Lấy cao răng là việc cần làm định kỳ mỗi 6 tháng một lần để có một hàm răng chắc khỏe. Vậy nhưng, lấy cao răng xong nên kiêng gì thì không phải ai cũng biết, các bạn hãy tìm chúng tôi giải đáp câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Cao răng là gì?
Cao răng, hay còn gọi là vôi răng, là một lớp chất cứng hình thành trên bề mặt răng do sự tích tụ của mảng bám răng không được làm sạch kịp thời. Mảng bám răng là một lớp màng mỏng chứa vi khuẩn, chất thải, và thức ăn còn sót lại. Khi mảng bám không được loại bỏ qua việc chải răng và vệ sinh răng miệng đúng cách, nó sẽ dần cứng lại và tạo thành cao răng.
Cao răng tích tụ lâu ngày có thể gây một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng như hơi thở có mùi hôi, chảy máu chân răng, ê buốt răng khi ăn uống, tụt nướu, viêm nha chu, viêm nướu, viêm họng, viêm tủy răng… hay thậm chí lung lay và rụng răng. Do vậy, việc lấy cao răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần là việc làm cần thiết để đảm bảo sức khỏe răng miệng và phòng ngừa các bệnh do cao răng gây ra.
Tìm hiểu về: Cao răng độ 3
2. Lấy cao răng xong nên kiêng gì?
Lấy cao răng xong nên kiêng gì là vấn đề mà nhiều người thắc mắc. Ngay sau khi lấy cao răng là thời điểm men răng còn yếu, răng dễ bị mảng bám và có thể có cảm giác ê buốt khi ăn, do đó, việc lựa chọn các loại thức ăn hợp lý là vô cùng cần thiết.
2.1. Thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng
Thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng có thể tác động mạnh mẽ đến hàm răng sau khi lấy cao và khiến bạn bị ê buốt, đau nhức. Đồng thời, những loại thức ăn nóng hoặc lạnh có thể ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong răng như tủy răng, chân răng…
2.2. Đồ ăn có tính acid
Đồ ăn có tính acid cao có thể khiến răng bị mài mòn, ngả màu và gây cảm giác ê buốt. Do vậy, sau khi lấy cao răng, bạn không nên uống những loại nước ép hoa quả có hàm lượng acid lớn như nước cam, nước chanh… Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế một số món đồ ăn muối chua có hàm lượng acid cao như kim chi, dưa muối, cà muối…
2.3. Đồ ăn ngọt
Đồ ăn ngọt có chứa hàm lượng đường lớn có thể dễ dàng đọng lại trong các ngóc ngách của khoang miệng. Những mảng bám chứa nhiều đường này chính là nguồn dinh dưỡng cực kỳ bổ dưỡng giúp cho vi khuẩn trong khoang miệng hấp thu, sinh sôi và phát triển gây ra tình trạng sâu răng và nhiều cao răng.
Do vậy, sau khi lấy cao răng, bạn hãy hạn chế tối đa các loại đồ ngọt. Nếu muốn ăn thì sau khi ăn hãy súc miệng và đánh răng để làm sạch răng ngay. Hãy tạm tránh việc nhâm nhi các loại đồ ăn vặt và không sử dụng các loại kẹo ngậm quá thường xuyên nhé.
Hỏi đáp: Lấy cao răng có đau không?
3. Lấy cao răng xong nên ăn uống gì?
Một số loại thực phẩm được các nha sĩ khuyên dùng sau khi lấy cao răng có thể kể đến như:
3.1. Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa
Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa chứa hàm lượng lớn canxi là thành phần cần thiết cấu tạo nên xương và răng. Do đó, sau khi lấy cao răng, bạn hãy bổ sung thêm sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, bơ… để bù lại phần canxi đã mất trong quá trình lấy cao răng và giúp hàm răng chắc khỏe hơn.
3.2. Các loại rau xanh
Các loại rau xanh như súp lơ, rau cải, rau diếp, dưa chuột… là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời cùng nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, C, canxi, kẽm, magie, kali… Những hợp chất này không chỉ là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ bảo vệ hàm răng bạn khỏi những loại vi khuẩn gây sâu răng, làm vàng răng trong khoang miệng.
3.3. Các loại trái cây
Các loại trái cây như táo, chuối, kiwi… đều chứa một lượng lớn vitamin cần thiết cho sức khỏe đồng thời giúp cho bạn có một hàm răng chắc khỏe, ngăn ngừa hình thành cao răng.
