Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chân răng nổi cục trắng nhưng không phải nguyên nhân nào cũng đáng lo. Vì vậy nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần bình tĩnh xác định đúng nguyên nhân để từ đó có cách điều trị phù hợp nhất. Đừng băn khoăn vì nha khoa Thuý Đức sẽ đồng hành cùng bạn trong bài viết này để đi tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Mục lục
Nhận biết nổi cục trắng ở chân răng
Cục trắng xuất hiện ở chân răng là điều bạn có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Bên cạnh đặc điểm cục trắng dạng mụn sưng có đầu mủ trắng, bạn còn có thể cảm nhận thêm một số dấu hiệu kèm theo như:
- Hôi miệng
- Đau nhức răng thường xuyên, đau dữ dội hơn khi chạm vào phần nướu nổi cục
- Đau khi ăn uống
- Thời gian dài sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, nổi cục cứng hơn
Tìm hiểu thêm: Cục trắng có mùi hôi trong họng là gì?
Nguyên nhân chân răng nổi cục trắng
Bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào của cơ thể cũng tiềm ẩn một hoặc nhiều nguyên do. Việc nhận biết rõ đâu là nguyên nhân làm xuất hiện cục trắng ở chân răng sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị phù hợp.
Bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào của cơ thể cũng tiềm ẩn một hoặc nhiều nguyên do. Việc nhận biết rõ đâu là nguyên nhân làm xuất hiện cục trắng ở chân răng sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị phù hợp.
U nang răng
U nang răng là những bong bóng nhỏ màu trắng chứa đầy chất lỏng, không khí, vật liệu mềm mọc ở trên nang răng. U thường hình thành khi chân răng bị gãy, tạo áp lực lên răng và khiến răng càng yếu hơn khi u phát triển lớn. Tuy nhiên nếu bị u nang răng, bạn cũng đừng quá lo lắng vì việc loại bỏ chúng cũng khá dễ dàng. Khi đến phòng khám, các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mô chết xung quanh u để ngăn ngừa khối u tái phát.
Tìm hiểu đầy đủ về bệnh u nang chân răng
Áp xe chân răng
Áp xe chân răng là kết quả của tình trạng nhiễm trùng chân răng, xuất hiện khi đường nướu bị tổn thương và xoang sâu phát triển. Chân răng nhiễm trùng khiến nước bọt có tính sát khuẩn nhẹ không thể tác động đến, cùng lúc đó các mô nướu cũng có xu hướng rút hết chất lỏng nhiễm bệnh. Vì vậy dịch mủ không thoát ra được mà tích tụ trong chân răng dần dần hình thành nên ổ áp xe.
Nhiệt miệng
Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm làm xuất hiện các vết loét bên trong miệng. Tình trạng này khiến người bệnh vô cùng đau đớn, không thể giao tiếp thoải mái cũng như gặp nhiều khó khăn trong ăn uống. Ban đầu, dấu hiệu của bệnh chỉ là những đốm trắng nhỏ hơi cộm lên trong niêm mạc miệng. Sau một thời gian nhất định, chúng dần to lên và đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét có kích thước nhỏ khoảng 1 – 2mm.
Nhiễm nấm Candida
Nhiễm nấm Candida là một dạng bệnh nhiễm trùng gây ra bởi nấm men Candida. Loại nấm này thường sống trên da và trong cơ thể, đặc biệt là những nơi như miệng, cổ họng, ruột và âm đạo. Khi bị nhiễm nấm Candida, người bệnh nổi nhiều mụn trắng trên nướu, đồng thời có cảm giác ngứa ở miệng, đôi khi có hiện tượng viêm kèm theo sưng tấy bên trong.
Cách điều trị tình trạng chân răng nổi cục trắng
Tương ứng với từng nguyên nhân gây bệnh, bạn sẽ được bác sĩ điều trị tình trạng chân răng nổi cục trắng khác nhau. Vì vậy điều cần thiết chính là thăm khám sớm để xác định rõ yếu tố gây nên tình trạng này, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, dứt điểm.
Điều trị u nang răng
Nếu bạn bị u nang răng, phương pháp điều trị hiệu quả nhất là phẫu thuật. Sau khi khám răng và chụp X-quang, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng tổng thể, kích thước nang, mức độ khuyết hổng của xương hàm để từ đó tìm phương án phẫu thuật phù hợp nhất.
