Có nên nhổ răng khôn hàm dưới không, chi phí nhổ răng là bao nhiêu tiền? Vấn đề này còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khác nhau: sức khỏe, tình trạng của răng khôn, nha khoa bạn chọn là ở đâu,… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chính xác về vấn đề này.
Mục lục
- Răng khôn là gì?
- Trường hợp nào nên nhổ răng khôn hàm dưới?
- Trường hợp không nên nhổ răng khôn hàm dưới?
- Các vấn đề có thể xảy ra nếu không loại bỏ răng khôn kịp thời
- 2. Chi phí nhổ răng khôn hàm dưới?
- 3. Một số lưu ý để giảm đau trong và sau khi nhổ răng khôn hàm dưới
- 4. Một số lưu ý khi nhổ răng khôn hàm dưới để tránh nguy hiểm
Răng khôn là gì?
Chiếc răng mọc cuối cùng, nằm bên trong cùng của hàm được gọi là răng số 8, hay dân gian gọi là răng khôn. Bởi lẽ nó được mọc vào độ tuổi con người đã trưởng thành, từ 18 tuổi trở lên. Khuôn hàm con người có tới 32 chiếc răng, 28 răng bình thường và 4 chiếc răng khôn (2 cái hàm dưới và 2 cái hàm trên).
Do thời điểm mọc răng khôn là sau cùng, khi các răng khác đã đảm nhiệm toàn bộ chức năng, khung xương không còn khả năng phát triển được nữa. Nên khi răng khôn mọc, chúng sẽ chiếm vị trí của những răng khác, mọc lệch hoặc chiếm chỗ của những răng còn lại (đặc biệt là răng số 7). Khi đó, răng khôn không giữ một nhiệm vụ nào trong khuôn hàm, thậm chí còn gây đau đớn, khó chịu cho người sở hữu nó. Vì vây, chúng được xem là “răng thừa”.
Một số trường hợp, răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không kịp thời can thiệp bằng các kỹ thuật y khoa, nướu bị sưng tấy, thức ăn dễ tích đọng lại, dư thừa gây ra tình trạng hôi miệng, nướu bị viêm, sâu răng,…
Trường hợp nào nên nhổ răng khôn hàm dưới?
Răng khôn hàm dưới bắt đầu nhú có thể kèm theo những cơn đau kéo dài. Chính vì vậy mà đa số mọi người đều muốn nhổ bỏ chiếc răng khôn này. Cụ thể, răng khôn cần nhổ trong những trường hợp sau:
- Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây ra đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng nhai cho người sở hữu.
- Răng khôn bị sâu
- Xung quanh răng khôn, hàm bị tổn thương, xuất hiện u nang.
- Khuôn hàm bị lệch do ảnh hưởng của răng khôn mọc lệch.
- Mô mềm xung quanh chân răng thường xuyên bị nhiễm trùng
Trường hợp không nên nhổ răng khôn hàm dưới?
Răng khôn hàm dưới sẽ không phải nhổ trong các trường hợp sau đây
- Răng khôn xuất hiện nhưng không gây ảnh hưởng đến các răng còn lại, không gây các vấn đề về răng miệng.
- Hình dạng của răng khôn không có sự bất thường.
- Răng khôn hàm dưới nằm dưới xương hàm mà không có dấu hiệu phát triển thêm.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính như huyết áp, tim mạch, tiểu đường hay rối loạn đông máu,…Trong trường hợp bắt buộc phải nhổ răng khôn thì cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ điều trị.
- Phụ nữ mang thai, cho con bú hay đang trong thời kỳ nguyệt san..
Mọc răng khôn hàm dưới có thể gây nên rất nhiều biến chứng cho người sở hữu, sức khỏe của bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng. Do đó, bạn cần đến phòng khám nha khoa để được tư vấn và thăm khám kịp thời.
Bạn có muốn xem thêm: Nhổ răng khôn hàm trên có đau không? Giá bao nhiêu?
Các vấn đề có thể xảy ra nếu không loại bỏ răng khôn kịp thời
Khi răng khôn thuộc các trường hợp cần loại bỏ, nếu không xử lý kịp thời, bạn có nguy cơ đối mặt với mặt với các vấn đề sau đây:
Lợi bị trùm và viêm
Khi răng khôn mọc lệch xảy ra tình trạng lợi trùm. Thức ăn còn sót lại sẽ lưu lại tại đây, bám vào kẽ giữa răng và lợi. Chính điều này đã làm cho việc vệ sinh răng trở nên khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ trú ngụ và phát triển, gây nhiễm trùng và lợi sưng viêm, tấy đỏ và đau buốt.
