“Sâu răng ăn đến tủy” có lẽ là “cơn ác mộng kinh hoàng” của không ít các bậc cha mẹ. Chiếc răng của bé ngày càng suy yếu và điều trị tuỷ trong trường hợp có phải là giải pháp tối ưu? Quá trình này được thực hiện ra sao và cần lưu ý điều gì? Câu trả lời sẽ được bác sĩ nha khoa Thuý Đức giải đáp cụ thể dưới đây, mời Quý phụ huynh cùng theo dõi nhé.
Mục lục
Tuỷ răng và vai trò với sức khoẻ răng miệng
Một chiếc răng hoàn chỉnh được cấu tạo gồm 3 phần chính từ ngoài vào trong là men răng, ngà răng và tuỷ răng. Tuỷ răng có dạng mô mềm nằm ở phần quan trọng nhất- trung tâm của răng và được bao bọc, bảo vệ bởi 2 phần còn lại. Nó kéo dài từ thân răng xuống đến chóp chân răng.
Cấu tạo của tủy răng
- Mạch máu: Cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho răng, đồng thời mang chất thải đi.
- Dây thần kinh: Truyền tải cảm giác nóng, lạnh, đau và các kích thích khác từ răng đến não bộ.
- Mô liên kết: Các tế bào và sợi collagen giữ các thành phần của tủy lại với nhau.
Vai trò của tuỷ răng với sức khoẻ
– Nuôi dưỡng chiếc răng
Tủy răng chứa hệ thống mạch máu phong phú, cung cấp chất dinh dưỡng và oxy liên tục cho các tế bào của răng, đặc biệt là lớp ngà răng. Nhờ sự nuôi dưỡng này, răng duy trì được độ ẩm, sự đàn hồi, trở nên ít giòn và giảm nguy cơ gãy vỡ khi chịu lực nhai.
– Duy trì cảm giác cho răng
Mạng lưới dây thần kinh trong tủy răng có khả năng cảm nhận các kích thích từ bên ngoài như nhiệt độ (nóng, lạnh), áp lực khi nhai, và các tác động hóa học. Đặc biệt, tủy răng truyền tải cảm giác đau khi răng bị tổn thương (sâu răng, chấn thương), giúp cơ thể nhận biết và có phản ứng bảo vệ.
– Tạo ngà răng
Tủy răng, thông qua các tế bào nguyên bào ngà nằm ở lớp ngoài cùng của tủy, có khả năng tạo ra ngà răng. Khi răng bị tổn thương nhẹ (ví dụ: mòn men, sâu răng nông), tủy sẽ phản ứng bằng cách tạo ra ngà răng thứ cấp để bảo vệ tủy khỏi các tác nhân gây hại. Tủy răng cũng tham gia vào quá trình sửa chữa và tái tạo ngà răng khi có tổn thương.
– Bảo vệ răng
Một vai trò quan trọng khác là tuỷ răng chứa các tế bào miễn dịch có khả năng phát hiện và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, giúp duy trì môi trường vô khuẩn bên trong răng. Khả năng tạo ngà phản ứng cũng là một cơ chế bảo vệ của tủy.
Những dấu hiệu nhận biết sâu tuỷ răng ở trẻ
Quá trình sâu răng của trẻ kéo dài theo từng giai đoạn khác nhau. Ban đầu mới chỉ là những đốm nhỏ màu nâu trên răng. Sau đó vi khuẩn, sâu răng mới dần bào mòn lớp men răng, rồi đến ngà răng, cuối cùng là tuỷ răng.
Sâu tuỷ răng ở trẻ em là tình trạng nghiêm trọng khi mà phần sâu răng đã lan tới vị trí trung tâm của chiếc răng. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết sâu tủy răng ở trẻ mà phụ huynh cần lưu ý:
– Trẻ bị đau răng ở nhiều thời điểm
- Trẻ có thể bị đau răng dữ dội, không liên tục và không rõ nguyên nhân kích thích. Cơn đau thường kéo dài và có thể xuất hiện bất ngờ.
