Thiết bị trong cấy ghép implant cần có những gì để ca trồng răng có thể thành công và đem lại hiệu quả tốt nhất? Bên cạnh kinh nghiệm, tay nghề và chuyên môn của bác sĩ, hệ thống các trang thiết bị – dụng cụ hỗ trợ cho ca cấy ghép implant cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu các trang thiết bị trong cấy implant trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Trồng răng implant là gì?
Hiện nay trồng răng implant là phương pháp phục hồi răng bị mất đem đến hiệu quả cao và lâu dài. sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật phức tạp. Răng implant được chế tác bằng chất liệu titanium có độ chống gỉ và chống mòn cao. Chất liệu này giúp trụ răng tương thích sinh học tuyệt vời với xương hàm, ngăn chặn tình trạng tiêu xương và mang đến hiệu quả cao, an toàn với người thực hiện.
Răng implant có cấu trúc tương tự như răng thật. Sau khi bạn thực hiện trồng răng thành công, răng implant sẽ đảm bảo chức năng ăn nhai như răng thật. Thiết kế bề mặt trụ implant có các rãnh với khoảng cách thích hợp giúp liên kết tế bào xương, mô và máu. Nhờ đó tạo cảm giác thoải mái cho người thực hiện. Cụ thể 1 chiếc răng implant hoàn chỉnh bao gồm 3 bộ phận:
Trụ implant
Trụ răng implant có cấu tạo và giữ vai trò như 1 chân răng thật. Thiết kế trụ răng có dạng ren xoắn như ốc vít để tạo điều kiện tốt nhất liên kết với tế bào xương, mô, máu. Bộ phận này được cấy ghép trực tiếp vào phần xương hàm bị mất răng, nâng đỡ mão răng sứ nhờ khớp nối Abutment.
Trụ implant được chế tác từ titanium nguyên chất, chống gỉ và chống mòn tốt, an toàn với sức khỏe bệnh nhân. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, bề mặt trụ được xử lý đặc biệt đảm bảo tế bào xương có thể bám trên đó và tương thích sinh học tuyệt vời với chúng.
Khớp nối Abutment
Khớp nối Abutment là bộ phận ở giữa, liên kết trụ răng ở phía dưới với mão răng sứ ở bên trên. Abutment được làm từ chất liệu titanium hoặc Zirconia.
Mão răng sứ
Mão răng sứ cũng được chế tác tương tự như răng thật về hình dáng và màu sắc. Mão răng sứ được gắn bên trên khớp nối Abutment để tạo thành chiếc răng hoàn chỉnh. Bác sĩ đặt trụ implant vào vùng bị mất răng, xương sẽ tự bám vào vùng quanh thân trụ giúp răng chắc chắn, hạn chế tình trạng tiêu xương. Mặc dù là răng giả tuy nhiên răng implant đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ giống như răng thật.
Tìm hiểu: Trồng răng implant có phải là trồng răng thật không?
Các trường hợp nên trồng răng implant
Trồng răng implant là phương pháp phục hồi răng đã mất phù hợp với đa số trường hợp mất răng. Người bệnh mọi lứa tuổi, cả nam và nữ, thời gian mất răng mới hay lâu năm đều có thể thực hiện cấy implant.
Trường hợp bệnh nhân bị mất răng lâu năm, có tình trạng tiêu xương, tụt lợi, các răng liền kề bị xô lệch thì cần ghép xương nhân tạo. Sau đó mới thực hiện trồng răng implant.
Trường hợp người bị mất răng do tai nạn, răng sâu, bị viêm nha chu, mất 1 răng hoặc mất nhiều răng, mất răng cả hàm hoàn toàn có thể trồng răng implant để phục hình răng.
[Tư vấn ] Có nên trồng răng implant không? Những ai nên trồng răng implant
Ưu điểm của cấy ghép implant
Trồng răng implant là phương pháp phục hồi răng đã mất tối ưu nhất hiện nay, thay thế các răng đã mất bằng răng nhân tạo có cấu trúc tương tự răng thật. Cụ thể cấy implant sở hữu những ưu điểm vượt trội sau đây:
Phục hồi chức năng ăn nhai, ngon miệng hơn
Trụ răng implant liên kết sinh học tuyệt vời với xương hàm giúp răng implant chắc khỏe, đảm bảo chức năng ăn nhai. Bạn dễ dàng cắn, xé và nghiền nát thức ăn để tiêu hóa, đồng thời giúp bạn thoải mái, cảm nhận được hương vị thơm ngon của món ăn.
