• 093 186 3366 | 096 361 4566
  • Hỗ trợ
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Đăng nhập

Nha Khoa Thúy Đức

Xây nụ cười bằng cả trái tim

  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • 19 năm xây dựng và phát triển
    • Công nghệ tiên phong
    • Hành trình trải nghiệm không gian
    • Thúy đức Kids – Không gian nha khoa dành riêng cho bé
    • Chương trình thiện nguyện
    • Workshop Better
    • Tin tức – Sự kiện
    • Videos
  • Dịch vụ
    • Invisalign First – Niềng răng cho trẻ em
    • Niềng răng Invisalign
    • Gói niềng Invisalign tiết kiệm Essentials
    • Nong Hàm Invisalign IPE
    • Niềng răng mắc cài
    • Răng trẻ em – Thúy Đức Kids
    • Cấy ghép Implant
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng khôn
    • Điều trị nha chu
    • Hàm tháo lắp
    • Tẩy Trắng Răng
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Khách hàng
  • Chuyên gia tư vấn
  • Cửa hàng
  • Kiến thức
    • Niềng răng
    • Trồng răng
    • Chăm sóc răng trẻ em
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng
    • Tẩy trắng răng
  • Đặt lịch hẹn
Trang chủ » Kiến thức nha khoa

Chữa viêm lợi bằng lá lốt – cách làm và đánh giá hiệu quả

Viêm lợi, một căn bệnh nha khoa thường gặp, gây ra nhiều khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng lá lốt trong các bài thuốc dân gian trị viêm lợi. Vậy, cách làm và hiệu quả của phương pháp này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mục lục

  • Viêm lợi là gì?
  • 3 cách dùng lá lốt chữa viêm lợi
    • Cách làm nước súc miệng từ lá lốt để giảm viêm lợi
    • Cách đun lá lốt với muối để súc miệng chữa viêm lợi
    • Cách làm rượu lá lốt để điều trị viêm lợi
  • Chữa viêm lợi bằng lá lốt có thật sự hiệu quả?
  • Viêm lợi được điều trị y khoa thế nào?
    • Điều trị viêm lợi do cao răng và vệ sinh răng miệng kém
    • Điều trị viêm lợi do các yếu tố hệ thống
    • Điều trị viêm lợi do các yếu tố cơ học
    • Tìm hiểu thêm: Viêm lợi có ăn được thịt gà không? Ăn gì cho bớt đau nhức?

Viêm lợi là gì?

Viêm lợi là gì? 1

Viêm lợi là một bệnh lý viêm nhiễm ở lợi răng, thường gây ra bởi sự tích tụ của mảng bám vi khuẩn do vệ sinh răng miệng kém. Bệnh này biểu hiện qua các triệu chứng như đau, sưng, chảy máu chân răng.

Các dấu hiệu của viêm lợi:

  • Lợi bị sưng và đỏ: lợi trở nên mềm, sưng và có màu đỏ tươi.
  • Chảy máu lợi: Dễ chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
  • Đau và nhạy cảm: Lợi có thể đau và nhạy cảm khi chạm vào.
  • Hơi thở có mùi hôi: Vi khuẩn tích tụ có thể gây ra hơi thở có mùi.
  • Lợi tách rời khỏi răng: lợi không còn bám chặt vào răng, tạo ra các khe hở nơi vi khuẩn có thể phát triển.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 90-95% người trưởng thành đều gặp phải tình trạng viêm nhiễm ở lợi. Thậm chí, việc mất răng do viêm lợi và các mô xung quanh răng còn xảy ra gấp 5 lần so với việc mất răng do sâu răng.