- Đau có xu hướng tăng lên vào ban đêm, khiến trẻ khó ngủ hoặc thức giấc.
- Cơn đau có thể lan ra các vùng xung quanh như tai, thái dương, hoặc hàm.
- Trẻ có thể cảm thấy đau nhức khi ăn đồ nóng, lạnh, ngọt hoặc dai cứng, dẫn đến việc biếng ăn hoặc chỉ nhai một bên hàm.
– Nướu răng bị sưng và viêm
- Vùng nướu xung quanh chiếc răng bị sâu có thể sưng đỏ, thậm chí có mủ.
- Có thể xuất hiện túi mủ ở chân răng gây sưng mặt và đau nhức do áp xe răng.
– Thay đổi ở răng và hơi thở có mùi
- Quan sát thấy lỗ sâu lớn trên bề mặt răng, có thể chạm đến tủy.
- Răng có thể chuyển sang màu sẫm hơn hoặc xuất hiện các đốm đen lớn.
- Răng trở nên yếu và dễ bị mẻ hoặc vỡ.
- Vi khuẩn trong ổ sâu và tủy bị viêm có thể gây ra mùi hôi khó chịu trong hơi thở của trẻ.
– Các triệu chứng khác
- Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, trẻ có thể bị sốt.
- Đau nhức kéo dài có thể khiến trẻ trở nên khó chịu, quấy khóc, đặc biệt ở trẻ nhỏ chưa biết diễn tả.
Những dấu hiệu trên có thể khác nhau ở mỗi trẻ và tùy thuộc vào giai đoạn viêm tủy. Nếu thấy một số vấn đề đã nêu, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Xem thêm: Khi nào nên hàn răng cho bé? Chi phí hàn răng bao nhiêu?
Có nên lấy tủy răng ở trẻ em không?
Như bạn đã biết thì rất nhiều trẻ em bị sâu răng và một trong số đó đã bị sâu đến tuỷ. Lúc này vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn giữa việc có nên lấy tuỷ răng chữa sâu răng hay không? Điều này có ảnh hưởng gì tới sức khoẻ của trẻ?
Theo chia sẻ của chuyên gia, lấy tuỷ răng chữa sâu răng đúng cách khi phát hiện trẻ có dấu hiệu viêm tuỷ sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến trẻ. Hơn nữa, phương pháp này còn giúp trẻ thoát khỏi những cơn đau, sưng viêm, mùi hôi miệng do viêm tuỷ răng gây ra. Bé có thể trở lại cuộc sống bình thường, ăn uống thoải mái và phát triển toàn diện.
Còn ngược lại, răng của bé bị viêm tuỷ mà không điều trị sớm sẽ lây lan sang các răng bên cạnh. Chúng có thể phá huỷ các tổ chức liên kết quanh răng, làm răng lung lay và dễ bị gãy rụng sớm. Trường hợp răng sữa của trẻ bị mất sớm mà chưa đến thời điểm thay răng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình ăn nhai và phát âm của trẻ. Ngoài ra, tình trạng này còn khiến cho hướng mọc của răng vĩnh viễn bị thay đổi. Bởi khi một chiếc răng sữa bị rụng sớm, những chiếc răng kế cận cũng có xu hướng nghiêng dần về khoảng trống. Khi đó răng vĩnh viễn mọc lên không đủ chỗ sẽ mọc chen chúc, lệch lạc.
Các trường hợp cần lấy tuỷ răng chữa sâu răng ở trẻ
Nếu gặp trường hợp dưới đây, bác sĩ thường chỉ định việc lấy tuỷ răng chữa sâu răng cho trẻ.
– Sâu răng nặng, gây viêm nhiễm tủy răng, đau nhức dữ dội
Khi tủy răng bị tổn thương nghiêm trọng do sâu răng đi kèm các triệu chứng như đau nhức dữ dội, kéo dài, đặc biệt là về đêm thì điều trị tuỷ là rất cần thiết.