Gây nha chu, viêm nướu
Khi gặp tình trạng này, có thể là răng khôn của bạn mọc thẳng, tuy nhiên hình dạng lại có sự bất thường. Việc này khiến cho thức ăn lâu ngày bị ứ đọng, răng bị sâu và viêm nha chu ở răng bên cạnh.
Hủy hoại răng và xương xung quanh
Khi răng khôn mọc lệch, đâm sang các răng số 7, nó làm cho răng này bị lung lay. Ở một số trường hợp, răng số 7 bị răng khôn hàm dưới đâm trong thời gian dài, chân răng dần lỏng lẻo, thậm chí có thể dẫn đến rụng răng. Khi mọc lệch, răng khôn còn khiến cho xương hàm dưới dần bị tiêu biến do răng khôn tác động vào tổ chức các mô xương nâng đỡ răng hàm lớn thứ 2. Chính vì vậy, cần thiết phải nhổ răng khôn hàm dưới để tránh biến chứng này có thể xảy ra.
Sâu răng
Do nằm tại vị trí trong cùng nên răng khôn hàm dưới rất khó để vệ sinh sạch sẽ, thức ăn còn thừa hay giắt vào bên trong đó, vi khuẩn sẽ dễ dàng tích tụ. Răng khôn có thể bị sâu gây đau nhức, hôi miệng và ảnh hưởng tới các răng kề cận.
Răng mọc chen chúc
Trong trường hợp răng khôn mọc lệch, chen lấn, đâm ngang sang răng bên cạnh khiến cho răng số 7 này bị viêm và nếu nặng thì sẽ có thể mất răng này.
Đọc thêm: Nhổ răng khôn hàm dưới có đau không?
2. Chi phí nhổ răng khôn hàm dưới?
Để trả lời cụ thể cho câu hỏi, nhổ răng khôn hàm dưới hết bao nhiêu tiền, bạn phải xem xét rất nhiều yếu tố liên quan. Trong đó có:
- Răng khôn đó có độ phức tạp như thế nào
- Tình trạng của răng khôn hàm dưới
- Quy trình nhổ răng
- Phương pháp nhổ răng
- Địa chỉ nhổ răng
- Tay nghề, chuyên môn của bác sĩ.
Trong đó, có rất nhiều yếu tố để xác định mức độ khó của răng khôn hàm dưới, cụ thể như:
Vị trí mọc của răng trong xương hàm: Dụng cụ nhổ răng nha khoa sẽ khó tác động trực tiếp đến răng khôn hàm dưới hơn nếu nó mọc sâu tận bên trong, khiến cho quá trình nhổ răng trở nên phức tạp hơn, thời gian cũng lâu hơn.
Răng khôn có những bất thường: một số răng có những đặc điểm bất thường như chân răng bị cong, chân răng dùi trống, chân răng to,…do đó, kỹ thuật nhổ răng cũng phức tạp và yêu cầu cao hơn.
Xu hướng mọc của răng: Những chiếc răng khôn mọc sau cùng, không đủ khoảng trống để trồi lên, do đó rất có nhiều khả năng sẽ mọc xiên, mọc lệch, vuông góc với răng số 7. Trong trường hợp này, gặp nhiều khó khăn trong việc loại bỏ hoàn toàn chân răng.
Nguy cơ gây ra các biến chứng: Sưng, đau, răng số 7 bị hỏng là một số biến chứng có thể gặp khi răng số 8 hàm dưới mọc lệch.
Thông thường, chi phí cho một ca nhổ răng khôn hàm dưới dao động từ 1 – 2.5 triệu. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân phải nhổ từ 2 – 4 răng cùng lúc, do đó tổng chi phí cũng sẽ cao hơn, hay sử dụng phương pháp hiện đại (máy siêu âm) thì chi phí cũng cao hơn phương pháp nhổ răng truyền thống.
Xem thêm: Chi phí nhổ răng siêu âm cụ thể là bao nhiêu?
3. Một số lưu ý để giảm đau trong và sau khi nhổ răng khôn hàm dưới
Cảm giác đau đớn sẽ không xuất hiện ngay trong quá trình bác sĩ nhổ răng khôn vì lúc này bạn đã được tiêm thuốc tê. Thế nhưng, sau khi hết tác dụng của thuốc tê, tại vị trí bạn vừa nhổ răng sẽ xuất hiện những cơn đau nhức. Do đó, hãy lưu ý một số biện pháp giảm đau sau khi nhổ răng:
Chườm nóng hoặc lạnh
Bạn có thể chườm túi đá lạnh hoặc một chiếc khăn ấm vào vùng má kề cận vị trí nhổ răng khôn trong khoảng 5 phút để giảm bớt sưng đau.
