Dân gian có câu: “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng”. Đau răng là tình trạng thường gặp mà Đông y gọi là “phong nha đông thống”. Dù không quá nghiêm trọng nhưng làm cho bạn cảm thấy khó chịu. Nếu vậy thì mọi người học thử mẹo bấm huyệt cho hiệu quả tức thì. Nhưng đau răng bấm huyệt nào mới chính xác? Tìm hiểu đầy đủ thông tin chính xác dưới đây nhé.
Mục lục
Những nguyên nhân chính gây đau răng
Đau răng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như sâu răng, răng bị mòn, nứt hoặc do các bệnh về răng như viêm nướu, viêm nha chu,…
– Đau răng do sâu răng
Đây cũng là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn tới sự phát triển của các bệnh lý khác khiến răng đau buốt. Sâu răng hình thành từ đường, tinh bột, thức ăn vụn không được vệ sinh sạch sẽ. Khi đó tạo ra mảng bám và axit phá hủy dần cấu trúc của chiếc răng.
– Đau răng do viêm tủy răng
Vì tủy răng chứa dây thần kinh nên đặc biệt nhạy cảm. Khi răng bị sâu lâu ngày, nếu không điều trị ngay sẽ ảnh hưởng lớn đến tủy răng, gây viêm và đau nhức.
– Đau răng do áp xe răng (chân răng có mủ)
Bị áp xe răng là biến chứng của nhiễm trùng răng miệng. Vi khuẩn từ các mảng bám có trên răng gây ra mủ chân răng hay nướu răng. Áp xe răng cũng dễ xảy ra khi răng bị chấn thương, sứt mẻ do vỡ men răng. Khi đó, vi trùng len lỏi vào tủy gây nhiễm trùng.
– Đau răng do chấn thương, nứt răng
Răng của bạn cũng bị suy yếu theo thời gian do áp lực từ việc cắn, nhai. Lực cắn vào những vật quá cứng như đá, bỏng ngô có thể gây ra các vết nứt. Lâu dần làm cho răng nhạy cảm hơn và dễ đau nhức.
– Đau răng do răng khôn
Răng khôn hay răng số 8 mọc vào giai đoạn từ tuổi 18 đến 25, thậm chí muộn hơn. Chúng thường gây ra nhiều biến chứng mà điển hình là tình trạng đau nhức, sưng lợi, ăn nhai khó khăn,…
– Đau răng do các bệnh về nướu
Bệnh về nưới có viêm nướu, viêm nha chu cũng là 1 dạng nhiễm trùng của nướu răng bao quanh răng. Nhiễm trùng lâu ngày sẽ dẫn tới mất xương, làm hỏng lợi khiến lợi tách khỏi răng rất nguy hiểm.
Giải đáp cụ thể bấm huyệt trị đau răng như thế nào?
Trong Đông y, bấm huyệt đã có lịch sử hơn 2.000 năm. Theo quan niệm của các danh y xưa, “khí” hay năng lượng của cơ thể, đi qua một mạng lưới các kênh kéo dài khắp cơ thể gọi là “kinh mạch”. Kinh mạch này có thể bị tắc nghẽn, ức chế sự lưu thông của khí. Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tật, đau đớn. Dọc theo các đường kinh lạc có khu vực gọi là “huyệt”. Nếu áp lực lên các huyệt được giải phóng giúp khôi phục dòng chảy của khí và giảm đau.
Ngoài ra, cũng theo nghiên cứu, bấm huyệt giúp giải phóng chất dẫn truyền thần kinh là Bradykinin và Histamine. Sau đó, các kích thích được dẫn truyền đến hệ thống thần kinh trung ương. Tiếp đến, chúng tác động đến tế bào Enkephalinergic, giải phóng enkephalin – một chất chặn của chất P (chất dẫn truyền thần kinh kích thích cảm giác đau). Do đó ức chế cảm giác đau nhức. Bạn có thể tự xoa bóp hoặc nhờ các nhà bấm huyệt trị liệu giúp vượt qua cơn đau răng nhé.
