Niềng răng là phương pháp giúp nắn chỉnh răng, giúp răng trở về đúng vị trí trên cung hàm. Nhờ đó mà hàm răng trở nên đều, cân đối và đẹp hơn. Trong quá trình này không thể thiếu sự hỗ trợ của các khí cụ giúp quá trình niềng răng diễn ra một cách hiệu quả và tối ưu hơn. Những khí cụ được sử dụng phổ biến như dây cung, thun, vít… Vậy cắm vít niềng răng là gì? Có đau không? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây để giải đáp các thắc mắc này nhé.
Mục lục
Cắm vít khi niềng răng là gì?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha khá phổ biến hiện nay, giúp tối ưu các trường hợp như răng thưa, răng hô, móm, lệch lạc…Không chỉ giúp khổ chủ sở hữu một hàm răng thẩm mỹ hơn đồng thời vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai. Khi niềng răng, bác sĩ sử dụng rất nhiều khí cụ như dây cung, thun, vít… Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều phải sử dụng vít niềng răng. Chúng được sử dụng để hỗ trợ cho quá trình niềng răng được diễn ra thuận lợi hơn, giúp kiểm soát lực kéo cân bằng, mang lại hiệu quả cao và rút ngắn thời gian chỉnh nha.
Vít niềng răng là một trong những khí cụ đặc biệt được sử dụng trong chỉnh nha. Chúng có cấu tạo hình xoắn ốc, được chế tạo từ bằng titanium với diện tích khá nhỏ. Một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ phải đặt vít vào xương hàm nhằm tạo điểm neo cố định giúp những chiếc răng còn lại di chuyển về đúng vị trí như mong muốn ở trên cung hàm.
Cắm vít khi niềng răng là hình thức đặt vít vào xương hàm người bệnh với trường hợp răng bị sai lệch khá lớn gây ra nhiều khó khăn cho quá trình di chuyển vị trí. Chỉ định cắm vít nhằm tạo lực kéo mắc cài để tạo hiệu quả tối ưu cho quá trình chỉnh nha. Phương pháp này thường được sử dụng với niềng răng mắc cài kim loại, số lượng trung bình là 4 vít và được chia đều cho hai hàm. Tuy nhiên, tùy trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ thăm khám, đưa ra phác đồ điều trị và đề xuất cắm vít với số lượng và thời gian phù hợp để đạt hiệu quả nhất.
Không thể phủ nhận những lợi ích của cắm vít mang lại trong quá trình niềng răng. Cắm vít tạo ra một neo chặn vững chắc để di chuyển các răng trên khung hàm về vị trí chính xác giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi hơn. Nhờ cắm vít mà thời gian niềng răng được rút ngắn tối đa từ 1,5 -2 năm.
Cắm vít khi niềng răng mang lại nhiều lợi ích giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, rút
ngắn thời gian niềng răng.
Cắm vít khi niềng răng có đau không?
Cắm vít khi niềng răng không những làm tăng kết quả điều trị mà còn rút ngắn thời gian niềng răng. Đây là khí cụ không thể thiếu trong những ca niềng răng khó nhằn. Rất nhiều khách hàng rất lo lắng không biết cắm vít khi niềng răng có đau hay không.
Thực tế, trong quá trình thực hiện các bác sĩ sẽ gây tê cục bộ. Vì vậy, trong suốt quá trình bạn sẽ không cảm thấy đau mà chỉ có cảm giác tê tê. Sau khi hết thuốc tê, bạn sẽ có cảm giác đau nhẹ tùy thuộc vào cơ địa. Vì vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng khi được chỉ cắm vít niềng răng.
Ngoài việc gây tê, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh, chống viêm và giảm đau sau khi xong quá trình niềng răng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện điều này. Công việc của bạn là tuân thủ theo hướng dẫn và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Ngoài ra, một yếu tố quyết định bạn cảm thấy ít đau hơn chính là dựa vào kỹ thuật cắm vít của bác sĩ chỉnh nha. Nếu bác sĩ không có đủ chuyên môn và kinh nghiệm, khi cắm vít bạn sẽ cảm thấy rất đau nhức. Do đó, khi thực hiện chỉnh nha, bạn hãy lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn giỏi nhé.
