Mắc cài pha lê và mắc cài sứ là hai loại hoàn toàn khác nhau nhưng thường gây ra sự nhầm lẫn bởi có màu sắc tương tự. Trong bài viết này cùng nha khoa Thúy Đức tìm hiểu và phân biệt hai loại mắc cài này nhé!
Mục lục
1. Mắc cài pha lê là gì? Mắc cài sứ là gì?
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp truyền thống ra đời sớm nhất. Sau nhiều năm, với những tiến bộ của ngành chỉnh nha, các loại mắc cài thẩm mỹ từ sứ và pha lê đã ra đời nâng cao trải nghiệm niềng răng cho khách hàng.
Mắc cài pha lê là loại mắc cài được làm từ chất liệu pha lê trong suốt. Mắc cài có thể kết hợp với dây cung kim loại hoặc dây cung sứ tùy theo nhu cầu của khách hàng.
Tương tự, mắc cài sứ là loại mắc cài được làm từ chất liệu sứ cao cấp kết hợp với dây cung và các loại khí cụ khác để nắn chỉnh răng.
Đọc thêm: Niềng răng mắc cài sứ có tốt không?
2. Mắc cài pha lê và mắc cài sứ khác nhau như thế nào?
Mắc cài pha lê và mắc cài sứ đều là 2 loại mắc cài được đánh giá cao về tính thẩm mỹ, hiệu quả chỉnh nha và được nhiều khách hàng lựa chọn. Để phân biệt được rõ sự khác nhau giữa 2 loại mắc cài này chúng ta cần làm rõ những vấn đề dưới đây:
2.1. Về thẩm mỹ
Nhìn chung, mắc cài sứ hay pha lê đều được lựa chọn vì có tính thẩm mỹ cao hơn mắc cài kim loại thông thường. Tuy nhiên, mắc cài pha lê được đánh giá cao hơn do được làm không màu gần như trong suốt. Trong khi đó, niềng răng mắc cài sứ được làm với màu sắc tương đồng với màu sắc của răng, vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ nhưng không cao bằng mắc cài pha lê.
Trong quá trình sử dụng, mắc cài pha lê có thể xỉn màu hơn còn mắc cài sứ thì dễ bị ố vàng nếu như khách hàng không chăm sóc, vệ sinh răng miệng tỉ mỉ.
Do có thiết kế to hơn nên mắc cài pha lê thường gây cộm vướng hơn mắc cài sứ – có cấu tạo nhỏ gọn và có góc bo tròn. Điều này cũng dẫn đến trải nghiệm khi niềng khác nhau của 2 loại mắc cài. Vì những mắc cài có thiết kế gọn gàng không chỉ cho cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái mà còn không làm môi bị nhô ra quá nhiều.
2.2. Độ bền
Cả hai loại mắc cài này đều có thể nứt vỡ nếu như xảy ra va chạm mạnh, nhưng độ bền của mắc cài sứ có thể tốt hơn, thậm chí một số loại mắc cài sứ chất lượng cao như Damon clear 2 thì có độ cứng chắc gấp nhiều lần răng thật.
2.3. Khả năng chỉnh nha
Khả năng chỉnh nha là yếu tố được nhiều người quan tâm khi nhắc đến bất cứ phương pháp niềng răng nào. Có thể nói, niềng răng mắc cài pha lê và sứ đều có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau từ dễ đến phức tạp như: răng hô, răng khấp khểnh, răng móm, chìa,…
Tuy nhiên, do chất liệu dễ vỡ nên mắc cài pha lê chỉ chịu được lực kéo nhẹ nhàng, cả mắc cài và dây cung đều tạo lực kém. Ngược lại, mắc cài sứ kết hợp với dây cung nắn răng tương đối tốt, lực kéo vừa phải nhưng đều và liên tục. Cũng chính vì lý do này, mắc cài pha lê cho hiệu quả chỉnh nha không cao bằng mắc cài sứ.
