Đau răng là cảm giác không dễ chịu chút nào. Có người chọn cách ngậm nước muối, chườm đá lạnh, có người uống ngay Paracetamol. Nhưng điều này có chính xác? Nếu đang băn khoăn: Đau răng có uống được paracetamol? Liều lượng sử dụng ra sao? Cần lưu ý điều gì? thì đừng bỏ qua thông tin cụ thể dưới đây nhé.
Mục lục
Bạn bị đau răng vì nguyên nhân gì?
Đau răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước khi tìm hiểu xem có uống được paracetamol hay không, bạn phải biết chính xác tình trạng của bản thân do đâu mà ra.
– Đau răng do sâu răng
Sâu răng được hình thành từ đường, tinh bột, thức ăn thừa sót lại. Không được vệ sinh sạch sẽ, chúng tạo thành mảng bám, lâu dần tạo ra axit ăn mòn men răng. Sâu răng sẽ phá hủy dần dần làm cho răng yếu, dễ bị nhạy cảm khi ăn phải đồ nóng, lạnh.
– Đau răng do viêm tủy răng
Tủy răng là nơi chứa rất nhiều dây thần kinh nên tương đối nhạy cảm. Nếu răng bạn bị sâu lâu ngày mà không điều trị chắc chắn sẽ làm cho tủy răng bị viêm. Cảm giác đau có thể từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người.
Xem chi tiết: Viêm tủy răng là gì? nguyên nhân và cách khắc phục
– Đau răng do áp xe răng
Áp xe răng là do biến chứng của ổ nhiễm trùng răng miệng. Vi khuẩn từ mảng bám sẽ gây ra những ổ mủ chân răng. Ngoài ra, áp xe răng cũng có thể xảy ra khi mà răng bị sứt mẻ, chấn thương. Men răng vỡ ra tạo điều kiện cho vi khuẩn len lỏi vào tủy răng, gây nhiễm trùng.
Xem chi tiết: Áp xe răng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
– Đau răng do răng khôn
Răng khôn thường mọc trong giai đoạn từ 18 – 26 tuổi hoặc có khi muộn hơn. Chúng thường mọc 4 cái và hay mọc lệch, đâm vào nướu, chân răng bên cạnh gây ra biến chứng sưng đau. Nguy hiểm hơn, răng khôn mọc ngầm bên dưới, không di chuyển được vào vị trí thích hợp sẽ tạo áp lực, gây đau nhức hàm.
Xem chi tiết: 10+ Triệu chứng mọc răng khôn hàm dưới điển hình nhất
– Đau răng do các bệnh về nướu
Các bệnh về nướu như viêm nướu và viêm nha chu là do nhiễm khuẩn của phần nướu bao quanh răng. Chúng cũng gây ra những cơn đau không mấy dễ chịu.
– Đau răng chấn thương răng, nứt răng
Biểu hiện của răng bị nứt là răng đau khi cắn hoặc nhai, nhạy cảm với đồ ăn nóng, lạnh, chua, cay. Điều trị cho tình trạng này sẽ phụ thuộc vào vị trí nứt và hướng của vết nứt cũng như mức độ thiệt hại.
– Đau răng do thiếu dinh dưỡng
Bị thiếu vitamin C gây viêm lợi, chảy máu chân răng. Thiếu canxi, vitamin D3, vitamin A sẽ làm cho răng yếu, khoáng hóa răng, răng mọc không đúng vị trí.
– Đau răng do rối loạn nội tiết tố
Nếu đang trong vài giai đoạn nhạy cảm, bạn cũng có thể bị đau răng. Ví dụ như: viêm lợi ở tuổi dậy thì, viêm lợi khi hành kinh, viêm lợi khi thai nghén, viêm lợi tuổi mãn kinh,…
– Đau răng do mòn cổ răng
Nguyên nhân là do bạn đánh răng quá mạnh, không đúng cách, sử dụng bàn chải cứng,… gây hiện tượng mòn phần răng sát với nướu răng. Lớp men bị mòn làm bộc lộ lớp ngà, gây ra tình trạng ê buốt mỗi khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.
Xem thêm: Đau răng khôn nổi hạch có sao không? Phải làm gì?
Tìm hiểu cụ thể về thuốc Paracetamol
Paracetamol (acetaminophen) là một trong những loại thuốc không kê đơn được biết đến và sử dụng rộng rãi để giảm đau, hạ sốt. Không giống như loại thuốc thuộc nhóm NSAIDs, paracetamol không có hoạt tính kháng viêm, không gây ra tổn thương trên đường tiêu hóa hoặc ảnh hưởng đến tim, hô hấp, dạ dày.
