Bị sâu răng, sún răng là tình trạng thường gặp ở các bạn nhỏ khi chưa thể nhận thức đầy đủ và duy trì thói quen đánh răng đúng cách. Vào thời điểm mọc răng vĩnh viễn mà cha mẹ không có sự can thiệp kịp thời rất dễ làm cho răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn. “Chăm sóc răng hôm nay để thay đổi ngày mai”, bởi vậy quý phụ huynh đừng bỏ qua những thông tin quan trọng dưới đây giúp trẻ sở hữu hàm răng trắng đều và khoẻ mạnh nhất nhé.
Mục lục
- Nguyên nhân dẫn đến các bệnh răng miệng ở trẻ
- Những nguy cơ khi không chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách
- Độ tuổi nào bé cần vệ sinh răng miệng?
- Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi
- Một vài lưu ý khác khi chăm sóc răng miệng cho trẻ
- Địa chỉ Nha Khoa uy tín chăm sóc răng miệng cho trẻ tại Hà Nội
Nguyên nhân dẫn đến các bệnh răng miệng ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan dẫn tới các bệnh lý răng miệng ở trẻ.
– Vệ sinh răng miệng kém
Trước tiên, trẻ em là đối tượng còn nhỏ và chưa thể tự ý thức hay tự giác trong việc chăm sóc răng miệng hàng ngày. Điều này dẫn tới không đánh răng đúng cách hoặc không đánh răng đủ số lần trong ngày. Hoặc ngay từ ban đầu, trẻ chưa được chỉ dẫn đầy đủ về cách đánh răng chuẩn khoa học, cách sử dụng chỉ nha khoa trong trường hợp cần thiết.
– Yếu tố di truyền
Như bạn đã biết thì trẻ em nhận 50% gen di truyền của cả bố và mẹ. Di truyền không chỉ ảnh hưởng đến các đặc điểm thể chất mà còn liên quan đến bệnh tật, khả năng chống lại bệnh và nhiều yếu tố khác. Nếu cha mẹ có sức khoẻ răng miệng không tốt như răng thưa, răng khấp khểnh, men răng yếu,… thì dễ di truyền lại điều này cho bé.
– Thói quen xấu
Trẻ em thường duy trì những thói quen xấu như mút tay, mút núm vú quá lâu hoặc ngậm bình sữa khi ngủ. Tất cả hành động này đều ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ răng miệng, làm tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ.
– Sự chủ quan của cha mẹ
Nhiều bậc cha mẹ hiện nay quá bận rộn với công việc nên ít quan tâm đến sức khoẻ răng miệng của trẻ. Ngoài ra, một số người còn suy nghĩ là trẻ em còn nhỏ thì không cần đánh răng nhiều. Chính điều này cũng có thể trở thành nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý nha khoa, răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn của bé.
– Thường xuyên ăn đồ ngọt, đồ hộp, thức ăn nhanh
Chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao đồng nghĩa với việc trẻ ngày càng tiếp cận nhiều hơn các loại đồ ngọt, đồ hộp hay thức ăn nhanh như gà chiên, pizza, nước uống có ga, bánh kẹo ngọt,… Nếu không chải răng kỹ sau khi ăn, vi khuẩn trong mảng bám sẽ tiết ra axit có hại, phá huỷ men răng, dẫn tới sâu răng, sún răng,… Nguy hại hơn nữa là cơ thể trẻ bị thừa cân, béo phì.
– Không kiểm tra răng miệng định kỳ
Các bậc phụ huynh không đưa trẻ đi kiểm tra sức khoẻ răng miệng định kỳ chính là bỏ qua cơ hội phát hiện vấn đề trong khoang miệng. Tình trạng kéo dài thì việc điều trị về sau sẽ mất nhiều thời gian và tốn kém hơn.
Những nguy cơ khi không chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách
Nếu cha mẹ không quan tâm và bản thân trẻ cũng không duy trì thói quen đánh răng thường xuyên, đúng cách sẽ dẫn tới nhiều nguy cơ về sức khoẻ.
– Bị sâu răng
Trước tiên, bạn sâu răng chính là vấn đề phổ biến nhất do vệ sinh răng miệng kém. Những mảng bám, vi khuẩn tích cụ trên răng tạo ra axit tấn công men răng, sau đó là ngà răng,… dẫn tới sâu răng. Nếu không điều trị kịp thời, nguy hiểm hơn nữa là bị viêm tuỷ điều trị vừa phức tạp lại đau đớn.
