Các dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm nha chu khá giống với các bệnh lý răng miệng khác như nướu bị sưng đỏ, trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị chảy máu khi có tác động. Lúc này khi chưa xác định được chính xác bệnh lý gì và chưa bị ảnh hưởng quá nhiều thì bạn có thể tham khảo các cách chữa viêm nha chu tại nhà qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về bệnh viêm nha chu
Theo thống kê của các tổ chức sức khỏe, bệnh nha chu được xếp hạng là một trong số các bệnh răng miệng nguy hiểm và có nhiều người mắc nhất. Viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng xảy ra dẫn tới nướu và xương quanh chân răng bị viêm theo.
Nguyên nhân dẫn tới viêm nha chu là do vi khuẩn tích tụ nhiều trên răng tạo thành mảng bám. Mảng bám sau một thời gian không được làm sạch sẽ cứng lại tạo thành cao răng. Theo thời gian cao răng lan dần theo đường viền của nướu, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. Nếu không làm sạch mảng bám, cao răng, chúng sẽ gây ra bệnh viêm nướu và cuối cùng trở thành viêm nha chu.
Ngoài ra những người có thói quen hút thuốc lá nhiều hoặc mắc phải các bệnh lý như tiểu đường, ung thư sẽ có nguy cơ mắc viêm nha chu cao hơn người bình thường.
Dấu hiệu mắc bệnh viêm nha chu khá giống với các bệnh lý răng miệng khác. Điển hình nhất là màu nướu đôi khi sẽ có màu như bị bầm tím. Thân răng dài hơn bình thường do nướu bị tụt làm lộ chân răng ra ngoài.
Bên cạnh đó giữa nướu và răng có xuất hiện mủ, khoảng cách giữa các răng ngày càng xa nhau. Không chỉ vậy, người bệnh còn có cảm giác đau đớn khi chạm tay vào vùng nướu hoặc bị chảy máu khi vệ sinh răng miệng. Quá trình ăn uống cũng sẽ bị ảnh hưởng vì răng có dấu hiệu lung lay, không còn chắc chắn như ban đầu.
Xem chi tiết: Bệnh viêm nha chu có chữa dứt điểm được không?
Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm nha chu
Các giai đoạn
Bệnh viêm nha chu phát triển theo 4 giai đoạn chính. Bệnh phát triển khá nhanh và khó kiểm soát, đặc biệt tốc độ này còn nhanh hơn nếu cơ thể có sức đề kháng kém.
- Giai đoạn 1: Viêm nướu
- Giai đoạn 2: Viêm nha chu
- Giai đoạn 3: Viêm nha chu tiến triển: Khi viêm nha chu tiến triển nặng, bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với khả năng mất răng vĩnh viễn.
Các triệu chứng của từng giai đoạn
Song song cùng với các giai đoạn phát triển của bệnh viêm nha chu là những triệu chứng đi kèm. Nếu nắm vững được những triệu chứng của bệnh sẽ giúp bệnh nhân có thể kịp thời phát hiển bệnh từ sớm và có sự can thiệp của bác sĩ nha khoa. Từ đó tăng cơ hội giữ răng và phục hồi sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Giai đoạn 1: Các triệu chứng khi bị viêm nướu
- Nướu bị sưng tấy, đỏ
- Có nhiều cao răng
- Nướu dễ chảy máu khi đánh răng hoặc làm sạch kẽ răng
Giai đoạn 2: Các triệu chứng khi bị viêm nha chu
- Túi nha chu bắt đầu được hình thành, là nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn có hại
- Nướu bị tụt dần để lộ ra chân răng
- Nướu thường xuyên bị chảy máu
- Răng bị lung lay nhẹ
- Hơi thở có mùi hôi
Giai đoạn 3: Triệu chứng của viêm nha chu tiến triển
- Túi nha chu trở nên sâu hơn, vi khuẩn tích tụ bên trong túi ngày càng nhiều
- Các túi mủ được hình thành
- Xương ổ răng bị phá hủy
- Răng bị lung lay nghiêm trọng và gặp khó khăn khi ăn nhai
- Mất răng là tình trạng xấu nhất có thể gặp phải nếu không được điều trị
Xem thêm: Viêm nha chu có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?
6 cách chữa viêm nha chu tại nhà
Các dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm nha chu khá giống với các bệnh lý răng miệng khác như nướu bị sưng đỏ, trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị chảy máu khi có tác động. Lúc này khi chưa xác định được chính xác bệnh lý gì và chưa bị ảnh hưởng quá nhiều thì bạn có thể tham khảo các cách chữa viêm nha chu tại nhà như sau:
Cách chữa viêm nha chu bằng nước muối ấm
Muối có tác dụng kháng khuẩn rất tốt mà ai cũng biết tới. Đây chính là lý do có nhiều người sử dụng nước muối loãng súc miệng để cải thiện các vấn đề về răng miệng, trong đó có bệnh viêm nha chu.
Người bị viêm nha chu có thể pha muối sạch trong nước ấm tuy nhiên lưu ý chỉ nên sử dụng ít muối, tránh làm cho vị quá mặn có thể ăn mòn men răng. Mỗi ngày bạn hãy sử dụng nước muối ấm này để súc miệng trong khoảng 3 – 5 phút sau khi ăn hoặc lúc thấy xuất hiện cơn đau. Cách đơn giản này sẽ giảm làm giảm cơn đau rất hiệu quả.
Sử dụng nước chanh tươi kết hợp cùng muối trắng
Trong nước cốt chanh tươi có chứa lượng lớn vitamin C, khi kết hợp cùng với muối trắng sẽ mang đến tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Tuy nhiên phương pháp này không nên áp dụng cho những vùng răng có vết thương hở vì dễ gây cảm giác đau rát khó chịu.
