Lấy chỉ máu răng thường áp dụng trong trường hợp răng bị viêm tủy nhằm giảm đau cho người bệnh và bảo tồn răng tối đa. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các thông tin chi tiết liên quan đến kỹ thuật này bao gồm tác dụng của lấy chỉ máu răng, quy trình, chi phí lấy chỉ máu răng… Bạn quan tâm hãy đọc để tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
Lấy chỉ máu răng là làm gì?
Trước tiên để tìm hiểu về lấy chỉ máu răng, chúng ta cần hiểu biết về cấu trúc ống tủy răng. Ống chân răng là một khoang trong chân răng chứa đầy mô mềm (tủy răng) và được bao bọc bởi nhiều dây thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết. Ống tủy có thể có nhiều dạng khác nhau và có các lỗ ống tủy – vị trí mà các nha sĩ chọc hút để lấy tủy hoặc trám.
Số lượng lỗ tủy răng dao động từ 1 đến 4-5, tùy thuộc vào loại răng (răng hàm, răng cửa, răng nanh) và có thể phân bố riêng lẻ hoặc đan xen lẫn nhau. Răng càng nhiều lỗ tủy răng thì việc xác định và trám kín càng khó khăn.
Khi tủy răng bị nhiễm trùng, nha sĩ sẽ loại bỏ tủy răng bị bệnh hoặc đã hoại tử sau đó trám kín ống tủy để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng. Như vậy thao tác lấy tủy trong quá trình này chính là lấy chỉ máu răng – kỹ thuật mà chúng ta đang tìm hiểu.
Lấy chỉ máu răng giúp giải quyết loại bỏ các tổ chức nhiễm trùng trong ống tủy từ đó chấm dứt các cơn đau cho bệnh nhân, đồng thời lấy tủy cũng để phục vụ quá trình lấp đầy khoảng trống trong răng, khôi phục chức năng hoàn chỉnh của răng.
Khi nào cần lấy chỉ máu răng
Nguyên nhân gây tổn thương tủy răng
- Sâu răng nghiêm trọng
Sâu răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm tủy răng. Răng sâu là tình trạng ngà răng và men răng bị phá hủy bởi vi khuẩn sâu răng, chúng ăn mòn dần từng lớp răng và xâm nhập vào buồng tủy gây viêm và hoại tử tủy, cần điều trị tủy sớm.
- Răng bị nứt hoặc vỡ
Những chiếc răng bị nứt, vỡ do chấn thương, va đập thường có nguy cơ cao bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm tủy và chết tủy. Vì thế, nếu chiếc răng bị vỡ, mẻ dẫn tới chết tủy thì cần phải điều trị tủy trước khi thực hiện các kỹ thuật phục hình khác.
- Bệnh nha chu
Viêm nha chu do vi khuẩn từ mảng bám và cao răng tấn công vào các tổ chức quanh răng như nướu, xương ổ răng, dây chằng nha chu gây nhiễm trùng. Vi khuẩn này tiếp tục ăn sâu vào tủy răng gây viêm và cần điều trị tủy. Bệnh nha chu cũng khiến cho các mô quanh răng bị tổn thương, gây giảm lưu thông máu đến tủy răng và dần khiến tủy răng bị thiếu dinh dưỡng, viêm nhiễm và chết tủy.
Hỏi đáp: Viêm nha chu có tự khỏi không?
Dấu hiệu cần lấy chỉ máu răng
- Đau răng: Biểu hiện rõ ràng nhất của tủy răng bị tổn thương là tình trạng đau nhức răng kéo dài, những cơn đau thường dữ dội, đau buốt, nhức nhối từ sâu bên trong, đau lan ra cả hàm và mặt…
- Răng nhạy cảm với nhiệt độ: Cảm giác ê buốt khi ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh có thể là dấu hiệu viêm tủy.
- Răng bị đau khi có lực tác động: Khi gõ chiếc thìa hoặc dụng cụ nha khoa vào răng hoặc đau khi 2 hàm chạm vào nhau thì có thể dây thần kinh ở tủy răng bị thương.