Phòng ngừa tình trạng tiêu xương
Trụ răng implant được cấy trực tiếp vào vị trí xương hàm có răng bị mất. Chất liệu titanium giúp nó liên kết sinh học tuyệt vời với xương hàm, đảm bảo xương hàm hoạt động bình thường, ngăn chặn tình trạng tiêu xương, tụt lợi. Bạn sẽ không cần lo lắng khuôn mặt bị biến dạng, nhăn nheo.
Đảm bảo tính thẩm mỹ
Nhờ trồng răng implant mà hạn chế được tình trạng tiêu xương. Từ đó giúp khuôn mặt không bị biến dạng, má không bị hóp, da quanh miệng không bị trùng xuống. Nhờ công nghệ hiện đại, lợi sẽ bám trực tiếp vào các răng nhân tạo tương tự như răng thật. Mão răng sứ có hình dáng và màu sắc giống với răng thật nên bạn không cần lo lắng người đối diện sẽ nhận ra.
Không mài, không xâm lấn răng liền kề
Đối với phương pháp trồng răng thông thường, người bệnh cần phải mài răng bên cạnh để làm tụ cầu răng sứ. Nhưng với phương pháp cấy implant thì không. Trụ răng được cấy trực tiếp vào vị trí xương hàm đã mất răng đảm bảo không xâm lấn, can thiệp vào răng thật bên cạnh.
Hiệu quả cao, thời gian sử dụng lâu dài
Trụ răng implant có thể tồn tại vĩnh viễn nếu ca trồng răng thực hiện thành công và bệnh nhân biết cách chăm sóc, bảo vệ. Do chân răng nhân tạo (trụ implant liên kết trực tiếp với xương hàm), ngăn chặn tình trạng tiêu xương, tụt lợi.
Xem thêm : 5 tiêu chí giúp chọn trụ răng implant phù hợp bạn nên biết
Vật liệu cấy ghép răng implant
Một chiếc răng giả implant thông thường bao gồm 3 bộ phận là trụ implant, khớp nối Abutment và mão răng sứ. Các bộ phận được kết nối với nhau tạo thành chiếc răng hoàn chỉnh, hình thức và chức năng tương tự như răng thật. Trong đó trụ răng implant được thiết kế và chế tác từ titanium nguyên chất.
Đây là vật liệu được sử dụng phổ biến trong nha khoa với đặc tính vô hại với sức khỏe con người. Đặc biệt cơ thể không hề đào thải titanium.Trường hợp trồng răng, titanium được sử dụng để chế tác trụ răng, thay thế chân răng thật để cấy ghép vào trực tiếp vào xương hàm.
titanium được giới chuyên gia, bác sĩ đánh giá cao bởi độ bền cao, chống gỉ, chống ăn mòn và khả năng chịu nhiệt tốt. Vì vậy bệnh nhân thực hiện trồng răng implant phục hồi được khả năng ăn nhai tốt như răng thật. Bạn hoàn toàn có thể cắn, xé và nghiền nát thức ăn bình thường sau khi thực hiện cấy implant. Do răng implant cố định chắc chắn không lo xô lệch hay rơi rớt như hàm giả tháo lắp.
Đặc biệt trụ răng được chế tác bằng chất liệu titanium có khả năng tích hợp sinh học tuyệt vời với xương hàm. Lâu dần trụ răng bám chắc và giúp xương hàm hoạt động bình thường khi ăn nhai. Từ đó ngăn chặn tình trạng tiêu xương, tụt lợi do mất răng.
Nhờ những đặc tính tuyệt vời của vật liệu titanium mà răng implant có thể sử dụng và tồn tại suốt đời, đem đến tính thẩm mỹ cao người thực hiện trồng răng.
Thiết bị cấy implant gồm những gì?
Có khá nhiều khách hàng khi đến trồng răng giả tại Nha khoa Thúy Đức tò mò về trang thiết bị trong cấy implant. Dưới đây là một số thiết bị, dụng cụ không thể thiếu trong quá trình thực hiện cấy ghép implant.
- Trang thiết bị trong cấy implant
Để ca trồng răng diễn ra thuận lợi an toàn chắc chắn không thể thiếu những trang thiết bị sau đây:
Máy khoan đặt trụ implant
Để có thể cấy trực tiếp trụ implant vào bên trong xương hàm chắc chắn không thể thiếu máy khoan đặt trụ răng. Trước hết căn cứ vào cấu trúc xương hàm của bệnh nhân mà bác sĩ điều trị sẽ tiến hành lựa chọn mũi khoan cho phù hợp. Sau đó gắn mũi khoan vào máy khoan và bắt đầu tạo khoảng trống trên xương hàm. Kích thước của khoảng trống chính xác với trụ implant đã lựa chọn trước đó.
