Đau nhức răng dù gián đoạn hay kéo dài đều là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng của bạn đang gặp vấn đề. Vào thời điểm này, bạn nên chú ý xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp và lành mạnh. Muốn biết đau răng nên ăn gì, kiêng gì, bạn đừng bỏ qua thông tin cụ thể dưới đây nhé.
Mục lục
1. Chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe răng miệng
Hằng ngày, chúng ta nạp rất nhiều các loại đồ ăn, thức uống vào cơ thể. Nếu chế độ dinh dưỡng tốt, bạn sẽ có một sức khỏe dồi dào, tràn đầy năng lượng. Ngược lại, chế độ ăn nghèo nàn khiến sức khỏe ngày càng giảm sút và có thể mắc các bệnh răng miệng.
Như bạn đã biết, những loại thức ăn có hàm lượng đường, tinh bột cao sẽ ảnh hưởng đến men răng, sản xuất ra nhiều axit bám dính. Hậu quả là phần men răng bị phá hủy, hình thành các lỗ sâu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách duy trì chế độ ăn cân bằng, có lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra, các nhà khoa học đã chứng minh những người hệ miễn dịch kém dễ mắc các bệnh nha chu và bệnh toàn thân như tiểu đường, tim mạch,…. Vậy nên, ăn uống đa dạng các loại thực phẩm không chỉ cải thiện sức khỏe răng miệng mà còn phòng chống các bệnh khác.
Bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin C, chất xơ, rau xanh, bánh mì, ngũ cốc, sữa và chế phẩm từ sữa,… Hạn chế tối đa thức ăn chứa nhiều đường, đồ uống có ga, chất kích thích như café, rượu. Ngoài ra các thức ăn quá cứng, quá dai, quá chua bạn cũng nên sử dụng với lượng ít. Nếu bị khô miệng hãy ăn kẹo không đường hoặc các loại chewing-gum không đường để kích thích việc tiết nước bọt và hạn chế những thức ăn có chất bám dính.
Xem thêm: Đau răng chườm nóng hay lạnh thì tốt hơn?
2. Đau răng nên ăn gì?
Chắc hẳn ai cũng đã từng bị đau răng với các mức độ khác nhau. Trong thời điểm vừa nhạy cảm, vừa khó chịu, bạn nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. Khi đó bữa ăn sẽ diễn ra thoải mái và giúp phục hồi sức khỏe răng miệng tốt hơn. Dưới đây là danh sách các loại đồ ăn được khuyến khích khi đau răng.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa tươi, sữa chua, phô mai đều là sản phẩm rất tốt cho người bị đau răng, sâu răng hoặc bệnh lý răng miệng. Sữa tươi có kết cấu lỏng, phô mai hay sữa chua thì mềm có thể tan nhanh trong miệng khi sử dụng. Nó giúp hạn chế tác động lên răng và giảm cảm giác khó chịu.
Ngoài ra, sữa tươi hay chế phẩm từ sữa đều bổ sung lượng canxi và vitamin D dồi dào rất cần thiết cho sức khỏe răng miệng. Khoáng men răng được thúc đẩy, tái tạo từng chút một cho răng chắc khỏe, bớt nhạy cảm. Đồng thời ngăn chặn vi khuẩn tấn công trong tủy, lấp đầy lỗ sâu.
Cháo loãng và các món súp
Thời điểm bị đau, chân răng tổn thương sẽ trở nên nhạy cảm, yếu hơn. Những món ăn mềm, lỏng như cháo, súp, bún, miến,… dễ ăn, dễ nuốt được khuyến khích sử dụng. Ngoài ưu điểm về độ mềm, răng ít phải tác động lực ăn nhau thì các thực phẩm này có chứa thành phần dinh dưỡng cân bằng như chất xơ, chất đạm,… Bạn vẫn cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, hạn chế tình trạng mệt mỏi.
Cá ngừ và cá hồi
Trong các loại hải sản thì cá ngừ và cá hồi rất giàu canxi có công dụng phòng ngừa tình trạng răng bị lung lay, suy yếu do thiếu dưỡng chất. Kết cấu thịt của cả hai đều mềm, dễ ăn và dễ nuốt tốt cho người đang bị đau răng. Một điểm đặc biệt khác là cá ngừ, cá hồi còn cung cấp hàm lượng axit béo không bão hòa, omega 3 lớn tốt cho não bộ, tim mạch và cả thị lực.
