Từ khóa “Cách chữa đau nhức răng tại nhà” luôn nằm trong Top đầu với hơn 1 triệu lượt tìm kiếm cho thấy đây là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Trên thực tế, những mẹo này có thể giảm bớt sưng đau ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, để biết chính xác nguyên nhân răng đau nhức do đâu, phương pháp điều trị dứt điểm bạn vẫn nên đến địa chỉ nha khoa uy tín thăm khám cụ thể.
Mục lục
- 1. Đau nhức răng là dấu hiệu của bệnh gì?
- 2. Cách chữa đau nhức răng tại nhà
- Chữa đau răng tại nhà bằng chườm lạnh
- Trị nhức răng bằng nước muối
- Sử dụng thuốc giảm đau răng
- Tỏi giúp giảm đau nhức răng hiệu quả
- Gừng chữa đau nhức răng
- Đinh hương giúp giảm đau răng an toàn
- Sử dụng bạc hà giúp giảm đau răng nhanh chóng
- Chữa đau nhức răng với cỏ xạ hương (thyme)
- Tinh dầu lá chanh giúp giảm đau răng
- Sử dụng gel nha đam chữa đau răng cấp tốc
- 3. Những lưu ý khi trị đau nhức răng tại nhà
1. Đau nhức răng là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau nhức răng là tình trạng bên trong hoặc xung quanh bề mặt răng trở nên đau buốt. Tuy nhiên cảm giác của mỗi người sẽ khác nhau tùy vào nguyên nhân khởi phát. Ngoài ra, bạn sẽ thấy một số triệu chứng điển hình khác như:
- Phần nướu xung quanh răng cũng bị đau
- Cơ thể phát sốt, nhiệt độ cao hơn bình thường
- Đau nhói khi chạm vào răng hoặc cắn xuống
- Có cảm giác khó chịu khi ăn uống, nhất là đồ nóng hoặc lạnh
Cơn đau răng này không kéo dài liên tục mà xuất hiện từng cơn. Khi nhiệt độ trong khoang miệng thay đổi hay áp lực phát sinh lên răng càng kích thích làm cho vị trí đau rõ rệt hơn.
Nguyên nhân gây đau nhức răng phổ biến nhất là sâu răng, viêm tủy răng, viêm nướu, mọc răng khôn, áp xe răng,…
– Đau nhức răng do sâu răng
Sâu răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng răng bị ê buốt. Sau khi ăn uống, đường và tinh bột không được vệ sinh sạch sẽ tạo thành mảng bám dính vào răng. Điều này sinh ra axit ăn mòn men, tạo ra vùng yếu và lỗ sâu li ti. Dần dần, chúng phá hủy từ phần men răng đến ngà răng, tủy răng. Răng sẽ trở nên nhạy cảm, dễ ê buốt khi tiếp xúc với nhiệt độ.
– Đau nhức răng do viêm tủy răng
Tủy răng nằm ở vị trí trong cùng chứa rất nhiều dây thần kinh và mạch máu quan trọng. Khi răng bạn bị sâu mà không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến tủy răng, gây sưng viêm. Điều này tạo ra những cơn đau dai dẳng, khó chịu.
Xem thêm: Chữa tủy răng có đau không? Chi phí hết bao nhiêu?
– Đau nhức răng do áp xe răng (chân răng có mủ)
Áp xe răng là biến chứng của nhiễm trùng răng miệng, vi khuẩn từ mảng bám có trên răng, gây ra mủ chân răng hay nướu răng. Ngoài ra, áp xe răng có thể xảy ra khi răng bị chấn thương, sứt mẻ làm cho men răng bị vỡ. Từ đó vi khuẩn len lỏi vào tủy răng gây áp xe răng. Mủ ra nhiều tạo áp lực lớn ép vào dây thần kinh và gây ra những cơn đau răng dữ dội.
