Đau răng trở thành cơn ác mộng thường gặp của những người đang mọc răng khôn, răng bị sâu, viêm nướu, viêm chân răng,… Cảm giác đau dồn dập, buốt hàm, có khi còn sưng viêm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lý. Để khắc phục tạm thời, một số người chọn chườm lạnh, một số lại chườm nóng. Vậy đau răng chườm nóng hay lạnh mới chính xác. Tìm hiểu ngay thông tin chính xác dưới đây nhé.
Mục lục
Những nguyên nhân gây đau răng & dấu hiệu
Đau răng là triệu chứng thường phát sinh khi sức khỏe của răng hoặc nướu của bạn gặp vấn đề. Các nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này bao gồm:
Sâu răng
Sâu răng hình thành khi đường, tinh bột từ thức ăn thừa trong miệng không được vệ sinh sạch sẽ, tạo ra mảng bám. Từ đó hình thành axit ăn mòn men răng.
Dấu hiệu nhận biết:
- Trên răng xuất hiện lỗ sâu nhỏ hoặc lớn, màu ố vàng, nâu hoặc đen tùy mức độ nghiêm trọng
- Cảm giác đau nhức răng, khó chịu. Cơn đau càng tăng khi ăn đồ ngọt, đồ quá nóng hoặc quá lạnh
- Thức ăn thừa hay mắc vào lỗ sâu
Nổi áp-xe răng
Áp-xe có 2 loại: áp-xe quanh chóp răng và áp-xe nha chu (túi nha chu hay túi mủ). Chúng xuất hiện khi biến chứng từ nhiễm trùng răng miệng. Hoặc cắn đồ ăn cứng bị mẻ răng tạo điều kiện cho vi khuẩn len lỏi vào tủy răng, gây nhiễm trùng, hình thành khối áp-xe.
Dấu hiệu nhận biết:
- Đau nhức răng khi vùng áp-xe tạo áp lực chèn lên dây thần kinh, nướu, chân răng, tủy răng
- Cơn đau tăng lên khi thực hiện các hoạt động ăn, nhai
- Miệng có vị đắng, hơi thở hôi
- Vùng bị áp-xe và các vị trí xung quanh sưng đỏ, nhức, đôi khi sẽ bị chảy mủ trắng hoặc vàng
- Một số trường hợp có thể gây sốt, người nóng, mệt mỏi, sưng hạch cổ
Mọc răng khôn
Mọc răng khôn xảy ra trong thời điểm từ 18 đến 26 tuổi hoặc có khi muộn hơn và gây ra rất nhiều phiền toái. Do vị trí trên khung hàm không còn nhiều, chúng thường mọc đâm xiên sang răng bên cạnh. Hoặc có khi răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc kẹt do bị lợi và xương che mất.
Dấu hiệu nhận biết:
- Đau nhức ở vị trí mọc răng và các răng xung quanh
- Cơn đau âm ỉ, kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần. Đau nhiều hơn khi răng phát triển. Thời gian mọc răng có thể là vài tuần, vài tháng hoặc vài năm.
- Nướu răng sưng đỏ, ê buốt
- Có thể gây sốt, chán ăn, cơ thể cảm thấy mệt mỏi
Đọc thêm: Răng khôn mọc thẳng có phải nhổ không?
Các bệnh về nướu
Các bệnh lý về nướu ảnh hưởng rất nhiều đến răng, thậm chí là gây hỏng răng nếu không được chữa trị kịp thời. Một số bệnh thường gặp có: viêm nướu, viêm nha chu, nhiễm trùng nướu,…
Dấu hiệu nhận biết:
- Răng đau nhức, dễ tổn thương và chảy máu
- Bị tụt nướu, phần chân răng hiện ra nhiều hơn
- Lâu ngày xuất hiện các túi mủ quanh nướu
- Nướu sưng, đỏ, không chắc chắn, không ôm sát chân răng.