- Nhiễm trùng nướu: Các triệu chứng viêm nướu, sưng đỏ, có mủ cũng thường gặp khi tủy bị nhiễm trùng.
- Răng trở nên tối màu: Do tủy bị tổn thương, suy giảm khả năng nuôi dưỡng răng nên màu sắc của răng không trắng sáng như bình thường.
Lấy chỉ máu răng có đau không?
Lấy chỉ máu răng là một kỹ thuật nha khoa phổ biến và thường không gây đau nếu nha sĩ thực hiện thủ thuật có tay nghề cao và gây tê hiệu quả.
Để lấy chỉ máu răng, trước khi thực hiện bác sĩ cần tiêm thuốc gây tê tại chỗ để quá trình trị tủy diễn ra thuận lợi. Nếu như kỹ thuật tiêm gây tê tốt kết hợp với cơ địa người bệnh đáp ứng thuốc tê hiệu quả thì gần như trong quá trình lấy tủy sẽ không cảm nhận bị đau đơn gì.
Ngoài ra, bác sĩ lấy chỉ máu răng có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ hạn chế sai xót trong quá trình thực hiện thì thậm chí ngay cả khi hết thuốc tê, bạn cũng không bị đau. Thậm chí, lấy tủy xong, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái bởi những cơn đau do viêm tủy hành hạ bạn nay đã chấm dứt.
Lấy chỉ máu răng bao nhiêu tiền?
Chi phí lấy chỉ máu răng hay lấy tủy thường dao động từ 500.000 đ – 2.000. 000 đ tùy thuộc vào cách tính giá của từng cơ sở nha khoa và từng trường hợp điều trị cụ thể.
Các bệnh viện, phòng khám tại các thành phố lớn hay những nơi mặt bằng đắt đỏ thì giá dịch vụ nha khoa có thể sẽ cao hơn tại các tỉnh lẻ.
Mức độ khó của răng cần lấy tủy cũng ảnh hưởng nhiều tới chi phí, chẳng hạn trường hợp răng có nhiều ống tủy, răng đã từng bọc trám hoặc bọc răng sứ thì giá thành lấy tủy răng thường cao hơn.
Thời gian lấy chỉ máu răng
Lấy chỉ máu răng thường tốn khá nhiều thời gian để nha sĩ thực hiện, trung bình mỗi ca lấy tủy răng sẽ kéo dài khoảng 30 – 60 phút, tuy nhiên cũng có những trường hợp cần xử lý lâu hơn. Điều này phụ thuộc vào
Mức độ phức tạp của nhiễm trùng
Tủy răng bị tổn thương càng nghiêm trọng thì thời gian xử lý hút tủy, làm sạch ống tủy càng lâu. Hơn nữa, có những chiếc răng có hiện tượng viêm nhiễm ở chóp răng sẽ cần nhiều thời gian điều trị hơn.
Số lượng ống tủy
Các loại răng khác nhau có số lượng ống tủy khác nhau, răng càng có nhiều ống tủy thì thời gian để lấy chỉ máu răng sẽ lâu hơn răng chỉ có 1 ống tủy, cụ thể
Răng hàm là những chiếc răng lớn có thể có tới 4, 5 ống tủy nên thời gian chọc hút tủy, khử trùng và trám bít các ống tủy này diễn ra khá lâu, có thể kéo dài từ 60 – 90 phút.
Răng tiền hàm là những răng chỉ có 1 hoặc 2 chân răng nên thời gian xử lý sẽ nhanh hơn đối với răng hàm lớn. Tùy vào cấu trúc của từng chiếc răng, trung bình lấy tủy cho răng tiền hàm mất khoảng 60 phút.
Răng cửa hoặc răng nanh thường chỉ có 1 ống tủy tuy nhiên nên quy trình chữa tủy thường nhanh chóng, mất khoảng 45 – 60 phút/răng.
Tay nghề của bác sĩ
Bác sĩ có kinh nghiệm dày dặn trong việc điều trị tủy sẽ thao tác chính xác và gọn gàng giúp quá trình lấy tủy diễn ra nhanh chóng, rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân.