– Bị áp xe răng
Trường hợp khi nhiễm trùng tủy lan rộng xuống vùng chóp chân răng, hình thành ổ mủ (áp xe) thì điều trị tủy giúp loại bỏ ổ nhiễm trùng và bảo tồn răng.
– Răng bị chấn thương, gãy vỡ, lộ tủy răng
Một số trường hợp trẻ bị chấn thương răng, gãy vỡ hoặc lộ tuỷ răng thì điều trị tuỷ kết hợp với biện pháp khác giúp phục hồi cả hình dáng lẫn chức năng của răng.
Xem thêm: Trẻ đau răng có nên cho uống thuốc không?
Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em
Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em được chia thành: viêm tuỷ răng nhẹ có hồi phục và viêm tuỷ răng nặng không hồi phục.
Viêm tủy răng nhẹ, có hồi phục
Viêm tuỷ răng nhẹ là tình trạng trẻ bị đau răng khi có kích thích (ăn đồ quá nóng, quá lạnh,…), răng không bị đổi màu, gõ răng không thấy đau. Khi điều trị, bác sĩ làm sạch lỗ sâu, loại bỏ ổ vi khuẩn viêm nhiễm răng, tủy răng. Sau đó, bác sĩ tiến hành trám răng để ngăn vi khuẩn tấn công răng, từ đó giúp cho răng của trẻ khỏe mạnh lâu bền hơn.
Viêm tủy răng nặng, không hồi phục
Viêm tuỷ răng nặng là khi trẻ bị đau nhiều hơn, thành từng cơn, đau về đêm, ăn uống khó khăn, hơi thở có mùi, lỗ sâu lớn,… Trường hợp tuỷ răng bị viêm nhiễm từng phần, bác sĩ sẽ lấy tủy răng nhằm tránh lan ra toàn phần buồng tủy. Sau đó, bác sĩ thực hiện trám lót 1 lớp bên ngoài ngà răng bị lộ và theo dõi tình hình trong khoảng 10- 12 tuần. Nếu không còn biểu hiện đau nhức, ê buốt, bác sĩ trám cố định.
Còn trường hợp cần diệt tuỷ, bác sĩ sẽ lấy toàn bộ tủy bị viêm nhiễm. Sau đó, ống tủy được trám kín để bảo vệ tủy răng, hạn chế kích thích khi ăn nhai.
Quy trình lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ tại nha khoa
Quy trình lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ tại nha khoa cần được thực hiện nghiêm ngặt, chuẩn từng bước giúp khắc phục tình trạng hiệu quả và bé không cảm thấy lo lắng, sợ hãi.
Bước 1: Thăm khám sức khoẻ răng miệng
- Trước tiên, bác sĩ hỏi về tiền sử bệnh, các triệu chứng trẻ gặp phải (đau như thế nào, khi nào đau, có sưng không,…), và tiến hành khám răng miệng.
- Sau đó, bác sĩ có thể thực hiện các thử nghiệm như thử nhiệt (nóng, lạnh), gõ nhẹ lên răng để đánh giá mức độ tổn thương của tủy.
- Tiến hành chụp phim X-quang giúp bác sĩ xác định mức độ sâu răng, tình trạng tủy và các tổ chức quanh chóp răng (nếu có áp xe).
Bước 2: Điều trị tủy răng (Nội nha)
Tùy thuộc vào tình trạng viêm tủy (còn sống hay đã chết) và loại răng (sữa hay vĩnh viễn), bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau:
– Điều trị tủy bảo tồn (Chỉ định cho răng sữa hoặc răng vĩnh viễn mới mọc trong trường hợp viêm tủy có khả năng phục hồi)
- Bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ, sau đó mở đường vào buồng tủy và cẩn thận loại bỏ phần tủy bị viêm nhiễm ở thân răng.
- Tiếp đến, bác sĩ đặt một loại thuốc kháng khuẩn và làm dịu tuỷ vào buồng tuỷ.
- Sau một khoảng thời gian theo dõi (thường vài ngày đến một tuần), nếu tình trạng viêm giảm và không có triệu chứng xấu đi, bác sĩ sẽ tiến hành trám bít ống tủy còn lại (ở chân răng) bằng vật liệu chuyên dụng và sau đó phục hồi thân răng bằng miếng trám hoặc mão răng (nếu cần).
