• 093 186 3366 | 096 361 4566
  • Hỗ trợ
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Đăng nhập

Nha Khoa Thúy Đức

Xây nụ cười bằng cả trái tim

  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • 19 năm xây dựng và phát triển
    • Công nghệ tiên phong
    • Hành trình trải nghiệm không gian
    • Thúy đức Kids – Không gian nha khoa dành riêng cho bé
    • Chương trình thiện nguyện
    • Workshop Better
    • Tin tức – Sự kiện
    • Videos
  • Dịch vụ
    • Invisalign First – Niềng răng cho trẻ em
    • Niềng răng Invisalign
    • Gói niềng Invisalign tiết kiệm Essentials
    • Nong Hàm Invisalign IPE
    • Niềng răng mắc cài
    • Răng trẻ em – Thúy Đức Kids
    • Cấy ghép Implant
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng khôn
    • Điều trị nha chu
    • Hàm tháo lắp
    • Tẩy Trắng Răng
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Khách hàng
  • Chuyên gia tư vấn
  • Cửa hàng
  • Kiến thức
    • Niềng răng
    • Trồng răng
    • Chăm sóc răng trẻ em
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng
    • Tẩy trắng răng
  • Đặt lịch hẹn
Trang chủ » Kiến thức nha khoa » Nhổ răng

Dấu hiệu dị ứng thuốc tê nhổ răng và cách xử lý

Sử dụng thuốc tê khi nhổ răng là điều cần thiết giúp giảm bớt cảm giác đau nhức, khó chịu khi thực hiện. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bị dị ứng thuốc tê do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để biết cụ thể triệu chứng ra sao, có nguy hiểm không và làm sao để xử lý dị ứng thuốc tê khi nhổ răng, bạn tìm hiểu ngay thông tin dưới đây nhé.

Mục lục

  • 1. Các loại thuốc tê thường gặp khi nhổ răng
  • 2. Như thế nào là dị ứng thuốc tê nhổ răng?
  • 3. Dấu hiệu dị ứng thuốc tê khi nhổ răng
  • 4. Nguyên nhân gây dị ứng thuốc tê nhổ răng
  • 5. Dị ứng thuốc tê khi nhổ răng cần làm gì?
  • 6. Những lưu ý để tránh bị dị ứng thuốc tê nhổ răng

1. Các loại thuốc tê thường gặp khi nhổ răng

1. Các loại thuốc tê thường gặp khi nhổ răng 1

Thuốc tê có công dụng ức chế thần kinh cảm giác tại khu vực được tiêm tê. Nó giúp bệnh nhân thoải mái hơn trong một khoảng thời gian nhất định mà không ảnh hưởng đến ý thức hay hoạt động khác. Sau khi hết tác dụng, thuốc tê sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể.

Các loại thuốc tê thường gặp khi nhổ răng có thể ở dạng bôi, dạng xịt hoặc dạng tiêm thuốc trực tiếp. Cụ thể hơn:

– Thuốc tê nhổ răng dạng bôi

Thuốc tê nhổ răng dạng bôi thường áp dụng trong trường hợp tiểu phẫu đơn giản như lấy cao răng, chích áp xe, nhổ răng lung lay nhiều. Bác sĩ sẽ bôi một ít thuốc tê dạng lỏng lên bề mặt vùng cần tiểu phẫu. Ưu điểm của dạng này là tính thẩm thấu nhanh qua niêm mạc và cách thực hiện đơn giản.

– Thuốc tê nhổ răng dạng tiêm

Thuốc tê nhổ răng dạng tiêm được áp dụng trong trường hợp phẫu thuật thao tác phức tạp và kéo dài hơn. Bác sĩ dùng thuốc tê là dung dịch dạng ống, tiêm trực tiếp vào nướu tại vùng cần nhổ răng làm giảm cảm giác đau nhức cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.

– Thuốc tê nhổ răng dạng xịt

Thuốc tê nhổ răng dạng xịt thích hợp với các trường hợp tiểu phẫu, nhất là trẻ nhỏ sợ nhìn thấy kim tiêm. Bác sĩ sẽ dùng thuốc tê nha khoa dạng phun như Lidocaine 10% phun khí hoặc Ethyl Clorua dạng xịt thay thế cho thuốc tê dạng tiêm.

Thường khi nhổ răng sâu, nhổ răng khôn, bạn sẽ được bác sĩ tiêm tê. Ban đầu chỉ nhói lên một chút, sau đó không còn cảm giác gì nữa nên mọi người có thể yên tâm thực hiện.

Giải đáp: Thuốc tê nhổ răng có tác dụng trong bao lâu?