Xem thêm: Trẻ bị sâu răng đau nhức phải làm sao?
– Viêm nướu và bệnh nha chu
Không đánh răng đúng cách khiến mảng bám tích tụ gây viêm nướu hoặc viêm nha chu. Bệnh nha chu gây hại cho các mô nâng đỡ răng và có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn.
– Bị hôi miệng
Mảng bám, vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng còn gây tình trạng hôi miệng. Trẻ cảm nhận được điều này sẽ trở nên thiếu tự tin khi giao tiếp.
Có thể bạn quan tâm: Tại sao trẻ 1 tuổi bị hôi miệng? Cách điều trị và phòng ngừa
– Mất răng sớm
Nhiều trường hợp trẻ hiện nay chưa đến độ tuổi thay răng nhưng răng sữa bị sâu hoặc mắc bệnh có thể phải nhổ bỏ sớm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn nhai hàng ngày mà còn làm gián đoạn quá trình mọc răng vĩnh viễn, gây ra răng mọc lệch hoặc không đều.
– Ảnh hưởng đến sự phát triển của răng miệng
Một điều nguy hại khi chăm sóc răng miệng không đúng cách là ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn. Ví dụ như răng mọc lệch, bị thưa, sai khớp cắn,…
– Ảnh hưởng đến phát âm và thẩm mỹ
Như bạn đã biết thì răng miệng cũng là yếu tố quan trọng góp mặt trong quá trình phát âm, giao tiếp hàng ngày của trẻ. Các răng mọc không đúng vị trí cũng có thể ảnh hưởng đến việc phát âm “tròn vành rõ chữ”. Ngoài ra, răng miệng chưa đúng chuẩn còn khiến trẻ trở nên rụt rè, ngại giao tiếp.
– Tác động đến sức khỏe tổng thể
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh răng miệng không điều trị sớm có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim, tiểu đường, hoặc viêm phổi. Vi khuẩn trong miệng xâm nhập vào cơ thể và dễ ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
Độ tuổi nào bé cần vệ sinh răng miệng?
Vệ sinh răng miệng cho bé là điều cần thiết, tuy nhiên độ tuổi nào là thích hợp nhất? Theo các chuyên gia thì các vị phụ huynh nên quan tâm điều này càng sớm càng tốt. Đặc biệt khi bé đã bắt đầu chế độ ăn dặm để hạn chế tình trạng sâu răng, cũng như hình thành thói quen giữ vệ sinh răng miệng từ nhỏ.
Bé cần được vệ sinh răng miệng dưới 1 tuổi, tức là khi mới bắt đầu mọc răng. Các loại thức ăn bao gồm sữa, bột, cháo ăn dặm còn sót lại trên lưỡi, các kẽ răng nếu không làm sạch sẽ là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển.
Ngoài ra phụ huynh cần nhớ, tuỳ vào từng độ tuổi thì cách vệ sinh răng miệng cũng khác nhau. Ví dụ như đánh răng, sử dụng nước súc miệng,… Các sản phẩm này phù hợp theo lứa tuổi và không gây nguy hiểm cho trẻ nếu dùng cẩn thận.
Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi
Ở mỗi độ tuổi, răng miệng của trẻ lại phát triển theo những hướng khác nhau. Nắm vững đặc điểm này, cha mẹ sẽ có cách chăm sóc răng miệng cho trẻ phù hợp nhất.
Vệ sinh răng miệng cho bé dưới 1 tuổi
– Giai đoạn bé chưa mọc răng
Bé dưới 1 tuổi là giai đoạn trẻ vẫn còn chưa mọc răng. Bởi vậy các bậc phụ huynh vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách rơ lưỡi hay làm sạch lưỡi để tránh tưa lưỡi, sữa bị vón cục, nấm lưỡi, vi khuẩn,…
Cách thực hiện: Mẹ sử dụng 1 miếng gạc vệ sinh răng chuyên dụng hoặc vải mềm, nhúng vào nước ấm sạch hoặc nước muối sinh lý. Sau đó lau nhẹ nhàng nướu trẻ 1 lần/ngày. Việc làm sạch lưỡi này có thể thực hiện kết hợp trong lúc tắm.
– Giai đoạn bé bắt đầu mọc răng
Thời điểm bắt đầu mọc răng, vệ sinh răng miệng nhằm tránh cặn sữa còn sót lại trên răng bé và chống sâu răng.