Tìm hiểu thêm: Quá trình hình thành viêm lợi

3 cách dùng lá lốt chữa viêm lợi

Cách làm nước súc miệng từ lá lốt để giảm viêm lợi

Cách làm nước súc miệng từ lá lốt để giảm viêm lợi 1

Chuẩn bị:

  • Lá lốt tươi
  • Muối ăn
  • Nước ấm
  • Máy xay sinh tố
  • Rây lọc

Cách làm:

  • Làm sạch lá lốt: Rửa kỹ lá lốt dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Ngâm lá lốt trong nước muối loãng khoảng 5 phút để khử trùng.
  • Xay nhuyễn lá lốt: Thái nhỏ lá lốt rồi cho vào máy xay sinh tố. Thêm một thìa muối và 100ml nước ấm vào, xay nhuyễn hỗn hợp.
  • Lọc lấy nước: Dùng rây lọc để tách phần bã lá lốt, lấy phần nước cốt.
  • Súc miệng: Sử dụng nước cốt lá lốt để súc miệng hàng ngày, mỗi lần từ 3-4 lần. Nên súc miệng kỹ để nước cốt tiếp xúc với vùng lợi bị viêm.

Cách đun lá lốt với muối để súc miệng chữa viêm lợi

Chuẩn bị:

  • Lá lốt tươi
  • Muối ăn
  • Nước sạch
  • Nồi đun

Cách làm:

  • Rửa sạch lá lốt: Ngâm lá lốt vào nước muối loãng khoảng 5-10 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Sau đó, vớt ra để ráo.
  • Đun lá lốt: Cho lá lốt vào nồi, đổ thêm 1 lít nước sạch và một ít muối. Đun sôi hỗn hợp trong khoảng 5-10 phút.
  • Để nguội và lọc: Tắt bếp, để hỗn hợp nguội bớt. Sau đó, dùng rây lọc để lấy phần nước, bỏ phần bã.
  • Súc miệng: Dùng nước lá lốt đã lọc để súc miệng từ 3-4 lần mỗi ngày.

*** Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá lốt phơi khô nghiền nhỏ và đun với nước muối loãng để súc miệng.

Cách làm rượu lá lốt để điều trị viêm lợi

Chuẩn bị:

  • Lá lốt tươi: Chọn những lá lốt tươi, không bị dập nát.
  • Rượu trắng: Nên chọn loại rượu có độ cồn từ 40-45 độ.
  • Hũ thủy tinh: Chọn hũ thủy tinh sạch, khô và có nắp đậy kín.
  • Tăm bông

Cách làm:

  • Làm sạch lá lốt: Rửa sạch lá lốt dưới vòi nước chảy, loại bỏ phần cuống và lá úa. Để ráo nước.
  • Ướp lá lốt với rượu: Cho lá lốt vào hũ thủy tinh đã chuẩn bị. Đổ rượu ngập lá lốt, đậy kín nắp.
  • Ngâm rượu: Để hũ rượu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngâm trong khoảng 7-10 ngày để lá lốt tiết hết tinh chất.
  • Sử dụng: Sau khi ngâm đủ thời gian, dùng tăm bông chấm vào rượu lá lốt rồi bôi lên vùng lợi bị viêm. Thực hiện đều đặn 2-3 lần/ngày.

Có thể bạn quan tâm: Trị viêm lợi bằng mật ong có hiệu quả không?

Chữa viêm lợi bằng lá lốt có thật sự hiệu quả?

Chữa viêm lợi bằng lá lốt có thật sự hiệu quả? 1

Lá lốt (Piper lolot C. DC.) không chỉ là một loại rau mà còn là một vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam. Theo Đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm, quy vào kinh Tỳ và Vị, sở hữu tác dụng ôn trung tán hàn, kiện tỳ tiêu thực, hạ khí chỉ thống vô cùng hiệu quả. Nhờ những đặc tính này, lá lốt được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, đau bụng do lạnh, đồng thời cũng rất hữu ích trong việc giảm đau nhức xương khớp, phong thấp.

Trên website của Học viện Quân Y cũng có nhắc tới lá lốt với công dụng chữa bệnh đau răng như sau: Lấy rễ lá lốp, rửa thật sạch, giã nát với mấy hạt muối, ép lấy nước, dùng bông sạch tẩm vào răng đau, ngậm 2-3 phút rồi xúc miệng bằng nước muối. Ngày tẩm thuốc 3-4 lần, trong 1-2 ngày răng đau sẽ khỏi hoặc giảm đau rõ rệt.(theo BS Kim Minh).