2. Như thế nào là dị ứng thuốc tê nhổ răng?

Theo thống kê, tỷ lệ dị ứng thuốc tê nhổ răng khá hiếm gặp, chỉ khoảng 0,05- 0,2%. Về bản chất, đây là một dạng phản ứng bất thường của hệ miễn dịch với các thành phần trong thuốc tê dẫn đến triệu chứng từ nhẹ đến nặng.

Bạn cần lưu ý, dị ứng là phản ứng của hệ miễn dịch, thường xảy ra ngay sau khi sử dụng thuốc tê. Khác với tác dụng phụ là ảnh hưởng không mong muốn của thuốc, thường nhẹ và tự khỏi sau một thời gian.

Các trường hợp có nguy cơ cao bị dị ứng thuốc tê bao gồm: người có tiền sử bị dị ứng thuốc, dị ứng côn trùng, dị ứng với một số món ăn,…

Xem thêm: Dị ứng thuốc tê có nhổ răng được không?

3. Dấu hiệu dị ứng thuốc tê khi nhổ răng

3. Dấu hiệu dị ứng thuốc tê khi nhổ răng 1

Để nhận biết có bị dị ứng thuốc tê khi nhổ răng hay không, chúng ta dựa vào các triệu chứng từ nhẹ đến nặng dưới đây.

– Triệu chứng nhẹ

  • Bị phát ban hoặc nổi mẩn đỏ trên da
  • Thấy ngứa ở vùng da tiêm thuốc tê hoặc toàn thân
  • Thấy sưng đau ở vị trí tiêm
  • Cảm giác nóng rát hoặc kích ứng tại vùng da xung quanh vùng được tiêm

– Triệu chứng vừa

  • Cảm giác bị sưng nặng hơn, có thể lan rộng ra ngoài khu vực tiêm
  • Đau nhức, cảm giác không thoải mái tại vùng da xung quanh
  • Cảm giác khó chịu, bồn chồn không rõ nguyên nhân

– Triệu chứng nghiêm trọng (cần can thiệp y tế ngay lập tức)

  • Bệnh nhân thấy khó thở hoặc thở gấp
  • Sưng họng, lưỡi hoặc môi, gây khó khăn trong việc nuốt hoặc thở
  • Hạ huyết áp đột ngột, cảm giác choáng váng hoặc lảo đảo
  • Đau ngực, cảm giác bất thường ở cổ họng hoặc ngực
  • Phản ứng sốc phản vệ, tình trạng y tế khẩn cấp có thể đe dọa đến tính mạng

Những dấu hiệu dị ứng thuốc tê nhổ răng có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau vài phút sử dụng thuốc. Nếu cảm thấy sự khác lạ ở vị trí tiêm hoặc bên trong cơ thể, bạn hãy thông báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời.

Chi tiết nhất: Những tác dụng phụ có thể gặp của thuốc gây tê khi nhổ răng

4. Nguyên nhân gây dị ứng thuốc tê nhổ răng

4. Nguyên nhân gây dị ứng thuốc tê nhổ răng 1

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra trường hợp bị dị ứng thuốc tê nhổ răng. Ví dụ như bệnh nhân không hợp với thành phần trong thuốc tê, yếu tố cơ địa,…

– Thành phần trong thuốc tê

Trong thuốc tê thường chứa chất ức chế thần kinh cơ (NMBA) là thủ phạm chính gây ra phản ứng dị ứng trong quá trình gây tê. Ngoài ra, một số thành phần khác trong thuốc tê như Lidocaine, Mepivacaine, chất bảo quản, chất tạo màu, tá dược có thể trở thành nguyên nhân dẫn tới các triệu chứng ở trên.

Khi sử dụng, bác sĩ sẽ tiêm vào nướu với đặc tính giãn mạch, làm tăng tuần hoàn máu tại vị trí tác dụng. Điều này giúp tăng khả năng hấp thu thuốc, tăng nồng độ thuốc tê trong máu chỉ sau thời gian tác động ngắn của thuốc tê.

– Do yếu tố cơ địa dị ứng

Như bạn đã biết thì mỗi người chúng ta có một cơ địa khác nhau, sức khoẻ, khả năng chịu đựng khác nhau, do vậy phản ứng với thuốc tê cũng tương tự. Số ít với hệ miễn dịch nhạy cảm hơn nên dễ phản ứng ngay khi tiếp xúc với thuốc tê chỉ trong một thời gian ngắn. Điển hình là người có tiền sử bị dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn (hải sản,…) hoặc côn trùng thì nguy cơ dị ứng thuốc tê cao hơn.

Ngoài ra theo nghiên cứu, một số người bị thiếu hụt bẩm sinh men pseudocholinesterase- loại men được tạo trong gan giúp phân hủy các chất loại ester. Thiếu hụt số lượng men làm giảm khả năng phân hủy của thuốc tê dạng ester đồng thời kéo dài thời gian bán hủy của thuốc tê khiến nồng độ thuốc tê trong máu tăng cao.