Các loại trái cây mềm, sinh tố
Trái cây là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng mỗi ngày. Các loại quả cung cấp đủ các vitamin, khoáng chất cần thiết giúp cải thiện sức khỏe răng miệng. Trong quá trình nghiền nát trái cây, lượng nước bọt ở khoang miệng cũng được tiết ra nhiều hơn bình thường. Nước bọt có rất nhiều công dụng như hỗ trợ tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng, ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại. Nếu đang bị đau răng, bạn nên ưu tiên các loại trái cây mềm như đu đủ, bơ, dưa hấu, nho,… Ngoài ra hãy bổ sung thêm 1 ly sinh tố sau bữa ăn cũng rất hữu ích nhé.
Nước, trà xanh, đồ uống không đường
Nước là đồ uống không thể thiếu mỗi ngày và chúng mang đến công dụng bất ngờ mà có thể bạn chưa biết. Đó là hydrat hóa, làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn dẫn đến các bệnh sâu răng, viêm nướu. Bạn cố gắng duy trì thói quen uống từ 1.5- 2 lít nước/ngày.
Bên cạnh đó, sử dụng thêm nước trà xanh, trà đen không đường cũng giúp giảm đau nhức răng hiệu quả. Trong loại đồ uống này có chứa nhiều hoạt chất EGCG và flavonoid vừa chống oxy hóa, vừa tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm và bảo vệ men răng. Đặc biệt nếu uống trà xanh, dùng các món ăn chế biến từ bột trà xanh có thể khử mùi hôi miệng và nâng cao sức khỏe hiệu quả.
Gừng
Gừng là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Ngoài công dụng làm gia vị, gừng có thể hỗ trợ giảm đau răng hiệu quả. Điều này nhờ vào chất gingerol với khả năng ức chế tổng hợp chất trung gian gây viêm (prostaglandin). Bên cạnh đó là chất cineol có đặc tính kháng khuẩn, sát trùng và giảm mùi hôi miệng hiệu quả.
Để giảm đau với gừng, bạn cạo sạch vỏ, rửa sạch. Sau đó giã nát rồi đắp lên vị trí răng bị đau. Để khoảng 5 phút rồi đánh răng cho sạch sẽ. Bạn có thể kết hợp thêm 1- 2 cốc trà gừng mỗi ngày, bổ sung thêm gừng cho những món ăn hoặc là nấu nước gừng súc miệng.
Tỏi
Tỏi cũng là gia vị chữa đau răng hiệu quả mà nhiều người đang áp dụng tại nhà. Trong tỏi có chất Allicin phát huy công nặng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và cải thiện cơn đau. Để giảm đau răng, bạn cũng bóc sạch tỏi, giã nhỏ rồi đắp lên vị trí răng bị đau. Chờ khoảng 5 phút rồi đánh răng cho sạch sẽ.
Mật ong
Mật ong được đánh giá có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau nhức hiệu quả. Bên cạnh đó, trong bảng thành phần của nguyên liệu còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, canxi, magie,… có tác dụng loại bỏ, ngăn ngừa hình thành các mảng bám trên răng, cải thiện màu sắc men răng trắng sáng hơn. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn lấy 1 chút mật ong chấm lên vị trí bị đau răng. Đợi khoảng 5 phút rồi súc miệng lại với nước sạch.
Xem thêm: 10+ cách chữa đau nhức răng tại nhà hiệu quả
3. Đau răng nên kiêng ăn gì?
Vì hàm răng đau và nhạy cảm hơn bình thường nên bạn cần tránh hay kiêng một số đồ ăn, thực phẩm dưới đây.
Thịt gà
Thịt gà có thể khá mềm nhưng khi ăn dễ bị các mẩu vụn dính vào kẽ răng. Điều này làm cho cơn đau răng càng trở nên nghiêm trọng hơn. Quá trình vệ sinh răng miệng cũng gặp khó khăn. Nếu không loại bỏ sớm, chúng sẽ gây ra tình trạng hôi miệng và rất khó chịu
Các loại kẹo, nhất là kẹo cứng
Trong kẹo chứa rất nhiều đường chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Từ đó làm cho axit lactic bào mòn men răng, khiến cơn đau răng ngày càng nặng hơn. Ngoài ra, khi nhai kẹo cứng, bạn có nguy cơ bị mẻ răng hoặc lung lay răng.
