Nhiều người khi bị sâu răng, thay vì chữa trị họ lại muốn để cho răng sâu tự rụng. Tuy nhiên, liệu đây có thực sự là giải pháp an toàn và hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Răng sâu có thể tự rụng không?
Tủy răng là cơ quan nuôi dưỡng chiếc răng, gồm thành phần mạch máu cung cấp dinh dưỡng cho răng và các dây thần kinh cảm giác ở răng. Khi răng sâu vào tủy đến mức độ tủy răng bị chết đi, chiếc răng sẽ mất đi nguồn dinh dưỡng và mất cảm giác hay trở thành một chiếc răng chết. Những chiếc răng này nếu không có biện pháp bảo tồn sẽ có thể tự gãy rụng tự nhiên hoặc do tác động ăn nhai.
Tìm hiểu thêm: Có con sâu răng hay không?
Có nên để cho răng sâu tự rụng không?
Hàm răng là bộ phận có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, thực hiện chức năng chính là nghiền nát thức ăn. Ngoài ra, hàm răng còn tạo nên tính thẩm mỹ cho gương mặt. Ngoại trừ trường hợp rụng răng sữa ở trẻ em và rụng răng ở tuổi già, do lão hóa thì các trường hợp rụng răng sớm khác đều là bất tự nhiên, mất răng ảnh hưởng lớn tới chất lượng ăn nhai và có thể khiến hàm răng bị xô lệch.
Chờ đợi một chiếc răng sâu rụng không phải là giải pháp. Thực tế, việc này chỉ làm trì hoãn cơ hội điều trị và bảo tồn được răng. Để mặc chiếc răng sâu tự rụng mất một thời gian dài, quan trọng là tình trạng sâu răng sẽ tiến triển gây đau đớn, khó ăn uống và thậm chí là nhiễm trùng.
Nhiễm trùng tủy răng có thể lan rộng sang các mô xung quanh, bao gồm nướu, xương hàm và thậm chí là máu, gây ra các biến chứng nguy hiểm như áp xe, viêm xương tủy, nhiễm trùng máu,…
Vì vậy, hãy điều trị ngay khi phát hiện để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn. Thay vì để răng sâu tự rụng và phải chịu đựng những hậu quả nghiêm trọng, bạn nên đến nha sĩ để được điều trị kịp thời. Chi phí điều trị răng sâu sẽ thấp hơn nhiều so với việc phải điều trị các biến chứng do để răng sâu tự rụng.qứa
Răng sâu lung lay có nên tự nhổ không?
Răng bị sâu đến mức lung lay là tình trạng răng sâu đã ở giai đoạn nghiêm trọng, nguy cơ gãy rụng răng rất cao, thường khó có thể giữ lại răng. Tuy nhiên, việc điều trị và nhổ bỏ răng sâu lung lay cần được thực hiện bởi bác sĩ, tuyệt đối không tự nhổ răng vì:
Khó kiểm soát việc chảy máu
Nếu tự nhổ răng sâu lung lay tại nhà, có khả năng bạn sẽ không đủ kỹ thuật để lấy chiếc răng nhẹ nhàng nhất, các mạch máu có thể tổn thương nhiều gây mất nhiều máu.
Tổn thương dây thần kinh nặng
Bao quanh răng là các tổ chức dây thần kinh quan trọng đảm nhiệm chứng năng dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ má, lưỡi, hàm, cằm…Tự nhổ răng có thể khiến cho tổ chức dây thần kinh bị tổn thương diện rộng gây tình trạng đau nhức, tê bì, cứng hàm kéo dài, thậm chí liệt mặt.
Nhiễm trùng
Việc thực hiện nhổ răng cần đến các dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Khi thực hiện tự nhổ răng nếu không đảm bảo vệ sinh hoặc dụng cụ không được vô trùng sẽ khiến cho răng và nướu bị nhiễm trùng nguy hiểm.
Xử lý thế nào khi có răng bị sâu?