– Liều lượng thuốc tê

Nếu bác sĩ sử dụng thuốc tê với liều cao sẽ làm tăng nồng độ thuốc tê trong máu. Mỗi kỹ thuật gây tê cần được ghi rõ liều sử dụng và không được vượt quá liều này. Mặc dù liều thuốc tê dùng trong nha khoa thường ít hơn liều dùng trong các khoa khác. Khác với các loại thuốc khác, cần hấp thu vào hệ thống mạch máu để đạt liều điều trị tối thiểu, còn đối với thuốc tê chỉ cần giữ tiếp xúc để có hiệu quả tại vị trí điều trị.

Nhiều người quan tâm: Nhổ răng khôn siêu âm khác gì nhổ răng truyền thống?

5. Dị ứng thuốc tê khi nhổ răng cần làm gì?

5. Dị ứng thuốc tê khi nhổ răng cần làm gì? 1

Nếu nghi ngờ bị dị ứng với thuốc tê khi nhổ răng, bác sĩ và người bệnh cần thực hiện ngay các bước sau đây:

– Ngưng sử dụng thuốc tê ngay lập tức

Nếu cảm thấy có các triệu chứng bị dị ứng như đã chia sẻ ở trên sau khi tiêm thuốc tê, bạn thông báo ngay cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ dừng tiêm ngay lập tức.

– Trong trường hợp dị ứng nhẹ

Trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhẹ như ngứa hoặc phát ban, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chống dị ứng như antihistamines nhằm giúp bệnh nhân giảm bớt các triệu chứng khó chịu.

– Trong trường hợp dị ứng nặng

Nếu bệnh nhân bị mất tri giác, cần nhanh chóng đặt bệnh nhân nằm ngửa, chân cao. Sau đó tiến hành kiểm tra và hỗ trợ các dấu hiệu sinh tồn như trợ thở và xoa bóp tim ngoài lồng ngực nếu bệnh nhân khó thở. Còn nếu không thấy bệnh nhân tỉnh lại thì cần gọi xe cấp cứu đến bệnh viện cấp cao hơn.

  • Bác sĩ có thể nhanh chóng cấp cứu bằng việc tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch epinephrine. Các liều kế tiếp chích sau mỗi 5 đến 10 phút nhưng cần lưu ý nguy cơ kích thích tim quá mức của epinephrine. Nếu tình trạng lâm sàng được cải thiện như tăng huyết áp, giảm co thắt phế quản, có thể sử dụng thêm các thuốc hỗ trợ như kháng histamin và corticosteroid tiêm bắp hay tĩnh mạch để ngăn chặn tái xuất hiện các triệu chứng và giúp ngưng điều trị epinephrine. Tuy nhiên lưu ý, tiêm epinephrine và các thuốc khác chỉ được chỉ định trong trường hợp có các dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng như nổi mày đay, co thắt phế quản, phù.
  • Bác sĩ cần giám sát các dấu hiệu sinh tồn như: Đo huyết áp, nghe nhịp thở và nhịp tim liên tục ít nhất sau mỗi 5 phút cho đến khi trở lại nhịp tim, nhịp thở và huyết áp trở lại bình thường.
  • Trong mọi trường hợp dị ứng, cả bác sĩ và bệnh nhân đều cần chú ý giữ bình tĩnh, không hoảng loạn để xử lý kịp thời.

– Lựa chọn các phương pháp điều trị thay thế

Nếu bệnh nhân bị dị ứng với một số loại thuốc tê nhất định, bác sĩ cần đổi sang loại khác hoặc phương pháp giảm đau khác không dùng thuốc.

6. Những lưu ý để tránh bị dị ứng thuốc tê nhổ răng

6. Những lưu ý để tránh bị dị ứng thuốc tê nhổ răng 1

Dị ứng thuốc tê nhổ răng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy nên, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bạn cần lưu ý một vài điều dưới đây nhé.

– Trước khi tiểu phẫu, bạn thông báo cho bác sĩ tình trạng sức khoẻ chung của bản thân, tình trạng dị ứng thuốc nếu có. Ngoài ra cũng cần thông báo cho bác sĩ về tiền sử của bất kỳ thành viên nào trong gia đình bạn bị tăng thân nhiệt ác tính hoặc thiếu hụt pseudocholinesterase.

– Bệnh nhân cần được xem xét các bệnh lý về máu như xét nghiệm máu và đông cầm máu, phân tích máu tổng quát.

