Cười hở lợi không phải khuyết điểm quá nghiêm trọng nhưng lại khiến nhiều người e ngại, không tự tin bộc lộ cảm xúc của mình. Điều này không chỉ làm giảm chất lượng sống, hiệu quả công việc mà lâu dần còn ảnh hưởng đến tính cách và tâm lý. Vậy, có cách nào để khắc phục tình trạng cười hở lợi không? Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ kỹ hơn về vấn đề này.
Mục lục
Thế nào là cười hở lợi?
Cười hở lợi được xác định khi khoảng cách từ chân răng cửa đến vành môi trên vượt quá 3mm. Khoảng cách này khiến tỷ lệ lợi và răng bị mất cân xứng, phần lợi hở nhiều làm giảm đi sự duyên dáng, rạng rỡ của nụ cười. Tuỳ vào mức độ nướu bị lộ mà nụ cười hở lợi được chia thành 4 dạng gồm:
- Cười hở lợi nhẹ: Bao gồm những trường hợp có tỷ lệ nướu lộ ra nhỏ hơn 25% chiều dài răng.
- Cười hở lợi trung bình: Được xác định khi tỷ lệ nướu lộ diện nhỏ hơn 50% chiều dài răng.
- Cười hở lợi nặng: Là những trường hợp mô nướu lộ diện nhỏ hơn 100% chiều dài răng.
- Cười hở lợi nghiêm trọng: Gồm những trường hợp mô nướu lộ diện vượt quá 100% chiều dài răng.
Cười hở lợi không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, nụ cười hở lợi thiếu duyên dáng gây ra không ít áp lực tâm lý cho người gặp phải, đặc biệt với đối tượng phái đẹp. Thậm chí, nhiều người tin rằng, nụ cười hở lợi ảnh hưởng trực tiếp đến tướng số, vận mệnh của họ. Vậy nên, hầu hết những người cười hở lợi đều mong muốn có thể cải thiện tình trạng này.
Tướng số của phụ nữ cười hở lợi
Trong nhân tướng học, cười hở lợi được xếp vào nét tướng không không tốt, nhất là ở phái nữ. Theo đó, phụ nữ cười hở lợi thường là tuýp người hướng ngoại, giỏi ăn nói, dễ phát triển trong công việc làm ăn buôn bán. Tuy nhiên, họ lại ít hướng về gia đình, không dành nhiều sự chú ý, quan tâm chăm sóc chồng con.
Bên cạnh đó, quan niệm tướng số cho rằng phụ nữ cười hở lợi là tướng khắc chồng, có lối sống khá phóng đãng, ưa chuộng tự do. Trong hôn nhân, phụ nữ cười hở lợi thường hay khắc khẩu với chồng nên gia đình khó êm ấm, hạnh phúc.
Trong cuộc sống hàng ngày, phụ nữ cười hở lợi được đánh giá là người thiếu trung thực, hay giảo biện. Họ thường có xu hướng thêm thắt vào câu chuyện, khiến cho mọi việc phức tạp và tăng mâu thuẫn. Mẫu phụ nữ này cũng thuộc nhóm người nhiều chuyện, thích lân la, nghe ngóng và bàn luận chuyện của người xung quanh.
Một số sự kết hợp làm tăng hoặc giảm ảnh hưởng của tướng cười hở lợi ở phụ nữ như sau:
- Phụ nữ cười hở lợi ăn nói uyển chuyển thường là thiếu trung thực, hay nói dối, dễ lừa đảo.
- Phụ nữ cười hở lợi có mắt ướt, môi mỏng thường là người đa tình, thiếu chung thuỷ trong hôn nhân.
- Phụ nữ cười hở lợi có môi thâm, mắt trắng là người thiếu đoan trang, chua ngoa, đanh đá.
- Phụ nữ cười hở lợi có hàm răng trắng đều là người có tính cách cởi mở, hoạt bát, lanh lợi trong công việc, giỏi đối nhân xử thế.
