Sau thời gian bọc sứ, bạn thấy răng có dấu hiệu bất thường như đau nhức, sưng tấy, ăn uống khó khăn. Điều này cho thấy phần tủy răng đang gặp vấn đề, cần khắc phục ngay tránh hậu quả nghiêm trọng hơn. Chữa tủy răng sau khi đã bọc sứ có được không và làm như thế nào? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể nhất để mọi người hiểu rõ nhé.
Mục lục
1. Nguyên nhân răng đã bọc sứ nhưng bị viêm tủy
Không phải chỉ cần bọc sứ là răng của bạn sẽ khỏe mạnh suốt đời. Vì nhiều lý do khác nhau, đôi khi răng đã bọc sứ nhưng vẫn bị viêm tủy. Nguyên nhân cụ thể do:
– Răng bị sâu trước đó nhưng vẫn chưa điều trị triệt để
Đa số răng của chúng ta sẽ gặp tình trạng bị sâu ở mức độ nào đó. Trước khi bọc sứ, bác sĩ sẽ làm sạch chiếc răng sâu triệt để nhất. Như vậy mới ngăn ngừa tình trạng mô tủy nhiễm trùng. Nhưng có thể do chưa điều trị hoàn toàn nên phần răng sâu vẫn còn. Sau khi bọc sứ, nó diễn biến nặng hơn làm cho răng bị đau nhức, ê buốt,…
– Bị mài mô răng thật quá nhiều
Trước khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài mô răng thật với tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên nếu gặp bác sĩ thiếu kinh nghiệm thì việc mài quá nhiều cũng có thể xảy ra. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tủy răng, xâm lấn vào các mô. Nguy hiểm hơn sẽ dẫn tới viêm nhiễm tủy răng.
– Không làm răng tạm hoặc làm răng tạm sai quy cách
Răng bọc sứ bị viêm tủy cũng có thể xuất phát từ việc nha khoa bạn chọn không làm răng tạm hoặc làm răng tạm sai quy cách. Sau khi đã mài đi một chút cùi răng thật mà không đeo răng tạm trong thời gian chờ đợi, răng của bạn rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Ngoài ra, việc đeo răng tạm còn đảm bảo việc ăn nhai hiệu quả hơn.
– Sử dụng keo dán răng không phù hợp
Để gắn răng sứ với răng thật, bác sĩ sử dụng loại keo chuyên dụng. Nhưng cũng có nơi chọn loại keo dán không thực sự chắc chắn, kém chất lượng. Độ pH của chúng quá cao, chứa nhiều chất hóa học nên không an toàn cho chân răng cũng như tủy răng. Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn có thể phá hủy và làm cho răng sứ gặp vấn đề.
Tóm lại, nguyên nhân dẫn tới bọc sứ bị viêm tủy do chưa điều trị triệt để các bệnh lý nha khoa, bác sĩ thực hiện tay nghề còn yếu, thiếu kinh nghiệm, răng sứ kém chất lượng, cơ sở vật chất nghèo nàn,…
Xem chi tiết tại: Vì sao răng bọc sứ bị viêm tủy, chữa như thế nào?
2. Hậu quả khi bọc răng sứ nhưng bị viêm tủy
Vì có liên quan đến tủy răng, nếu bạn không phát hiện sớm và xử lý ngay thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Cụ thể:
– Hỏng toàn bộ chân răng thật
Tủy răng nằm ở vị trí sâu nhất và đóng vai trò cảm giác cũng như nuôi dưỡng chiếc răng đó. Khi phần tủy bị ảnh hưởng, chân răng dễ lung lay. Trường hợp nặng không thể cứu vãn, bác sĩ buộc phải chỉ định nhổ bỏ răng thật để ngăn chặn bệnh lý tiếp tục phát triển nặng hơn.
– Nguy cơ mất nhiều răng trên hàm
Vi khuẩn từ chân răng bị viêm tủy sẽ lây lan sang các răng bên cạnh, sau đó xâm nhập vào mô nướu, xương hàm làm cho mô dễ hoại tử. Như vậy, bạn phải đối diện với nhiều răng bị xô lệch, nứt gãy dẫn tới mất răng hàng loạt.
– Tốn kém thời gian, chi phí
Điều trị viêm tủy nhanh hay chậm phụ thuộc vào tình trạng cũng như mức độ phát triển của bệnh lý. Bạn phát hiện, điều trị sớm thì viêm tủy sẽ nhanh khỏi hoàn toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu bạn không phát hiện kịp thời, trì hoãn trong việc chữa trị thì càng tốn nhiều thời gian và chi phí hơn.
Xem thêm Nguyên nhân và cách khắc phục Răng bọc sứ bị đau nhức
3. Chữa tủy răng sau khi đã bọc sứ có được không?
Chữa tủy răng sau khi đã bọc sứ có được không là băn khoăn của nhiều người. Điều này có thể thực hiện được. Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng, chụp X-quang. Sau đó tháo phần mão sứ của chiếc răng bị viêm tủy ra. Tiến hành điều trị tủy tận gốc. Cuối cùng mới bọc mão sứ mới.
Đương nhiên quá trình chữa tủy răng bọc sứ lúc này phức tạp và khó khăn hơn. Nếu bệnh nhân được tháo răng sứ theo đúng kỹ thuật và phối hợp với các trang thiết bị hiện đại thì sẽ hạn chế được tổn hại đến cùi răng. Đồng thời, bác sĩ khắc phục tình trạng tai biến của bọc răng sứ để có kết quá điều trị tốt nhất.