– Điều trị tủy toàn bộ (Chỉ định cho viêm tủy không hồi phục hoặc tủy đã chết ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn)
- Bác sĩ tiến hành gây tê cục bộ để trẻ không cảm thấy đau trong quá trình điều trị.
- Sau đó là tạo một lỗ nhỏ trên bề mặt răng để tiếp cận buồng tủy và ống tủy.
- Bác sĩ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn tủy bị viêm hoặc hoại tử, vi khuẩn và các chất cặn bã trong ống tủy. Đồng thời, tạo hình ống tủy để chuẩn bị cho việc trám bít.
- Các ống tủy đã được làm sạch và tạo hình sẽ được trám kín bằng vật liệu gutta-percha và cement trám bít chuyên dụng để ngăn ngừa tái nhiễm trùng.
- Sau khi trám bít ống tủy, thân răng sẽ được phục hồi bằng miếng trám hoặc mão răng (đặc biệt đối với răng vĩnh viễn hoặc răng sữa có lỗ sâu lớn, yếu).
Bước 3: Theo dõi sau điều trị
- Bác sĩ hẹn lịch tái khám để kiểm tra sự lành thương và đảm bảo quá trình điều trị thành công.
- Phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng của trẻ sau điều trị và liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào (đau nhức kéo dài, sưng tấy,…).
Những điều cần lưu ý khi chữa tuỷ răng cho trẻ
Chữa tuỷ răng cho trẻ đặc biệt quan trọng nên sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ, phụ huynh cùng với bé là điều cần thiết. Quá trình này diễn ra cả trước, trong và sau khi điều trị.
Trước khi điều trị:
– Phụ huynh tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị cho trẻ em. Họ sẽ có kỹ năng giao tiếp tốt, tạo không khí thoải mái và có phương pháp điều trị phù hợp với tâm lý trẻ.
– Tuỳ theo độ tuổi, phụ huynh cần giải thích một cách đơn giản, dễ hiểu về quá trình điều trị. Tránh dùng những từ ngữ gây sợ hãi như “nhổ”, “đau”. Thay vào đó, hãy nói về việc “chữa lành” chiếc răng bị “ốm” để con hết đau và có thể ăn uống bình thường.
– Cha mẹ tạo tâm lý thoải mái cho trẻ bằng cách động viên, khích lệ và trấn an trẻ. Có thể mang theo đồ chơi yêu thích hoặc sử dụng các biện pháp giải trí trong quá trình chờ đợi.
– Phụ huynh cần cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh của trẻ, các loại thuốc đang sử dụng, và bất kỳ lo lắng nào với bác sĩ điều trị. Ngoài ra hãy hỏi rõ về quy trình điều trị, các bước thực hiện, vật liệu sử dụng và chi phí.
– Phụ huynh đảm bảo trẻ được ăn no trước khi điều trị để tránh bị hạ đường huyết và có đủ năng lượng. Giấc ngủ đủ giấc cũng giúp trẻ hợp tác tốt hơn.
Trong quá trình điều trị:
– Phụ huynh tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và hỗ trợ trẻ giữ yên lặng trong quá trình điều trị.
– Phụ huynh quan sát các biểu hiện của trẻ, nếu trẻ quá khó chịu hoặc đau đớn, cần báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, hãy tin tưởng vào chuyên môn của bác sĩ và tránh can thiệp không cần thiết vào quá trình điều trị.
Sau khi điều trị:
– Phụ huynh thực hiện đúng theo các chỉ dẫn về việc dùng thuốc giảm đau (nếu có), cách chăm sóc răng miệng sau điều trị.
– Phụ huynh chú ý theo dõi các dấu hiệu bất thường nếu có như đau nhức kéo dài, sưng tấy, chảy máu, hoặc có mủ ở vùng răng đã điều trị. Khi đó hãy báo ngay cho bác sĩ.