- Phụ nữ cười hở lợi có răng trắng đều, kích thước răng nhỏ là người kỹ lưỡng, có phần tỉ mỉ, tính toán nên phù hợp với công việc trợ lý, thư ký.
- Phụ nữ cười hở lợi có răng trắng, sắc nhọn là người nham hiểm, hám danh lợi và dễ phản bội để đạt được lợi ích.
Nguyên nhân gây cười hở lợi
Nụ cười được điều phối bởi các cấu trúc gồm: răng, môi, lợi và xương hàm. Vậy nên, sự bất thường hoặc mất tương xứng giữa các cấu trúc này có thể trở thành nguyên nhân gây ra nụ cười hở lợi. Cụ thể:
- Do răng: Phân thân răng ngắn hơn bình thường, chiều dài và chiều rộng của răng không cân xứng, răng mọc thụ động hoàn toàn có thể gây mất cân đối giữa răng, môi và lợi.
- Do lợi: Lợi phát triển quá mức do bẩm sinh, viêm lợi, dùng thuốc hoặc nắn chỉnh răng dẫn đến tăng kích thước, tăng độ che phủ thân răng cũng gây ra cười hở lợi.
- Do môi: Những người có môi trên mỏng, ngắn hoặc bất thường hình dáng khiến môi không khép kín ở trạng thái nghỉ cũng dễ gây ra nụ cười hở lợi.
- Do xương hàm: Khi xương hàm phát triển quá mức theo chiều thẳng đứng hoặc chiều dày khiến phần lợi bị đẩy xuống hoặc lộ nhiều hơn khi cười.
Xác định rõ nguyên nhân cười hở lợi giúp lựa chọn được giải pháp điều trị hiệu quả nhất. Do đó, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được thăm khám, đánh giá và tư vấn phương pháp phù hợp với tình trạng của mình.
Trẻ nhỏ bị cười hở lợi có sao không?
Cười hở lợi không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai hay phát âm. Do đó, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng khi phát hiện con gặp phải tình trạng này. Tuỳ vào độ tuổi mà cười hở lợi ở trẻ nhỏ có thể là tình trạng tạm thời hoặc vĩnh viễn. Cụ thể:
- Giai đoạn 2 – 5 tuổi: Trẻ đang có răng sữa, xương hàm và răng chưa phát triển hoàn thiện nên không thể đánh giá chính xác bé có thể bị cười hở lợi trong tương lai không.
- Giai đoạn 10 – 15 tuổi: Răng sữa đã được thay thế hoàn toàn, xương hàm phát triển tương đối ổn định. Cười hở lợi ở thời điểm này có khả năng là tình trạng vĩnh viễn.
Khi phát hiện trẻ bị cười hở lợi, ba mẹ không nên quá tập trung, trêu chọc hoặc tỏ ý thất vọng. Điều này có thể khiến trẻ chú ý quá nhiều đến nụ cười của mình, trở nên tự ti, thu hẹp bản thân và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm lý sau này.
Thay vào đó, ba mẹ nên đưa con tới các cơ sở nha khoa để được thăm khám và tư vấn giải pháp hỗ trợ. Việc can thiệp từ giai đoạn sớm có thể làm hạn chế tình trạng cười hở lợi ở trẻ, giúp con có nụ cười đẹp và tự tin hơn trong tương lai.
Các phương pháp điều trị cười hở lợi
Tuỳ vào nguyên nhân cụ thể mà cười hở lợi có thể được điều trị bằng các phương pháp dưới đây:
Niềng răng kết hợp chữa cười hở lợi
Phương pháp niềng răng được chỉ định cho những trường hợp cười hở lợi do răng mọc sai lệch trên cung hàm dẫn đến bị hô. Bằng cách gắn các khí cụ chỉnh nha chuyên dụng, niềng răng giúp nắn chỉnh lại vị trí của các răng sai lệch, tác động đến sự phát triển của xương hàm. Nhờ đó, kích thước răng có thể tăng lên, xương hàm thu gọn lại giúp giảm phần nướu lộ ra khi cười.