Bạn cũng đừng nghĩ khi bị đau răng vẫn ăn được kẹo mềm. Nguyên nhân là bởi kẹo mềm có độ dẻo, dai nên dễ mắc vào răng làm cho cơn đau gia tăng. Tốt nhất là bạn không nên ăn kẹo trong thời điểm này. Sau đó thì cắt giảm dần kẹo khỏi chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Đồ uống có ga
Đồ uống có ga rất được các bạn nhỏ và bạn trẻ yêu thích. Nhưng nếu sử dụng thường xuyên, men răng của bạn dễ bị bào mòn từ đường và axit. Đặc biệt uống khi đang đau răng càng làm cho cơn đau trở nên nghiêm trọng.
Một vài tác hại khác của đồ uống có ga khác bao gồm hạn chế tiết nước bọt trong khoang miệng, gây khô miệng và xỉn màu răng.
Các loại quả họ cam, quýt
Tuy rằng các loại quả họ cam quýt hỗ trợ tăng sức đề kháng nhưng lại không thích hợp khi bạn đang đau nhức răng. Vì trong quả này chứa nhiều axit sẽ làm cho tình trạng đau răng tăng lên đáng kể.
Cà phê
Nhiều người có thói quen uống café mỗi ngày giúp cho tinh thần sảng khoái, minh mẫn, làm việc hiệu quả hơn. Nhưng nếu đang bị đau răng, bạn hạn chế tối đa loại đồ uống này. Café nóng kích thích những dây thần kinh ở răng khiến bạn cảm thấy đau nhức hơn. Bên cạnh đó, chất caffein có tính axit cao trong cà phê còn gây mòn men răng.
Táo
Táo chứa nhiều đường và axit có thể làm thay đổi nồng độ pH trong khoang miệng. Từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây mòn men răng và khiến cho những cơn đau răng của bạn càng nghiêm trọng.
Kem
Kem cũng là đồ ăn vặt yêu thích của nhiều người, kể cả trong mùa đông. Tuy nhiên kem chứa nhiều đường nên tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh. Từ đó mà răng dễ bị ê buốt hơn. Nếu răng của bạn nhạy cảm thì hạn chế tối đa các đồ ăn lạnh, tránh làm tổn thương và hư hại lớp men răng.
Xem thêm: Tại sao răng sâu bị đau nhức? Làm cách nào để khắc phục?
4. Lưu ý cách chăm sóc răng miệng khi bị đau răng
Đau răng làm cho vấn đề chăm sóc răng miệng của bạn cũng gặp khó khăn hơn. Cùng tham khảo lời khuyên của bác sĩ để giảm bớt sự khó chịu trong khoang miệng nhé.
– Trước tiên, bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng đầu nhỏ, có lông mềm. Khi đánh răng chú ý đừng dùng lực quá mạnh sẽ tổn thương đến vùng răng bị đau nhức. Đặc biệt nếu bạn có thói quen chải răng mạnh từ bên này sang bên kia ngay đường viền nướu thì hãy thay đổi ngay vì dễ gây mòn cổ chân răng.
– Sau khi ăn, bạn súc miệng sạch sẽ để loại bỏ vụn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng, không để vi khuẩn có cơ hội phát triển.
– Bạn nên sử dụng kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng.
– Nếu cảm thấy cơn đau răng vượt quá khả năng chịu đựng, bạn cân nhắc dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ. Có một số loại thuốc giảm đau răng thông dụng như Paracetamon, Aspirin,… nhưng đừng uống quá liều tránh tác dụng phụ.
– Bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để tìm hiểu cụ thể nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Đau răng uống thuốc gì?
5. Một số cách chữa đau răng tại nhà
Một số cách chữa đau răng tại nhà vẫn được nhiều người áp dụng do mang lại hiệu quả tốt, chi phí tiết kiệm. Nếu chưa thể đến nha khoa ngay, bạn có thể tham khảo vài mẹo dưới đây.
Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh là cách giảm đau nhanh, đơn giản nhất có thể áp dụng ngay khi bạn thấy đau nhức răng. Tuy nhiên đây chỉ là cách giảm đau tạm thời và chỉ hiệu quả với tình trạng đau nhức răng do viêm cấp.