Tác dụng chính của Paracetamol là giảm đau và được sử dụng điều trị nhiều bệnh như:
- Điều trị đau đầu, đau nửa đầu, đau lưng, đau răng, đau họng, đau khi tới kì kinh nguyệt,…
- Giảm triệu chứng đau do bong gân, căng thẳng, đau do thấp khớp, đau chân, đau cơ, đau thắt lưng, đau nhức cơ bắp,…
- Giảm đau với bệnh viêm khớp nhẹ nhưng không có tác dụng với viêm và sưng khớp nặng
- Sốt và cảm lạnh
Một số loại Paracetamol được bào chế thành:
- Paracetamol 500 mg dưới dạng viên nén, viên sủi
- Thuốc bột để pha hỗn dịch uống
- Dung dịch uống
- Viên nhai với các hàm lượng 80 mg, 100 mg, 160 mg,…
Đau răng có uống được paracetamol?
Như đã phân tích ở trên, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau răng. Tùy theo tình hình nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hoặc kê cho bạn đơn thuốc riêng biệt. Tuy nhiên không phải ai cũng lựa chọn đến khám nha khoa mà thường áp dụng biện pháp giảm đau tại nhà. Trong đó thuốc Paracetamol được sử dụng phổ biến. Sản phẩm này hầu như có mặt trong tủ thuốc của mỗi gia đình với công dụng giảm đau nhanh chóng.
Tuy nhiên trên thực tế, uống Paracetamol có giảm đau răng không vẫn cần xem xét bởi chúng chỉ tác dụng ức chế cơn đau, giảm đau tức thời chứ không giúp điều trị dứt điểm. Do vậy sau khi uống, cơn đau răng vẫn có thể quay trở lại.
Như vậy, bạn đã giải đáp được câu hỏi: Đau răng có uống được paracetamol? thì câu trả lời là Có. Nhưng tốt hơn hết là bạn đến phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Thuốc giảm đau răng Alaxan – cách dùng và lưu ý sử dụng
Lưu ý uống Paracetamol khi muốn giảm đau răng
Nếu thấy tình trạng đau nhức răng ở mức độ dùng được thuốc giảm đau tại nhà, khi uống Paracetamol, bạn cần lưu ý những điều dưới đây.
Cách dùng và liều dùng Paracetamol
– Với người già, người trưởng thành, trẻ em trên 16 tuổi
- Uống 1 – 2 viên, cách nhau từ 4 – 6 giờ khi có đau, sốt
- Với người bình thường, không mắc bệnh gan thận: Chỉ sử dụng tối đa 4g tương đương 8 viên/ ngày (trong vòng 24 giờ). Không sử dụng quá liều lượng tối đa trong ngày vì khả năng gây ngộ độc của thuốc.
– Với trẻ em từ 10 – 15 tuổi
- Liều tối đa là 2 g ở trẻ tương đương với 4 viên/ ngày (trong vòng 24 giờ).
– Với trẻ em dưới 10 tuổi
- Liều dùng cho trẻ em cần được tính toán thận trọng. Sử dụng với liều lượng theo dõi theo quy định của bác sĩ.
Trường hợp không sử dụng Paracetamol
- Dị ứng với Paracetamol hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc
- Dùng cùng lúc với bất kì chế phẩm nào khác có chứa Paracetamol (viên đặt hậu môn, viên sủi) vì có thể làm tăng hàm lượng và gây độc
- Ngoài ra nên đề cập cho bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu Warfarin, kháng sinh Chloramphenicol, thuốc kiểm soát cơn nôn, buồn nôn như Metaclopramide, Domperidone,…
Các tác dụng phụ của Paracetamol
Paracetamol là thuốc khá phổ biến, an toàn khi sử dụng đúng cách. Tuy nhiên vẫn có một số tác dụng như sau:
- Khó thở
- Phù nề mặt, cổ hỏng
- Xuất hiện cảm giác bỏng rát, ngứa, châm chích ở da
Lúc này bạn cần ngưng thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
Xử lý khi quá liều, quên liều, dị ứng Paracetamol
– Khi uống quá liều Paracetamol
Nếu vô tình uống quá liều Paracetamol mà không thấy xuất hiện triệu chứng bất thường, bạn vẫn cần gọi ngay cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn, đưa ra biện pháp hỗ trợ kịp thời. Bởi nếu trì hoãn thời gian cấp cứu sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương gan nghiêm trọng. Bạn nên mang cả hộp thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng để nhỡ quên thì sẽ xem lại được ngay trước khi uống.