Hãy lựa chọn những địa chỉ niềng răng uy tín để sở hữu hàm răng chắc khỏe và đều đẹp nhé.
Trường hợp nào cần cắm vít niềng răng?
Không phải trường hợp nào cũng cần cắm vít khi niềng răng. Bác sĩ chỉ định những trường hợp đặc biệt như sau mới cần cắm vít khi niềng răng như:
Răng hô, vẩu
Với những trường hợp răng bị hô, vẩu, răng mọc chìa ra bên ngoài trông rất mất thẩm mỹ khiến bạn tự ti mỗi khi giao tiếp. Niềng răng với hệ thống mắc cài và dây cung giúp kéo chỉnh răng trở lại vị trí đúng trên cung hàm giúp hàm răng đều và đẹp hơn. Tuy nhiên, một số ca khó như răng vênh hoặc chìa ra ngoài quá nhiều thì việc cắm vít để tạo neo cố định tăng lực kéo khi nắn chỉnh răng là điều rất cần thiết.
Đọc thêm: Niềng răng hô cho người lớn có hiệu quả không?
Răng cười hở lợi
Những bạn bị cười hở lợi hoặc trồi răng dài thân ngắn khiến khuôn mặt của bạn mất đi sự hài hòa, cân đối. Cắm vít niềng răng sẽ làm lún các răng cải thiện tính thẩm mỹ cho khuôn mặt của bạn.
Cung hàm quá cứng
Phần lớn khi niềng răng các trường hợp đều phải nhổ bỏ răng. Tuy nhiên, nếu xương hàm quá cứng khiến việc di chuyển các răng gặp nhiều khó khăn, khó sắp xếp để răng đều đẹp. Do đó, cắm vít niềng răng là giải pháp tối ưu để kéo khít khoảng trống của răng bị nhổ. Nhờ đó, khả năng bồi lấp khoảng trống trên cung hàm khi niềng răng diễn ra nhanh hơn, quá trình chỉnh nha gặp nhiều thuận lợi.
Mất răng
Một số trường hợp bị mất răng, cụ thể như mất răng số 6. Đây là điểm cố định quan trọng trong niềng răng, nên cần sử dụng vít để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình niềng răng diễn ra nhanh và thuận lợi hơn.
➤ Đọc thêm: Mất răng gây ra những ảnh hưởng gì với khung hàm và sức khỏe của bạn?
Cắm vít khi niềng răng có biến chứng gì không?
Về cơ bản, cắm vít khi niềng răng khá an toàn và mang lại nhiều lợi ích giúp răng di chuyển theo vị trí mong muốn. Tuy nhiên, quá trình này cũng có thể xảy ra một số vấn đề không mong muốn như:
- Vít bị rơi sau khi cắm vài ngày: Có nhiều nguyên nhân gây ra trường hợp này như mô niêm mạc di động, các chân răng quá sát nhau khiến vít cắm sát vào chân răng, hoặc cơ địa của bạn bị dị ứng với kim loại… Với những trường hợp bị vít rơi ra, bác sĩ chỉ cần cấy lại vào chỗ khác hoặc chờ chỗ cũ hết viêm rồi cấy lại là ổn.
- Vít lạc vào chân răng gây đau nhức: Khi gặp phải tình trạng này, bác sĩ chỉ cần di chuyển chiếc răng ra chút xít nhằm mở rộng khoảng trống hoặc rút ra cấy lại cho bạn.
Quy trình cắm vít khi niềng răng
Cũng giống như niềng răng, cắm vít cũng cần diễn ra theo đúng quy trình và kỹ thuật nhằm hạn chế đau cho người bệnh. Sau đây là quy trình cắm vít khi niềng răng:
- Trước khi cắm vít, bác sĩ tiến hành chụp X-quang nhằm khảo sát cấu trúc xương hàm. Sau đó, tiến hành bôi tê niêm mạc và tiêm thuốc tê.