Như vậy, nếu bạn bị sâu răng và chờ cho răng sâu tự rụng sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề biến chứng nghiêm trọng kể trên. Vì vậy, khi có răng sâu, bạn cần đến gặp nha sĩ để được điều trị kịp thời.
Các phương pháp xử lý răng sâu bao gồm
Trám răng
Đây là phương pháp phổ biến nhất để điều trị răng sâu. Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê để gây tê vùng răng cần điều trị, sau đó loại bỏ phần mô răng bị sâu và trám lại bằng vật liệu trám răng phù hợp.
Quy trình trám răng trực tiếp:
1. Khám tổng quát và tư vấn về kỹ thuật trám răng
2. Gây tê nếu cần thiết bởi nhiều người có ngà răng nhạy cảm hoặc hội chứng sợ tiếng máy khoan răng.
3. Loại bỏ mô răng bị sâu bằng các dụng cụ chuyên dụng.
4. Chuẩn bị khoang trám để chứa chất trám sao cho xoang có độ bám dính tốt với chất trám.
5. Đặt vật liệu trám có chất liệu và màu sắc thích hợp với răng hiện tại.
6. Chỉnh sửa và hoàn thiện
7. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng
Thời gian thực hiện Quy trình trám răng trực tiếp thường mất khoảng 15-30 phút cho mỗi răng.
Đọc thêm:
Chữa tủy
Chữa tủy là phương pháp điều trị nội nha trong trường hợp sâu răng dẫn tới viêm tủy, cần loại bỏ tủy tổn thương hoặc đã hoại tử.
Quy trình chữa tủy răng bao gồm các bước sau:
1. Kiểm tra tình trạng sâu răng, viêm tủy và thăm hỏi bệnh sử
2. Gây tê tại chỗ để khi thực hiện chữa tủy người bệnh bớt đau đớn.
3. Mở đường vào buồng tủy bằng cách chọc ống tủy qua thân răng.
4. Loại bỏ tủy răng đã bị hư tổn và làm sạch buồng tủy.
5. Tạo hình ống tủy để việc trám bít ống tủy được thuận lợi.
6. Trám bít ống tủy bằng vật liệu trám để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn vào khu vực này
7. Gắn mão răng (nếu cần thiết) đối với những chiếc răng sâu nghiêm trọng, dễ bị gãy rụng nếu không gắn mão răng.
8. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng:
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là một biện pháp điều trị nha khoa và nha khoa thẩm mỹ trong nhiều trường hợp giúp bảo tồn răng và lấy lại vẻ đẹp cho nụ cười của chúng ta.
Bọc răng sứ có thể giữ lại chiếc răng bị sâu nhưng đòi hỏi cần mài mòn cùi răng gắn mão răng sứ với quy trình như sau
Quy trình bọc răng sứ:
1. Khám và tư vấn về kỹ thuật làm răng sứ, các loại răng sứ, chi phí…
2. Lấy dấu răng để chuyển đi chế tạo mão răng sứ.
4. Mài nhỏ cùi răng bằng mũi khoan mài cùi để làm trụ gắn mão răng sứ.
5. Lắp mão răng tạm thời để đảm bảo chức năng ăn nhai chờ trong thời gian làm mão răng sứ.
6. Thử sườn và đắp sứ để kiểm tra độ tương thích, hài hòa về màu sắc và kích thước, khớp cắn sau đó sẽ gắn mão răng sứ cố định.
8. Bác sĩ sẽ kiểm tra sau khi gắn răng sứ đảm bảo không bị cấn cộm sau đó sẽ hướng dẫn chăm sóc và hẹn tái khám.
Tìm hiểu thêm: Dán răng sứ hay bọc răng sứ tốt hơn?