Cách thực hiện: Cha mẹ dùng 1 bàn chải mềm loại gắn vào đầu ngón tay và 1 chiếc khăn vải mềm sạch vệ sinh miệng cho bé. Nhúng bàn chải vào nước sạch hoặc nước muối sinh lý rồi chải các mặt của răng và phần nướu. Sau đó dùng khăn mềm lau sạch lại răng, nướu cho trẻ.
Lưu ý: Cha mẹ nên kiểm tra và vệ sinh răng miệng cho bé sau khi bú, ăn dặm hoặc trước khi đi ngủ để đảm bảo khoang miệng sạch sẽ.
Vệ sinh răng miệng cho bé 1- 3 tuổi
Từ giai đoạn bé 1 tuổi, trí óc đã bắt đầu phát triển vượt trội hơn, có thể nghe lời và bắt chước hành động của bố mẹ. Do vậy cha mẹ có thể cùng bé tập đánh răng từng chút, duy trì thói quen này hàng ngày.
Cách thực hiện: Bạn chọn bàn chải đánh răng nhỏ với đầu lông nhỏ, mềm phù hợp với trẻ. Sau đó lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ chứa flouride. Chất fluoride có trong kem đánh răng sẽ làm răng trẻ thêm rắn chắc. Sau đó hướng dẫn trẻ chải nhẹ nhàng toàn bộ hàm răng, khoang miệng.
Lưu ý: Phụ huynh có thể chọn các loại bàn chải mềm nhiều màu sắc, hình dáng ngộ nghĩnh, kem đánh răng có hương vị thơm, ngọt sẽ khiến bé thích thú hơn trong quá trình tập đánh răng. Bạn đánh răng cùng hoặc nhắc nhở trẻ đánh răng 2 lần/ngày. Cuối cùng súc miệng lại với nước muối sinh lý để loại bỏ vụn thức ăn, vi khuẩn.
Xem thêm: Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý hay tự pha?
Vệ sinh răng miệng cho bé từ 3- 6 tuổi
Giai đoạn 3- 6 tuổi là khi trẻ bắt đầu mọc răng hàm và lần lượt thay răng, chuyển từ răng sữa sang răng vĩnh viễn. Bạn cho trẻ tự đánh răng mỗi ngày rồi giám sát thường xuyên. Bên cạnh đó, hãy kết hợp cả việc sử dụng nha khoa và nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch răng.
Vệ sinh răng miệng cho bé từ 6 tuổi trở lên
Từ 6 tuổi, răng vĩnh viễn mọc thay thế dần cho răng sữa. Đây là giai đoạn rất quan trọng, cha mẹ nên tiếp tục theo dõi, đồng thời khuyến khích trẻ đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, cùng với việc sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch kẽ răng.
Một vài lưu ý khác khi chăm sóc răng miệng cho trẻ
Chăm sóc răng miệng cho trẻ tưởng đơn giản nhưng lại không đơn giản chút nào, nhất là với những bé khó chiều, bướng bỉnh. Dưới đây bác sĩ sẽ đưa ra một vài lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh giúp quá trình này diễn ra suôn sẻ và hiệu quả nhất nhé.
Lựa chọn dụng cụ vệ sinh răng miệng phù hợp
Trước tiên, muốn trẻ có hứng thú đánh răng, cha mẹ cần chọn đúng dụng cụ vệ sinh răng miệng. Với bàn chải đánh răng nên mua sản phẩm nhiều màu sắc, ngộ nghĩnh với hình dáng hoạt hình mà bé yêu thích. Chọn bàn chải nhỏ, đầu lông mềm giúp loại bỏ mảng bám mà không gây trầy xước nướu lợi.
Tiếp đến là kem đánh răng, chọn sản phẩm phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Tìm hiểu sản phẩm nào có công thức không chứa đường, chứa thành phần Xylitol và Active Fluoride để chống sâu răng. Đặc biệt chọn loại kem an toàn nếu trẻ lỡ nuốt phải.
Kiểm soát tần suất đánh răng
Sau khi đã chọn được bàn chải và kem đánh răng, cha mẹ cần chú ý đến việc kiểm soát tần suất đánh răng của trẻ. Hãy khuyến khích bé nhà mình vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày vào sáng và tối hoặc trước – sau khi ăn và đặc biệt là trước khi ngủ. Tuy nhiên, bé không nên đánh răng ngay lập tức sau khi ăn mà tốt nhất nên đợi sau 30 phút của bữa ăn.
Thời gian đánh răng chuẩn là từ 2- 3 phút mới đảm bảo làm sạch mọi bề mặt răng. Ngoài ra, bạn cũng cần hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách.
