Như chúng ta đều đã biết, răng bị sâu hỏng hay viêm tủy nặng đều cần được bọc sứ sau khi đã điều trị dứt điểm bệnh lý. Mục đích giúp bảo vệ mô răng thật tốt hơn, tránh bị vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên nếu răng trẻ em gặp phải các tình trạng trên thì sẽ xử lý như thế nào? Có nên bọc răng sứ cho trẻ em không? Cùng đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
Các bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ em
Sức khỏe răng miệng có ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của trẻ em, cả về tâm lý và thể chất. Chính vì vậy cha mẹ cần đặc biệt quan tâm bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ. Những đứa trẻ có vấn đề về răng miệng thường dễ gặp phải các tình trạng sau:
- Thiếu tự tin, ngại giao tiếp với mọi người và thường sống tách biệt.
- Gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống, lâu dài sẽ dẫn tới chứng biếng ăn và làm cho cơ thể suy nhược.
Dưới đây là một số bệnh răng miệng dễ gặp ở trẻ nhỏ:
Sâu răng
Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân do trẻ thường ăn vặt đồ ngọt, khả năng vệ sinh răng miệng cũng không tốt. Những điều này khiến cho axit trong thức ăn tăng cao, làm suy yếu men răng và gây ra tình trạng sâu răng.
Viêm tủy răng
Viêm tủy răng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở tủy cùng với các mô bao quanh chân răng. Nếu không chữa trị kịp thời và dứt điểm, viêm tủy răng có thể khiến vi khuẩn ngày càng ăn sâu vào trong tủy gây viêm nhiễm, hỏng răng.
Răng bị lệch lạc, hô móm
Khi xương hàm không có đủ chỗ sẽ làm cho răng trẻ bị mọc sai vị trí, chen chúc nhau. Hô, móm, khấp khểnh được gọi chung là sai khớp cắn, biểu hiện là một trong hai hàm mọc chìa ra hoặc thụt vào so với hàm còn lại.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng hô, móm khấp khểnh ở trẻ là do răng sữa bị rụng sớm, do một số thói quen xấu từ nhỏ của trẻ như mút tay, nghiến răng, đẩy lưỡi. Di truyền từ bố mẹ cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ răng trẻ bị mọc lệch, hô, móm.
Răng bị sún
Tình trạng sún răng cũng giống như sâu răng, đều do thói quen ăn uống đồ ngọt, vệ sinh răng không đúng cách làm cho men răng bị thiếu hụt. Mặc dù sún răng không gây ra cảm giác đau nhức tuy nhiên về lâu dài sẽ khiến răng bị mủn và tiêu biến dần.
Bọc răng sứ cho trẻ em nên hay không?
Ưu điểm bọc răng sứ
Như chúng ta đều đã biết, bọc răng sứ mang lại rất nhiều ưu điểm như:
- Đảm bảo tính thẩm mỹ: Bọc răng sứ giúp khắc phục những khuyết điểm của răng như răng bị sứt mẻ, răng nhiễm màu, ố vàng,… Sau khi bọc sứ răng sẽ có màu sắc tự nhiên y như răng thật.
- Đảm bảo chức năng ăn nhai: Răng sứ có vai trò như một chiếc răng thật. Nhờ kỹ thuật bọc sứ hiện đại, sau khi bọc răng bạn sẽ có cảm giác ăn nhai như răng thật, không còn tình trạng đau nhức hay ê buốt.
- Giúp bảo vệ răng thật tốt hơn: Theo các chuyên gia nha khoa, độ cứng của răng sứ thậm chí còn hơn răng thật rất nhiều lần nên rất khó để gây tổn thương. Bên cạnh đó răng sứ còn có tác dụng bảo vệ răng thật khỏi sự tấn công của vi khuẩn hay các yếu tố có hại khác.
Nhược điểm bọc răng sứ
Bên cạnh những ưu điểm trên, bọc răng sứ cũng có những mặt hạn chế như:
- Phải mài cùi răng thật: Đây là thao tác bắt buộc cần thực hiện khi bọc răng sứ. Thao tác này sẽ làm cho men răng vô tình bị mài mòn, từ đó tăng nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập phá hủy ngà răng, thậm chí tủy răng.
- Làm ảnh hưởng tới cấu trúc xương hàm: Xương hàm của trẻ em dưới 18 tuổi vẫn chưa phát triển ổn định nên cần cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi bọc răng sứ.
- Tuổi thọ răng sứ không cao: Trung bình răng sứ sẽ có tuổi thọ từ 15 – 25 năm chứ không thể tồn tại vĩnh viễn. Nếu bác sĩ thực hiện bọc răng sứ không có tay nghề hoặc nha khoa sử dụng răng sứ không rõ nguồn gốc xuất sứ thì tuổi thọ của răng sứ còn thấp hơn nữa.
Trên đây là những ưu điểm và nhược điểm chung của bọc răng sứ đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên với riêng đối tượng trẻ em, các bác sĩ đều khuyến cáo không nên bọc răng sứ. Đặc biệt nếu đó chỉ là những chiếc răng sữa. Bởi khi tới tuổi trưởng thành, răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Việc bọc sứ có thể làm cản trở quá trình mọc răng, làm ảnh hưởng tới cả răng vĩnh viễn và mão răng sứ. Dưới đây là những tác hại bọc răng sứ gây ra cho trẻ em mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Tìm hiểu thêm: Chụp thép răng sữa cho trẻ có nên không?