Bạn có thể vắt lấy một đến hai thìa nước cốt chanh sau đó cho thêm một chút muối bột hoặc muối hạt đều được. Khuấy đều hỗn hợp sau đó sử dụng tăm bông chấm lên vùng răng bị viêm nha chu. Ngậm trong miệng khoảng 5- 7 phút sau đó nhổ bỏ và súc miệng lại với nước sạch.
Lưu ý không nên lạm dụng quá nhiều phương pháp này vì chanh có chứa nhiều acid có thể gây mòn chân răng. Bạn chỉ nên dùng 2 lần/tuần.
Tinh dầu đinh hương chữa viêm nha chu
Tinh dầu đinh hương là dược liệu được sử dụng phổ biến để chữa bệnh sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu. Nó đã góp mặt trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh răng miệng bởi hiệu quả tốt, công nhận bởi nhiều người sau khi sử dụng.
Người bị bệnh viêm nha chu có thể sử dụng tăm bông chấm nhẹ vào tinh dầu đinh hương sau đó chấm vào vùng nướu bị viêm. Bạn giữ nguyên như vậy trong vòng 5 phút sau đó súc miệng lại với nước sạch. Một ngày có thể sử dụng đều đặn 2 lần để tăng hiệu quả cải thiện đau nhức, sưng viêm.
Bên cạnh tinh dầu đinh hương thì đinh hương khô cũng có thể sử dụng được. Bạn có thể dễ dàng mua ở các hiệu thuốc nam. Chỉ cần đem nghiền nhỏ đinh hương khô thành dạng bột sau đó đắp lên vùng nướu răng bị viêm và chờ 5 phút. Sau đó súc miệng lại với nước sạch.
Sử dụng mật ong chữa viêm nha chu
Trong mật ong có chứa hàm lượng lớn chất propolis. Đây là một loại chất có tác dụng làm giảm viêm nhiễm, nhiễm trùng nướu rất tốt. Không chỉ vậy mật ong cũng là nguyên liệu rất dễ kiếm, dễ dùng và có thể sử dụng với nhiều đối tượng. Chính vì vậy sử dụng mật ong là một trong những cách chữa viêm nha chu tại nhà rất phổ biến.
Cách sử dụng mật ong rất đơn giản, bạn chỉ cần thoa một chút mật ong lên vùng nướu bị viêm và ngậm trong khoảng 5 phút. Vùng nướu viêm sẽ nhanh chóng dịu lại và hết sưng tấy. Tuy nhiên cần lưu ý với những vùng răng có dấu hiệu bị sâu răng không nên dùng mật ong vì tính ngọt của mật ong sẽ khiến tình trạng sâu răng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Sử dụng gừng chữa viêm nha chu
Gừng là một trong những nguyên liệu được dùng nhiều trong Đông y. Gừng có tính ấm và khả năng chống viêm tốt nên nó có thể sử dụng để chữa những trường hợp viêm nha chu thể nhẹ.
Bạn có thể đun nước gừng hoặc pha trà gừng để uống và súc miệng. Cách làm rất đơn giản, rửa sạch gừng, thái lát và cho lên bếp đun sôi với lượng nước vừa đủ. Sử dụng uống trong ngày và không được để qua đêm. Thời điểm tốt nhất nên uống trà gừng là vào sáng sớm.
Vệ sinh răng miệng cẩn thận
Vệ sinh răng miệng tưởng chừng là việc đơn giản tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện đúng cách. Các bác sĩ nha khoa thường đưa ra lời khuyên nên sử dụng bàn chải điện hoặc bàn chải lông mềm để làm sạch mảng bám hiệu quả.
Không chỉ vậy cần thay mới bàn chải sau 3 tháng để tránh vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó sử dụng kết hợp cả chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng và loại bỏ cặn thức ăn thừa hiệu quả hơn.
Xem thêm: Viêm nha chu uống thuốc gì?
Cách phòng ngừa viêm nha chu
Cách phòng ngừa viêm nha chu tốt nhất là tập các thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách, bắt đầu thói quen này từ khi còn nhỏ và duy trì tới hết cuộc đời.
- Chăm sóc răng miệng tốt: Đánh răng ít nhất 2 lần một ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn còn bám lại trong kẽ răng.
- Đi khám răng định kỳ: Sau 6 tháng cần tới nha khoa khám răng định kỳ. Nếu bạn có những yếu tố rủi ro làm răng khả năng mắc bệnh viêm nha chu như bị khô miệng, hút thuốc lá, tiểu đường,… thì cần đi khám răng định kỳ thường xuyên hơn.
Bệnh viêm nha chu khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Bạn nên tới gặp bác sĩ ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng dưới đây:
- Nướu bị sưng đỏ, đau trong nhiều ngày
- Miệng có mùi hôi
- Nướu răng bị chảy máu khi đánh răng hoặc khi ăn thức ăn cứng
- Răng có dấu hiệu lung lay
- Xuất hiện tình trạng loét hoặc có mảng đỏ trong miệng
- Có khối u trong nướu, môi có cảm giác bị cộm
Ngay khi thấy những triệu chứng này, bạn có thể sẽ phải điều trị khẩn cấp hoặc tiến hành khám lâm sàng để loại trừ nguyên nhân khác như áp xe hoặc ung thư miệng.
Có thể nói viêm nha chu rất dễ xảy ra với những người có thói quen vệ sinh răng miệng không tốt. Hậu quả có thể gây mất răng và tăng nguy cơ mắc bệnh như tim, gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Để ngăn ngừa viêm nha chu, hãy duy trì thói quen lành mạnh như ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng đúng cách mỗi ngày.
Có thể bạn quan tâm:Tụt lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng là bị bệnh gì?