Bất kỳ khuyết điểm nào trên khuôn mặt cũng có thể khiến một người nảy sinh tâm lý tự ti, e ngại. Trong đó, cằm lẹm là vấn đề phổ biến, được nhiều người quan tâm. Không ít người tin rằng, cằm lẹm là “tướng xấu”, mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sự nghiệp, vận mệnh. Vậy, cằm lẹm là do đâu và làm thế nào khắc phục? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dáng cằm này.
Mục lục
Thế nào là cằm lẹm?
Cằm lẹm là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tình trạng cằm ngắn, nhỏ và có xu hướng lùi ra phía sau do xương hàm dưới kém phát triển so với hàm trên. Tình trạng này khiến dáng cằm thiếu độ nhô, nhìn như không có cằm, ba đỉnh mũi – môi – cằm không nằm trên một đường thẳng.
Một số đặc điểm giúp bạn đánh giá tình trạng cằm nhọn gồm:
- Đường viền hàm (đường jawline) thiếu rõ nét, khó xác định.
- Không có ranh giới rõ ràng giữa cổ và cằm.
- Dàng cằm ngắn, nông và nhỏ, khoảng cách đỉnh môi đến đáy cằm ngắn.
- Ở góc nghiêng, cằm thụt lùi hẳn so với trán.
- Da chùng, quanh miệng có nhiều nếp nhăn.
- Hàm trên nhô ra ngoài, trông như bị hô.
Về thẩm mỹ, cằm lẹm khiến gương mặt mất cân đối và thiếu thanh thoát hơn. Do vậy, những người bị cằm lẹm nặng thường cảm thấy tự ti trong các mối quan hệ giao tiếp hàng ngày. Mặt khác, cằm lẹm cũng không phải là dáng cằm đẹp trong quan niệm nhân tướng học.
Theo đó, đàn ông cằm lẹm được cho là người thiếu tự tin, nhút nhát và dễ bị ảnh hưởng bởi người khác. Mặc dù sáng tạo tốt nhưng những người này lại thiếu tính quyết đoán dẫn đến khó đạt được thành công trong sự nghiệp. Trong tình cảm, đàn ông cằm lẹm thường sống quá cảm tính, dễ bị tổn thương và thất vọng quá mức khi tình cảm không như ý nguyện.
Phụ nữ cằm lẹm được đánh giá là người có tính cách hời hợt, thiếu kiên nhẫn và trách nhiệm trong công việc. Vì vậy, họ không nhận được sự ủng hộ của đồng nghiệp và cấp trên dẫn đến không có sự thăng tiến. Mẫu phụ nữ này cũng thích kêu ca, than phiền nên thường mang đến năng lượng tiêu cực cho những người xung quanh.
Trong hôn nhân, mẫu phụ nữ cằm lẹm không được đánh giá cao bởi thiếu chung thuỷ và đa đoan. Họ đa tình nhưng không yêu ai sâu đậm. Vì vậy, họ không biết cách quan tâm và vun vén cho gia đình. Đây cũng là lý do khiến phụ nữ cằm lẹm khó có được hạnh phúc trọn vẹn và viên mãn trong hôn nhân.
Nguyên nhân gây cằm lẹm
Hình dáng cằm được quyết định chủ yếu bởi xương hàm. Do đó, nguyên nhân gây cằm lẹm xuất phát từ những yếu tố khiến cấu trúc này phát triển bất thường, điển hình như:
- Do di truyền: Là nguyên nhân thường gặp ở phần lớn các ca cằm lẹm nghiêm trọng. Những khuyết điểm trong phát triển xương hàm tồn tại trong gen có thể khiến tình trạng cằm lẹm được di truyền qua các thế hệ.
- Sai khớp cắn: Do nhiều thói quen sai như: mút tay, dùng ti giả kéo dài,… khiến khớp cắn bị lệch, hàm trên bị hô. Ngoài ra, di chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ cùng có thể gây lệch khớp cắn, tạo ra tình trạng cằm lẹm.
- Chấn thương cằm: Các va đập, tai nạn vùng cằm có thể khiến xương hàm dưới bị tổn thương, nứt vỡ và giảm phát triển dẫn đến cằm bị lẹm.
