Cấy ghép implant là giải pháp thay thế một hay nhiều răng đã mất giúp khớp cắn trở nên hoàn chỉnh cho khả năng ăn nhai tốt nhất. Tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp implant bị đào thải do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tìm hiểu ngay thông tin cụ thể dưới đây để sớm tìm ra phương án khắc phục nhé.
Mục lục
Cấy ghép implant là gì?
Implant là một vít nhỏ có kích cỡ bằng một chân răng thật được làm bằng Titanium và đặt trong xương hàm thông qua phẫu thuật. Vật liệu này sở hữu tính tương thích sinh học cao với xương giúp hạn chế tối đa sự đào thải ra bên ngoài. Cấy ghép implant có hình dáng và chức năng tương tự như các răng thật. Trường hợp mất 1 răng, nhiều răng, thậm chí mất răng toàn hàm do tai nạn, bệnh tật hoặc do bị thiếu răng bẩm sinh đều được giải quyết bằng phương pháp cấy ghép implant.
Đọc thêm: 7 lưu ý cần biết trước khi gắn implant
Implant bị đào thải như thế nào?
Răng implant bị đào thải là tình trạng trụ implant và xương hàm mất đi khả năng tích hợp, không có sự liên kết chặt chẽ giữa xương hàm và răng implant. Trụ implant kém tích hợp sẽ làm giảm khả năng ăn nhai, kém ổn định và vững chắc. Răng implant bị đào thải còn gọi là răng implant mất tích hợp hay cấy ghép implant bị thất bại.
Tình trạng Implant bị đào thải có thể diễn ra trong các giai đoạn như:
- Trong quá trình lành vết thương sau cấy ghép
- Trong giai đoạn phục hình
- Sau khi kết thúc quá trình điều trị
Răng implant bị đào thải nếu không phát hiện sớm sẽ gây ra hậu quả khôn lường và khó khắc phục.
Những dấu hiệu cho thấy implant bị đào thải
Sau khi cấy implant, bạn cần khoảng 3 tháng để trụ implant tích hợp với xương hàm. Nhưng trong khoảng thời gian này, nếu thấy bất kì dấu hiệu nào dưới đây, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay:
- Trụ implant bị lung lay: Xuất hiện ở người có xương hàm quá yếu, mật độ xương loãng dẫn tới răng không tích hợp vững chắc. Hoặc tình trạng xuất hiện nếu bác sĩ cắm sai kĩ thuật, gây hoại tử xương và răng implant bị rơi ra ngoài.
- Trụ implant bị trồi lên và lộ thân Implant: Đây cũng là dấu hiệu rõ nhất cho thấy implant bị đào thải. Nguyên nhân có thể do sau khi cấy ghép implant, bác sĩ chưa kịp xử lí các viêm nhiễm hoặc cám sai vị trí, lệch hướng làm trụ implant có nguy cơ bị đào thải cao.
- Bị sưng đau, viêm nhiễm tại vị trí cấy ghép: Sau khi cấy ghép, bạn có thể gặp tình trạng sưng trong vài ngày là bình thường. Tuy nhiên nếu sưng quá lâu mà chưa hết thì bạn nên đến phòng khám nha khoa để kiểm tra.
- Sau khi lắp răng sứ bị đào thải: Có thể do lực tác động lên mão răng sứ hoặc lên xương hàm quá tải hay do trụ Implant không chính hãng, khiến răng Implant bị đào thải.
Những nguyên nhân khiến implant bị đào thải
Có người thắc mắc không rõ vì sao đã cấy implant tốt mà vẫn bị đào thải. Thực ra, nguyên nhân của việc này bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài.
Do hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu khiến cho Implant bị đào thải. Điều này không có gì lạ khi bên trong thuốc lá chứa nhiều chất độc như Nicotine, Carbon Monoxide, Hydrogen Cyanide,… làm vết thương lâu lành, ảnh hưởng đến vị trí cấy ghép. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng: Quá trình tiêu xương ổ răng diễn ra nhanh hơn ở người thường xuyên hút thuốc.
Nếu bạn không thể cai thuốc thì nên chăm sóc implant cẩn thận hơn bằng cách sử dụng các loại nước súc miệng có Chlorhexidine. Tuy nhiên cũng vẫn có thể ảnh hưởng đến răng.