- Tiếp theo, bác sĩ dùng các công cụ chuyên dụng để xoáy vít vào xương hàm, giữ vít vào xương hàm theo hình thức neo giữ cơ học và ổn định sinh học nên quá trình bắt – tháo vít diễn ra khá đơn giản.
- Thời gian cắm vít diễn ra khoảng 5 – 10 phút, không gây đau vì trong quá trình sử dụng thuốc gây tê. Với trường hợp xương hàm cứng thì khi cắm vít có cảm giác rất đau, xương hàm mềm và xốp sẽ ít đau hơn.
Sau khi hết thuốc tê, bạn sẽ có cảm giác khó chịu trong khoảng 1 buổi hoặc ngày đầu tiên. Tuy nhiên, vì lợi ích mà nó mang lại chúng ta cần cố gắng hết sức. Hãy thực hiện các mẹo giảm đau như dùng thuốc, chườm lạnh, vệ sinh răng miệng… để giúp bạn cảm thấy bớt khó chịu hơn nhé.
Mẹo giảm đau sau khi cắm vít niềng răng
Sau khi cắm vít niềng răng, trong những ngày đầu bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác đau nhức. Để hạn chế tối đa sự khó chịu này bạn hãy thực hiện theo một số cách giảm đau dưới đây nhé. Những mẹo tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là giải pháp tuyệt vời hỗ trợ bạn trong lúc cơn đau “ghé thăm” đấy.
Sử dụng thuốc giảm đau
Sau khi cắm vít niềng răng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, giảm sưng cho bạn. Với những bạn bị đau nhẹ có thể chịu đựng được qua. Tuy nhiên, những người bị đau nặng và liên tục cần sử dụng thuốc giảm đau để giảm đi sự khó chịu đang phải đối mặt. Bạn cần tuân thủ uống thuốc giảm đau, giảm sưng theo chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp vết thương mau hồi phục và giúp răng di chuyển về đúng vị trí nhanh hơn.
Chườm đá lạnh
Nếu bạn đang bị những cơn đau hành hạ, hãy dùng túi đá chườm bên ngoài vùng má tương ứng với vị trí đặt vít niềng răng mà bạn cảm thấy đau. Chườm khoảng 15 phút, lặp lại thao tác nhiều lần nhằm giảm sưng đau cho vùng mặt.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Khi vít đã ổn định bạn hãy vệ sinh quanh vít để đảm bảo chúng luôn sạch, tránh lắng đọng thức ăn gây ra tình trạng viêm quanh vít gây rụng vít. Hãy vệ sinh quanh vít cùng lúc với vệ sinh răng miệng.
Chế độ ăn uống
Sau khi cắm vít, bạn không tránh khỏi cảm giác đau đớn. Vì vậy, thực đơn ăn uống hãy hạn chế các thực phẩm cứng. Thay vào đó, hãy sử dụng các đồ ăn mềm, phù hợp như súp, cháo, bún, ngũ cốc, sữa tươi, bột yến mạch…
Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi
Sau quá trình cắm vít niềng răng, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giữ tâm trạng thoải mái, tránh các tác động mạnh lên vùng răng miệng nhé. Bên cạnh đó, hãy tuân thủ theo những lời dặn của bác sĩ nha khoa để vết thương mau chóng bình phục, rút ngắn thời gian niềng răng.
Những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây chắc hẳn giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Cắm vít khi niềng răng có đau không?”. Bạn hãy lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện niềng răng hiệu quả nhé. Hãy chuẩn bị tâm lý, thời gian và tài chính để sở hữu một hàm răng đều đẹp với nụ cười tỏa nắng.
TÌM HIỂU THÊM:
- Dịch vụ niềng răng mắc cài của Nha Khoa Thúy Đức
- Dịch vụ niềng răng Invisaling của Nha Khoa Thúy Đức
—————————————————————————————————-
NHA KHOA THÚY ĐỨC
- Hotline: 096 361 4566 – 093 186 3366
- Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật