Răng hàm khoẻ mạnh là nền tảng quan trọng giúp trẻ ăn nhai thoải mái và dễ dàng hơn. Tuy nhiên nhiều trẻ em hiện nay đang đối mặt với tình trạng sâu răng hàm từ sớm khiến cho các bậc cha mẹ lo lắng. Làm sao để điều trị hiệu quả và phòng ngừa giúp bảo vệ nụ cười khỏe mạnh cho con yêu trong suốt hành trình trưởng thành? Dưới đây bác sĩ sẽ giải đáp chi tiết, mời Quý phụ huynh cùng theo dõi nhé.
Mục lục
Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị sâu răng hàm
Sâu răng hay quá trình hủy khoáng, có thể khởi phát ở cả thân và chân răng, sau đó âm thầm lan rộng qua lớp men răng rồi đến ngà răng. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ tiến triển ngày càng nghiêm trọng, phá huỷ cả tuỷ răng. Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị sâu răng hàm theo từng giai đoạn giúp phụ huynh sớm nhận biết để tìm cách xử lý.
– Giai đoạn 1: Sâu men răng (giai đoạn sớm)
- Xuất hiện các đốm trắng đục hoặc mờ trên bề mặt răng hàm, đặc biệt là ở các rãnh mặt nhai hoặc gần đường viền nướu.
- Bề mặt men răng vẫn còn nguyên vẹn, chưa hình thành lỗ sâu.
- Trẻ thường không có cảm giác đau hay khó chịu ở giai đoạn này.
– Giai đoạn 2: Sâu ngà răng (giai đoạn tiến triển)
- Các đốm trắng chuyển sang màu vàng nhạt, nâu hoặc đen.
- Men răng bắt đầu bị phá vỡ, hình thành lỗ sâu nhỏ.
- Trẻ có thể cảm thấy ê buốt hoặc nhạy cảm khi ăn đồ ngọt, nóng, lạnh hoặc khi chải răng. Cảm giác này thường thoáng qua khi ngừng kích thích.
- Hơi thở có thể bắt đầu có mùi hôi nhẹ.
– Giai đoạn 3: Sâu ngà răng sâu (giai đoạn muộn)
- Lỗ sâu lớn hơn, có thể lan rộng ra nhiều mặt của răng hàm.
- Trẻ cảm thấy đau nhức rõ rệt hơn, cơn đau kéo dài hơn và xuất hiện thường xuyên hơn, đặc biệt khi nhai thức ăn hoặc khi có thức ăn mắc vào lỗ sâu.
- Hơi thở có mùi hôi rõ rệt.
- Có thể xuất hiện tình trạng sưng nướu xung quanh răng bị sâu.
– Giai đoạn 4: Viêm tủy răng (giai đoạn nặng)
- Sâu răng đã lan đến tủy răng, gây viêm nhiễm.
- Trẻ bị đau dữ dội, đau liên tục, đặc biệt là vào ban đêm.
- Có thể xuất hiện tình trạng sưng mặt, nổi hạch ở cổ.
- Răng có thể lung lay.
- Trẻ thường bỏ ăn, quấy khóc do đau nhức.
– Giai đoạn 5: Áp xe răng (giai đoạn rất nặng)
- Tủy răng bị chết, nhiễm trùng lan rộng tạo thành ổ mủ (áp xe) ở chân răng.
- Trẻ bị đau nhức dữ dội, sưng tấy vùng mặt tương ứng với răng bị áp xe.
- Có thể kèm theo sốt, khó há miệng.
- Đây là giai đoạn nguy hiểm, cần được điều trị khẩn cấp.
Như vậy để nhận biết sớm sâu răng hàm ở trẻ, cha mẹ cần chú ý đến những thay đổi nhỏ trên bề mặt răng của trẻ, đặc biệt là răng hàm. Việc đưa trẻ đi khám răng định kỳ sẽ giúp phát hiện và điều trị sâu răng ở giai đoạn sớm, tránh được những biến chứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân khiến cho trẻ bị sâu răng hàm sớm
Sâu răng hàm sớm ở trẻ không chỉ do một nguyên nhân mà đôi khi là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
– Vệ sinh răng miệng kém
Bé chải răng không đúng cách hoặc không đủ thường xuyên. Việc không loại bỏ hết mảng bám thức ăn và vi khuẩn trên bề mặt răng, đặc biệt là ở các rãnh mặt nhai của răng hàm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và sản sinh axit gây sâu răng.
Bên cạnh đó, trẻ chưa có ý thức sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám ở kẽ răng, nơi bàn chải đánh răng khó tiếp cận. Bỏ qua bước này khiến các vùng kẽ răng dễ bị sâu.
– Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh
Trẻ em là đối tượng tiêu thụ đường và tinh bột nhiều nhất. Trong khi đường và tinh bột sẽ được chuyển hoá thành axit tấn công men răng. Các loại thực phẩm như bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn vặt chứa nhiều đường là “thức ăn” lý tưởng cho vi khuẩn sâu răng.
Một số trẻ còn có thói quen uống sữa hoặc nước trái cây trước khi đi ngủ và không chải răng sau đó. Đường trong sữa và nước trái cây sẽ bám trên răng suốt đêm, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.
– Thiếu Fluoride
Fluoride giúp men răng chắc khỏe và chống lại sự tấn công của axit. Nếu trẻ không được cung cấp đủ fluoride thông qua kem đánh răng có fluoride, nước uống có fluoride (nếu có) hoặc các biện pháp bổ sung fluoride khác, răng sẽ dễ bị sâu hơn.
– Thiếu hụt canxi
Việc trẻ không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết đóng một vai trò quan trọng trong việc làm suy yếu lớp men răng bảo vệ. Men răng, lớp ngoài cùng và cứng chắc nhất của răng, có thành phần chính là các khoáng chất, trong đó canxi là một yếu tố then chốt. Khi cơ thể trẻ thiếu hụt canxi, men răng trở nên mềm, xốp hơn, làm giảm khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Ngoài ra còn giảm khả năng tái khoáng hoá.
– Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền cũng đóng một vai trò nhất định, khiến một số trẻ bẩm sinh sở hữu men răng kém bền chắc hơn. Điều này làm tăng nguy cơ tổn thương và khiến răng của trẻ dễ bị sâu hơn so với những bạn đồng trang lứa.
– Khô miệng
Nước bọt đóng vai trò then chốt trong việc duy trì môi trường khoang miệng khỏe mạnh, bởi nó giúp trung hòa axit có hại và loại bỏ các mảnh vụn thức ăn. Khi trẻ gặp tình trạng khô miệng, dù là do bệnh lý tiềm ẩn hay tác dụng không mong muốn của thuốc, “hàng rào” bảo vệ tự nhiên này sẽ suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu răng phát triển mạnh mẽ.
– Thói quen xấu
Thói quen ngậm mút tay hoặc sử dụng vú giả kéo dài có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển cân đối của răng và cấu trúc hàm, đồng thời tạo ra những vị trí khó làm sạch, từ đó làm tăng nguy cơ sâu răng.
Bên cạnh đó, tật nghiến răng, dù vô thức, lại có thể gây mòn lớp men răng bảo vệ, khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn trước các tác nhân gây sâu.
– Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh
Việc trẻ em thường xuyên phải dùng thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh có thể gây ra những tác động không mong muốn lên men răng, dẫn đến tình trạng răng bị xỉn màu. Hơn nữa, việc lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh kéo dài còn làm tăng nguy cơ phát triển sâu răng ở trẻ.
– Vi khuẩn lây truyền từ mẹ sang con
Vi khuẩn gây sâu răng hoàn toàn có khả năng lây lan từ mẹ sang con thông qua đường nước bọt. Những hành động tưởng chừng như vô hại, chẳng hạn như dùng chung thìa, đũa khi cho con ăn hoặc trao những nụ hôn trực tiếp lên môi con, đều có thể vô tình “trao” cả những vi khuẩn gây hại này.
Xem thêm: Có nên lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ em không?