Có thể bạn quan tâm: Lấy cao răng bằng vỏ chuối – hiệu quả thế nào?
3.4. Nước lọc
Sau khi lấy cao răng, hãy nhớ bổ sung đủ nước lọc và các loại đồ uống trong suốt để cơ thể bạn luôn được cung cấp đủ nước, khoang miệng không bị khô và các mảng bám được rửa trôi khỏi bề mặt răng.
4. Lấy cao răng sao bao lâu thì ăn uống bình thường?
Bạn hoàn toàn có thể ăn uống bình thường ngay sau khi lấy cao răng bởi trên thực tế, lấy cao răng chỉ tác động đến phần vôi răng bên ngoài mà không gây ảnh hưởng đến cấu trúc của răng. Tuy nhiên, các nha sĩ thường khuyên bạn nên chờ khoảng 2 tiếng để răng bớt ê buốt sau quá trình lấy cao.
5. Cách chăm sóc răng sau khi lấy cao răng
Để có một hàm răng sạch sẽ, trắng sáng dài lâu sau khi lấy cao răng thì việc chăm sóc răng là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong thời gian men răng vẫn còn yếu này. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản bạn có thể áp dụng.
5.1. Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá có thể gây nhiều vấn đề đến sức khỏe răng miệng như tăng hình thành cao răng, viêm nha chu, viêm nướu, hơi thở có mùi… Do vậy, sau khi lấy cao răng và trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, bạn hãy dừng việc hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe tổng thể và sức khỏe răng miệng.
Với những người có thói quen hút thuốc lá, hãy thường xuyên đến gặp nha sĩ để kiểm tra răng định kỳ và sớm giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng.
5.2. Không tẩy trắng răng
Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, bạn có thể cạo vôi răng và tẩy trắng răng cùng một thời điểm có được hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ cao răng của bạn. Trong trường hợp vôi răng ít, nướu không bị viêm nhiễm, nha sĩ có thể tiến hành vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng và tẩy trắng răng ngay lúc đó.
Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều vôi răng tích tụ, bám chắc và có những tác động đến mô nướu hay bị viêm nhiễm nặng thì nha sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật làm sạch cao răng trước. Việc tẩy trắng răng chỉ được thực hiện khi nướu đã hồi phục và ổn định sau một thời gian.
5.3. Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng với nước muối loãng sẽ giúp bạn làm sạch khoang miệng, hạn chế hình thành mảng bám, tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng, ngăn ngừa chảy máu chân răng và giảm tình trạng hơi thở có mùi.
Hỏi đáp: Liệu lấy cao răng tại nhà bằng muối có hiệu quả?
5.4. Đánh răng đúng cách
Đánh răng đúng cách với tần xuất 2 – 3 lần mỗi ngày là việc làm quan trọng để bạn có một hàm răng khỏe mạnh và trắng sáng. Hãy đánh răng từ trên xuống dưới và chải đều theo hình tròn, không nên đánh răng theo chiều ngang vì điều này không những không có tác dụng làm sạch kẽ răng và còn làm mài mòn chân răng của bạn. Đồng thời, bạn hãy đánh răng trong thời gian 2 phút để có thể vừa làm sạch răng mà không gây ảnh hưởng đến men răng.
5.5. Dùng chỉ nha khoa
Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch kẽ răng cũng là việc làm cần thiết để hàm răng luôn sạch sẽ, không gây sâu răng và hạn chế tình trạng hơi thở có mùi.
5.6. Khám răng định kỳ
Dù bạn có chế độ ăn uống hợp lý và chăm sóc răng kỹ càng mỗi ngày thì cao răng vẫn sẽ hình thành sau những khoảng thời gian nhất định do tiếp xúc với thức ăn mỗi ngày. Do vậy, hãy nhớ đi khám răng và lấy cao răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần để có một hàm răng luôn khỏe mạnh và trắng sáng.
Lời kết:
Bài viết trên đây của chúng tôi đã chia sẻ những thông tin cần thiết liên quan đến việc lấy cao răng và trả lời cho câu hỏi lấy cao răng xong nên kiêng gì. Chúng tôi hy vọng rằng bạn đọc đã có thêm những thông tin cần thiết để có thể chăm sóc răng miệng đúng cách.