Tùy vào vị trí, nguyên nhân áp xe răng sẽ có các phương pháp điều trị thích hợp. Nguyên tắc điều trị chung là loại bỏ ổ nhiễm trùng, điều trị nguyên nhân và bảo tồn răng, tránh các biến chứng. Trường hợp không thể bảo tồn răng thật thì phải tiến hành nhổ răng.
– Đau nhức răng do răng khôn, răng ngầm
Răng khôn hay răng số 8 thường mọc trong giai đoạn từ 18- 25 tuổi với số lượng khác nhau, tối đa là 4 chiếc. Tuy nhiên không giống như tên, răng khôn thường mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên xẹo đâm vào các răng bên cạnh. Chúng cũng không mọc liền một lúc mà nhú lên từng chút một gây ra những cơn đau rất khó chịu.
Một số triệu chứng khác khi mọc răng khôn là bị cứng khớp hàm, sưng nướu, sưng nướu, lợi trùm, hơi thở có mùi,… Khi thấy các dấu hiệu trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để loại bỏ chúng càng sớm càng tốt.
– Đau nhức răng do chấn thương, nứt răng
Theo thời gian, răng của bạn có thể bị suy yếu từ áp lực nhai, cắn. Đôi khi lực cắn xuống một vật quá cứng như đá viên, bỏng ngô,… dễ gây ra vết nứt trên răng. Khi đã có chấn thương, bạn sẽ thấy răng nhạy cảm hơn với nhiệt độ nóng, lạnh của thức ăn, nước uống. Để điều trị còn phụ thuộc vào vị trí và hướng của vết nứt cũng như mức độ thiệt hại.
– Đau nhức răng do các bệnh về nướu
Viêm nướu và viêm nha chu là hai bệnh về nướu thường dẫn tới những cơn đau nhức khó chịu. Đây là dạng nhiễm trùng nướu răng bao quanh răng. Chúng có thể làm mất xương, hỏng lợi khiến cho phần lợi bị tách khỏi răng, tạo thành các túi chứa đầy vi khuẩn. Chân răng tiếp xúc với mảng bám càng dễ lung lay, nhạy cảm với nhiệt độ.
2. Cách chữa đau nhức răng tại nhà
Nếu tình trạng đau nhức răng ở mức độ nhẹ hoặc bạn chưa thể đến gặp nha sĩ ngay thì có thể áp dụng một số cách chữa đau nhức răng tại nhà đơn giản dưới đây.
Chữa đau răng tại nhà bằng chườm lạnh
Chườm lạnh là một trong những cách chữa đau răng nhanh, an toàn và dễ thực hiện nhất. Chính nhiệt độ thấp từ đá lạnh sẽ làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác, từ đó giảm nhẹ tình trạng đau nhức. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp giảm đau răng khôn.
- Trước tiên, bạn lấy một vài viên đá rồi bọc vào vải sạch.
- Tiếp đến là chườm lên vùng má có vị trí răng bị đau nhức.
- Để khoảng 5- 10 phút rồi cho ra, thư giãn một chút và bạn lặp lại hành động trên đến khi cảm thấy thoải mái hơn.
Lưu ý: Bạn không nên chườm đá lạnh trực tiếp lên vùng má bị đau răng vì đá quá lạnh sẽ gây khó chịu và giảm hiệu quả.
Ngoài ra, bạn có thể thử một mẹo chữa đau răng khác tương tự như cách chườm lạnh. Cụ thể như sau:
- Bạn đặt đá viên trong lòng bàn tay ở cùng bên với khu vực đau răng. Nếu bị đau răng bên phải, bạn để tay phải giữ đá.
- Sau đó, bạn chà xát các viên đá lạnh ở khoảng trống giữa ngón trỏ và ngón cái khoảng 7 phút hoặc đến khi bạn cảm thấy tê ở khu vực này.
- Theo các chuyên gia, phương pháp này tạm thời chặn tín hiệu đau đi đến não do nhiệt độ thấp từ đá viên. Do đó sẽ giảm đau răng hiệu quả.
Xem thêm: Đau răng chườm nóng hay lạnh?