– Khi quên liều Paracetamol
Không được gấp đôi liều dùng để bù lại khi bạn đã quên uống thuốc. Điều này không làm tăng hiệu quả điều trị mà còn tăng nguy cơ gặp tác động có hại đối với gan của bạn.
– Dị ứng Paracetamol
Trên thực tế dị ứng Paracetamol không phổ biến. Nếu thấy xuất hiện triệu chứng bị nổi mề đay, bạn cần ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ.
Một số lưu ý khác khi uống Paracetamol
– Phụ nữ có thai và mẹ cho con bú có uống được Paracetamol?
Nếu bạn đang mang thai và cho con bú thì cần sự tư vấn cụ thể của bác sĩ. Nếu có thể sử dụng Paracetamol thì dùng ở liều thấp nhất nhưng đảm bảo hiệu quả giảm đau, hạ sốt trong thời gian càng ngắn càng tốt. Chỉ sử dụng khi thật cần thiết. Nếu các cơn đau và sốt vẫn không giảm sau khi dùng thuốc hoặc định dùng thuốc thường xuyên, gọi bác sĩ để được tư vấn. Tuyệt đối không tự ý dùng tăng liều thuốc Paracetamol.
– Thuốc Paracetamol có nhiều dạng khác nhau. Bạn nên lựa chọn sản phẩm thích hợp.
– Sử dụng thuốc đúng liều lượng, không lạm dụng để giảm đau răng vì nó có thể gây ngộ độc hoặc tổn thương gan.
– Bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C và không dùng thuốc đã quá hạn (Thông tin được in trên bao bì chế phẩm).
– Tuyệt đối không để thuốc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc nơi ẩm thấp. Nếu thuốc có dấu hiệu biến đổi màu sắc, mùi lạ thì ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Xem chi tiết: Đau răng uống thuốc gì?
Mách bạn cách điều trị đau răng triệt để nhất
Đau răng xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau như sâu răng, viêm nướu, răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, viêm tủy,… Vậy nên tùy thuộc vào từng trường hợp, các bác sĩ sẽ thăm khám cụ thể và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Điều trị đau răng do sâu răng
Với mỗi mức độ bệnh lý mà biện pháp xử lý sâu răng cũng khác nhau.
- Trường hợp mới chớm sâu: Bác sĩ sẽ tái khoáng men răng để phục hồi.
- Trường hợp sâu răng vào tủy răng, gây hoại tử tủy: Bác sĩ tiến hành điều trị nội nha, lấy tủy răng bị hư ra bên ngoài. Sau đó làm sạch lỗ sâu rồi tiến hành hàn trám răng, bị kín lỗ sâu để ngăn ngừa tái phát bệnh lý.
Điều trị đau răng do viêm nướu
Tổn thương ở vùng nướu lợi chủ yếu do vi khuẩn bám xung quanh chân răng gây ra. Vì vậy để điều trị bệnh viêm nướu cần tiến hành dựa trên nguyên nhân chính là loại bỏ cao răng đen cứng trên răng.
Đến phòng khám nha khoa, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để làm sạch mảng bám này, hạn chế xâm lấn mô nướu. Nhờ vậy, nướu lợi bị viêm dần được hồi phục. Bạn có thể cần sử dụng thêm một số loại thuốc hỗ trợ giảm đau, giảm viêm nướu răng.
Điều trị đau răng do răng khôn mọc ngầm, mọc lệch
Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch thường xảy ra với nhiều người. Tuy sử dụng thuốc giảm đau giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn nhưng không triệt để. Răng khôn tiếp tục mọc lên sẽ tổn thương đến tổ chức quanh răng, đâm xiên xẹo vào răng bên cạnh.
Trong trường hợp này, bác sĩ khuyên bạn nên nhổ bỏ răng khôn để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Hiện nay công nghệ nhổ răng siêu âm đã rất phát triển. Chỉ trong khoảng 20 – 30 phút, răng khôn được lấy ra một cách nhẹ nhàng, an toàn và hạn chế tối đa tình trạng sưng đau.
Bị đau răng là điều không ai mong muốn nhưng chúng vẫn xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm lý. Bạn nên tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám, xử lý một cách triệt để nhất.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