Loạn năng khớp thái dương hàm
Khớp thái dương là khớp động duy nhất của phần sọ mặt, có chức năng hỗ trợ các hoạt động như ăn, nhai, nói,… Khớp thái dương hàm bị đau do nhiều nguyên nhân như: thoái hóa sụn khớp thái dương, thói quen ăn nhai 1 bên hàm quá lâu, chấn thương do tai nạn,…
Dấu hiệu nhận biết:
- Bị đau nhức răng
- Khi há miệng có tiếng lạo xạo ở vùng khớp thái dương hàm
- Hạn chế trong các vận động của răng, hàm như nhai, cắn, nói…
- Về lâu dài sẽ làm giãn khớp thái dương, dễ chuyển sang trật khớp
Sau khi đã tìm hiểu thông tin ở trên, có thể bạn tìm ra được một phần nguyên nhân của những cơn đau răng là gì. Đặc biệt dấu hiệu nhận biết sẽ quyết định xem nên chườm nóng hay chườm lạnh.
Chườm nóng và chườm lạnh khác nhau như thế nào?
Chườm nóng và chườm lạnh đều là phương pháp trị liệu hỗ trợ tích cực trong nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau, bao gồm cả đau răng. Tuy nhiên, vẫn có một số ít chưa hiểu rõ và chườm sai, dẫn tới tình trạng diễn biến nặng hơn.
Chườm lạnh
Chườm lạnh là sử dụng các vật dụng có nhiệt độ thấp như đá viên, tác động vào xung quanh vị trí cần trị liệu, giúp ngăn chặn cơn đau hiệu quả.
– Các trường hợp được chỉ định dùng chườm lạnh
- Các chứng đau cấp như: đau răng, đau đầu, đau ngay sau chấn thương như ngã xe,..
- Hạ thân nhiệt khi đang sốt cao
- Hạn chế xuất huyết
- Một số trường hợp tổn thương thần kinh ngoại vi, đau co cứng cơ
– Những cách chườm lạnh
Có hai cách chườm lạnh là: tác động nhiệt lạnh liên tục và tác động nhiệt lạnh không liên tục.
+ Tác động nhiệt lạnh liên tục
Tác động nhiệt lạnh liên tục giúp các mạch máu nhỏ co lại dẫn tới tốc độ dòng chảy cũng chậm lại. Nhờ vậy mà giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm tiêu thụ oxy, giảm chuyển hóa, giảm tính thấm thành mạch và khả năng xuyên mạch của bạch cầu, giảm phản ứng viêm và đau cấp, giảm phù nề, giảm trương lực cơ.
+ Tác động nhiệt lạnh không liên tục
Tác động nhiệt lạnh không liên tục tác động lên vận mạch lúc đầu gây co mạch. Sau đó gây giãn mạch sung huyết, làm tăng lưu lượng tuần hoàn, tăng tầm vận động khớp ở bệnh nhân co cứng khớp, giảm co giật cơ.
Tóm lại, chườm lạnh được sử dụng trong cơn đau cấp tính như đau răng, đau do chấn thương phần mềm, bong gân, đau cơ cứng cơ, đau lưng vì khuân vác nặng hay đau lưng do sai tư thế làm giãn cơ, chấn thương thể thao,... Việc chườm lạnh nên được tiến hành trong vòng 48 giờ kể từ khi bị chấn thương hoặc đau do viêm cấp.
Chườm nóng
Chườm nóng là sử dụng vật dụng có tính nhiệt cao như túi chườm nóng tác động vào vị trí xung quanh vị trí để sưng đau với nhiều công dụng như:
- Gây giãn mao mạch tại chỗ và động mạch nhỏ, nhờ đó tăng cường tuần hoàn
- Giảm đau tăng cường dinh dưỡng, chuyển hóa tại chỗ. Từ đó có tác dụng giảm đau đối với các chứng đau mạn tính
- Làm giảm co thắt
- Điều hòa chức năng thần kinh, điều hòa thần kinh thực vật, thư giãn cơ co thắt
– Các trường hợp được chỉ định dùng chườm nóng:
- Giảm đau, giảm co thắt cơ trong với các chứng đau mạn tính như: đau cổ vai cánh tay, đau thắt lưng, đau thần kinh liên sườn, đau khớp, đau cơ, đau thần kinh tọa,…
- Làm giãn cơ để phục vụ các kỹ thuật trị liệu khác như xoa bóp, vận động…
- Tăng cường dinh dưỡng tại chỗ trong các trường hợp vết loét lâu liền, làm nhanh liền sẹo
– Các trường hợp chống chỉ định dùng chườm nóng:
- Các ổ viêm đã có mủ
- Giãn tĩnh mạch da
- Viêm cấp
- Chấn thương mới đang sung huyết
- Vùng đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu…
Tóm lại, chườm nóng được sử dụng cho các cơn đau mãn tính hoặc chấn thương sau 48 giờ. Ví dụ như đau cổ vai gáy, đau khuỷu tay do viêm gân, đau gót chân, viên cân gan chân,…
Đau răng chườm nóng hay lạnh?