Tham khảo: 10+ cách chữa đau nhức răng tại nhà hiệu quả
Đau răng bấm huyệt nào cho hiệu quả?
Để biết chính xác đau răng bấm huyệt nào là hiệu quả nhất, bạn cần hiểu rõ vị trí của từng huyệt. Sau đó thao tác theo hướng dẫn cụ thể dưới đây nhé.
Bấm huyệt giáp xa
– Vị trí: Huyệt giáp xa nằm giữa xương quai hàm vùng má, từ chân tai đi xuống, nơi lõm vào khi bạn nhai.
– Tác dụng: Huyệt giáp xa chủ trị các vùng bị đau xuất hiện trên mặt và vùng cằm cổ. Vì vậy bấm huyệt này có thể giúp giảm đau răng trong thời gian ngắn.
– Thao tác bấm huyệt:
- Bước 1: Khi bấm huyệt, bạn ngồi ngay ngắn.
- Bước 2: Sau đó xác định chính xác vị trí huyệt vị.
- Bước 3: Dùng ngón cái và ngón út sờ vào huyệt và giữ 3 ngón giữa thì thẳng ra ngoài.
- Bước 4: Tiếp đến dùng 3 ngón giữa để xoa ấn lên vùng huyệt dưới cằm. Bấm đến khi bạn thấy tê tê thì dừng lại.
- Mỗi lần thực hiện từ 1 – 3 phút, nhiều lần trong ngày.
Bấm huyệt thiếu hải
– Vị trí: Bạn co tay lại. Khi đó mặt trong của cánh tay sẽ có nếp nhăn lớn. Tại vị trí cuối ở đầu nếp nhăn hướng đến đầu của ngón tay út chính là huyệt thiếu hải.
– Thao tác bấm huyệt:
- Bước 1: Khi bấm huyệt, bạn ngồi ngay ngắn.
- Bước 2: Xác định chính xác vị trí huyệt vị.
- Bước 3: Tiếp đến co tay trái lại ra phía sau đầu. Dùng ngón cái của tay phải ấn vào vị trí huyệt thiếu hải đến khi cảm thấy tê tê thì dừng lại.
- Mỗi lần thực hiện từ 1 – 3 phút, nhiều lần trong ngày.
Bấm huyệt thương dương
– Vị trí: Huyệt thương dương nằm ở ngay sát chân móng ngón trỏ đo ra 0.2mm ở phía ngón cái.
– Tác dụng: Điều trị nhức răng, sưng đau hàm.
– Thao tác bấm huyệt:
- Bước 1: Khi bấm huyệt, bạn ngồi ngay ngắn.
- Bước 2: Xác định chính xác vị trí huyệt vị.
- Bước 3: Dùng ngón tay bên kia bấm vào huyệt, không cần day. Lưu ý: Đau răng bên nào thì bấm huyệt cùng bên đó.
- Mỗi lần thực hiện từ 1 – 3 phút, nhiều lần trong ngày.
Bấm huyệt thái uyên
– Vị trí: Huyệt thái uyên nằm lằn chỉ ngang cổ tay, vùng lõm trên động mạch tay quay. Ở bên dưới huyệt là rãnh mạch tay quay.
– Thao tác bấm huyệt:
- Bước 1: Khi bấm huyệt, bạn ngồi ngay ngắn.
- Bước 2: Xác định chính xác vị trí huyệt vị.
- Bước 3: Dùng ngón tay cái bên kia bấm vào huyệt, không cần day.
- Mỗi lần thực hiện từ 1 – 3 phút, nhiều lần trong ngày.
Bấm huyệt hợp cốc
– Vị trí: Huyệt hợp cốc hay còn gọi huyệt hổ khẩu, nằm ở phần lõm tam giác giữa ngón trỏ và ngón cái. Theo Đông Y, huyệt này được gọi là huyệt của khuôn mặt, thuộc về kinh dương minh đại tràng.