Trị nhức răng bằng nước muối
Nước muối là cách chữa nhức răng cũng rất nhanh chóng, hiệu quả. Nó vừa làm giảm bớt cảm giác ê buốt, vừa loại bỏ những vụn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng, đồng thời còn diệt khuẩn.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn rót 1 cốc nước ấm. Sau đó cho 1 thìa muối phù hợp với lượng nước. Khuấy đều cho tan các hạt muối
- Tiếp đến, bạn súc miệng đều đặn khoảng 4- 5 lần/ngày để giảm sưng viêm và chữa lành các mô mềm.
Sử dụng thuốc giảm đau răng
Nếu muốn giảm đau nhanh, ít phiền phức thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen (Tylenol) hoặc Ibuprofen (Advil). Nó phù hợp và hiệu quả với những cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên nhớ dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Ví dụ như, Paracetamol dùng cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Nhưng Ibuprofen được bác sĩ khuyến khích không nên dùng cho trẻ em. Đặc biệt, trẻ em dưới 18 tuổi không được tự ý dùng Aspirin nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Tỏi giúp giảm đau nhức răng hiệu quả
Theo nghiên cứu, tỏi chứa hoạt chất Allicin có khả năng kháng khuẩn và xoa dịu những cơn đau nhức răng hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Trước tiên, bạn chuẩn bị 1 tép tỏi tươi. Sau đó nghiền nát, pha loãng với nước để làm giảm nồng độ và tránh tình trạng kích ứng.
- Tiếp đến, bạn lấy tỏi vừa pha loãng trộn đều với một ít muối. Bạn dùng hỗn hợp này đắp lên răng bị đau trong vòng 10- 15 phút.
- Cuối cùng bạn đánh răng sạch sẽ để loại bỏ mùi tỏi trong khoang miệng nhé.
Gừng chữa đau nhức răng
Ngoài tỏi thì gừng cũng là nguyên liệu có thể giảm đau nhức răng tương đối hiệu quả. Trong gừng sở hữu một số hoạt chất như Tecpen, Oleoresin và men Zingibain giúp kháng viêm, kháng khuẩn, xoa dịu cơn đau, giảm hôi miệng.
Cách thực hiện như sau:
- Trước tiên, bạn lấy 1 củ gừng, cạo vỏ rồi rửa sạch. Sau đó giã ra và lọc lấy nước.
- Tiếp đến bạn dùng nước đó thoa lên vùng răng bị đau nhức. Để khoảng 5 phút rồi đánh răng sạch sẽ.
Đinh hương giúp giảm đau răng an toàn
Đinh hương có chứa hợp chất Eugenol được ví như chất gây tê tự nhiên. Đây cũng là loại gia vị có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, nhất là chống nhiễm trùng răng và nướu.
Cách thực hiện như sau:
- Trước tiên, bạn dùng bông gòn sạch thấm một chút tinh dầu đinh hương rồi chấm đều lên vị trí bị đau răng. Nếu không có tinh dầu, bạn thử nhai đinh hương khô và giữ nó tại khu vực đau răng trong khoảng 10 phút
- Cuối cùng, bạn đánh lại răng một cách sạch sẽ.
Sử dụng bạc hà giúp giảm đau răng nhanh chóng
Lá bạc hà có đặc tính gây tê nên sẽ làm dịu cơn đau răng hiệu quả. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà cũng được biết đến với khả năng kháng khuẩn và phòng chống hôi miệng. Tùy điều kiện, bạn có thể dùng trà bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà theo hướng dẫn dưới đây.
– Cách sử dụng trà bạc hà
- Trước tiên, bạn lấy một vài lá bạc hà. Sau đó thì rửa sạch sẽ
- Ngâm lá bạc hà với nước sôi trong 20 phút. Nếu không có lá tươi thì bạn dùng lá bạc hà khô
- Tiếp đến bạn dùng nước này để uống hoặc súc miệng.