Điều trị áp xe răng
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mủ áp xe để tránh tình trạng sưng viêm nặng ảnh hưởng đến các mô cơ xung quanh. Bên cạnh đó, bạn sẽ được khuyến khích uống thêm kháng sinh để hỗ trợ hệ miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn, tránh tình trạng áp xe tiến triển.
Sau khi dẫn lưu mủ, cảm giác đau đớn của người bệnh đã giảm bớt. Tuy nhiên điều quan trọng chính là loại bỏ triệt để nguyên nhân gây áp xe để tránh nhiễm trùng tái phát. Khi đó bác sĩ sẽ tuỳ từng trường hợp để quyết định điều trị tủy, lấy vôi răng, gắp mảnh răng vỡ hay xử lý mặt gốc răng. Trong trường hợp áp xe răng quá nặng không thể điều trị bảo tồn, bạn bắt buộc phải nhổ bỏ răng.
Điều trị nhiệt miệng
Việc điều trị nhiệt miệng có thể tự thực hiện tại nhà bằng những nguyên liệu đơn giản có sẵn trong bếp:
- Dùng nước muối: Nước muối có tính sát khuẩn cao, an toàn và lành tính. Do đó súc miệng bằng nước muối thường xuyên sẽ giúp bạn giảm đau rát ở vị trí lở miệng.
- Dùng mật ong: Mật ong có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống nhiễm trùng thứ cấp. Do đó để giảm tình trạng nhiệt miệng, bạn có thể bôi trực tiếp mật ong lên vết lở miệng với tần suất 4 lần/ngày.
- Dùng sữa chua: Sữa chua chứa men vi sinh sống lactobacillus giúp cân bằng hệ vi khuẩn. Vì vậy, ăn sữa chua mỗi ngày sau bữa ăn có thể hỗ trợ bạn cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng miễn dịch giúp chữa khỏi nhiệt miệng.
Điều trị nhiễm nấm Candida
Để điều trị bệnh nấm miệng Candida, bác sĩ thường kê cho bạn một hoặc nhiều loại thuốc sau với thời gian điều trị thường trong vòng 10 – 14 ngày:
- Thuốc chống nấm fluconazole
- Viên ngậm chống nấm clotrimazole
- Nước súc miệng chống nấm nystatin
- Thuốc uống chống nấm itraconazole
- Thuốc điều trị miệng bị nấm nghiêm trọng amphotericin B
Với bệnh này, nếu bạn có hệ miễn dịch khoẻ mạnh và áp dụng đúng chỉ định của bác sĩ thì nấm miệng thường sẽ hết sau vài tuần điều trị. Tuy nhiên với một số trường hợp bị suy giảm miễn dịch, việc điều trị có thể kéo dài hơn. Riêng đối với những người mắc bệnh nấm miệng tái phát mà không rõ nguyên nhân, khi đó bác sĩ sẽ đánh giá chi tiết hơn về tình trạng bệnh lý tiềm ẩn để xử lý tận gốc.
Ngăn ngừa chân răng nổi cục trắng
Tình trạng chân răng nổi cục trắng không những gây ra nhiều lo lắng về mặt tâm lý mà còn khiến việc ăn uống, vệ sinh răng miệng của bạn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cách tốt nhất chính là thực hiện những biện pháp sau để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nổi cục trắng ở chân răng.
- Chú ý chọn sử dụng loại bàn chải có lông mềm và kem đánh răng có nồng độ flo phù hợp để tối ưu việc làm sạch răng.
- Chải răng 2 lần/ngày vào sáng – tối, đồng thời làm sạch răng sau các bữa ăn bằng nước súc miệng, chỉ nha khoa để ngăn ngừa tình trạng sâu răng tốt hơn.
- Hạn chế ăn bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas, thức ăn nhanh, thức ăn quá nóng hay quá lạnh.
- Tăng cường ăn các loại thực phẩm dồi dào canxi, vitamin D và chất xơ tốt cho sức khỏe răng miệng.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để miệng không bị khô.
- Mỗi 6 tháng/lần, giữ thói quen đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát. Bên cạnh đó kết hợp cạo vôi răng để loại bỏ các nguyên nhân gây viêm nhiễm, duy trì hàm răng chắc khỏe.
Như vậy qua bài viết, nha khoa Thuý Đức đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng chân răng nổi cục trắng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này, tuy nhiên đừng nên quá lo lắng vì chúng ta có thể khắc phục bằng việc đến nha khoa, bệnh viện thăm khám, điều trị và kết hợp các biện pháp chăm sóc răng miệng tại nhà để sớm lấy lại nụ cười như ý.