– Tác dụng: Giảm chứng đau răng do kinh đại tràng đi qua vùng miệng, vòm họng và vùng răng lợi.
– Thao tác bấm huyệt:
- Bước 1: Khi bấm huyệt, bạn ngồi ngay ngắn.
- Bước 2: Xác định chính xác vị trí huyệt vị.
- Bước 3: Dùng ngón trỏ của bàn tay còn lại, bấm và giữ 2 giây rồi thả lỏng 1 giây. Cứ bấm như vậy trong 3 – 5 phút. Khi bấm nên dùng lực 1 chút đủ mạnh, sau đó đổi tay.
Bấm huyệt ngư tế
– Vị trí: Để xác định huyệt ngư tế, bạn gấp ngón tay trỏ vào lòng bàn tay. Sau đó quan sát xem đầu của ngón trỏ chạm đến vị trí nào ở mô ngón tay cái thì huyệt sẽ ở vùng đó. Đầu ngón tay trỏ chạm vào chỗ nào ở mô ngón tay cái, đó là huyệt.
– Thao tác bấm huyệt:
- Bước 1: Khi bấm huyệt, bạn ngồi ngay ngắn.
- Bước 2: Xác định chính xác vị trí huyệt vị.
- Bước 3: Bạn dùng ngón trỏ bên còn lại ấn vào vị trí huyệt từ 1 – 3 phút đến khi thấy tê tê là được.
Bấm huyệt nhị gian
– Vị trí: Huyệt nhị gian nằm ở vị trí chỗ lõm trước xương bàn tay của ngón trỏ, phía ngón tay cái.
– Thao tác bấm huyệt:
- Bước 1: Khi bấm huyệt, bạn ngồi ngay ngắn.
- Bước 2: Xác định chính xác vị trí huyệt vị.
- Bước 3: Bạn dùng ngón tay cái của tay bên kia để bấm vào huyệt. Có thể kết hợp vừa ấn vừa day. Lưu ý: Chọn huyệt nhị gian cùng bên với bên bị đau răng.
Bấm huyệt đại nghinh
– Vị trí: Huyệt đại nghinh nằm trên kinh túc dương minh vị, vị trí ở góc hàm dưới. Để xác định huyệt, bạn cắn chặt răng trước cơ cắn và bờ trên của xương hàm dưới.
– Tác dụng: Trị đau nhức răng và dây thần kinh số V
– Thao tác bấm huyệt:
- Bước 1: Khi bấm huyệt, bạn ngồi ngay ngắn.
- Bước 2: Xác định chính xác vị trí huyệt vị.
- Bước 3: Bạn dùng ngón tay cái bấm vào huyệt từ 2 – 3 phút bên bị đau răng.
Bấm huyệt hạ quan
– Vị trí: Huyệt hạ quan nằm ở chỗ lõm gần tai quanh khớp thái dương hàm.
– Tác dụng: Làm dịu tình trạng đau nhức, ù tai.
– Thao tác bấm huyệt:
- Bước 1: Khi bấm huyệt, bạn ngồi ngay ngắn.
- Bước 2: Bạn ngậm chặt miệng lại để xác định chính xác vị trí huyệt vị.
- Bước 3: Sau đó dùng tay ấn vào huyệt hạ quan từ 1 – 3 phút.
Bấm huyệt thái khê
– Vị trí: Huyệt thái khê nằm ở phía sau của mắt cá chân trong, tại chỗ lõm gần với gót chân.
– Tác dụng: Có khả năng giúp điều trị nhiều bệnh, trong đó bao gồm cả giảm đau răng.
– Thao tác bấm huyệt:
- Bước 1: Khi bấm huyệt, bạn ngồi ngay ngắn.
- Bước 2: Bạn xác định chính xác vị trí huyệt vị.
- Bước 3: Sau đó dùng ngón tay cái day vùng huyệt này khoảng 3 – 5 phút.