Như đã phân tích ở trên, biểu hiện của đau răng cũng rất đa dạng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cơ địa của mỗi người. Có trường hợp bị đau nhức theo từng cơn, có trường hợp bị đau âm ỉ, kéo dài, thậm chí là sưng, mưng mủ,…
Tuy nhiên cần khẳng định một điều chắc chắn: Đau răng thì bạn cần chườm lạnh thay vì chườm nóng. Chườm lạnh tại xung quanh vị trí bị đau răng giúp các mạch máu co lại, làm giảm tốc độ dòng chảy. Quá trình vận chuyển oxy cũng chậm hơn, giảm chuyển hóa và thấm thành mạch. Ngoài ra, lạnh cũng làm giảm hoạt động của dây thần kinh đến chân răng bị đau. Nhờ đó cảm giác đỡ bị đau sưng hơn.
Ngược lại, nếu đau răng mà bạn còn chườm nóng thì mạch máu càng giãn nở to ra, tốc độ dòng chảy được đẩy nhanh. Oxy vận chuyển ngày càng dồi dào làm cho tình trạng đau, sưng, phù nề diễn biến khó lường.
Hướng dẫn cách chườm lạnh khi đau răng chính xác
Nhiều người nghĩ răng chườm lạnh khi đau răng là cho trực tiếp viên đá vào vị trí răng đau sẽ hiệu quả. Điều này hoàn toàn sai lầm, thậm chí còn dẫn tới tình trạng “bỏng lạnh”. (Bỏng lạnh hay còn gọi phỏng lạnh là tình trạng mô sống ở người bị đông cứng và tổn thương do tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp dưới -0,55°C).
Các liệu pháp chườm lạnh khi đau răng bao gồm: chườm lạnh và chườm gel đông lạnh.
Chườm lạnh với đá viên
– Dụng cụ cần chuẩn bị
- 6 – 8 cục đá viên
- Khăn sạch hoặc miếng vải sạch
– Cách thực hiện
- Bước 1: Trước tiên, bạn lấy 1 – 2 cục đá viên, bọc vào khăn sạch
- Bước 2: Sau đó chườm lên má, xung quanh vị trí bị đau răng. Bạn để trong khoảng 10 – 15 phút hoặc đến khi thấy không chịu được thì bỏ ra.
- Bước 3: Để cho bản thân nghỉ ngơi từ 20 – 30 phút rồi chườm tiếp nếu vẫn cảm thấy đau.
Chườm lạnh với túi gel
Túi gel chườm lạnh hay túi chườm đá sinh học là một chế phẩm thường được sử dụng cho các vận động viên thể thao, dùng để bảo quản hải sản, rau củ tươi sống khi xuất khẩu, bảo quản tân dược, vacxin,… Bạn cũng có thể sử dụng chúng để chườm lạnh khi sốt cao, bị đau răng,…
– Dụng cụ cần chuẩn bị
- Túi gel chườm lạnh
– Cách thực hiện
- Bước 1: Với túi gel chưa đông lạnh, bạn cho vào ngăn đá đến khi chúng đông cứng hoàn toàn
- Bước 2: Sau đó bạn cũng chườm lên má xung quanh vị trí bị đau răng. Để trong khoảng 10 – 15 phút hoặc đến khi thấy không chịu được thì bỏ ra.
- Bước 3: Nghỉ ngơi từ 20 – 30 phút rồi chườm tiếp nếu vẫn cảm thấy đau. Bạn đừng chườm quá 20 phút nhé.
– Khi sử dụng túi gel chườm lạnh, bạn lưu ý:
- Túi gel chườm lạnh là dạng gel hòa tan trong nước có độ dẻo kết dính. Trước khi dùng thì cho vào ngăn đá cấp đông
- Túi gel phải có bao bì dày, dai và khó rách
- Túi gel phải đảm bảo chất lượng TCVN về an toàn, có chứng nhận của cơ quan chức năng
- Nếu để trong tủ lạnh, bạn chú ý túi phải nguyên vẹn, không rách bao bì để tránh chất lỏng tràn ra ngoài, dính vào thức ăn.