– Trong vài ngày đầu sau điều trị, cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, mịn như cháo, súp, miến,… để tránh tác động mạnh lên răng đã điều trị.
– Phụ huynh hướng dẫn trẻ chải răng nhẹ nhàng ở vùng răng đã điều trị, tránh tác động mạnh.
– Cha mẹ nhớ đưa trẻ tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra sự lành thương và đánh giá kết quả điều trị.
Cách phòng ngừa viêm tủy răng cho trẻ
Phòng ngừa viêm tủy răng cho trẻ rất quan trọng giúp bảo vệ hàm răng luôn khoẻ mẹ, tránh những cơn đau nhức và biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa hiệu quả:
– Vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên
- Phụ huynh cho trẻ đánh răng bằng bàn chải mềm, kem đánh răng có chứa fluoride. Chải răng kỹ lưỡng trong vòng 2 phút, đảm bảo chải đều tất cả các mặt của răng. Mỗi ngày thực hiện đều đặn 2 lần vào buổi sáng và tối.
- Cha mẹ tập cho trẻ thói quen dùng chỉ nha khoa từ sớm để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ở kẽ răng, nơi bàn chải khó tiếp cận.
- Cuối cùng là sử dụng nước súc miệng có fluoride (nếu cần) giúp tăng cường men răng và ngăn ngừa sâu răng.
– Chế độ ăn uống lành mạnh
- Cha mẹ hạn chế tối đa đồ ngọt, bánh kẹo, nước uống có ga,… để ngăn ngừa tình trạng sâu răng
- Khuyến khích bé ăn nhiều rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho răng và nướu, đồng thời giúp kích thích tiết nước bọt, có tác dụng làm sạch răng tự nhiên.
- Nhớ cho trẻ uống đủ nước giúp rửa trôi thức ăn thừa và trung hòa axit trong miệng.
– Thăm khám nha khoa định kỳ
- Cha mẹ nên cho bé đi khám răng định kỳ khoảng 3- 6 tháng một lần. Điều này giúp bác sĩ phát hiện sớm các dấu hiệu sâu răng hoặc các vấn đề răng miệng khác ngay từ giai đoạn đầu, khi chúng còn dễ điều trị và chưa gây tổn thương đến tủy.
- Bác sĩ có thể thực hiện làm sạch răng chuyên nghiệp bằng cách cạo vôi răng nếu cần thiết.
– Các biện pháp phòng ngừa sâu răng khác
- Trám bít hố rãnh: Đây là một lớp vật liệu mỏng được phủ lên bề mặt nhai của răng hàm (nơi có nhiều hố rãnh dễ tích tụ thức ăn và vi khuẩn), giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Thường được khuyến cáo cho trẻ em sau khi răng hàm vĩnh viễn mọc.
- Bôi fluoride: Bác sĩ có thể bôi trực tiếp fluoride lên răng để tăng cường men răng, giúp răng chắc khỏe và chống lại sự tấn công của axit.
- Điều trị sớm các bệnh lý răng miệng khác: Viêm nướu không được điều trị có thể tiến triển thành các vấn đề nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nói chung.
Nha khoa Thuý Đức- Địa chỉ chăm sóc răng toàn diện cho bé uy tín
Bạn có tin rằng, một hàm răng khỏe mạnh chính là “chìa khóa vàng” mở cánh cửa tự tin cho con yêu? Ngày nay, các bậc phụ huynh thông thái đã nhận ra tầm quan trọng của việc này. Và trên hành trình vun đắp những nụ cười rạng rỡ ấy, Nha khoa Thúy Đức tự hào là người bạn đồng hành đáng tin cậy, nơi các bé cảm thấy gần gũi như ngôi nhà thứ hai.
Các dịch vụ chăm sóc răng miệng toàn diện cho bé
Để răng của bé thực sự khỏe mạnh và bền lâu, việc theo dõi sát sao từ những chiếc răng đầu tiên và can thiệp kịp thời rất cần thiết. Đó cũng chính là lý do Nha khoa Thúy Đức xây dựng một lộ trình chăm sóc răng miệng toàn diện, từ những bước cơ bản nhất đến các liệu pháp chuyên sâu, dành riêng cho các bạn nhỏ.