Những điều cần lưu ý khi bấm huyệt trị đau răng
Bạn có thể đến gặp bác sĩ chuyên môn để trực tiếp tiến hành bấm huyệt trị đau răng. Còn nếu đủ kiên nhẫn, tự tin thực hiện đúng kỹ thuật thì áp dụng mẹo ở trên tại nhà. Tuy nhiên, lưu ý một số điều sau:
Kỹ thuật bấm huyệt trị đau răng
- Bạn tìm đúng vị trí huyệt cần bấm. Sau đó thư giãn bằng cách nhắm mắt và hít thở sâu.
- Dùng lực từ ngón tay ấn với lực đủ mạnh để xoa bóp huyệt đạo.
- Xoa bóp theo hình tròn hoặc chiều lên xuống mỗi huyệt trong vài phút.
- Có thể lặp lại động tác bấm huyệt cho đến khi cơn đau giảm bớt
- Nếu thấy khó thực hiện 1 mình, bạn tìm kiếm sự trợ giúp từ người khác
Cách bảo vệ răng khỏi bị đau
Để bảo vệ răng miệng hiệu quả, bạn nên chăm sóc chúng thường xuyên bằng cách:
- Đánh răng thường xuyên ngày từ 1 – 2 lần sau ăn
- Sử dụng thêm chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám nằm sâu bên trong
- Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng
- Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, flour để răng của bạn chắc khỏe hơn
- Khám răng định kỳ và lấy cao răng 6 tháng 1 lần
Một số phương pháp điều trị đau răng dứt điểm
Các phương pháp điều trị đau răng như bấm huyệt chỉ có thể hỗ trợ giảm cảm giác đau nhức. Chúng không thể trị được tận gốc nguyên nhân gây đau răng. Đó là lý do vì sao dù đã bấm đủ các huyệt mà răng vẫn đau. Trong trường hợp này, bạn nên tìm đến các phòng khám nha khoa uy tín để được điều trị tận gốc.
Trám răng
Nếu bị sâu răng thì trám răng chính là phương pháp điều trị đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Các bác sĩ sẽ sử dụng chất liệu trám răng chuyên dụng Composite có màu sắc tương đồng với màu sắc của răng thật. Sau đó bù đắp vào phần mô răng bị khuyết để tái tạo lại hình dáng thân răng ban đầu. Thời gian trám răng chỉ khoảng 15 – 20 phút/răng.
Cạo vôi răng
Nếu bị đau nhức răng do viêm nướu hay viêm nha chi thì cạo vôi răng kết hợp với dùng thuốc theo đơn của bác sĩ (tùy mức độ) là phương pháp điều trị cần thiết để hạn chế viêm nhiễm và giảm đau tối đa.
Lấy vôi răng thực hiện đơn giản, nhanh chóng và diễn ra trong khoảng 20 – 30 phút. Đặc biệt với kỹ thuật cạo vôi răng bằng máy siêu âm mới nhất đảm bảo an toàn tối đa, hạn chế tình trạng ê buốt.
Bọc răng sứ
Nếu răng bị chấn thương, sứt mẻ, ảnh hưởng đến tủy, răng bị sâu viêm tủy thì bọc răng sứ là phương pháp tốt nhất để bảo vệ, kéo dài tuổi thọ của răng thật.
Bác sĩ sẽ mài bớt một lớp men răng mỏng bên ngoài. Sau đó lấy dấu hàm để chế tác một mão răng sứ bao bọc răng thật bên trong. Răng sứ có kích thước và màu sắc y hệt răng thật nên tính thẩm mỹ rất cao, độ bền chắc tốt đảm bảo ăn nhai chắc chắn.
Để trám răng, cạo vôi răng hay bọc răng sứ chất lượng nhất, bạn nên tìm đến địa chỉ uy tín như nha khoa Thúy Đức.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Xem thêm: Đau răng ngậm nước muối – 5 mẹo đơn giản