Quy trình lấy chỉ máu răng
Trước khi lấy chỉ máu răng
- Thăm khám và chụp X-quang: Bước thăm khám tổng quan tình hình răng miệng giúp đánh giá sơ bộ về vấn đề bệnh nhân đang gặp phải. Chụp X-quang là kỹ thuật giúp xác định tủy có bị tổn thương hay không cũng như vị trí, số lượng ống tủy cần điều trị.
- Gây tê: Sau khi làm sạch khoang miệng, bác sĩ tiêm thuốc gây tê tại chỗ để giảm đau cho bệnh nhân và giúp quá trình trị tủy diễn ra thuận lợi.
Lấy chỉ máu
- Mở ống tủy: Để tiếp cận tủy răng, bác sĩ nha khoa sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng như khoan, trâm tay để đục một lỗ trên bề mặt răng.
- Loại bỏ tủy và làm sạch: Nha sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ kim, dũa, chồi để lấy tủy bị nhiễm trùng hoặc hoại tử ra khỏi ống tủy. Chụp phim lại một lần nữa để xem tủy hỏng đã được làm sạch hết hay chưa?
- Tạo hình và định hình ống tủy: Ống tủy sau khi được làm sạch cần tạo hình lại để chuẩn bị cho quá trình trám bít.
- Trám bít ống tủy: Nha sĩ sẽ dùng các vật liệu chuyên dụng để bịt lại ống tủy và nếu có điều kiện, bạn nên bọc sứ những chiếc răng đã trị tủy để giữ răng lâu bền.
Sau khi lấy chỉ máu
- Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc giảm đau và hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng tại nhà.
- Hẹn lịch để bọc răng hoặc tái khám cho bệnh nhân.
Hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi lấy chỉ máu răng
Sau khi lấy chỉ máu răng, chúng ta cần chăm sóc răng miệng cẩn thận, kỹ càng hơn bởi răng sau khi trị tủy là sẽ bị suy yếu, giảm sức ăn nhai, dễ bị gãy rụng, vỡ mẻ hơn. Hãy thực hiện các hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau đây để bảo tồn răng tốt nhất.
Vệ sinh răng miệng:
Ở bất kỳ thời điểm nào, bạn đều cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng do vi khuẩn. Sau khi lấy chỉ máu răng, bạn có thể thực hiện các thao tác vệ sinh răng miệng một cách bình thường bao gồm:
- Chải răng nhẹ nhàng hai lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride.
- Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn, không để tình trạng vụn thức ăn thừa bám dính trên răng.
- Súc miệng thường xuyên để làm sạch khoang miệng, nên dùng loại nước súc miệng mà bác sĩ điều trị kê cho bạn.
Chế độ ăn uống:
Những chiếc răng đã bị lấy tủy sẽ dễ gặp tình trạng suy thoái, giảm độ bền chắc, răng dễ bị giòn, vỡ hoặc bong miếng trám khi gặp lực tác động mạnh. Vì vậy chúng ta cần thay đổi thói quen ăn nhai, nhai nhẹ nhàng, hạn chế đồ ăn quá cứng, dai để bảo vệ răng.
Răng đã lấy tủy vẫn có thể bị sâu, cần hạn chế các loại thức ăn quá ngọt hoặc chua để men răng không bị ăn mòn bởi vi khuẩn, ngăn chặn sâu răng tái phát.
Uống nhiều nước có lợi cho sức khỏe răng miệng, giúp miệng không bị khô, ngăn ngừa sâu răng và hôi miệng.
Xem thêm: Bị viêm tủy răng nên ăn gì kiêng gì?
Một số lưu ý khác:
Bạn cần theo dõi tình hình sức khỏe răng miệng sau khi lấy chỉ máu răng, nếu vẫn còn thấy đau nhức răng, sưng tấy, chảy máu hoặc nướu mưng mủ, cần liên hệ bác sĩ ngay để kiểm tra lại.
Tránh hút thuốc và sử dụng rượu bia bởi chúng khiến chiếc răng đã diệt tủy trở nên xỉn màu, dễ gãy rụng hơn.
Trên đây là những lời khuyên chăm sóc răng miệng hữu ích từ các chuyên gia, bạn hãy chăm chỉ áp dụng để đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi lấy chỉ máu răng.