Bạn có bao giờ thắc mắc những chiếc răng của chúng ta mọc lên như thế nào hay không? Chúng cũng lớn lên từ những mầm răng như những cái cây phát triển từ mầm cây. Vậy mầm răng là gì và nếu không có mầm răng sẽ ra sao? Hãy cùng nhau tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây bạn nhé!
Mục lục
Mầm răng là gì? Quá trình hình thành mầm răng
Mầm răng là khối mô có khả năng phát triển thành các bộ phận của răng. Quá trình hình thành mầm răng bắt đầu từ khi thai nhi ở tuần thứ 7 trong bụng mẹ.
Khi đó, các tế bào biểu mô trong miệng bắt đầu dày lên dọc theo xương hàm, những tế bào biểu mô này hình thành lớp mô răng có hình dạng như dải móng ngựa.
Mầm răng sữa hình thành ngay khi lớp mô răng phát triển, mỗi cung răng thường có 10 mầm răng sữa sẽ phát triển thành răng sữa sau này.
Mầm răng vĩnh viễn hình thành khi thai nhi ở tuần thứ 17 trở đi, mầm răng vĩnh viễn khi phát triển thành răng vĩnh viễn khi trẻ được 5 tuổi. Đến thời điểm mọc răng vĩnh viễn, các răng sữa sẽ dần lung lay và rụng đi và các tổ chức gốc của răng sữa cũng tiêu biến theo.
Điều gì sẽ xảy ra nếu không có mầm răng vĩnh viễn?
Như vậy, mầm răng là tiền đề quyết định có chiếc răng được mọc lên tại vị trí đó trên cung hàm hay không. Thiếu mầm răng vĩnh viễn là tình trạng một hoặc một số răng không mọc lên do bẩm sinh chứ không do chịu tác động ngoại cảnh nào.
Thiếu mầm răng vĩnh viễn có thể dẫn đến nhiều bất lợi cho sức khỏe và thẩm mỹ hàm răng của bạn, cụ thể như sau
Ảnh hưởng tới thẩm mỹ
Tình trạng thiếu mầm răng vĩnh viễn sẽ dẫn tới một số vị trí răng bị trống, không có răng mọc lên. Từ khó khiến cho hàm răng trông không được đều đặn và lộ ra các khe hở hay còn gọi là răng thưa. Vấn đề này ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới tâm lý, khiến cho người bị thiếu răng cảm thấy e ngại, tự ti mỗi khi giao tiếp với người xung quanh.
Ảnh hưởng tới khả năng nhai
Khi hàm răng bị thiếu đi một số răng tất yếu sẽ bị sai khớp cắn. Sai lệch về khớp cắn lâu ngày có thể gây ra rất nhiều vấn đề như khả năng nhai nghiền thức ăn bị kém đi, gây áp lực lên các cơ quan hệ tiêu hóa.
Nguy cơ xô lệch hàm
Do một số vị trí răng trên hàm bị trống, qua thời gian dài với áp lực ăn nhai sẽ khiến các răng còn lại bị nghiêng ngả, xô lệch so với vị trí ban đầu gây mất thẩm mỹ và sai khớp cắn.
Ảnh hưởng tới giọng nói
Việc thiếu mầm răng tạo ra một số kẽ hở, khoảng trống trong tren cung hàm, làm gián đoạn luồng khí khi phát âm. Điều này khiến âm thanh bị méo mó, ngọng nghẹt, thiếu đi sự chính xác và rõ ràng.
Dễ bị các bệnh răng miệng
Khi hàm răng có các khe hở do thiếu mầm răng vĩnh viễn, thức ăn, mảng bám sẽ dễ tích tụ lại và gây ra các bệnh răng miệng điển hình như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu…
Nguyên nhân không có mầm răng vĩnh viễn
Tình trạng không có mầm răng vĩnh viễn thường xuất phát từ một trong hai nguyên nhân là yếu tố di truyền và môi trường, hoặc cũng có thể là sự kết hợp giữa cả hai yếu tố này. Cụ thể,
- Thiếu mầm răng do di truyền xảy ra khi các thế hệ trước trong gia đình như bố mẹ, ông bà, anh chị cũng gặp phải tình trạng này.
- Những đột biến gen liên quan đến sự phát triển của răng cũng dễ gây tình trạng thiếu răng vĩnh viễn. Người bị hội chứng Down hoặc loạn sản ngoài ra có nguy cơ cao bị thiếu răng.
- Người mẹ khi mang thai bị Rubella và lây truyền sang con thì đứa trẻ sẽ dễ bị sứt môi hở hàm ếch và thiếu răng vĩnh viễn.
- Những trẻ bị bệnh phải hóa trị, xạ trị trước 8 tuổi có tỷ lệ cao bị thiếu răng.
Khắc phục tình trạng thiếu mầm răng vĩnh viễn
Điều trị chỉnh nha
Điều trị chỉnh nha hay nắn chỉnh răng là phương pháp nha khoa thẩm mỹ và điều trị hiệu quả đối với nhiều trường hợp bị các khiếm khuyết về răng và hàm như răng hô, móm, khấp khểnh…
Đối với người bị thiếu mầm răng vĩnh viễn, chỉnh nha không thể thay thế chiếc răng bị thiếu mà chỉ giúp đóng lại khoảng trống giữa hai răng, từ đó cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng. Phương pháp này rất phù hợp với người thiếu 1-2 răng tiền hàm, răng hàm và có cung hàm hẹp, răng còn lại chen chúc, lệch lạc.