Với trường hợp thân răng quá ngắn và kích thước nướu lớn, bác sĩ có thể chỉ định thêm phẫu thuật cắt nướu để cân đối lại tỷ lệ lộ diện của răng – lợi khi cười. Những biện pháp này sẽ được bác sĩ đánh giá và tư vấn cụ thể trong quá trình điều trị.
Tìm hiểu thêm: Niềng răng trong suốt có chữa được cười hở lợi không?
Phẫu thuật lợi
Phẫu thuật nướu được chỉ định cho những trường hợp cười hở lợi do lợi quá phát hoặc răng mọc thụ động không hoàn toàn có mào xương ổ răng cách ranh giới men cement từ 1.5 – 2mm và chiều cao lợi sừng hoá sau cắt tối thiểu là 3mm.
Phương pháp này được xếp vào nhóm phẫu thuật nha chu, giúp nâng cao đường viền lợi, giảm chiều cao của lợi, qua đó tạo ra sự cân xứng giữa đường viền lợi, răng và môi trên. Phẫu thuật tạo hình lợi có thể được thực hiện bằng dao thường, dao điện hoặc laser tùy theo điều kiện của từng cơ sở y tế.
Phẫu thuật vạt (Flap)
Phẫu thuật vạt điều trị cười hở lợi được chia làm 3 loại, cụ thể:
Phẫu thuật vạt kết hợp tạo hình xương ổ răng: Được chỉ định cho trường hợp cười hở lợi do răng mọc thụ động không hoàn toàn có mào xương ổ răng nằm sát ranh giới men cement và chiều cao lợi sau sừng hoá tối thiểu là 3mm. Sau phẫu thuật lợi, bác sĩ cần tạo hình lại xương ổ răng để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng sinh lý cho phần răng lộ diện khi cười
Phẫu thuật vạt trượt về cuống răng: Được chỉ định cho trường hợp răng mọc thụ động không hoàn toàn có mào xương nằm sát ranh giới men cement và chiều cao lợi sừng hoá nhỏ hơn 3mm. Phẫu thuật này giúp đảm bảo chiều cao tối thiểu của lợi sừng hóa sau điều trị.
Phẫu thuật vạt trượt vế cuống và tạo hình xương ổ răng: Chỉ định cho trường hợp cười hở lợi do răng mọc thụ động không hoàn toàn, mào xương ổ răng nằm ngang ranh giới men cement và chiều cao lợi sừng hoá nhỏ hơn 3mm sau cắt. Phương pháp này giúp loại bỏ mô xương dư thừa, tăng chiều cao vùng lợi sừng hoá đề duy trì hiệu quả lâu dài trong điều trị.
Phẫu thuật hạ môi
Phẫu thuật hạ môi là phương pháp phổ biến và có tỷ lệ thành công cao ở cả những trường hợp cười hở lợi nghiêm trọng. Để thực hiện, bác sĩ loại bỏ một dải mô bên dưới môi trên sau đó định hình lại chiều cao của môi. Phần môi lộ ra được khâu vào vị trí nướu thấp hơn, nhờ đó giảm chiều dài nướu lộ diện khi cười.
Trong một số trường hợp, phẫu thuật hạ môi được kết hợp với cắt cơ nâng môi trên nhằm giảm lực kéo môi trên khi cười. Thông thường, phẫu thuật thường kéo dài khoảng 30 – 45 phút. Người bệnh không gặp quá nhiều đau đớn và chỉ mất khoảng 3 – 5 ngày phục hồi là có thể tập sinh hoạt bình thường.
Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ cười hở lợi của từng người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp vài phương pháp cùng lúc. Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị để có được hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là nội dung giải đáp về các phương pháp điều trị cười hở lợi. Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn định hướng được phương pháp trị liệu phù hợp với tình trạng của mình. Nếu cần tư vấn thêm, bạn hãy để lại lời nhắn hoặc liên hệ trực tiếp với chuyên gia qua hotline: 093 186 3366.