Hàn răng là giải pháp giúp phục hồi hình dạng của răng nhằm đảm bảo chức năng ăn nhai và đối phó với sâu răng. Cụ thể chi phí hàn răng sâu giá bao nhiêu tiền? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Hàn răng là gì?
Hàn răng là một trong những phương pháp khắc phục răng sâu được các nha khoa áp dụng. Đây là kỹ thuật sử dụng vật liệu hàn được gắn chặt vào vùng bị sâu để lấp đầy khoảng trống hoặc phần răng bị khiếm khuyết. Hàn răng được thực hiện nhanh chóng, không gây xâm lấn, không mài mòn men răng và không gây cảm giác đau nhức trong quá trình điều trị.
Hàn răng không chỉ chữa trị những tổn thương của răng mà còn giúp răng khôi phục được chức năng ăn nhai. Không chỉ vậy, hàn răng trong trường gặp răng sứt, mẻ sẽ giúp bạn phục hồi hàm răng vốn có, tăng sự tự tin trong quá trình giao tiếp, cười nói thường ngày.
Xem thêm: Khi nào nên hàn răng?
2. Hàn răng sâu giá bao nhiêu tiền?
Chi phí hàn răng sâu có thể dao động từ 100.000 – 400.000 VNĐ/ răng, chi phí cụ thể sẽ thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố sau:
2.1. Phụ thuộc số lượng và tình trạng răng
Số lượng răng bạn cần hàn càng ít thì chi phí hàn răng sẽ càng thấp hay tình trạng răng càng xấu, bị sứt mẻ nhiều thì chi phí hàn răng sẽ cao hơn. Đặc biệt với trường hợp sâu răng dẫn tới viêm tủy, bác sĩ sẽ cần chữa tủy của bạn trước khi hàn, khiến cho chi phí tốn kém hơn. Vì vậy, ngay khi bạn cảm nhận thấy bản thân có những dấu hiệu của sâu răng, hãy đi kiểm tra càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời với chi phí tiết kiệm nhất.
2.2. Phụ thuộc vật liệu hàn trám
Hiện nay có rất nhiều các vật liệu được sử dụng trong hàn răng như vật liệu sứ, composite, amalgam, kim loại quý (vàng, bạc, đồng). Trong số các nguyên liệu, amalgam là vật liệu rẻ nhất, tuy nhiên màu sắc sẽ không được tự nhiên và thẩm mỹ như các nguyên liệu còn lại. Trái ngược lại, composite là chất liệu trám răng có mức giá cao hơn do mang lại tính thẩm mỹ cao và giúp phục hồi khiếm khuyết tốt hơn so với những chất liệu còn lại.
2.3. Phụ thuộc công nghệ
Ngoài tình trạng răng và vật liệu hàn trám, chi phí hàn răng còn phụ thuộc vào phương pháp và công nghệ được nha khoa sử dụng. Không chỉ vậy, công nghệ còn ảnh hưởng đến độ bền của những chiếc răng được hàn trám. Hiện nay phần lớn các nha khoa đang sử dụng kỹ thuật hàn răng trực tiếp, hàn răng gián tiếp bằng công nghệ Onlay và Inlay, hàn răng hiện đại bằng công nghệ Laser Tech.
3. Khi nào cần hàn răng?
Khi nào cần hàn răng là vấn đề mà nhiều người vẫn chưa nắm rõ. Hãy cùng tìm hiểu hàn răng có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề răng miệng nào ngay sau đây nhé!
3.1. Sâu răng
Sâu răng là bệnh lý nha khoa phổ biến mà gần như ai cũng từng gặp ít nhất một lần trong cuộc đời. Sâu răng có thể gặp ở mọi độ tuổi bao gồm trẻ em và người lớn. Nguyên nhân của sâu răng là do không vệ sinh răng miệng sạch sẽ khiến cho các mảng bám thức ăn bám trên bề mặt răng và khoảng kẽ giữa các răng. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sống và phát triển. Khi vi khuẩn phát triển quá mức sẽ tạo thành các tổn thương ở mô răng, tạo các lỗ thủng được gọi là sâu răng.
Sâu răng có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu, giảm khả năng ăn nhai. Theo thời gian, nếu sâu răng không được điều trị kịp thời có thể tạo thành lỗ sâu lan rộng, gây nhiễm trùng, tổn thương tủy răng hoặc thậm trí mất răng.
3.2. Răng bị sứt, mẻ
Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, răng của bạn có thể vô tình bị sứt, mẻ do ăn nhai quá mạnh hoặc tai nạn. Trong những trường hợp này, hàn răng sẽ giúp bạn phục hồi lại tình trạng răng để đảm bảo sự thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
3.3. Răng thưa
Răng bị thưa có thể gây mất thẩm mỹ và khiến bạn mất tự tin. Do vậy, hàn răng sẽ là giải pháp tối ưu giúp bạn giải quyết khuyết điểm này và có một nụ cười hoàn hảo tràn đầy sức sống. Thông thường, hàn răng chỉ áp dụng với răng thưa dưới 2mm.