Tác động của sâu răng hàm tới sức khoẻ của trẻ
Sâu răng hàm không chỉ gây ra những vấn đề răng miệng trực tiếp mà còn tác động đáng kể đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là những tác động tiêu cực của sâu răng hàm đối với sức khỏe của trẻ:
Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai
– Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn. Khi bị sâu, trẻ sẽ cảm thấy đau nhức khi nhai, đặc biệt là khi ăn đồ cứng, dai, nóng hoặc lạnh.
– Các lỗ sâu hoặc răng bị vỡ khiến việc nghiền nát thức ăn trở nên khó khăn, dẫn đến việc trẻ nuốt vội hoặc chỉ ăn những thức ăn mềm.
– Đau răng và khó khăn khi ăn nhai có thể khiến trẻ chán ăn, bỏ bữa, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
Ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sự phát triển
Việc kén chọn thức ăn hoặc ăn không đủ do đau răng có thể dẫn đến thiếu hụt các vitamin, khoáng chất và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ, bao gồm cả thể chất và trí tuệ.
Ảnh hưởng đến giấc ngủ
Cơn đau răng có thể trở nên dữ dội hơn vào ban đêm, gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc, khiến trẻ mệt mỏi, cáu gắt vào ngày hôm sau.
Ảnh hưởng đến khả năng phát âm
Sâu răng hàm có thể dẫn đến việc răng lung lay, mất răng sớm, ảnh hưởng đến sự mọc răng vĩnh viễn và gây ra sai lệch khớp cắn. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ, khiến trẻ nói ngọng, khó nghe.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý
– Răng bị sâu, xỉn màu, hoặc mất răng sớm có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến sự hòa nhập xã hội và phát triển tâm lý.
– Trẻ em có thể trêu chọc bạn bè có răng bị sâu, gây tổn thương tâm lý cho trẻ.
Nguy cơ nhiễm trùng
Sâu răng không được điều trị có thể tiến triển thành viêm tủy răng, gây đau nhức dữ dội. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến áp xe răng, một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng có thể lan rộng ra các vùng khác trên khuôn mặt và cơ thể.
Ngoài ra, nhiễm trùng từ răng miệng có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Tốn kém chi phí điều trị
Việc điều trị sâu răng ở giai đoạn muộn thường phức tạp và tốn kém hơn nhiều so với việc phát hiện và điều trị sớm.
Làm gì khi trẻ bị sâu răng hàm?
Khi phát hiện bé nhà mình bị sâu răng hàm hay sâu bất kỳ chiếc răng nào khác, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra cách điều trị thích hợp. Những phương pháp điều trị sâu răng hàm cho trẻ sẽ phụ thuộc vào mức độ và giai đoạn phát triển của sâu răng.
Với sâu răng hàm nhẹ: tái khoáng hoá men răng
Với sâu răng hàm nhẹ, bác sĩ chọn cách tái khoáng hóa men răng. Mục đích nhằm ngăn chặn sự tiến triển của sâu răng bằng cách phục hồi khoáng chất đã mất trên bề mặt men răng.
Các phương pháp thực hiện
– Sử dụng kem đánh răng có fluoride nồng độ cao: Nha sĩ có thể kê đơn loại kem đánh răng này để sử dụng tại nhà.
– Bôi fluoride tại phòng khám: Nha sĩ sẽ bôi trực tiếp dung dịch hoặc gel fluoride lên bề mặt răng bị tổn thương.
– Bôi Véc ni fluoride: Một lớp véc ni fluoride được bôi lên răng, tạo lớp bảo vệ và giúp răng hấp thụ fluoride tốt hơn.
Với sâu răng hàm vừa: trám răng
Trám răng áp dụng cho giai đoạn sâu men răng và ngà răng. Mục đích nhằm loại bỏ phần răng bị sâu và lấp đầy khoảng trống bằng vật liệu trám răng, ngăn chặn sâu răng lan rộng và phục hồi tchức năng ăn nhai.
Các bước hực hiện
– Bước 1: Bác sĩ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để làm sạch hoàn toàn phần răng bị sâu.
– Bước 2: Sau đó tạo hình xoang trám để vật liệu trám bám chắc chắn.
– Bước 3: Bác sĩ thực hiện trám răng bằng một trong các vật liệu sau:
- Composite: Vật liệu màu trắng, thẩm mỹ cao, thường được sử dụng cho các răng trước và cả răng hàm.
