Dây cung niềng răng là một khí cụ quan trọng trong chỉnh nha, đặc biệt là niềng răng mắc cài. Trong bài viết này, cùng chúng tôi tìm hiểu về dây cung niềng răng: định nghĩa, phân loại, tác dụng và các câu hỏi liên quan nữa nhé!
Mục lục
Dây cung niềng răng là gì?
Với những người đang niềng răng nhất là niềng răng mắc cài, dây cung đã không còn là khái niệm xa lạ bởi đây là một khí cụ rất quan trọng. Khi kết hợp cả dây cung cùng với mắc cài mới tạo thành một hệ thống khí cụ để nắn chỉnh răng.
Dây cung niềng răng có cấu tạo dài và mảnh, được gắn cố định với những chiếc mắc cài nằm trên thân răng. Bác sĩ sẽ dùng dây thun niềng răng để cố định dây cung trên mắc cài. Nhưng với loại mắc cài tự động, dây cung được gắn lên các rãnh có sẵn nắp trượt của mắc cài và sẽ không cần dùng đến dây thun nữa.
Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ có nhiệm vụ tác động đến dây cung này một lực kéo phù hợp nhằm điều chỉnh răng di chuyển đến vị trí mong muốn.
Các loại dây cung phổ biến
Hiện nay, có 5 loại dây cung phổ biến được sử dụng nhiều trong chỉnh nha, mỗi loại đều có những công dụng khác nhau. Cụ thể, dây cung được phân biệt theo chất liệu chế tác như sau:
Dây cung hợp kim kim loại quý
Từ năm 1887, các loại kim loại quý như vàng, bạch kim, bạc để chế tạo thành các khi cụ trong nha khoa.
Dây cung được chế tác từ kim loại quý có khả năng chống ăn mòn tốt, có độ dẻo và độ đàn hồi, tuy nhiên, có nhược điểm là giá thành cao. Thành phần của dây cung hợp kim kim loại bao gồm: vàng, bạch kim, Palladi, Đồng và Niken.
Dây cung Niken – titan (niti)
Được nghiên cứu và phát triển vào năm 1960 và trở thành loại hợp kim được sử dụng phổ biến nhất trong chỉnh nha mắc cài. Đặc điểm của loại dây cung này là: có độ cứng thấp, siêu dẻo, độ đàn hồi cao với thành phần chủ yếu là Niken (55%) và Titanium (45%).
Dây cung Stainless Steel (thép không gỉ)
Thép không gỉ là loại vật liệu đầu tiên được dùng để thay thế hợp kim kim loại quý vì có chi phí rẻ hơn nhiều.
Dòng dây cung này cũng có ưu điểm là có độ cứng, chống ăn mòn tốt và độ dẻo cao nên dễ dàng được chế tác thành các khí cụ chỉnh nha.
Các hợp kim thép không gỉ thuộc loại austenitic “18-8” có chứa Chromium (17 – 25%) và Niken (8 – 25%) và Carbon (1 – 2%).
Dây cung Cobalt – Chromium
Dây cung Cobalt – Chromium ít được sử dụng hơn vì có độ cứng tương đối yếu, do đó không thể điều trị các ca chỉnh nha phức tạp. Thành phần chính bao gồm: coban (40%), crom (20%), sắt (16%) và niken (15%).
Dây cung Titan – Beta (TMA)
Loại dây cung mắc cài này với các thành phần như titan (79%), molypden (11%), zirconium (6%) và thiếc (4%).
Hợp kim này được biết đến với tên thương mại là hợp kim TMA hoặc Titanium-Molypden. Là loại dây cung có thể tăng giảm chiều dài trong quá trình điều trị của bệnh nhân, có tác dụng tương đối tốt trong chỉnh nha.
Tác dụng của dây cung trong chỉnh nha
Dây cung kết hợp mắc cài tạo thành một bộ đôi hoàn hảo để nắn chỉnh răng. Trong mỗi giai đoạn dây cung sẽ phát huy những công dụng khác nhau. 5 tác dụng của dây cung trong chỉnh nha đó là:
– Giai đoạn đầu: dàn răng:
Cùng với mắc cài tạo lực để căn chỉnh răng về vị trí đúng trên cung hàm, để dễ dàng thực hiện các giai đoạn chỉnh nha tiếp theo.
– Giai đoạn 2: đóng khoảng, kéo khít răng
Đây là một giai đoạn rất quan trọng trong niềng răng quyết định nhiều đến kết quả niềng sau này, dây cung đóng vai trò điều chỉnh răng phía trước và sự chênh lệch giữa 2 hàm.
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu chi tiết giai đoạn đóng khoảng
– Giai đoạn 3: nắn chỉnh khớp cắn và duy trì
Dây cung trong giai đoạn này có vai trò điều chỉnh và duy trì khớp cắn ổn định. Thông thường, nếu răng ổn định và dịch chuyển theo phác đồ tốt thì chỉ cần 2 – 8 tuần để thực hiện giai đoạn này.
Đọc thêm: Mất bao lâu để có hàm răng đều đẹp?
Các câu hỏi thường gặp
Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi thường gặp được chúng tôi tổng hợp lại liên quan đến dây cung. Nắm được những thông tin này sẽ giúp bạn biết cách xử trí khi gặp vấn đề khi niềng răng.
Dây cung đâm vào má phải làm sao?
Dây cung đâm vào má là tình trạng rất dễ gặp. Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là: do dây cung bị thừa ra khỏi mắc cài hoặc do dây cung bị tuột. Để khắc phục tình trạng trên, rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một lượng sáp nha khoa nhỏ, sau đó gắn lên vị trí dây cung bị thừa hoặc tuột ra. Sáp nha khoa sẽ có vai trò như một lớp đệm bảo vệ mô má không bị xước hay đau.
Sau khi thực hiện cách trên, bạn vẫn cần đến nha khoa để được gắn lại dây cung hoặc thay dây cung nếu cần thiết.
Làm gì để dây cung niềng răng ít bị bung tuột?
Để hạn chế bung tuột dây cung trong quá trình niềng răng, bạn nên thực hiện các biện pháp như sau:
- Vệ sinh răng sạch sẽ với lực chải nhẹ nhàng vừa phải.
- Tránh ăn các loại thực phẩm dai cứng
- Vận động nhẹ nhàng, tránh va đập
Khi nào cần thay dây cung niềng răng?
Thông thường, bác sĩ sẽ thay dây cung cho bạn từ 1 – 2 tháng một lần. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi theo từng giai đoạn và từng trường hợp răng khác nhau. Ngoài ra, khi nào cần thay dây cung còn phụ thuộc vào phác đồ của bác sĩ. Do đó, bạn có thể hỏi bác sĩ kỹ càng hơn nếu muốn biết rõ về vấn đề này.
Siết dây cung bị đau phải làm sao?
Siết dây cung là việc làm cần thiết giúp răng dịch chuyển và tình trạng răng đau răng sau mỗi lần siết như vậy là khá bình thường. Tuy nhiên, tình trạng đau sẽ không kéo dài và bạn cũng sẽ không quá đau mà chỉ hơi ê răng nhẹ.
Khi đó, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm thiểu tình trạng ê răng:
- Ngậm nước muối ấm
- Massage nhẹ nhàng bên ngoài má
- Chườm nóng bằng túi chườm hoặc khăn ấm
- Nên ăn các món ăn nhẹ, mềm, lỏng để nhanh cảm thấy tốt hơn
Trên đây là những thông tin về dây cung niềng răng mà chúng tôi muốn gửi đến bạn, mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại khí cụ này cũng như cách chăm sóc răng khi niềng răng mắc cài.