- Thăm khám tổng quát: Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ, phát hiện sớm các vấn đề như sâu răng, răng mọc lệch, viêm nướu.
- Điều trị răng sâu, chụp thép bảo vệ răng: Ngăn ngừa tổn thương lan rộng, giúp bé không còn đau nhức, thoải mái ăn uống.
- Nhổ răng sữa, theo dõi quá trình mọc răng: Đảm bảo răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, tránh ảnh hưởng đến khớp cắn.
- Niềng răng sớm – Invisalign First: Tận dụng “thời điểm vàng” để chỉnh nha, giúp bé có hàm răng đều đẹp.
- Tiền chỉnh nha – Nong hàm Invisalign IPE: Dành riêng cho các bé 6 – 12 tuổi cần nới rộng cung hàm trên hẹp nhằm tăng diện tích vòm miệng trước khi chỉnh nha.
- Gói chăm sóc răng miệng theo năm: Gói tiêu chuẩn & gói chuyên sâu
Đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm, hiểu tâm lý trẻ thơ
Các bác sĩ tại Thúy Đức không chỉ giỏi về chuyên môn nha khoa trẻ em mà còn là những người bạn đồng hành tuyệt vời của bé. Bằng sự nhẹ nhàng, ân cần và những phương pháp giao tiếp gần gũi, các bác sĩ luôn cố gắng tạo một bầu không khí thoải mái, vui tươi, giúp bé cảm thấy an tâm và hợp tác tốt trong suốt quá trình điều trị.
“Thế giới sắc màu đầy mơ mộng”
Trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm nên nha khoa Thuý Đức đã thiết kế riêng không gian thân thiện, ngập tràn màu sắc trẻ thơ. Đầu tiên, phòng chờ rực rỡ với rất nhiều đồ chơi ngộ nghĩnh, những cuốn truyện tranh hay thú nhồi bông mềm mại. Trong thời gian này các bé có thể tỉ tê vài câu chuyện hay cùng nhau vẽ tranh, chơi đồ hàng,… Bên cạnh là phòng điều trị với hình chiếc ghế gấu trúc đáng yêu tạo cảm giác gần gũi như đang ở nhà, xua tan mọi lo lắng thường thấy.
Ứng dụng công nghệ hiện đại bậc nhất
Thấu hiểu sự quan trọng của một liệu trình chính xác và thoải mái, Nha khoa Thúy Đức mạnh dạn đầu tư vào hệ thống trang thiết bị hiện đại bậc nhất: máy quét iTero 5D cho dấu răng chuẩn xác trong tích tắc, máy chụp X-quang Vatech Pax-i giảm thiểu tối đa phóng xạ với hình ảnh rõ nét, và máy điều trị tủy EndoMatic nâng cao hiệu quả điều trị tủy một cách nhẹ nhàng nhất cho bé.
“Vui vẻ khám răng, nhận ngàn quà tặng”
Nha khoa Thuý Đức tin rằng, việc chăm sóc răng miệng cho các bé cũng có thể biến thành một hành trình tràn đầy tiếng cười và niềm vui. Chúng tôi đã thiết kế riêng chương trình tích điểm đổi quà hấp dẫn thông qua những nhiệm vụ đáng yêu như “cùng bạn chơi vui”, “khám răng ngoan yêu”. Bé nhà mình sẽ thêm hào hứng và động lực trong việc bảo vệ nụ cười xinh xắn.
Đến với Nha khoa Thúy Đức, con bạn không chỉ được chăm sóc răng miệng bởi đội ngũ bác sĩ tận tâm, giàu kinh nghiệm và đặc biệt am hiểu tâm lý trẻ, mà còn được trải nghiệm một không gian nha khoa hoàn toàn khác biệt, nơi nỗi sợ hãi tan biến, nhường chỗ cho sự an tâm và thích thú.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc răng miệng cho bé, Quý phụ huynh vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