– Quy trình chữa tủy răng sau khi bọc răng sứ cụ thể như sau:
Bước 1: Thăm khám sức khỏe răng miệng & chụp X-quang
- Trước tiên, bác sĩ tiến hành kiểm tra sức khỏe răng miệng toàn diện cho bệnh nhân
- Tiến hành chụp phim X-quang xác định tình trạng, mức độ viêm tủy
- Sau khi đã có kết quả sẽ lên kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng của mỗi người
Bước 2: Làm sạch răng, điều trị tủy
- Bác sĩ làm sạch toàn bộ khoang miệng của bệnh nhân
- Tiếp đến là gỡ phần mão sứ bên ngoài để thực hiện điều trị tủy răng. Phần tủy răng bị tổn thương sẽ được loại bỏ hoàn toàn
- Sau đó, bác sĩ trám bít ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập một lần nữa
Bước 3: Gắn lại mão sứ
- Nếu mão sứ cũ vẫn có thể sử dụng được, bác sĩ thực hiện vệ sinh mão sứ rồi gắn lại như ban đầu
- Nếu mão sứ cũ bị nứt, mẻ, không phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành cho bệnh nhân lấy dấu hàm để chế tạo mão sứ mới
- Tùy theo mức độ bệnh lý, thời gian điều trị có thể kéo dài khoảng 1- 3 ngày. Trường hợp phức tạp hơn thì khoảng 1 tuần.
Bước 4: Hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà
- Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc sau khi bọc răng sứ và hẹn tái khám nếu cần thiết.
Xem thêm: Dấu hiệu viêm tủy răng và cách điều trị
4. Cách phòng ngừa bọc sứ tránh viêm tủy
Bọc răng sứ mà phải chữa tủy cực kỳ phức tạp nên bạn cố gắng chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày kết hợp với chế độ dinh dưỡng theo gợi ý dưới đây nhé.
– Vệ sinh răng miệng cẩn thận
Vệ sinh răng miệng cẩn thận rất quan trọng giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám còn sót lại, không để chúng gây hại cho tủy răng.
- Bạn nên chọn bàn chải có phần đầu lông mềm mại, kem đánh răng chứa Flour phù hợp.
- Đánh răng đều đặn ngày 2 lần sau bữa ăn. Chú ý làm sạch cẩn thận cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của hàm.
- Bạn nên mua thêm cả chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước, nước súc miệng giúp loại bỏ triệt để nhất vi khuẩn, mảng bám còn sót lại ở kẽ răng.
– Chế độ dinh dưỡng phù hợp
- Bạn tăng cường ăn các loại rau củ quả xanh, nhất là thực phẩm chứa canxi, vitamin D giúp răng chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.
- Bạn hạn chế những món ăn quá cứng như kẹo, đá viên, xương, hoặc quá mềm dẻo mịn như bánh nếp, bánh giầy,…
- Bạn hạn chế những thực phẩm chứa quá nhiều đường, có tính axit cao như bánh kẹo, nước ngọt, nước trái cây cô đặc (nước cam, chanh) để bảo vệ men răng, không bị nhiễm màu lên răng.
– Thăm khám nha khoa định kỳ
Mọi người cũng nên dành chút thời gian thăm khám nha khoa định kỳ khoảng 6 tháng/lần. Như vậy sẽ phát hiện được các bệnh lý sớm nhất và dễ dàng điều trị.
Xem thêm: Bọc răng sứ giá bao nhiêu? Tổng chi phí trọn gói khi làm răng sứ
5. Mách bạn địa chỉ bọc răng sứ uy tín
Bọc răng sứ ngày càng được nhiều người quan tâm khi giúp bạn sở hữu hàm răng trắng, đều đẹp như ý. Tuy nhiên các địa chỉ nha khoa “mọc lên như nấm” làm mọi người cảm thấy hoang mang không biết đâu mới là nơi thực sự chất lượng.
Sở hữu hơn 17 năm kinh nghiệm trong ngành, nha khoa Thúy Đức hội tụ đầy đủ các yếu tố từ đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị kỹ thuật lẫn sản phẩm bọc sứ hoàn hảo.
– Bác sĩ Nguyễn Thanh Tuấn với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bọc răng sứ giúp quá trình này diễn ra an toàn, nhẹ nhàng, không ê buốt, đem lại cảm giác ăn nhai tự nhiên như răng thật.
– Các loại răng sứ đa dạng như: răng sứ Venus (Đức), răng sứ Ceramill (Đức), răng sứ Emax (Mỹ), răng sứ Lava (Mỹ) với màu sắc và độ bền vượt trội.
– Quá trình bọc răng sứ tuân thủ đúng theo các bước chuẩn Y khoa, dụng cụ vô trùng sạch sẽ đảm bảo không xảy ra sai sót hay các biến chứng về sau.
– Chi phí điều trị được công khai minh bạch và rõ ràng cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.
Bọc răng sứ chất lượng cao giúp mọi người sở hữu hàm răng trắng, đều, đẹp với nụ cười tươi tắn, rạng ngời nhất. Đặc biệt độ bền có thể duy trì từ 10- 20 năm, thậm chí hơn. Quý khách hàng đến ngay với nha khoa Thúy Đức để trải nghiệm dịch vụ chất lượng ở đây nhé.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề bọc răng sứ, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