- Bệnh lý: Một số bệnh lý như: hội chứng Micrognathia, ung thư miệng, ung thư xương,… có thể gây mất xương và mô mềm. Hệ quả là kích thước cằm giảm và hình dáng cằm bị thay đổi, gây ra cằm lẹm.
Cách khắc phục tình trạng cằm lẹm
Phương pháp khắc phục cằm lẹm được lựa chọn dựa trên nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả nhất:
Niềng răng
Phương pháp niềng răng được chỉ định cho những người bị cằm lẹm do sai khớp cắn. Đây là phương pháp ít xâm lấn, hiệu quả cao trong những trường hợp cằm lẹm ở mức độ nhẹ đến trung bình. Để điều trị, các bác sĩ sẽ gắn khí cụ nha khoa trên răng nhằm tạo ra lực co kéo để đưa răng về vị trí cố định. Quá trình này cũng tác động đến xương hàm, qua đó điều chỉnh dáng cằm trở nên cân xứng hơn.
Niềng răng trị cằm lẹm hiệu quả hơn khi được thực hiện sớm, lý tưởng nhất là ở giai đoạn 6 – 7 tuổi khi trẻ vừa hoàn thay thay răng sữa. Ưu điểm của phương pháp này là ít xâm lấn, hiệu quả cao. Người bệnh không chỉ cải thiện tình trạng cằm lẹm mà còn tăng cường khả năng ăn nhai, giảm đau nhức khớp.
Tuy nhiên, niềng răng không hiệu quả ở người lẹm cằm nặng và phức tạp. Bên cạnh đó, thời gian điều trị kéo dài, thường từ 1.5 – 2 năm khiến người thực hiện khó chịu và dễ chán nản.
Tìm hiểu: 8 cách đẩy nhanh tiến độ niềng răng
Chi phí niềng răng có thể dao động rộng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại niềng răng, mức độ phức tạp của trường hợp, vị trí địa lý và uy tín của nha khoa.
Dưới đây là một số phạm vi chi phí ước tính:
- Niềng răng kim loại truyền thống: Khoảng từ 30 triệu đến 60 triệu VNĐ.
- Niềng răng sứ: Khoảng từ 40 triệu đến 60 triệu VNĐ.
- Niềng răng trong suốt (Invisalign): Khoảng từ 50 triệu đến 120 triệu VNĐ hoặc hơn, tùy thuộc vào số lượng khay niềng cần thiết.
Phẫu thuật độn cằm
Phẫu thuật độn cằm (hay nâng cằm) được áp dụng với những trường hợp cằm lẹm trung bình đến phức tạp do những nguyên nhân khác nhau. Với phương pháp này, bác sĩ mở một đường từ ngách tiền đứng dưới răng cửa hàm dưới. Sau đó, sử dụng loại sụn (tự thân hoặc nhân tạo) lắp và cố định vào xương hàm rồi khâu đóng lại. Sau phẫu thuật, kích thước và hình dáng cằm sẽ được cải thiện, giúp khuôn mặt cân đối và hài hoà hơn.
Ưu điểm của phẫu thuật độn cằm là thời gian điều trị nhanh, hiệu quả rõ rệt và có thể áp dụng cho đa số người bệnh. Tuy nhiên, quá trình phẫu thuật gây đau đớn, tồn tại nhiều tác dụng phụ và nguy cơ biến chứng. Sau phẫu thuật, người bệnh cần nhiều thời gian phục hồi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng chỉ có thể điều trị khi đủ 18 tuổi.
Chi phí cho phẫu thuật độn cằm có thể dao động từ khoảng 10.000.000 – 50.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật, chất liệu độn cằm được sử dụng, và cơ sở y tế thực hiện
Lưu ý sau phẫu thuật độn cằm:
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Chườm đá lạnh để giảm sưng nề.
- Hạn chế cử động mạnh vùng cằm.
- Tránh ăn thức ăn cứng, dai, cay nóng.
- Vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tái khám theo lịch hẹn.
Tiêm filler
Tiêm filler là một trong những thủ thuật xâm lấn được thực hiện bằng cách bơm chất làm đầy vào vùng mô cơ giúp tạo hình khuôn cằm dài và và đầy đặn vừa phải. Phương pháp này được chỉ định cho những trường hợp cằm lẹm nhẹ đến trung bình.