Mật độ xương
Mật độ xương là để chỉ xương đặc hay xương xốp. Điều này giúp ổn định implant và cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại lâu dài của chúng. Thông thường mật độ xương được phân chia từ bậc D1 đến D4, trong đó D1 là mật độ xương cao nhất còn D4 là mật độ xương nhỏ nhất.
Tỉ lệ tích hợp xương cao nhất ở xương D2 và D3. Còn xương D1 do mật độ rất cao nên có thể làm giảm cấp máu đến vùng phẫu thuật, tăng ma sát sau khi cấy ghép, dễ gây hoại tử do giảm cấp máu, gãy xương vi thể. Xương D4 thì mật độ quá ít nên việc giữ ổn định implant sau cấy ghép sẽ khó khăn. Diện tiếp xúc của xương và bề mặt impant ít hơn cũng làm chậm quá trình tích hợp.
Các bác sĩ không thể làm thay đổi mật độ xương của bạn mà đây là yếu tố di truyền. Tuy nhiên có thể linh hoạt về kĩ thuật để tránh nguy cơ đào thải. Ngoài ra, bác sĩ cũng cần chọn thiết kế implant cho phù hợp với từng loại xương. Ví dụ xương xốp thì chọn implant dạng phễu với rãnh xoắn sâu. Xương cứng thì chọn implant thẳng vách, song song với nhau.
Nhiễm khuẩn sau khi cấy implant
Cấy imlant trong điều kiện vô khuẩn là điều cần thiết. Tuy nhiên do một số lí do như hút thuốc lá, thói quen vệ sinh răng miệng, hệ thống miễn dịch suy yếu, bác sĩ hay phụ tá sử dụng dụng cụ chưa đủ điều kiện dẫn tới nhiễm trùng. Dấu hiệu của việc bị nhiễm khuẩn sau cấy implant bao gồm: chảy máu liên tục sau 24h phẫu thuật, sốt kéo dài. Hoặc nặng hơn là tình trạng sưng nề.
Dị ứng với trụ implant
Một số người có thể bị dị ứng Titanium – kim loại được sử dụng trong chế tác implant. Dù Titanium được nghiên cứu là kim lại tương thích với cơ thể nhưng vẫn có trường hợp cơ thể không thể thích nghi và sớm bị đào thải. Lúc này, bạn nên sử dụng implant được chế tác từ hãng khác hay implant bằng sứ thay thế. Hoặc dùng phương án phục hình răng khác mà không thể điều trị được với kỹ thuật cấy implant.
Không tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ
Sau khi cấy ghép implant, bệnh nhân có thể không tuân thủ đúng với chỉ dẫn của bác sĩ trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng. Điều này tác động đến implant rất lớn.
Bác sĩ không có kinh nghiệm
Không phải bác sĩ nào cũng có kinh nghiệm vững vàng khi cấy ghép implant. Việc bị đào thải có thể do trong quá trình thăm khám, bác sĩ đã chẩn đoán, đo đạc, tiên lượng sai. Trong khi phẫu thuật chưa đảm bảo vô khuẩn,…
Implant bị đào thải khắc phục như thế nào?
Dấu hiệu nhận thấy rõ nhất khi Implant bị đào thải là những cơn đau buốt, răng bị lung lay, vùng chân răng chảy máu liên tục. Nếu thấy khoang miệng xuất hiện triệu chứng trên, bạn là theo những chỉ dẫn sau:
– Cầm máu vết thương: Chảy máu liên tục có thể dẫn tới nhiều nguy cơ khác. Bạn cần cầm máu vết thương bằng bông gạc sạch. Đặt gạc vào vị trí implant được cấy, cắn nhẹ và giữ trong 20 phút nhé.
– Không tự ý sử dụng thuốc ngoài: Một số người khi thấy implant bị đào thải và chảy máu nhiều thì tự ý mua thuốc về sử dụng. Điều này làm tăng nguy cơ biến chứng, tạo ra kích ứng có hại cho cơ thể. Bạn không được sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
– Đến gặp bác sĩ: Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng của implant bị đào thải, bạn cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám cụ thể, xác định nguyên nhân và tìm ra phương án giải quyết tốt nhất.