Hỏi đáp: Niềng răng thưa có nhanh không?
3.4. Hàn răng đã cũ
Theo thời gian, những vị trí hàn răng lâu ngày có thể bị bong tróc, bào mòn. Trong những trường hợp này, bạn sẽ cần đến nha sĩ thăm khám và thực hiện lại quá trình hàn răng để khôi phục một hàm răng khỏe mạnh.
Bên cạnh kỹ thuật hàn trám răng, để có thể đạt hiệu quả phục hồi răng hiệu quả nhất, các bác sĩ có thể đưa ra một số chỉ định kèm theo như lấy tủy, cạo vôi răng, làm trắng răng… những dịch vụ này sẽ ảnh hưởng đến chi phí điều trị răng của bạn.
4. Quy trình hàn răng
Thông thường, khi đến các cơ sở nha khoa để khám và hàn trám răng, bạn sẽ trải qua một số quy trình như sau:
Bước 1: Khám và chụp film
Ở bước này, bác sĩ sẽ thăm khám để xác định vị trí răng bị sâu, sứt, mẻ và chụp film răng. Từ những tổn thương của răng bạn sẽ được giải thích, tư vấn để chọn vật liệu và kỹ thuật hàn răng phù hợp.
Bước 2: Gây tê
Bác sĩ sẽ dựa trên kích thước và chiều sâu của chiếc răng sâu của bạn để điều chỉnh lượng thuốc gây tê phù hợp. Kỹ thuật này sẽ giúp bạn giảm sự khó chịu, đau nhức trong quá trình điều trị.
Bước 3: Vệ sinh các vị trí cần hàn
Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch các bề mặt răng cần hàn và các răng lân cận để đảm bảo vệ sinh và thẩm mỹ của vết hàn. Sau đó làm sạch vị trí lỗ bị sâu như lấy mẫu thức ăn còn sót lại, tổ chức ngà sâu.
Bước 4: Tạo hình lỗ sâu và đặt lớp lót đáy
Bước tạo hình lỗ sâu sẽ giúp đảm bảo chất liệu hàn bám dính chắc chắn trên bề mặt răng. Tùy thuộc vào độ sâu và độ rộng của lỗ sâu răng mà bác sĩ sẽ đặt lớp xi măng vào vị trí đáy của lỗ sâu. Tạo hình lỗ sâu và đặt lớp lót đáy giúp bảo vệ tủy răng ở dưới và tránh gây ê buốt trong quá trình sau khi hàn.
Bước 5: Hàn răng và chỉnh sửa
Bác sĩ đưa vật liệu hàn răng đã được lựa chọn vào lỗ sâu để lấp đầy lỗ sâu của răng hoặc làm đầy các khiếm khuyết của răng. Khi chất liệu hàn cứng lại, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để loại bỏ phần hàn thừa và chỉnh lại hình dáng, kích thước để bạn có một hàm răng thẩm mỹ nhất.
5. Hàn răng có đau không?
Trong quá trình hàn răng bạn sẽ được bác sĩ sử dụng thuốc tê để giảm cảm giác đau nhức, khó chịu. Việc sử dụng thuốc tê có thể khiến bạn bị sưng mặt, tê má và mắt, mí mắt trĩu xuống. Tuy nhiên, những cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất khi thuốc tê hết tác dụng.
6. Hàn răng có được vĩnh viễn hay không?
Vết hàn răng có được vĩnh viễn hay không sẽ phụ thuộc vào việc bạn chăm sóc răng hằng ngày. Những vết hàn này hoàn toàn có thể bị bong ra nếu bạn ăn nhai quá mạnh hoặc bị va chạm mạnh trong hoạt động. Do vậy, nếu bạn cảm thấy vết hàn bị bong tróc thì cần đến bác sĩ để được kiểm tra vì nếu lâu ngày có thể tạo khoảng trống cho mảng bám răng và vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây sâu răng.
7. Đi bệnh viện, hàn trám răng có được hưởng bảo hiểm không?
Hàn răng sẽ được bảo hiểm chi trả nếu điều trị các bệnh lý răng miệng theo chỉ định điều trị của bác sĩ tại các cơ sở y tế công lập, nếu hàn trám răng vì mục đích thẩm mỹ sẽ không được chi trả.
8. Hàn trám răng bằng kim loại có đi máy bay được không?
Bạn hoàn toàn có thể đi máy bay trong trường hợp răng được hàn trám bằng vật liệu kim loại, vì hàm lượng kim loại gắn trên răng thấp hơn mức cảm biến của cổng an ninh sân bay.
Hỏi đáp: Đã trám răng có niềng được không?
Lời kết:
Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin cần thiết liên quan đến hàn răng và trả lời cho câu hỏi hàn răng sâu giá bao nhiêu. Chi phí hàn răng sẽ rất khác nhau phụ thuộc vào tình trạng răng, số lượng răng bị tổn thương, chất liệu hàn trám và kỹ thuật hàn. Do vậy, bạn hãy lựa chọn những cơ sở điều trị uy tín để được điều trị một cách hiệu quả nhé.