- Túi gel có thể giữ được trong 12h mới tan chảy. Chúng dùng được nhiều lần nhưng thời gian giữ lạnh sẽ giảm dần
- Tuyệt đối không ăn và phải đặt xa tầm tay trẻ em
Mẹo chườm lạnh khác khi bị đau răng khôn
Đau răng khôn là tình trạng mà hầu hết mọi người đều gặp phải gây ra rất nhiều phiền toái. Ngoài những cách chườm đá lạnh ở trên, chuyên gia còn mách bạn một mẹo khác nữa. Đó là dùng đá lạnh chườm lên bàn tay, khu vực giữa ngón trỏ và ngón cái.
Nghe có vẻ hơi lạ nhưng phương pháp này đã được chứng minh có thể giảm tới 50% cơn đau. Lý do là bởi: Khu vực này tập trung dây thần kinh V thực hiện chức năng cảm giác và vận động. Khi chà đá lạnh vào tay, hơi lạnh từ đá khiến vùng này bị tê. Từ đó dây thần kinh V sẽ được não bộ chỉ huy giảm căng, cảm giác đau cũng giảm dần.
– Dụng cụ cần chuẩn bị
- 6 – 8 cục đá viên
- Khăn sạch hoặc miếng vải sạch
– Cách thực hiện
- Bước 1: Bạn cho viên đá bọc kín vào khăn sạch
- Bước 2: Sau đó bạn thoa lên vùng mu bàn tay, khu vực giữa ngón cái và ngón trỏ. Đau ở bên nào thì bạn thoa lên tay bên đó. Thực hiện trong khoảng 10 – 15 phút hoặc đến khi thấy không chịu được thì bỏ ra.
- Bước 3: Nghỉ ngơi từ 20 – 30 phút rồi chườm tiếp nếu vẫn cảm thấy đau.
Hoặc nếu trong nhà mua sẵn túi gel chườm đá thì bạn cũng thực hiện tương tự như trên.
Một số mẹo dân gian giúp giảm đau răng
Các nguyên liệu sẵn có và quen thuộc xung quanh chúng ta cũng giúp giảm đau răng hiệu quả. Quan trọng là bạn phải làm đúng cách.
Giảm đau răng bằng muối
Như bạn đã biết thì muối có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn. Dung dịch muối pha loãng được dùng cho cả Đông y và Tây y. Nếu đang bị đau răng, bạn nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Công dụng chính là sát khuẩn, làm thuyên giảm những cơn đau.
– Cách thực hiện: Bạn cho chút muối hoặc nước muối sinh lý vào cốc, cho vào chút nước ấm. Có thể súc miệng hoặc ngậm dung dịch này trong vài phút. Khi đó cơn đau sẽ nhanh qua.
Giảm đau răng bằng lá ổi tươi
Lá ổi là nguyên liệu dễ tìm ở khắp các miền quê. Ở thành phố, bạn cũng có thể tìm thấy chúng ở các sạp bán rau củ. Để giảm đau răng bằng lá ổi, bạn làm theo các bước sau:
– Cách thực hiện: Rửa sạch vài lá ổi tươi. Sau đó đập dập cùng với chút muối. Ngậm hỗn hợp này trong miệng là cơn đau sẽ giảm bớt.
Giảm đau răng bằng lá trầu không
Trầu không là loại lá quen thuộc có công dụng kháng viêm rất tốt. Bạn cũng dễ dàng mua chúng ngay ngoài chợ. Để chữa đau răng, mọi người học mẹo sau đây.
– Cách thực hiện: Rửa sạch vài lá trầu. Sau đó giã nát chúng cùng chút muối. Thoa hỗn hợp lên vùng răng bị đau.
Vậy là bạn đã có được câu trả lời xem đau răng thì nên chườm nóng hay lạnh rồi nhé. Tuy nhiên tất cả những biện pháp chỉ mang tính chất tạm thời, không thể giải quyết dứt điểm. Bạn nên đến các địa chỉ nha khoa uy tín như Thúy Đức sẽ có bác sĩ kinh nghiệm thăm khám và lên kế hoạch trị liệu chính xác nhất.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