Bộ mũi khoan implant
Muốn tạo được khoảng trống để cấy implant thì không thể thiếu thiết bị này. Để phù hợp với khung xương của bệnh nhân, mũi khoan được thiết kế và chế tác với nhiều hình dáng, tỷ lệ và kích thước khác nhau. Từ đó tạo ra rất nhiều bộ mũi khoan phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Hiện nay bác sĩ nha khoa thường sử dụng 5 loại mũi khoan implant phổ biến nhất bao gồm: mũi khoan mồi, mũi khoan implant, mũi khoan dẫn, mũi khoan dò xoắn và mũi khoan thuôn xoắn.
Thước đo chiều sâu và đường kính của hốc implant
Sau khi khoảng trống đã hình thành trên khung xương, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị làm implant chuyên dụng để đo đường kính và chiều sâu của nó. Trong trường hợp các kích thước vẫn chưa khớp như đã dự tính, bác sĩ buộc phải tiến hành khoan thêm lần nữa. Đến khi lỗ implant đạt được kích thước chuẩn nhất thì dừng lại.
Nắp Healing (hoặc nắp Cover)
Đây là thiết bị có cấu tạo giống như nắp đậy định hình vị trí nướu sau khi hồi phục. Nắp Healing (hoặc nắp Cover) sau khi lành sẽ có hình dáng thích hợp. Khi mão răng sứ đặt lên trên trụ implant sẽ trông tự nhiên và giống răng thật nhất. Từ đó đảm bảo tính thẩm mỹ cho người thực hiện trồng răng.
Nếu bác sĩ điều trị bỏ qua bước này khả năng cao là răng implant sẽ khó giống với răng tự nhiên và không đạt được thẩm mỹ cao. Thông thường ngay sau khi hoàn thành bước cấy ghép implant bác sĩ sẽ đặt nắp Healing lên.
Tay vặn implant và máy hút phẫu thuật
Tay vặn implant là dụng cụ nha khoa có công dụng giúp gắn trụ răng cố định vào bên trong xương hàm. Sau khi hoàn tất 1 nắp Healing được đặt ngay phía trên để định hình và giúp vết thương nhanh lành.
Bên cạnh đó máy hút phẫu thuật là thiết bị cấy ghép implant chuyên dụng dùng để bơm rửa, hút sạch máu và những mảnh vụn dơ tạo thành trong quá trình điều trị.
Xem thêm: 6 điều cần biết trước khi trồng răng giả
Quy trình cấy răng implant tại Nha khoa Thúy Đức
Đội ngũ bác sĩ cao cấp, trang thiết bị hiện đại,… đặc biệt là được sự tin tưởng và đồng hành của khách hàng, Nha khoa Thúy Đức từng bước trở thành 1 trong những địa chỉ nha khoa chất lượng hàng đầu tại Hà Nội. Quy trình cấy implant tại Nha khoa Thúy Đức được thực hiện theo đúng các bước chuẩn y khoa. Đặc biệt toàn bộ quá trình trồng răng được tiến hành trong phòng vô trùng, cùng các thiết bị, dụng cụ hiện đại. Bác sĩ chuyên khoa thực hiện trồng răng giỏi chuyên môn và có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện.
- Cấy implant tại Nha khoa Thúy Đức
Cụ thể quy trình trồng răng implant tại Nha khoa Thúy Đức gồm các bước sau đây:
Bước 1: Khám tổng quan và tư vấn
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Từ đó nắm được tình trạng răng miệng, cấu trúc xương hàm và sức khỏe răng nướu.
Xác định được tình trạng răng miệng của khách từ đó tìm ra được giải pháp phù hợp
Bước 2: Thực hiện ký hợp đồng sử dụng dịch vụ để bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong trường hợp rủi ro không may xảy ra.
Bước 3: Chụp phim CT và lấy dấu răng để sản xuất implant phù hợp với khách hàng
Bước 4: Phẫu thuật cấy ghép trụ implant: Gắn trụ răng implant vào vị trí răng bị mất sau đó lắp vít Abutment để nối dài chân răng, sau đó sẽ lấy mẫu chế tạo răng sứ gửi đến Labo. Trong thời gian chờ cho trụ implant ổn định và tương thích với xương hàm, khách hàng sẽ được gắn răng giả tạm thời.
Bước 5: Lắp cố định răng sứ: Sau khoảng thời gian thích hợp (thời gian này tùy theo từng người) răng sứ sẽ được lắp cố định vào trụ chân răng, lúc này kỹ thuật trồng implant đã được hoàn tất.
Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn tìm hiểu các trang thiết bị trong cấy implant. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về phương pháp phục hồi răng tối ưu này. Để nhận được tư vấn chi tiết cho tình trạng răng miệng của bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Bác sĩ chuyên khoa hàng đầu sẽ giải đáp thắc mắc của bạn nhanh và chính xác nhất.