Mách bạn địa chỉ cấy implant uy tín nhất hiện nay
Cấy implant hay trồng răng implant là kĩ thuật tương đối phức tạp đòi hỏi bác sĩ phải có kiến thức, chuyên môn vững vàng. Nếu đang tìm địa chỉ nha khoa chất lượng, bạn đến ngay với Thúy Đức nhé.
Các loại trụ implant chất lượng
Nha khoa Thúy Đức sử dụng 2 loại trụ implant được các bác sĩ trên thế giới tin dùng nhiều nhất là:
- Trụ Straumann (Thụy Sĩ): Nếu cấy ghép implant cần tối thiểu từ 4 – 6 tháng để trụ hoàn toàn tích hợp vào xương hàm thì ngày nay công nghệ hiện đại trụ Straumann của Thụy Sĩ đã rút ngắn thời gian xuống còn 1 tháng. Điều này nhờ vào kĩ thuật xử lý bề mặt theo hình xoắn, phủ bên ngoài là lớp màng sinh học giúp khả năng tích hợp và quá trình tích hợp diễn ra nhanh chóng hơn.
- Trụ Dentium (Hàn Quốc): Tuổi thọ trụ Dentium hoàn toàn không thua kém bất kỳ trụ cao cấp nào có xuất xứ từ châu Âu, có thể dùng trọn đời nếu cấy ghép đúng kỹ thuật và có chế độ chăm sóc răng miệng tốt.
Quy trình trồng răng implant chuẩn Y khoa
Quá trình cấy implant tại nha khoa được thực hiện trong phòng vô trùng hiện đại nhất với các bước chuẩn y khoa, do bác sĩ có tay nghề tốt nhất thực hiện.
– Bước 1: Khám tổng quan và tư vấn
- Bác sĩ sẽ khám tổng quan để nắm rõ được tình trạng sức khỏe răng miệng của khách hàng
- Tìm ra phương pháp cấy implant phù hợp nhất
– Bước 2: Ký hợp đồng sử dụng dịch vụ để giúp bạn bảo vệ quyền lợi trong trường hợp xảy ra rủi ro.
– Bước 3: Chụp phim CT và lấy dấu răng để sản xuất implant phù hợp với khách hàng.
– Bước 4: Phẫu thuật cấy ghép trụ implant
- Bác sĩ gắn trụ răng implant vào vị trí răng bị mất sau đó lắp vít Abutment để nối dài chân răng
- Tiếp đến lấy mẫu chế tạo răng sứ gửi đến Labo
- Trong thời gian chờ cho trụ implant ổn định và tương thích với xương hàm, khách hàng sẽ được gắn răng giả tạm thời.
– Bước 5: Lắp cố định răng sứ
- Sau khoảng thời gian thích hợp (tùy theo từng người), răng sứ sẽ được lắp cố định vào trụ chân răng là hoàn tất.
- Tiếp đến bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng tại nhà.
Đọc thêm: Tìm hiểu các thiết bị sử dụng trong cấy ghép implant
Tại sao nên trồng răng implant tại Nha khoa Thúy Đức
- Nha khoa Thúy Đức được thành lập từ năm 2006, đã có hơn 18 năm kinh nghiệm trong việc cấy ghép, trồng răng implant cho hàng ngàn khách hàng.
- Do trực tiếp bác sĩ Nguyễn Thanh Tuấn – chuyên gia trồng răng implant có kiến thức, chuyên môn vững vàng. Mỗi năm, bác sĩ Tuấn thực hiện trung bình 200 ca cấy ghép implant.
- Cơ sở vật chất hiện đại: Có nhiều loại máy như máy chụp X-quang VATECH Pax-i, máy cắm implnt Dentium ICT, máy điều trị tủy EndoMatic, máy nhổ răng siêu âm Piezotome, máy tẩy trắng răng X-Brite, máy quét dấu răng toàn hàm iTero 5D,…
- Sử dụng công nghệ cấy implant của các nước nổi tiếng như Hàn Quốc, Thụy Sỹ với chất liệu titanium nguyên chất, có độ tương thích với xương hàm tuyệt đối, không làm ảnh hưởng đến các răng khác.
- Thời gian bảo hành lâu năm
Xem chi tiết: Bảng giá trồng răng mới nhất
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề cấy implant, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