Niềng răng là một phương pháp nắn chỉnh răng hiệu quả với nhiều trường hợp răng sai lệch. Tuy nhiên, đôi khi vẫn có những trường hợp niềng răng bị hỏng, có kết quả không như ý muốn. Trong bài viết này, cùng chúng tôi nhận biết những dấu hiệu răng hỏng và biện pháp phòng tránh nhé!
Mục lục
Những dấu hiệu niềng răng hỏng
Niềng răng là quá trình kéo dài trong khoảng 1,5 – 2 năm, sau khi tháo niềng chắc chắn bất cứ ai cũng mong muốn nhận được kết quả là một hàm răng đều đẹp không còn khấp khểnh hay lệch lạc. Tuy nhiên, có một vài trường hợp răng không được cải thiện mà còn trở nên yếu, nhạy cảm hơn và sai lệch hơn.
Vậy đâu là những dấu hiệu niềng răng hỏng?
Thực tế, chúng ta có thể nhận ra niềng hỏng sớm chứ không nhất định phải là khi kết thúc niềng răng. Cụ thể, niềng răng hỏng có biểu hiện như sau:
– Những cơn đau răng kéo dài, đau mỏi hàm điều trị không dứt:
Đau nhức răng là hiện tượng bình thường khi niềng răng, là tín hiệu khi răng đang dịch chuyển. Tuy nhiên, tình trạng sẽ chỉ kéo dài 1 vài ngày ở mức độ đau âm ỉ.
Nếu bạn cảm thấy răng đau nhiều, không dứt, thì đây cũng là một trong những dấu hiệu khi lực kéo răng quá mạnh.
– Tụt lợi sau niềng răng:
Tụt lợi cũng là một dấu hiệu khi niềng răng không thành công. Điều này xảy ra do lực kéo quá mạnh, lực siết của mắc cài không phù hợp.
– Bật chân răng ra ngoài:
Điều này rất hiếm khi xảy ra và là một mức độ nghiêm trọng của niềng hỏng. Nếu phát hiện sớm thì có thể khắc phục được, nhưng nếu mức độ nặng thì có thể dẫn đến mất răng.
– Hiện tượng tiêu xương khi niềng:
Bác sĩ thực hiện niềng răng không đúng kỹ thuật lại lơ là trong việc giám sát, chăm sóc bệnh nhân thì tiêu xương có thể xảy ra.
– Tăng hô hoặc tăng cười hở lợi:
Khi hiện tượng hô không giảm bớt mà còn diễn biến nặng hơn.
– Kéo răng mãi không vào:
Răng trong khi niềng sẽ dịch chuyển từ từ nên hầu như chúng ta không thể nhận thấy rõ nhưng nếu sau khoảng thời gian dài mà răng vẫn không dịch chuyển hay dịch chuyển không theo phác đồ ban đầu thì có thể ca niềng đó đang không đi đúng quy trình.
– Lệch mặt, lệch đường giữa:
Nếu mặt lệch ở mức độ nghiêm trọng thì đây cũng là dấu hiệu của niềng răng hỏng.
– Răng quặp thiếu thẩm mỹ:
Răng có xu hướng quặp vào trong.
Tuy nhiên, để xác định một ca niềng có thành công hay thất bại cần có đánh giá của bác sĩ có chuyên môn chứ không hoàn toàn dựa vào các yếu tố cảm quan.
Khi đó, bác sĩ cần làm các đánh giá, chụp phim và lắng nghe ý kiến của khách hàng để đưa đến kết luận chính xác. Chính vì thế, khi có những dấu hiệu không bình thường trong quá trình niềng răng, bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ sớm nhất.
Nguyên nhân dẫn đến niềng răng hỏng
Có thể nói rằng, tay nghề bác sĩ quyết định đến 90% sự thành công của một ca niềng. Nếu bác sĩ thực hiện chưa vững chuyên môn, thiếu kinh nghiệm, lên phác đồ sai,… sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến niềng răng hỏng. Trong đó, có thể đề cập đến những tác nhân trực tiếp như sau:
Sai chỉ định nhổ răng:
Nhổ răng là điều cần thiết trước khi bắt đầu chỉnh nha, nhất là đối với trường hợp răng hô, khấp khểnh nhiều, nhổ răng sẽ tạo ra khoảng trống để răng dịch chuyển nhanh và dễ dàng hơn.
