ một biểu hiện bất thường nào như đau nhức, ê buốt, bạn nên đến phòng khám để được các bác sĩ có thể xử lý kịp thời.
Và dù như thế nào, điều quan trọng là bạn hãy cố gắng thực hiện hết tốt những hướng dẫn trên để thời gian sử dụng răng sứ được duy trì lâu dài và hơn hết là bảo vệ răng thật bên trong của bạn nhé!
Nha Khoa Thúy Đức – địa chỉ bọc răng sứ uy tín tại Hà Nội
Nha khoa Thúy Đức có đầy đủ trang thiết bị cùng với đội ngũ y bác sĩ trình độ cao để trở thành điểm đến bọc răng sứ tin cậy của khách hàng. Là nha khoa liên tục cập nhật những trang thiết bị, công nghệ mới nhất như: máy chụp Vatech Pax-i, máy quét dấu răng toàn hàm iTero 5D, máy cắm implant Dentium ICT, máy điều trị tủy Endo Matic… hỗ trợ các bác sĩ đạt được hiệu quả và đạt kết quả tốt nhất.
Về đội ngũ nhân lực, các bác sĩ tại Nha Khoa Thúy Đức tốt nghiệp tại các trường Đại học danh tiếng, đã có nhiều năm du học tại nước ngoài với kinh nghiệm phong phú. Có thể kể đến Bác sĩ Nguyễn Thanh Tuấn với hơn 10 năm kinh nghiệm trong kỹ thuật bọc răng sứ, sẽ giúp hạn chế tối đa xâm lấn vào cùi răng thật, lắp răng sát khít, chuẩn khớp cắn, không gây hiện tượng ê buốt, đem lại cảm giác ăn nhai tự nhiên như răng thật.
Ngoài ra, chất liệu răng sứ mà nha khoa cung cấp đều là răng sứ cao cấp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của các hãng như Ceramil (Đức), Emax (Mỹ), Lava (Mỹ), Katana( Nhật)… có độ bền gấp 5 lần răng thật, đặc biệt không bị xuống tone màu theo thời gian.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề bọc răng sứ, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất bạn nhé NHẬN LỊCH HẸN