Tạo hứng thú cho trẻ khi vệ sinh răng miệng
Với các bạn nhỏ thì đánh răng luôn rất khó khăn, đôi khi còn gây khó chịu và cáu gắt. Bởi vậy cha mẹ hãy kiên nhẫn giải thích cho bé hiểu được vì sao nên vệ sinh răng miệng hàng ngày, những tác hại do bệnh sâu răng gây ra. Bên cạnh đó, để tạo hứng thú cho trẻ ngày càng quen thuộc và yêu thích công việc này hơn, phụ huynh có thể tham khảo một vài “mẹo nhỏ” dưới đây nhé.
– Mua cho bé bàn chải có kiểu dáng dễ thương, màu sắc nổi bật. Kem đánh răng có mùa thơm hấp dẫn mà bé yêu thích. Ngoài ra, bạn nên mua sẵn khoảng 2- 3 loại kem đánh răng có mùi vị khác nhau (táo, cam, nho, dâu,…) hoặc vài bàn chải với màu sắc khác nhau để giúp bé có nhiều chọn lựa.
– Khi vào phòng tắm, cha mẹ tạo không khí vui nhộn như kể chuyện, bật nhạc hoặc ca hát làm cho trẻ cảm thấy thích thú. Sau này khi nhớ đến việc đánh răng sẽ có tâm trạng vui vẻ và thoải mái.
– Cha mẹ có thể đan xen đánh răng với những câu chuyện dễ hiểu, dễ nhớ, gắn với các nhân vật trẻ yêu thích.
– Sau khi trẻ đánh răng xong, cha mẹ hãy tỏ ra khen ngợi bé như: con yêu của mẹ giỏi quá, con nhìn này hàm răng đã trắng đẹp hơn lúc nãy, mùi thơm ở miệng đáng yêu quá,… Như thế bé càng có hứng thú đánh răng mỗi ngày.
– Bạn tập cho bé thói quen đánh răng đều đặn vào một giờ cố định, khi đó cứ đến giờ là bé tự giác thực hiện.
– Bạn cho bé thấy sự khác nhau giữa hàm răng trắng đẹp do đánh răng và hàm răng xỉn màu do lười đánh răng để bé có thêm động lực.
Chú ý chế độ dinh dưỡng hằng ngày
Với trẻ em thì ngoài các thành phần dinh dưỡng cần thiết, cha mẹ nên chú ý bổ sung thực phẩm chứa nhiều magie như vậy giúp cơ thể hấp thụ vitamin D và canxi tốt hơn. Các thực phẩm ưu tiên bao gồm: tôm, cua, cá, bề bề, ghẹ, các loại rau xanh, hạt, đậu đỗ,…
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng đừng bỏ qua sản phẩm dưới đây nhé:
– Sữa: Là thực phẩm giàu canxi, photphat và vitamin D – những chất vô cùng cần thiết cho xương và răng.
– Phô mai: Có tác dụng kích thích hoạt động của tuyến nước bọt. Đồng thời, canxi và photphat có trong phô mai giúp trung hòa axit khiến bề mặt răng chắc khỏe hơn.
– Sữa chua: Chọn loại có hàm lượng chất béo và đường thấp. Ngoài ra, bạn có thể trộn sữa chua với trái cây tươi hoặc xay thành sinh tố uống.
– Táo: Chứa nhiều nước, các vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khoẻ. Ăn táo còn giúp loại bỏ các mảng bám, giúp răng chắc khoẻ mạnh hơn.
– Cam: Có hàm lượng canxi, vitamin C và D cao. Tuy nhiên vì chứa cả thành phần axit nên bạn có thể kết hợp với các loại trái cây như táo, lê trung hoà bớt và nhớ cho bé đánh răng cẩn thận sau khi ăn.
– Nước: Có tác dụng rửa sạch mảng bám thức ăn giữa các kẽ răng, giữ ẩm cho nướu và tăng cường men răng.
Cho bé đi khám nha khoa định kỳ
Ngoài chăm sóc răng miệng tại nhà thì cha mẹ nên có kế hoạch đưa trẻ đến nha khoa thăm khám định kỳ khoảng 6 tháng/lần. Đặc biệt giai đoạn đang thay răng sữa thì thời gian này có thể rút ngắn hơn. Việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu hoặc nắm bắt được sự sai lệch với hàm răng của bé. Khi đó việc điều trị hoặc nắn chỉnh diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Địa chỉ Nha Khoa uy tín chăm sóc răng miệng cho trẻ tại Hà Nội
Xã hội ngày càng văn minh, hiện đại nên các bậc phụ huynh cũng chăm chút rất nhiều cho sức khoẻ răng miệng của các bé. Vì quá trình mọc răng, thay thế và hoàn thiện các răng thường kéo dài đến khi trưởng thành nên việc chọn địa chỉ nha khoa uy tín ngay từ ban đầu rất quan trọng.