Chính vì công dụng chữa bệnh đa dạng, giá trị dược tính của lá lốt ngày càng được y học hiện đại quan tâm nhiều hơn. Người ta cho rằng, các hợp chất trong lá lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi, giảm tình trạng sưng đỏ. Có một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh được đặc tính kháng khuẩn của lá lốt, cụ thể:

Trong một nghiên cứu về thành phần và hoạt tính sinh học của tinh dầu lá lốt của trường Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ, các nhà nghiên cứu phát hiện tinh dầu lá lốt có tác dụng kháng khuẩn với khả năng ức chế đối với một số chủng vi khuẩn, bao gồm Bacillus subtilis, Escherichia coli, Edwardsiella ictaluri và Streptococcus pneumoniae. Tinh dầu đặc biệt hiệu quả đối với E. ictaluri và S. pneumoniae.

Một nghiên cứu khác cũng củng cố thêm đặc tính kháng khuẩn của các thành phần trong lá lốt, xem chi tiết tại đây.

Mặc dù vậy, hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể để chứng minh hiệu quả của lá lốt trong điều trị viêm lợi một cách chính xác.

Lời khuyên:

Theo nha khoa Thúy Đức, nếu như tình trạng viêm lợi của bạn chỉ biểu hiện ở mức nhẹ, bạn có thể áp dụng cách chữa viêm lợi bằng lá lốt theo mẹo dân gian trong vài ngày và theo dõi tình hình. Đồng thời, chú ý trong việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày để hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Đối với viêm lợi kéo dài và có xu hướng nghiêm trọng, tốt nhất nên tới nha khoa hoặc bệnh viện để khám cụ thể. Viêm lợi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng khác, việc tự ý điều trị có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Viêm lợi được điều trị y khoa thế nào?

Điều trị viêm lợi do cao răng và vệ sinh răng miệng kém

Điều trị viêm lợi do cao răng và vệ sinh răng miệng kém 1

Cạo vôi răng: Nha sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ mảng bám và cao răng tích tụ trên và dưới lợi, tạo điều kiện cho lợi phục hồi.

Làm sạch dưới lợi: Trong trường hợp viêm lợi nặng, nha sĩ có thể thực hiện làm sạch sâu dưới lợi để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh.

Hướng dẫn vệ sinh răng miệng: Nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chải răng, dùng chỉ nha khoa và các dụng cụ vệ sinh răng miệng khác một cách đúng cách.

Sử dụng nước súc miệng: Nước súc miệng kháng khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn và làm sạch khoang miệng.

Điều trị viêm lợi do các yếu tố hệ thống

Điều trị bệnh nền: Nếu viêm lợi là do các bệnh lý như tiểu đường, các bệnh về máu hoặc hệ miễn dịch, việc điều trị sẽ tập trung vào kiểm soát các bệnh nền này.

Sử dụng thuốc: Trong một số trường hợp bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm để giảm tình trạng viêm nhiễm.

Điều trị viêm lợi do các yếu tố cơ học

  • Răng khấp khểnh: Khi răng mọc lệch lạc, chúng tạo ra những khoảng trống hoặc các góc cạnh sắc nhọn. Những vị trí này rất dễ tích tụ mảng bám và thức ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây viêm nướu.
  • Bọc răng sứ bị viêm lợi: Nếu mão răng được lắp đặt không chính xác, nó có thể tạo ra những khoảng hở nhỏ giữa răng và mão. Những khoảng hở này cũng là nơi trú ẩn lý tưởng cho vi khuẩn.
  • Các yếu tố khác: Ngoài ra, các yếu tố như răng bị mẻ, trám răng không khít, hoặc các thiết bị nha khoa như mắc cài cũng có thể gây kích ứng nướu và dẫn đến viêm.