Bọc răng sứ cho trẻ làm cản trở quá trình mọc răng
Khi răng trẻ đang trong quá trình phát triển, nếu bị mài đi để bọc sứ sẽ làm răng không phát triển được nữa. Ngoài ra, mặc dù mão răng sứ rất bền chắc và giúp đảm bảo chức năng ăn nhai tuy nhiên nó lại vô tình gây chèn ép và làm ảnh hưởng tới sự phát triển của các răng kế cận.
Tạo ra tâm lý sợ hãi cho trẻ khi phải tiến hành mài răng
Chúng ta đều biết tâm lý trẻ em còn rất non nớt. Đa phần tất cả các bé đều sợ hãi các phòng khám bởi ở phòng khám có các dụng cụ chuyên khoa như kim tiêm, máy móc, kìm,… dễ làm trẻ hoảng sợ. Chính vì vậy việc đưa trẻ đi bọc sứ khi tâm lý trẻ còn chưa ổn định sẽ không hề khả quan. Thậm chí có thể gây ra nỗi ám ảnh về tuổi thơ và làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Mão răng sứ sẽ bị chật dần theo thời gian
Ở độ tuổi của trẻ, xương hàm và răng vẫn còn đang phát triển. Vì vậy nếu bọc mão răng sứ bên ngoài sau một thời gian, mão sứ sẽ bị cộm và chật chội do răng lớn dần. Điều này sẽ làm cho trẻ bị đau nhức và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của trẻ.
Độ tuổi nào thích hợp để bọc răng sứ?
Theo khuyến cáo của các bác sĩ nha khoa, chỉ nên bọc răng sứ cho người từ 18 tuổi trở lên. Bởi đây là độ tuổi của người trưởng thành, lúc này xương và hàm đã phát triển toàn diện. Bên cạnh đó tâm lý cũng vững vàng và được chuẩn bị kỹ càng hơn.
Điều quan trọng nhất là ngay từ khi trẻ còn nhỏ, phụ huynh cần hướng dẫn để trẻ biết cách vệ sinh răng miệng đúng cách, tránh trường hợp răng bị sâu khi trẻ còn quá nhỏ. Bên cạnh đó là tìm hiểu nha khoa uy tín để đưa trẻ tới thăm khám định kỳ 6 tháng/lần.
Tìm hiểu thêm: 14 tuổi bọc răng sứ được không?
Cách chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ
Như đã nói ở trên, sâu răng là bệnh lý răng miệng thường gặp nhiều nhất ở trẻ em. Chính vì vậy để hạn chế tình trạng bọc răng sứ ở trẻ thì cần ngăn ngừa sâu răng. Để làm được điều đó cha mẹ cần chú ý những vấn đề sau:
- Rèn cho trẻ thói quen chăm sóc răng đầy đủ mỗi ngày: đánh răng 2 lần/ngày sáng tối bằng bàn chải lông tơ mềm, lưu ý sử dụng kem đánh răng có chứa nhiều flour.
- Đưa trẻ đi thăm khám định kỳ tại nha khoa uy tín 6 tháng/lần. Điều này sẽ đảm bảo theo dõi tốt nhất tình trạng răng miệng của trẻ, giúp ngăn chặn sớm các vấn đề bệnh lý có thể xảy ra.
- Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách, chải theo chiều dọc hoặc theo hình tròn, không chải theo chiều ngang để hạn chế bị mòn chân răng.
- Bên cạnh chải răng hàng ngày, cha mẹ có thể trang bị thêm cho trẻ một số dụng cụ chăm sóc răng miệng đi kèm như bàn chải điện, nước súc miệng, bàn chải kẽ, máy tăm nước,… Tất cả đều có công dụng ngăn ngừa tình trạng sâu răng và mảng bám ở trẻ.
Nha khoa chăm sóc răng miệng uy tín cho trẻ
Sự phát triển răng miệng có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình trưởng thành của trẻ, đóng một phần quan trọng trong việc hình thành tính cách tự tin hay tự ti của trẻ sau này. Chính vì vậy việc tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ đặc biệt quan trọng.
Nha khoa Thúy Đức tại Hà Nội là một trong những địa chỉ nha khoa được nhiều người tin tưởng với hơn 4000 ca niềng răng và hơn 300 ca bọc răng sứ mỗi năm. Các bậc cha mẹ đều lựa chọn Thúy Đức là địa chỉ nha khoa tin cậy để gửi gắm sức khỏe răng miệng của con mình.
Tại nha khoa Thúy Đức, tất cả các bác sĩ đều tốt nghiệp từ trường Đại học Y Hà Nội với chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm. Các bác sĩ đã giúp hàng ngàn người có được nụ cười tự tin rạng rỡ trong đó có rất nhiều đối tượng là trẻ em.
Cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, không ngừng cập nhật công nghệ mới nhất, hiện đại nhất: máy quét dấu răng toàn hàm iTero 5D Plus, máy chụp Vatech Pax-i, máy nhổ răng siêu âm Piezotome, máy cắm implant Dentium ICT, máy điều trị tủy EndoMatic, máy tẩy trắng răng X-Brite… giúp cho việc thăm khám và điều trị một cách dễ dàng, chính xác.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề bọc răng sứ hoặc niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