Điều trị tủy là phương pháp giúp loại bỏ phần tủy răng bị viêm, hoại tử ở bên trong thân răng. Mục đích giúp giải quyết các cơn đau do kích thích tủy viêm, chết tủy. Tuy nhiên sau khi điều trị tủy có không ít trường hợp vẫn bị đau nhức kéo dài. Vậy nguyên nhân là gì và khắc phục như thế nào? Cùng Thúy Đức tìm hiểu nhé!
Mục lục
Điều trị tủy là gì?
Điều trị tủy là quy trình loại bỏ các mô tủy răng bị chết, viêm nhiễm hoặc hoại tử. Sau khi đã lấy hết dịch tủy bị chết thì bác sĩ sẽ làm sạch phần khoảng trống trong thân răng, sau đó tạo hình và trám bít lại để ngăn không cho viêm tủy răng bị tái phát. Có thể hiểu một cách đơn giản là tủy răng một khi đã bị viêm thì sẽ trở thành ổ chứa vi khuẩn. Nếu không nạo sạch và hàn kín thì vi khuẩn sẽ không ngừng lây lan sang các vùng khác như xương hàm gây đau đớn và hoại tử dần.
Đa phần các trường hợp điều trị tủy sẽ không đau hoặc chỉ đau nhức nhẹ sau đó hết hẳn chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên có một vài trường hợp bị đau kéo dài, thậm chí đau hơn trước khi điều trị.
Xem thêm: Viêm tủy răng là gì? nguyên nhân và cách khắc phục
Các dấu hiệu bình thường và không bình thường sau khi điều trị tủy
Sau khi lấy tủy răng xong, những triệu chứng dưới đây là hoàn toàn bình thường:
- Không bị đau, trạng thái như răng bình thường khỏe mạnh
- Chỉ có cảm giác ê buốt răng trong khoảng 1 – 24 giờ sau đó biến mất. Hiện tượng này sẽ phụ thuộc tùy theo tình trạng răng cũng như vị trí lấy tủy răng.
- Sau khi lấy tủy răng, nếu răng ở trạng thái bình thường sẽ không bị ê nhưng khi nhai sẽ hơi ê buốt nhẹ, tuy nhiên sẽ biến mất sau 2 – 3 ngày
- Có thể đau nhẹ hoặc đau nhiều khi tác động lực vào răng
Còn nếu bạn gặp phải các triệu chứng dưới đây, đó sẽ là những dấu hiệu bất thường.
- Thông thường sau khi lấy tủy răng sẽ không còn cảm giác đau nhức, nhưng nếu sau khi điều trị xong vẫn bị đau kéo dài thì có thể là dấu hiệu bất thường cần được thăm khám.
- Lấy tủy răng xong bị sưng nướu: Nguyên nhân dẫn tới tình trạng sưng nướu có thể do bệnh viêm nha chu không được điều trị, hoặc do răng chữa tủy bị chết tạo thành ổ viêm quanh chóp mãn tính, hoặc răng bị vỡ,…
Nguyên nhân gây đau sau khi điều trị tủy là gì?
Do chẩn đoán không đúng, bác sĩ điều trị sai răng, sót răng
Đây là một trong những nguyên nhân ít gặp nhất tuy nhiên không phải thông thể xảy ra. Ví dụ có những trường hợp bị sang chấn nhiều răng do tai nạn dẫn tới răng bị viêm nhiễm, chết tủy hoặc hai răng nằm kế cận nhau đều bị đau tuy nhiên thực chất chỉ có một răng bị hỏng tủy.
Việc điều trị sai răng chắc chắn sẽ khiến tủy viêm không được lấy đúng, dẫn tới vẫn đau nhức sau khi lấy tủy xong. Vì vậy trước khi tiến hành điều trị hãy lựa chọn thật cẩn thận bác sĩ có tay nghề cao, máy móc hiện đại để xác định được đúng tình trạng răng. Tại Nha khoa Thúy Đức, bác sĩ luôn chỉ định cho chụp phim X-quang trước khi tiến hành điều trị để đánh giá chính xác nhất, từ đó có phương pháp phù hợp và an toàn cho từng người.
Lấy sót ống tủy hoặc mô tủy
Nguyên tắc khi điều trị tủy là cần loại bỏ sạch hoàn toàn các mô viêm và hoại tử trong ống tủy. Tuy nhiên vì một số lý do có thể dẫn tới mô tủy không được lấy hết như:
Số lượng ống tủy quá nhiều: Mỗi chiếc răng sẽ có số lượng ống tủy khác nhau. Đối với răng cửa và răng nanh thường chỉ có duy nhất một ống tủy nên việc làm sạch rất dễ dàng. Còn với răng cối nhỏ và răng cối lớn thì số lượng ống tủy có thể lên tới 2 – 3 ống, thậm chí là 5.
Bên cạnh đó hệ thống ống tủy phụ ở răng cũng rất phong phú và có kích thước nhỏ, không thể quan sát được bằng mắt thường. Do đó nếu bác sĩ điều trị không có kỹ năng, kinh nghiệm, thiếu quan sát sẽ rất dễ xảy ra tình trạng sót ống tủy. Điều này gây ra những cơn đau dai dẳng không ngớt.
Ống tủy có hình dạng phức tạp: Nếu ống tủy thẳng, chỉ hơi cong nhẹ thì thao tác lấy tủy sẽ rất dễ dàng. Tuy nhiên nếu ống tủy bị cong quá nhiều, có hình chữ S hoặc hình dáng dị dàng thì việc làm sạch hoàn toàn các mô tủy ngoài khả năng chuyên môn còn cần sự kiên nhẫn của bác sĩ.
Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Tuấn tại nha khoa Thúy Đức, bí quyết để không làm sót tủy là phải nắm chắc được giải phẫu học, kiên nhẫn tìm kiếm và kết hợp sử dụng cùng máy móc, thiết bị nội nha chuyên sâu. Các loại thiết bị này sẽ hỗ trợ bác sĩ phát hiện chính xác hệ thống các ống dẫn tủy. Từ đó giúp bác sĩ lấy tủy sạch hơn và chính xác hơn.
Không làm sạch hết hệ thống ống tủy
Khi điều trị tủy, bác sĩ sẽ phải loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn bằng các dung dịch chuyên biệt như CHX, NaOCl,… Tuy nhiên như đã nói ở trên, với các trường hợp bị sót ống tủy, ống tủy có hình dạng khó hoặc không có thiết bị máy móc hiện đại thì việc giết sạch hoàn toàn vi khuẩn đôi khi không thể triệt để.
Ngoài ra cũng có thể do nha sĩ sử dụng dung dịch bơm rửa không đúng cách, bơm rửa không kỹ thì sẽ không thể làm sạch hết mọi vi khuẩn. Vi khuẩn trong ống tủy thường là vi khuẩn kỵ khí, vì thế nếu hàn ống tủy khi chưa làm sạch hết sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động và gây đau đớn.
Đưa vi khuẩn hoặc mô hoại tử qua chóp
Trong quá trình điều trị tủy, nếu bác sĩ không cẩn thận hoặc thực hiện thao tác quá mạnh tay có thể vô tình đưa vi khuẩn và mô hoại từ từ trong ống tủy ra ngoài chóp chân răng. Vi khuẩn sau đó sẽ phát triển và gây viêm chóp khiến bạn bị đau, đặc biệt khi cắn hàm lại với nhau.
Với sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện nay, máy đo chiều dài làm việc ra đời giúp bác sĩ kịp thời phát hiện nếu kim lấy tủy đi qua chóp chân răng. Vì vậy nếu nha khoa thực hiện có cơ sở vật chất thiết bị hiện đại thì bạn không cần lo lắng xảy ra nguy cơ này.
Khi trám bít ống tủy bị thiếu hoặc quá chóp
Sau khi đã làm sạch và tạo hình ống tủy, bác sĩ sẽ bịt kín ống tủy bằng vật liệu hàn chuyên biệt. Trên thực tế, bác sĩ không thể nào tiêu diệt hết 100% vi khuẩn trong ống tủy mà chỉ cố gắng để tiêu diệt nhiều nhất có thể. Sau đó hàn kín ống tủy để giam vi khuẩn bên trong, bất hoạt nó bằng các loại vật liệu hàn có tính kháng khuẩn tốt.
- Nếu hàn tủy thiếu, chưa đủ chiều dài của ống tủy do chưa tạo hình hết, chưa làm sạch sâu hoặc có sai sót trong quá trình trám bít, mô tủy viêm làm vi khuẩn còn sót lại gây viêm nhiễm tiếp và đau.
- Nếu hàn tủy quá chóp: Hiện nay vật liệu hàn tủy thông dụng có thể không tương thích sinh học với mô quanh chóp. Do đó nếu hàn tủy quá chóp răng thì vật liệu hàn sẽ kích thích mô tại vị trí này và gây đau đớn. Hàn quá chóp và hàn tủy thiếu thường dễ gặp phải nếu điều trị tủy mù hay còn gọi là không có chụp X-quang kiểm soát.
Ngoài ra có một số yếu tố khác có thể góp phần gây đau như sau:
- Tuổi càng lớn thì tỷ lệ đau càng tăng. Một số người có bệnh lý toàn thân hoặc tiền sử dị ứng hay răng hàm dưới lớn cũng có thể bị đau sau khi lấy tủy nhiều hơn so với các răng khác.
- Do tâm lý và ám ảnh đau của người được điều trị tủy sẽ có tỷ lệ đau sau điều trị cao hơn.
Hỏi đáp: Có nên nhổ răng bị chết tủy không?
Cách khắc phục sau khi chữa tủy răng xong vẫn đau
Thông thường sau khi điều trị tủy sẽ bị đau nhức nhẹ từ 2 – 3 ngày, bởi đây là khoảng thời gian cần để cơ thể hồi phục. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau để khắc phục. Tuy nhiên nếu sau khi chữa tủy răng xong vẫn bị đau nhức dai dẳng là dấu hiệu bất thường. Do đó để khắc phục trường hợp này, bạn cần tới các phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ có tay nghề trực tiếp thăm khám, chụp X-quang tìm ra nguyên nhân cụ thể. Từ đó mới có phương pháp khắc phục an toàn và hiệu quả nhất.
- Nếu nguyên nhân do kỹ thuật trám ống tủy hay phục hình răng chưa chính xác thì bác sĩ sẽ tháo ra và tiến hành phục hình lại.
- Nếu nguyên nhân do quá trình chữa tủy còn để sót tủy thì bác sĩ sẽ phải tiến hành lấy tủy triệt để.
- Nếu do răng bị thủng sàn tủy hoặc chóp tủy thì không thể phục hồi lại được chiếc răng đó mà cần nhổ bỏ. Sau đó thực hiện trồng răng implant để phục hồi tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho hàm răng.
Có thể nói chữa tủy răng là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và nhiều thời gian để đạt được kết quả tốt. Nó yêu cầu bác sĩ điều trị phải có chuyên môn, kinh nghiệm đồng thời có sự hỗ trợ của trang thiết bị, vật liệu nha khoa hiện đại. Do đó trước khi thực hiện hãy lựa chọn thật kỹ lưỡng nha khoa để yên tâm điều trị, tránh xảy ra các biến chứng không như mong muốn.
Xem thêm: Viêm tủy răng có chữa được không?