Ngoài cha mẹ, thầy cô thì bác sĩ nha khoa sẽ là người cùng bé nhà mình trưởng thành. Nếu các bậc phụ huynh đang băn khoăn và tìm kiếm địa chỉ nha khoa chăm sóc răng toàn diện dành cho trẻ thì đừng bỏ qua nha khoa Thuý Đức nhé.
Những điều bạn có thể yên tâm khi đến Thuý Đức Kids
– Không gian khám răng dành riêng cho bé
Đến với nha khoa Thuý Đức Kids, các bé sẽ được thăm khám tại khu vực riêng tư với ghế răng hình gấu trúc đáng yêu giống như người bạn nhỏ đang bao bọc, ôm ấp, vỗ về. Còn không gian xung quanh tràn ngập màu sắc vui tươi cùng thú nhồi bông mềm mại, ngộ nghĩnh. Mỗi lần ghé thăm nha khoa, bé cảm thấy thoải mái và thân thuộc hơn.
– Cơ sở vật chất hiện đại, chuẩn y khoa
Cơ sở vật chất tại nha khoa Thuý Đức luôn được đầu tư ở mức độ cao nhất. Điển hình phải kể đến máy quét dấu răng Itero Lumina, Itero 5D Plus, máy chụp X-quang Vatech Pax-I,… cùng ghế nha khoa nhập khẩu, hệ thống vô trùng tuyệt đối. Tất cả quá trình thực hiện được đảm bảo đúng chuẩn Y khoa, an toàn và tiện lợi cho bé.
– Đội ngũ bác sĩ tận tâm, hiểu tâm lý trẻ
Một yếu tố quan trọng khác được nhiều khách hàng đánh giá cao khi đến với nha khoa Thuý Đức Kids chính là đội ngũ bác sĩ, nhân viên vừa có chuyên môn, vừa yêu mến con trẻ. Bác sĩ sẽ tìm cách gợi mở câu chuyện, động viên bé bằng ngôn ngữ trẻ thơ, giúp bé thấy an tâm và thoải mái nhất trong quá trình thăm khám. Cố vấn chuyên môn là chuyên gia hàng đầu về răng trẻ em nên ba mẹ có thể yên tâm gửi gắm nụ cười bé tại Thúy Đức Kids.
Các dịch vụ chăm sóc răng miệng tại Thúy Đức Kids
DỊCH VỤ | LỢI ÍCH KHI THỰC HIỆN |
Thăm khám tổng quát | Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ, phát hiện sớm các vấn đề như sâu răng, răng mọc lệch, viêm nướu. |
Điều trị răng sâu, chụp thép bảo vệ răng | Ngăn ngừa tổn thương lan rộng, giúp bé không còn đau nhức, thoải mái ăn uống. |
Nhổ răng sữa, theo dõi quá trình mọc răng | Đảm bảo răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, tránh ảnh hưởng đến khớp cắn. |
Niềng răng – Invisalign First | Tận dụng “thời điểm vàng” để chỉnh nha, giúp bé có hàm răng đều đẹp. |
Tiền chỉnh nha – Nong hàm Invisalign IPE | Dành riêng cho các bé 6 – 12 tuổi cần nới rộng cung hàm trên hẹp nhằm tăng diện tích vòm miệng trước khi chỉnh nha. |
Gói chăm sóc răng miệng theo năm | Gói tiêu chuẩn & gói chuyên sâu. |
Ngoài ra, Thuý Đức Kids còn có chương trình tích điểm nhận quà hấp dẫn dành riêng cho các bé. Bác sĩ sẽ cổ vũ để bé hoàn thành nhiệm vụ, sau đó đổi lấy các món quà dễ thương.
Hàm răng trắng đều, đẹp tự nhiên giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp và ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công trong tương lai. Bởi vậy chọn địa chỉ nha khoa uy tín như Thuý Đức Kids chính là món quà quý giá nhất mà cha mẹ dành cho bé ngay trong hôm nay nhé.
NHA KHOA THUÝ ĐỨC – BÁC SĨ ĐỨC AAO
🏥 Cơ sở 1: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
🏥 Cơ sở 2: 257 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
☎ Liên hệ: 093 186 3366