– Nếu nghi ngờ vấn đề dị ứng sau khi đã hỏi bệnh sử, bác sĩ có thể cho thử nghiệm dưới da. Phương pháp này được coi là kỹ thuật hiệu quả để đánh giá bệnh nhân dị ứng thuốc tê dạng tiêm hay không.

– Cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng dị ứng thuốc tê là bạn tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có trình độ cao dễ dàng xử lý tình trạng dị ứng và sốc phản vệ thuốc tê một cách nhanh chóng và hiệu quả.

– Bệnh nhân dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều, đúng cách, phù hợp với cơ địa của mỗi người. Bác sĩ cần chọn thuốc ít độc tính, giảm liều thuốc với người thể trạng gầy yếu, người lớn tuổi. Nếu sử dụng thuốc tê dạng tiêm thì tiêm chậm và kiểm tra xem có máu ra không bằng cách rút pit tông liên tục, để tránh việc tiêm nhầm vào mạch máu làm tăng nồng độ thuốc trong máu.

– Bác sĩ cần chuẩn bị sẵn đường truyền tĩnh mạch, thuốc và các phương tiện cấp cứu trước khi gây tê để kịp thời xử lý khi xảy ra tình trạng dị ứng thuốc tê nhổ răng.

Nếu đang tìm kiếm địa chỉ nha khoa chất lượng để nhổ răng, đặc biệt là răng khôn, bạn đừng bỏ qua nha khoa Thuý Đức với hơn 19 năm kinh nghiệm, hội tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại.

Quá trình nhổ răng diễn ra chuẩn Y khoa, đảm bảo an toàn, thoải mái, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra. Muốn hiểu rõ hơn về công nghệ nhổ răng siêu âm mới nhất tại Thuý Đức, Quý khách hàng vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ

Tác giả: Liên Đào - 29/07/2024

Chia sẻ0
Chia sẻ

Xem đầy đủ thông tin tại chuyên mục: Nhổ răng, nhổ răng khôn

Để lại số điện thoại để nhận tư vấn từ chuyên gia
 
 
 
 
 
 
 
 

Bình luận của bạn Hủy

✕

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết liên quan

Có nên nhổ răng cho người lớn tại nhà không?

Chi phí nhổ răng khôn có được hưởng bảo hiểm y tế?

Những tác dụng phụ có thể gặp của thuốc gây tê khi nhổ răng

Nhổ răng gây tê hay gây mê? Cách nào an toàn hơn?

Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn giúp nhanh lành thương

Nhổ răng khôn bị hôi miệng phải làm sao?

Dịch vụ nổi bật
  • Niềng răng mắc cài
  • Niềng răng Invisalign
  • Cấy ghép Implant
  • Bọc răng sứ
  • Nhổ răng khôn
  • Hàm tháo lắp
  • Điều trị nha chu
  • Điều trị tủy răng

Bài viết nổi bật

Niềng răng nhổ 4 cái có nguy hiểm không? Có bắt buộc phải nhổ không?

Niềng răng nhổ 4 cái có nguy hiểm không? Có bắt buộc phải nhổ không?

Niềng răng có phải nhổ răng không? Phải nhổ bao nhiêu răng?

Niềng răng có phải nhổ răng không? Phải nhổ bao nhiêu răng?

Răng khôn mọc thẳng có nên nhổ không?

Răng khôn mọc thẳng có nên nhổ không?

Nhổ răng khôn xong nên ăn gì – kiêng gì?

Nhổ răng khôn xong nên ăn gì – kiêng gì?

Hãy trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình

Nhận tư vấn

Đăng ký dịch vụ tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin của bạn tại đây, để chúng tôi có thể giúp bạn

Nha khoa Thúy Đức cam kết luôn tận tâm và nỗ lực tối ưu hóa quá trình chỉnh nha để mang đến khách hàng sự an tâm tuyệt khi trải nghiệm dịch vụ chỉnh nha thẩm mỹ và hoàn thiện nụ cười.

  • CS1: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • CS2: tầng 3, 4 toà GP Building 257 Giải Phóng,  Đống Đa, Hà Nội
  • 093 186 3366– 096 3614 566
  • 08:30 – 18:30 các ngày trong tuần
  • Từ thứ 2 – Chủ nhật
Dịch vụ
  • Niềng răng Invisalign
  • Niềng răng mắc cài
  • Nhổ răng
  • Bọc răng sứ
  • Điều trị nha chu
  • Hàm tháo lắp
  • Tẩy trắng răng
Nha khoa Thúy Đức
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Cơ sở vật chất
  • Khách hàng
  • Kiến thức nha khoa
  • Tin tức
Mạng xã hội


Website thuộc quyền của nha khoa Thúy Đức.

  • Chính sách và điều khoản
  • Chính sách bảo mật thông tin cá nhân
  • Đặt lịch
  • Messenger
  • Zalo
↑