- Amalgam: Vật liệu màu bạc, bền chắc, thường được sử dụng cho răng hàm chịu lực nhai lớn.
- Glass ionomer cement (GIC): Vật liệu có khả năng giải phóng fluoride, giúp bảo vệ răng, thường được sử dụng cho các lỗ sâu nhỏ hoặc ở trẻ em có nguy cơ sâu răng cao.
Với sâu răng hàm nặng: điều trị tuỷ, kết hợp uống thuốc
Điều trị tuỷ áp dụng cho giai đoạn viêm tủy răng với mục đích cứu răng khi sâu răng đã lan đến phần tuỷ quan trọng nhất, gây viêm nhiễm và đau nhức.
Các bước thực hiện
– Bước 1: Làm tê vùng răng cần điều trị.
– Bước 2: Tạo đường vào ống tủy.
– Bước 3: Loại bỏ mô tủy bị viêm nhiễm, vi khuẩn và các chất cặn bã trong ống tủy.
– Bước 4: Lấp đầy ống tủy đã được làm sạch bằng vật liệu trám bít chuyên dụng.
– Bước 5: Thường cần bọc răng sứ sau khi điều trị tủy để bảo vệ răng yếu và phục hồi chức năng ăn nhai.
Với sâu răng hàm rất nặng: nhổ răng
Nhổ răng áp dụng trong trường hợp răng bị sâu quá nặng, không thể phục hồi. Mục đích nhằm loại bỏ răng bị sâu nghiêm trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng và ảnh hưởng đến các răng khác.
Các bước thực hiện
– Bước 1: Bác sĩ làm sạch khoang miệng. Sau đó tiến hành gây tê ở vị trí cần nhổ răng.
– Bước 2: Tiếp đến bác sĩ nhổ răng bằng công nghệ hiện đại một cách cẩn thận và nhẹ nhàng.
– Bước 3: Sau khi nhổ răng, bác sĩ có thể tư vấn về việc duy trì khoảng trống bằng hàm duy trì hoặc các phương pháp phục hình răng khác để tránh các răng kế cận bị xô lệch và đảm bảo chức năng ăn nhai.
Hướng dẫn cách phòng ngừa sâu răng hàm cho trẻ
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nhất là với sự phát triển răng miệng toàn diện của bé trong tương lai. Bởi vậy cha mẹ nên ý thức cẩn trọng hơn về cách phòng ngừa sâu răng hàm cho trẻ dưới đây.
– Chăm sóc răng miệng tại nhà
- Hướng dẫn trẻ đánh răng ít nhất hai lần một ngày (sáng và tối) bằng kem đánh răng có fluoride. Đảm bảo trẻ chải kỹ tất cả các mặt của răng, đặc biệt là răng hàm và các rãnh mặt nhai.
- Hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để làm sạch kẽ răng, nơi bàn chải đánh răng khó tiếp cận.
- Súc miệng bằng nước súc miệng có fluoride (theo chỉ định của nha sĩ) vì nước súc miệng có fluoride có thể giúp tăng cường bảo vệ men răng.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống
- Hạn chế đồ ngọt và tinh bột, giảm thiểu tối đa lượng đường và tinh bột trong khẩu phần ăn của trẻ, đặc biệt là các loại bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn vặt.
- Tránh cho trẻ ăn vặt giữa các bữa chính. Nếu trẻ đói, hãy cho trẻ ăn các loại thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau củ.
- Tránh uống sữa hoặc nước trái cây trước khi đi ngủ mà không chải răng sau đó.
- Khuyến khích uống nước lọc vì nước lọc giúp làm sạch khoang miệng và trung hòa axit.
– Giáo dục và tạo thói quen tốt cho trẻ
- Cha mẹ giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng.
- Làm gương cho trẻ bằng cách chăm sóc răng miệng đúng cách.
- Biến việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa thành một thói quen vui vẻ và thú vị.
- Khen ngợi và khuyến khích trẻ khi trẻ thực hiện tốt việc chăm sóc răng miệng.