Để điều trị viêm lợi do các yếu tố cơ học, nha sĩ sẽ tiến hành các biện pháp sau:

  • Niềng răng: Nếu nguyên nhân gây viêm lợi là do răng khấp khểnh, niềng răng là giải pháp hiệu quả để sắp xếp lại các răng, tạo ra một hàm răng đều đặn và dễ vệ sinh hơn.
  • Làm lại mão răng: Nếu mão răng không vừa vặn, nha sĩ sẽ tháo bỏ mão cũ và làm lại một chiếc mới vừa khít với răng.
  • Điều chỉnh các thiết bị nha khoa: Nếu viêm lợi do các thiết bị nha khoa gây ra, nha sĩ sẽ điều chỉnh lại hoặc thay thế các thiết bị này để giảm thiểu kích ứng lên nướu.
  • Cạo vôi răng và làm sạch dưới nướu: Ngay cả khi đã điều chỉnh các yếu tố cơ học, việc cạo vôi răng và làm sạch dưới nướu vẫn rất quan trọng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và mảng bám.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm lợi:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế đồ ngọt, thức ăn cứng, các chất kích thích.
  • Bổ sung vitamin: Các vitamin như C, D giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình lành thương.
  • Ngừng hút thuốc: Hút thuốc làm giảm khả năng chữa lành của lợi.

Tìm hiểu thêm: Viêm lợi có ăn được thịt gà không? Ăn gì cho bớt đau nhức?

Tác giả: Quỳnh Phương - 20/10/2024

Chia sẻ0
Chia sẻ

Xem đầy đủ thông tin tại chuyên mục: Bệnh về lợi

Để lại số điện thoại để nhận tư vấn từ chuyên gia
 
 
 
 
 
 
 
 

Bình luận của bạn Hủy

✕

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết liên quan

Cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất – là các nào?

Tại sao lợi không bám vào chân răng? Có sao không?

Viêm lợi có mủ NGUY HIỂM thế nào, điều trị ra sao?

Viêm lợi có ăn được thịt gà không? Ăn gì cho bớt đau nhức?

Trị viêm lợi bằng mật ong – xem cách làm và hiệu quả?

Thuốc viêm lợi metrogyl denta – hướng dẫn sử dụng và lưu ý

Dịch vụ nổi bật
  • Niềng răng mắc cài
  • Niềng răng Invisalign
  • Cấy ghép Implant
  • Bọc răng sứ
  • Nhổ răng khôn
  • Hàm tháo lắp
  • Điều trị nha chu
  • Điều trị tủy răng

Bài viết nổi bật

Có nên lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ em không?

Có nên lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ em không?

Nong hàm Invisalign IPE là gì ? Nong hàm IPE có hiệu quả không?

Nong hàm Invisalign IPE là gì ? Nong hàm IPE có hiệu quả không?

Các phương pháp niềng răng trẻ em mới nhất hiện nay

Các phương pháp niềng răng trẻ em mới nhất hiện nay

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Có ảnh hưởng gì không

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Có ảnh hưởng gì không

Hãy trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình

Nhận tư vấn

Đăng ký dịch vụ tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin của bạn tại đây, để chúng tôi có thể giúp bạn

Nha khoa Thúy Đức cam kết luôn tận tâm và nỗ lực tối ưu hóa quá trình chỉnh nha để mang đến khách hàng sự an tâm tuyệt khi trải nghiệm dịch vụ chỉnh nha thẩm mỹ và hoàn thiện nụ cười.

  • CS1: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • CS2: tầng 3, 4 toà GP Building 257 Giải Phóng,  Đống Đa, Hà Nội
  • 093 186 3366– 096 3614 566
  • 08:30 – 18:30 các ngày trong tuần
  • Từ thứ 2 – Chủ nhật
Dịch vụ
  • Niềng răng Invisalign
  • Niềng răng mắc cài
  • Nhổ răng
  • Bọc răng sứ
  • Điều trị nha chu
  • Hàm tháo lắp
  • Tẩy trắng răng
Nha khoa Thúy Đức
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Cơ sở vật chất
  • Khách hàng
  • Kiến thức nha khoa
  • Tin tức
Mạng xã hội


Website thuộc quyền của nha khoa Thúy Đức.

  • Chính sách và điều khoản
  • Chính sách bảo mật thông tin cá nhân
  • Đặt lịch
  • Messenger
  • Zalo
↑