Những vị trí răng thường được nhổ nhiều nhất trong chỉnh nha là răng 4, răng 5 hoặc răng 8. Tuy nhiên nếu nhổ sai răng cần nhổ có thể dẫn đến lép hàm, hẹp hàm, nụ cười méo…
Cơ chế kéo không đúng:
Lực siết, kéo của khí cụ lên răng là nguyên lý căn bản để răng dịch chuyển theo hướng mong muốn. Kéo răng không đúng sẽ gây ra hiệu ứng cuộn, xòe, thậm chí nghiêm trọng hơn là bật chân răng,…
Gắn sai vị trí mắc cài:
Vị trí gắn mắc cài của mỗi người thực tế không giống nhau, có người được gắn giữa thân răng, nhưng có người được gắn nghiêng về phía chân răng.
Tùy thuộc vào tình trạng răng mà bác sĩ sẽ gắn mắc cài vào vị trí phù hợp. Khi gắn sai vị trí mắc cài, lực tác động sai sẽ dẫn đến tình trạng răng chạy sai hướng hoặc gây đau răng, ê buốt kéo dài.
Răng chết tủy không được phát hiện để điều trị sớm:
Răng khỏe và chắc chắn là yếu tố quan trọng để răng có thể đáp ứng tốt phác đồ chỉnh nha. Do đó, trước khi bắt đầu niềng răng bạn sẽ cần điều trị dứt điểm các bệnh lý như: răng chết tủy, sâu răng, viêm lợi, tụt chân răng,… để tránh làm gián đoạn hay giảm hiệu quả khi niềng răng.
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, niềng răng hỏng cũng do một vài lý do như sau: chăm sóc răng miệng sai cách trong quá trình niềng, nha khoa sử dụng khí cụ kém chất lượng, bệnh nhân không tuân thủ chỉ định của bác sĩ,…
Đọc thêm: Răng sâu có niềng được không?
Biện pháp hạn chế niềng răng hỏng
Niềng răng hỏng là điều mà không ai mong muốn, những biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng này xảy ra cũng rất đơn giản. Đặc biệt cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và bệnh nhân để đi đến kết quả. Để hạn chế niềng răng hỏng bạn cần:
Niềng răng tại nha khoa uy tín
Hiện nay có nhiều nha khoa kém chất lượng, hoạt động dưới danh nghĩa đơn vị chăm sóc sức khỏe nhưng lại thiếu chuyên môn và chỉ chú trọng về quảng bá hình ảnh. Điều này rất dễ khiến khách hàng chọn sai nha khoa niềng răng.
Việc lựa chọn nha khoa uy tín rất quan trọng. Một nha khoa chất lượng sẽ cung cấp dịch vụ tốt, bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân. Đó còn là nơi được đầu tư máy móc hiện đại để phục vụ cho việc chẩn đoán hình ảnh và điều trị.
Không những thế, bạn còn được đảm bảo hiệu quả và các quyền, lợi ích khi niềng răng khi có hợp đồng điều trị rõ ràng. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng, tham khảo ý kiến từ bạn bè, người thân để tìm được một nha khoa tốt.
Đọc thêm: Những điều cần biết trước khi chỉnh nha
Tuân thủ phác đồ điều trị
Mỗi bác sĩ sẽ có một phác đồ điều trị dành cho mỗi khách hàng khác nhau. Bạn cần tin tưởng và tuân thủ phác đồ của bác sĩ về chế độ ăn uống, thời gian đeo hàm (đối với niềng răng trong suốt), cách vệ sinh răng miệng…
Báo với bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường
Đôi khi trong quá trình niềng răng sẽ có những vấn đề phát sinh mà chúng ta không dự đoán trước được. Bạn nên báo với bác sĩ hoặc nhân viên chăm sóc khách hàng tại nha khoa sớm về vấn đề của mình để được hướng dẫn và xử lý sớm nhất.
Tái khám đúng lịch
Mỗi lần tái khám không chỉ là lúc bác sĩ siết răng, thay đổi lực tác động lên răng mà còn để kiểm tra tiến trình răng dịch chuyển. Vì vậy, tái khám đúng lịch rất quan trọng, giúp bác sĩ phát hiện kịp thời các bệnh lý về răng. Bạn cố gắng sắp xếp thời gian đến tái khám đúng hẹn nhé!
TRUNG TÂM CHỈNH NHA THUÝ ĐỨC
Địa chỉ: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Liên hệ: 093.186.3366 – 096.3614.566
Website: https://nhakhoathuyduc.com.vn/