Uống thuốc giảm đau
Uống thuốc giảm đau theo đơn kê và chỉ định của bác sĩ để giảm sưng và khó chịu, giúp vết thương mau lành, tránh bị biến chứng.
Súc miệng với nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Vì thế, súc miệng bằng nước muối cũng là 1 trong những biện pháp giảm sưng, đau, nhức hiệu quả cho bạn sau nhổ răng khôn. Thực hiện mỗi lần sau khi vệ sinh răng miệng cảm giác đau nhức sẽ được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên không nên súc miệng ngay sau khi nhổ mà phải chờ 10-12 tiếng để tránh những tác dụng phụ không nên có xảy ra và đặc biệt là không nên súc miệng bằng nước muối tự pha chế. Sau 24h là bạn cũng đã có thể đánh răng được. Hãy nhớ thật nhẹ nhàng và tránh chạm vào vết thương.
Việc ăn uống cần chú ý hơn
Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý không chỉ khiến cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp vết thương của bạn mau lành hơn, hạn chế gặp các vấn đề về răng miệng.
Sau khi nhổ răng, bạn nên lựa chọn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, dễ nhai, dễ nuốt. Một số loại thực phẩm được khuyên dùng như súp, cháo, rau xanh bởi chất khoáng có trong rau xanh giúp việc phục hồi răng được tốt hơn.
Tránh ăn đồ quá nóng, quá lạnh, đồ ăn cứng, dai. Hạn chế sử dụng một số chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá bởi những thực phẩm này là cơ hội cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn, nguy cơ nhiễm trùng vết mổ sẽ tăng lên.
Thường xuyên theo dõi vết mổ
Khi thấy xuất hiện một số dấu hiệu bất thường như sưng nướu, vị trí nhổ răng có mủ, đau đớn, sốt cao thì cần thông báo ngay với bác sĩ để kịp thời xử lý mọi tình huống
Các biến chứng tại nơi nhổ răng có thể xảy ra, nguy cơ nhiễm trùng cũng tăng lên nếu dùng vật cứng hay tay tác động vào vị trí nhổ răng, Ngoài ra, việc hồi phục các vết thương cũng chậm hơn.
Xem thêm: Nhổ răng khôn có đau không? Làm thế nào để giảm đau?
4. Một số lưu ý khi nhổ răng khôn hàm dưới để tránh nguy hiểm
Để hạn chế những biến chứng trong quá trình nhổ răng khôn hàm dưới, cần phải xem xét một số yếu tố sau
Trước khi quyết định nhổ răng thì cần được thăm khám kỹ lưỡng bởi các nha khoa có tay nghề cao. Nếu quyết định nhổ răng thì trong và sau quá trình nhổ răng, cần được theo dõi chặt chẽ để tránh các biến chứng xảy ra ở đối tượng này.
Lựa chọn nha khoa uy tín, đảm bảo chất lượng khi nhổ răng khôn hàm dưới.
Đây là một việc vô cùng quan trọng bởi kỹ thuật và chuyên môn của bác sĩ ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định nhổ răng và độ an toàn khi nhổ. Khi đến với Nha khoa Thúy Đức, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi vấn đề này. Bởi nha khoa có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến.
Nha khoa Thúy Đức với bề dày kinh nghiệm hơn 18 năm, đã thực hiện rất nhiều ca nhổ răng khôn mà không để lại bất kì biến chứng nào, người bệnh sau khi nhổ hoàn toàn khỏe mạnh.
Tại Nha khoa Thúy Đức, với sự hỗ trợ của máy siêu âm Piezotome sử dụng sóng âm nhổ răng khôn một cách nhanh chóng với vết cắt chuẩn xác, êm ái, không gây đau đớn cho người bệnh.
Trước khi nhổ răng, cần chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý
Một số bạn có cảm giác lo lắng, sợ hãi quá mức sẽ gây ảnh hưởng xấu trong suốt quá trình nhổ răng. Đặc biệt, khi bạn mắc bệnh huyết áp cao hay tim mạch thì sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Thực hiện nghiêm túc những chỉ định, lời căn dặn của bác sĩ sau khi nhổ răng.
Việc này sẽ giúp vết thương mau hồi phục, rút ngắn thời gian bình phục. Một số lời khuyên của bác sĩ như về chế độ ăn uống, cách giảm đau, vệ sinh răng miệng đúng cách,…
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề có nên nhổ răng khôn hàm dưới hay không? Hi vọng bài viết sẽ nhận được những ý kiến đóng góp và phản hồi tích cực từ các bạn.