Trong nhiều trường hợp khác, phương pháp chỉnh nha không thể đóng lại hoàn toàn các khoảng trống do thiếu mầm răng gây ra, nhưng nó là phương pháp hiệu quả để tạo không gian phù hợp cho điều trị cấy ghép implant hoặc bắc cầu răng sứ.
Hiện nay, nếu áp dụng phương pháp chỉnh nha, bạn có thể lựa chọn giữa đa dạng các hình thức như niềng răng mắc cài, niềng răng trong suốt. Mỗi hình thức niềng răng có những ưu, nhược điểm riêng, bạn cần tìm hiểu kỹ và lắng nghe bác sĩ tư vấn đề quyết định thực hiện.
Cấy ghép implant
Cấy ghép nha khoa là phương pháp tối ưu nhất trong các trường hợp bị mất răng, thiếu răng bẩm sinh. Phương pháp này giúp bổ sung vào vị trí răng trống trên cung hàm một chiếc răng giả nhưng độ chắc chắn và thẩm mỹ không thua kém răng thật.
Khi bị thiếu răng vĩnh viễn hoặc mất răng do chấn thương, do sâu răng hoại tử tủy… bạn nên cân nhắc cấy ghép implant càng sớm càng tốt để ngăn chặn tiêu xương cũng như vấn đề răng xô lệch do mất răng.
Để thực hiện cấy ghép implant, các chuyên gia sẽ tiến hành các thủ thuật khoan xương hàm để đặt trụ kim loại có chất liệu làm bằng titan tương thích cao và an toàn với sức khỏe. Sau bước đặt trụ, bạn cần thăm khám định kỳ để kiểm tra mức độ tích hợp xương của trụ implant, đồng thời làm mão răng thích hợp.
Sau khoảng 3 – 6 tháng nếu như trụ cấy ghép hoàn toàn tương thích với cơ thể thì bác sĩ sẽ hoàn thiện quy trình cấy ghép bằng cách gắn mão răng sứ lên trụ đã cấy.
Tìm hiểu: Cấy ghép implant tức thì khi vừa mất răng có được không?
Cầu răng sứ
Làm cầu răng sứ cũng là một trong số các lựa chọn điều trị tình trạng thiếu răng do không có mầm răng. Cầu răng sứ sử dụng những răng bên cạnh răng bị mất để làm trụ, sau đó gắn cầu răng giả bằng sứ lên trụ giúp lấp đầy khoảng trống răng do thiếu răng bẩm sinh.
Phương pháp này có thể áp dụng trong trường hợp thiếu 1 hoặc 2 chiếc răng. Cầu răng sứ cũng có ưu điểm là độ bền cao, tính chịu lực tốt và chi phí rẻ hơn nhiều so với cấy ghép implant. Hơn nữa, thời gian thực hiện làm cầu răng sứ cũng rất nhanh, chỉ mất từ 3 – 5 ngày để hoàn thiện quy trình.
Điều kiện để làm cầu răng sứ là những răng được chọn làm trụ phải là răng khỏe mạnh, nếu như bị mất răng số 7 thì răng số 8 sẽ không thể làm trụ cầu được.
Nhược điểm của phương pháp này là có tính xâm lấn, những chiếc răng làm trụ sẽ bị bào mòn để tương thích với mão răng sứ sau khi gắn lên.
Có thể bạn quan tâm: Có nên lắp răng sứ 800k không?
Răng giả tháo lắp
Răng giả là một biện pháp điều trị thiếu răng, mất răng ít xâm lấn thường được áp dụng cho người cao tuổi với đặc điểm là tiện lợi, an toàn, thẩm mỹ, dễ vệ sinh, độ bền tương đối và chi phí rẻ.
Hàm giả tháo lắp thường có khung làm bằng kim loại hoặc nhựa, nướu làm bằng nhựa và răng có thể dùng loại nhựa hoặc răng sứ. Nhìn chung, việc đeo hàm giả tháo lắp cũng có thể gây ra vướng víu, khó chịu và phương pháp này sẽ không ngăn chặn được sự tiêu xương do mất răng, thiếu răng.
Tìm hiểu: DỊCH VỤ HÀM GIẢ THÁO LẮP TẠI NHA KHOA THÚY ĐỨC
Cần làm gì khi thấy trẻ có dấu hiệu không mọc răng vĩnh viễn?
Cha mẹ cần theo dõi các mốc thời điểm mọc răng sữa của con và nên cho con đi khám nha trước khi bé tròn 1 tuổi. Nếu trẻ bị chậm hoặc không thấy mọc răng sữa, rất có thể răng vĩnh viễn cũng sẽ không mọc.
Cha mẹ cần biết rằng, không phải trẻ có răng sữa tại vị trí răng đó trên cung hàm thì chắc chắn sẽ có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế khi răng sữa rụng đi. Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu răng sữa chậm thay, ngoài 5 – 6 tuổi chưa thấy rụng răng sữa thì cha mẹ cần cho bé đi kiểm tra nha khoa sớm.
Tìm hiểu thêm: Trẻ mọc răng không đúng thứ tự có sao không?
Các kỹ thuật nha khoa sẽ giúp phát hiện trẻ liệu có bị thiếu mầm răng vĩnh viễn hay không, hoặc mầm răng bị mọc lệch, mọc ngầm trong xương hàm. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp.
Trên đây là những kiến thức hữu ích liên quan đến mầm răng và vấn đề thiếu răng vĩnh viễn do không có mầm răng. Đây là vấn đề răng miệng cần được phát hiện từ khi còn nhỏ và xử lý kịp thời, hạn chế hậu quả trong tương lai. Vì thế, các bậc cha mẹ cần quan tâm, theo dõi sát sao quá trình mọc răng của trẻ và không bỏ qua việc khám nha khoa định kỳ cho bé,