Ưu điểm:
- Không phẫu thuật: Không cần đụng chạm dao kéo, giảm thiểu đau đớn và thời gian hồi phục. thường mà không cần nghỉ dưỡng dài ngày.
- Thực hiện nhanh chóng: Thường chỉ mất khoảng 15-30 phút.
- Không cần nghỉ dưỡng: Bạn có thể trở lại sinh hoạt bình thường ngay sau khi tiêm.
Nhược điểm:
- Hiệu quả tạm thời: Kết quả chỉ kéo dài từ 12-24 tháng và cần tiêm lại để duy trì.
- Tiêm filler cũng không được áp dụng cho trẻ em và không hiệu quả với trường hợp cằm lẹm nặng.
- Chi phí: Có thể tốn kém nếu cần tiêm duy trì định kỳ.
- Rủi ro biến chứng: Có thể xảy ra nếu tiêm quá liều hoặc tại cơ sở không uy tín. Tuy nhiên, phương pháp này có tỷ lệ thất bại khá cao, cần lựa chọn trung tâm uy tín để thực hiện.
Chi phí:
Chi phí tiêm filler cằm lẹm có thể dao động từ 5 triệu VNĐ/1cc đến 20 triệu VNĐ/1cc tùy thuộc vào loại filler và lượng filler cần sử dụng.
Tập Mewing tại nhà
Mewing là bài tập được thực hiện nhằm cải thiện sự mất cân đối của cằm và giúp gương mặt trở nên thon gọn. Bằng cách điều chỉnh tư thế lưỡi trong vòm miệng, bài tập mewing giúp đường jawline rõ nét và đẹp hơn. Ngoài ra, việc duy trì mewing mỗi ngày cũng giúp bạn có một sức khỏe răng miệng tốt, giảm tình trạng sai khớp cắn.
Cách thực hiện bài tập mewing như sau:
- Hai môi khép, giữ môi trên chạm vào môi dưới trong suốt quá trình tập.
- Đặt đầu lưỡi ở nướu phía sau răng cửa, cách chân răng khoảng 1cm.
- Từ từ đẩy toàn bộ lưỡi áp lên vòm miệng trên.
- Duy trì tư thế lưỡi trong khoảng 20 – 30 phút, tăng dần thời gian khi đã tập thành thục.
Trong quá trình tập, tuyệt đối không để đầu lưỡi chạm vào răng vì có thể khiến răng cửa bị sai lệch vị trí. Mewing giúp hỗ trợ tốt các trường hợp cằm lẹm nhẹ. Tuy nhiên, nếu cằm lẹm ở mức độ trung bình đến nặng, bạn cần thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp.
Câu hỏi khác
Một số câu hỏi thường gặp khác của người bị cằm lẹm gồm:
Cằm lẹm nên để tóc kiểu gì?
Cằm lẹm khiến cho nửa mặt dưới bị hụt và nhỏ hơn so với nửa trên của khuôn mặt. Vì vậy, những người có cằm lẹm cần hạn chế kiểu tóc búi cao, hất hết tóc về phía sau. Thay vào đó, bạn nên để tóc mái che bớt phần trán. Độ dài của tóc nên qua cằm giúp khuôn mặt cân đối hơn. Ngoài ra, kiểu tóc phồng ngang cũng giúp khuôn mặt cân đối giữa chiều ngang và chiều dài hơn.
Cằm lẹm có nên trượt cằm?
Trượt cằm là phương pháp phẫu thuật được áp dụng cho những trường hợp cằm lẹm nghiêm trọng do mất xương. Phần xương hàm sẽ được đẩy về phía trước rồi dùng nẹp cố định lại. Không phải tất cả người bị cằm lẹm đều cần trượt cằm. Vì vậy, bạn nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn trước khi quyết định thực hiện.
Cằm lẹm là một khuyết điểm có thể được khắc phục bởi nhiều biện pháp khác nhau. Để lựa chọn được phương pháp phù hợp, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị. Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể để lại lời nhắn cho chuyên gia hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline: 093 186 3366 để được giải đáp sớm nhất.