Nhổ răng và trồng răng implant
Trong trường hợp răng sâu nghiêm trọng đã tự rụng hoặc lung lay cần nhổ bỏ, bạn nên bù đắp răng bị trống bằng cách thực hiện phương pháp trồng răng implant. Đây là kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay giúp khôi phục chức năng của răng đã mất hiệu quả và lâu dài. Quy trình như sau
Quy trình Nhổ răng và trồng răng implant:
Giai đoạn 1: Nhổ răng
1. Thăm khám và kiểm tra tình trạng răng sâu cần nhổ.
2. Sát trùng và tiêm thuốc gây tê tại vùng nướu quanh răng cần nhổ.
3. Bác sĩ dùng các dụng cụ chuyên dụng như kìm, bẩy, máy khoan cắt siêu âm để nhổ răng.
4. Khâu vạt nướu nếu cần và cầm máu vết thương.
5. Bác sĩ kê thuốc và hướng dẫn chăm sóc răng miệng, ăn uống sau khi nhổ răng. Khi vết thương tại vị trí nhổ răng đã lành sau khoảng 2 – 3 tháng bệnh nhân sẽ trở lại phòng khám để trồng răng implant.
Giai đoạn 2: Cấy ghép Implant
1. Cấy trụ Implant vào xương hàm sử dụng trụ implant được làm từ Titanium, có độ tương thích sinh học cao với cơ thể, giúp tạo nền tảng vững chắc cho răng giả.
2. Giai đoạn tích hợp xương:
Đây là khoảng thời gian chờ để trụ implant tương thích với xương hàm mất khoảng 3 -6 tháng để có thể đánh giá độ tích hợp của trụ cấy ghép.
3. Gắn mão răng sứ:
Sau khi trụ implant tích hợp hoàn toàn với xương hàm là lúc có thể gắn mão sứ và hoàn thành quá trình trồng răng giả. Cũng giống như mão sứ khi bọc răng sứ, bạn sẽ được lấy dấu răng và chế tạo mão sứ phù hợp với hàm răng hiện tại.
Quá trình nhổ và trồng răng imlpant thường mất nhiều thời gian để hoàn thiện nên bạn cần luôn tuân thủ hướng dẫn chăm sóc răng miệng của bác sĩ ở từng giai đoạn để đảm bảo hiệu quả trồng răng tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm: 70 tuổi có trồng được implant không?
Cách chăm sóc răng miệng phòng ngừa sâu răng
Sâu răng là vấn đề răng miệng gây nhiều phiền toái khi gặp phải, để phòng ngừa sâu răng, chúng ta có thể chủ động thực hiện các biện pháp sau
1. Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng:
- Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày, mỗi lần hai phút. Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa Fluoride.
- Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám giữa các kẽ răng.
- Chải lưỡi thường xuyên để giảm mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên lưỡi.
- Súc miệng bằng nước súc miệng có chứa Fluoride sau khi chải răng hoặc ăn uống.
2. Chế độ ăn uống:
- Hạn chế thức ăn và đồ uống chứa nhiều đường: Đường trong thức ăn là nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn sâu răng sinh sôi, phát triển. Bạn nên hạn chế các thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, mứt, nước ngọt…
- Uống nhiều nước để giảm khô miệng và loại bỏ vi khuẩn gây sâu răng.
- Bổ sung canxi, magie, photpho…những chất có lợi cho men răng và củng cố sức khỏe của nướu.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp khoáng chất, vitamin cho cơ thể.
- Nhai kẹo xylitol. ngậm viên ngậm không đường để kích thích tiết nước bọt, chống sâu răng, hôi miệng.
3. Khám nha khoa định kỳ:
- Khám nha khoa tối thiểu 6 tháng/lần là khuyến cáo của chuyên gia giúp kiểm soát các vấn đề với sức khỏe răng miệng được kịp thời. Trong những lần khám nha định kỳ, hãy thực hiện lấy vôi răng để giảm thiểu nguy cơ sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…
5. Một số biện pháp khác:
- Bỏ hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây sâu răng. Bỏ hút thuốc lá là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn.
- Hạn chế dùng đồ uống có cồn bởi cồn khiến miệng khô và tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng phát triển.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích thiết thực cho bạn trong việc chăm sóc răng miệng, ngăn ngừa sâu răng.