Cách thực hiện như sau:
- Trước tiên, bạn cho vài viên đá vào khăn sạch. Lớp vải này sẽ giảm bớt nhiệt lạnh của đá, từ đó ít gây hại cho cơ thể cũng như tổn thương niêm mạc miệng.
- Sau đó, bạn chườm lên vùng má có răng bị đau nhức. Để khoảng 5- 10 phút, sau đó cho ra. Nghỉ ngơi một chút rồi chườm tiếp.
- Lưu ý: Không được chườm trực tiếp đá lên vùng răng bị đau nhức.
Xem thêm: Đau răng ngậm nước muối – 5 mẹo đơn giản
Sử dụng nước muối
Nước muối có công dụng ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vào vết thương, giảm bớt tình trạng sưng viêm, hỗ trợ làm sạch khoang miệng. Khi bị nhức răng, bạn có thể áp dụng súc miệng nước muối nhiều lần sẽ nhanh cho hiệu quả hơn.
Cách thực hiện như sau:
- Trước tiên, bạn pha 1 thìa café muối hạt với 1 ly nước ấm. Khuấy đều đến khi tan hoàn toàn
- Sau đó bạn ngậm trong miệng khoảng 1- 2 phút hoặc súc miệng vài lần.
Dùng hành tây
Hành tây tuy có vị hăng nồng nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Bạn có thể sử dụng thực phẩm này để giảm tình trạng đau nhức răng tại nhà.
Cách thực hiện như sau:
- Trước tiên, bạn bóc vỏ, rửa sạch củ hành tây
- Sau đó thái thành lát vừa phải và nhai tập trung ở vùng bị đau nhức răng cho đến khi không còn mùi tanh nồng của hành.
- Tiếp đến, bạn đánh răng lại cho sạch sẽ. Còn nếu đau nhức răng không nhai được, bạn ép lấy nước và thoa trực tiếp lên vùng răng đau.
Dùng lá ổi
Lá ổi có chứa nhiều thành phần như Guaijaverin, Avicularin,… giúp kiểm soát tình trạng răng đau hiệu quả hơn. Sử dụng lá ổi chữa đau răng cũng là mẹo dân gian từ xưa và được nhiều người sử dụng.
Cách thực hiện như sau:
- Trước tiên, bạn lấy vài lá ổi non, rửa sạch sẽ. Sau đó ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút
- Bạn cho lá vào miệng, nhai ở vị trí bị đau răng. Hoặc bạn giã nhỏ lá ra rồi lấy phần nước cốt đắp lên vùng răng bị sưng trong 10 phút.
- Cuối cùng, bạn nhổ ra và súc miệng lại với nước sạch.
Dùng đinh hương
Đinh hương có chứa hoạt chất Eugenol với tác dụng gây tê, kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Vậy nên khi bị đau nhức răng, bạn thử cách này để gây tê tạm thời nhé.
Cách thực hiện như sau:
- Trước tiên bạn lấy bông gòn sạch thấm với một ít tinh dầu đinh hương
- Sau đó chấm lên vị trí răng bị đau nhức. Để khoảng 1- 2 phút rồi đánh răng lại sạch sẽ.
Dùng tinh dầu cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương có thành phần đặc biệt mang tên thymol với khả năng sát trùng, kháng nấm hiệu quả. Để chữa đau răng tại nhà, bạn thực hiện như sau:
- Trước tiên, bạn chuẩn bị 1 ly nước ấm. Rồi nhỏ một giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào đó, khuấy đều lên
- Sau đó bạn súc miệng trong khoảng 1 phút. Cuối cùng đánh răng lại cho sạch sẽ.
Dùng gel nha đam (lô hội)
Ngoài khả năng chữa lành vết bỏng, xoa dịu vết cháy nắng, vết thương nhỏ ngoài da, gel nha đam cũng có thể làm dịu khu vực răng nướu bị đau nhức. Nó hoạt động như một chất kháng khuẩn tự nhiên nên phần nào loại bỏ được vi khuẩn gây hại. Cách làm cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần áp gel lên khu vực đau và massage nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút. Cuối cùng bạn đánh răng lại cho sạch sẽ.
Đau răng không chỉ làm cho bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi về thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần. Để cho vết thương nhanh lành thì một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh là điều cần thiết. Ngoài ra, bạn nên tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín thăm khám càng sớm càng tốt nhé.