Có thể bạn quan tâm: So sánh khả năng chỉnh nha của mắc cài kim loại và sứ
2.4. Chi phí
Thông thường, mắc cài pha lê và sứ không quá chênh lệch, các loại mắc cài sứ tự đóng cao cấp có thể có giá giá nhỉnh hơn mắc cài pha lê vài triệu. Dưới đây là bảng giá chung của hai loại mắc cài này được chúng tôi cập nhật mới nhất. Mời bạn tham khảo:
STT |
Loại mắc cài | Chi phí |
1 |
Mắc cài pha lê buộc chun | 35 đến 45 triệu đồng |
2 | Mắc cài sứ buộc chun |
35 đến 40 triệu đồng |
3 | Mắc cài sứ tự đóng |
40 đến 50 triệu đồng |
3. Nên chọn mắc cài pha lê hay mắc cài sứ
Từ những thông tin mà bài viết đưa ra trên đây, có thể thấy rằng mỗi loại mắc cài đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy việc lựa chọn mắc cài pha lê hay mắc cài sứ tùy thuộc vào nhu cầu và mong muốn của từng người. Để biết bản thân phù hợp với loại mắc cài nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn kỹ càng.
4. Chăm sóc răng miệng sau niềng mắc cài pha lê và mắc cài sứ
Như đã nói ở trên, mắc cài pha lê và mắc cài sứ rất dễ bị biến đổi màu, ố vàng sau một thời gian sử dụng gây mất thẩm mỹ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do thói quen ăn nhiều thực phẩm có chứa phẩm màu, hút thuốc lá, vệ sinh răng không tốt… Để ngăn ngừa những dấu hiệu trên bạn cần thay đổi thói quen vệ sinh và ăn uống.
Vệ sinh răng để mắc cài không bị ố vàng
– Chải răng kỹ lưỡng: Bạn cần chải sạch răng 2 lần mỗi ngày, nên sử dụng bàn chải lông mềm, chải với lực nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ưu tiên lựa chọn các sản phẩm làm sạch có thành phần flour để ngăn ngừa tình trạng răng mắc cài ố vàng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ làm sạch hiệu quả hơn như: tăm nước, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ…
Đọc thêm: Cách dùng chỉ nha khoa cho người mới
– Súc miệng ngay sau khi ăn: Đây là cách tương đối hiệu quả để mắc cài luôn trắng sáng. Bạn nên súc miệng ngay sau khi dùng bữa bằng nước súc miệng. Trong trường hợp không thể mang theo nước súc miệng khi ra ngoài, bạn có thể dùng nước sạch hay nước muối sinh lý cũng rất tốt.
Chế độ ăn uống
– Không hút thuốc lá: Chất nicotin trong khói thuốc sẽ ngả sang màu vàng sau khi tiếp xúc với không khí. Chất này có thể khiến mắc cài bị ám màu rất mất thẩm mỹ. Do đó, bạn không nên hút thuốc lá để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
– Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều màu: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mắc cài bị đổi màu. Vậy nên bạn cần hạn chế các món ăn sẫm màu như: cà phê, sốt cà chua, cà ri,…
– Tránh ăn các món ăn cứng, dai, nhiều sợi: Những món ăn này thường gây bong tuột mắc cài hoặc mắc lại kẽ răng rất khó làm sạch.
Đọc thêm: Niềng răng nên ăn gì?
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Trung bình 3 – 5 tuần bạn cần đến gặp bác sĩ một lần để kiểm tra tiến độ niềng và thay đổi lực siết. Bạn nên sắp xếp thời gian đến tái khám đúng lịch và tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ trong việc chăm sóc răng miệng đồng thời thông báo kịp thời những vấn đề phát sinh.
Trên đây là những điểm khác nhau giữa mắc cài pha lê và mắc cài sứ. Nhìn chung những sự khác biệt này đều do chất liệu của 2 loại mắc cài này tạo lên. Hy vọng bài viết đã đưa đến những thông tin thú vị dành cho bạn.