– Theo dõi và tái khám định kỳ
Cha mẹ nên đưa trẻ đi tái khám răng định kỳ theo lịch hẹn của nha sĩ (thường là 3- 6 tháng một lần) để theo dõi tình trạng răng miệng và phát hiện sớm các vấn đề khác.
Nha khoa Thuý Đức- Địa chỉ chăm sóc răng toàn diện cho trẻ uy tín
Vì mỗi nụ cười trẻ thơ là một viên ngọc quý cần được nâng niu và bảo vệ. Bởi vậy tại Nha khoa Thúy Đức, hành trình chăm sóc răng miệng cho bé không chỉ là điều trị, mà còn là một trải nghiệm thú vị.
– Dịch vụ chăm sóc răng miệng chuyên sâu
Nha khoa Thuy Đức hiểu rằng, các giai đoạn phát triển của trẻ đều đòi hỏi sự chăm sóc răng miệng chuyên biệt. Tại đây, chúng tôi đã lập sẵn kế hoạch cho tương lai của mỗi bé với đầy đủ dịch vụ chăm sóc răng miệng chuyên sâu.
- Thăm khám tổng quát: Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ, phát hiện sớm các vấn đề như sâu răng, răng mọc lệch, viêm nướu.
- Điều trị răng sâu, chụp thép bảo vệ răng: Ngăn ngừa tổn thương lan rộng, giúp bé không còn đau nhức, thoải mái ăn uống.
- Nhổ răng sữa, theo dõi quá trình mọc răng: Đảm bảo răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, tránh ảnh hưởng đến khớp cắn.
- Niềng răng sớm – Invisalign First: Tận dụng “thời điểm vàng” để chỉnh nha, giúp bé có hàm răng đều đẹp.
- Tiền chỉnh nha – Nong hàm Invisalign IPE: Dành riêng cho các bé 6 – 12 tuổi cần nới rộng cung hàm trên hẹp nhằm tăng diện tích vòm miệng trước khi chỉnh nha.
- Gói chăm sóc răng miệng theo năm: Gói tiêu chuẩn & gói chuyên sâu
– Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tâm lý, thấu hiểu
Đội ngũ bác sĩ tại nha khoa Thuý Đức không chỉ có bề dày kinh nghiệm mà còn là trái tim thấu hiểu tâm hồn trẻ thơ. Bên cạnh việc điều trị, bác sĩ sẽ trò chuyện, khơi gợi sự hợp tác và trao cho bé cảm giác an toàn tuyệt đối. Như vậy mỗi buổi hẹn đến nha khoa trở thành khoảng thời gian lý thú.
– Không gian phòng khám rực rỡ như “vườn cổ tích”
Nha khoa Thúy Đức đã kiến tạo một không gian diệu kỳ, nơi phòng khám không còn là nỗi ám ảnh. Khu vực chờ đợi rực rỡ sắc màu như một “vườn cổ tích” thu nhỏ, với những người bạn đáng yêu bằng bông, cuốn truyện hấp dẫn và trò chơi thú vị. Khi bước chân vào phòng điều trị, bé cảm thấy an tâm với chiếc ghế hình gấu trúc ngộ nghĩnh. Tất cả trang thiết bị đều là công nghệ mới nhất đạt chuẩn quốc tế.
– Biến mỗi khoảnh khắc chăm sóc răng thành niềm vui bất tận
Chúng tôi tin rằng, việc giữ gìn hàm răng khỏe mạnh cũng có thể là một trò chơi đầy hứng khởi. Bé nhà mình sẽ được tham gia vào những nhiệm vụ “siêu dễ thương” như “cùng bạn vui chơi”, “khám răng ngoan yêu”. Mỗi nhiệm vụ hoàn thành là một dấu ấn trên hành trình chinh phục nụ cười tự tin và những phần thưởng ngộ nghĩnh sẽ là nguồn động viên to lớn cho bé. Hãy cùng Nha khoa Thúy Đức tạo nên những kỷ niệm đẹp, xây dựng nền tảng sức khỏe răng miệng vững chắc cho tương lai của con bạn!
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc răng miệng cho bé, Quý phụ huynh vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