– Cách sử dụng tinh dầu bạc hà
- Bạn dùng bông gòn sạch thấm một ít tinh dầu bạc hà
- Sau đó thấm lên khu vực bị đau răng. Để khoảng 10 phút
- Cuối cùng bạn đánh lại răng cho sạch sẽ.
Chữa đau nhức răng với cỏ xạ hương (thyme)
Cỏ xạ hương (thyme) không chỉ là một loại gia vị mà các chuyên gia còn áp dụng nó để điều trị các vấn đề nhiễm trùng ở ngực như viêm phế quản, ho gà. Trong cỏ xạ hương có thành phần chính mang tên thymol với khả năng sát trùng, kháng nấm. Để chữa đau nhức răng, bạn thực hiện như sau:
- Trước tiên hãy chuẩn bị một cốc nước ấm. Sau đó cho một giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào
- Bạn khuấy đều và dùng nước này để súc miệng
- Cuối cùng, bạn đánh lại răng cho sạch sẽ.
Tinh dầu lá chanh giúp giảm đau răng
Tinh dầu từ lá chanh cũng được biết đến với công dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm ê buốt và đau nhức răng hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Trước tiên, bạn lấy vài lá chanh, rửa sạch sẽ. Sau đó đem chúng đun sôi cùng với 1 lít nước và 1 thìa muối, đun với lửa nhỏ
- Đợi khoảng 10 phút thì bạn tắt bếp, cho ra để nguội. Tiếp đến cho tinh dầu vào chai sạch dùng dần.
- Mỗi lần vệ sinh răng miệng xong, bạn cho tinh dầu vào tăm bông rồi chấm lên chỗ răng bị đau.
Sử dụng gel nha đam chữa đau răng cấp tốc
Gel nha đam hay lô hội vẫn được mọi người sử dụng với mục đích chữa lành vết bỏng, xoa dịu vết thương ngoài da, làm dịu khu vực sưng nướu. Trong nha đam có chứa một số chất kháng khuẩn tự nhiên giúp tiêu diệt vi trùng hiệu quả.
Cách làm như sau:
- Trước tiên, bạn chuẩn bị một lá nha đam. Sau đó, cắt ra để lấy phần gel
- Tiếp đến, bạn dùng phần gel này áp vào vị trí răng đau. Để khoảng 5- 10 phút
- Cuối cùng bạn đánh lại răng cho sạch sẽ.
Xem thêm: Bấm huyệt chữa đau răng có hiệu quả không?
3. Những lưu ý khi trị đau nhức răng tại nhà
Đau nhức răng là tình trạng mà hầu hết mọi người đang gặp phải với mức độ và tần suất khác nhau. Nếu kéo dài mà không điều trị sẽ càng làm cho bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Khi trị đau nhức răng tại nhà, bạn lưu ý vài điều dưới đây nhằm nâng cao hiệu quả giảm đau nhé.
– Hạn chế ăn những thực phẩm quá nóng, quá lạnh hay quá cay vì chúng dễ kích thích và tác động lên vết thương, làm tăng cảm giác đau nhức, khó chịu.
– Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường, tinh bột nhất là đồ ăn vặt, bánh kẹo vì chúng dễ gây ra các mảng bám trên răng. Nếu không vệ sinh sạch sẽ càng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ hơn.
– Bạn duy trì thói quen vệ sinh răng miệng cẩn thận 2 lần/ngày. Sau đó dùng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ triệt để mảng bám, vi khuẩn.
– Bạn nên sử dụng các loại bàn chải mềm và hạn chế chà xát mạnh khi đánh răng, vì điều này có thể gây hại và tổn thương men răng.
Cách chữa đau nhức răng tại nhà đều sử dụng nguyên liệu quen thuộc, an toàn với cơ thể. Tuy nhiên chúng chỉ có thể giúp làm giảm bớt cơn đau, không chữa được tận gốc. Đau răng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Đặc biệt nếu thấy cơn đau kéo dài liên tục và không có dấu hiệu giảm, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám, điều trị triệt để nhất.