Tình trạng mảng bám đen trên răng là một trong những dấu báo hiệu sức khỏe răng miệng đang không ổn. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra các mảng bám đen trên răng và cách khắc phục chúng trong bài viết sau:
Mảng bám đen trên răng là do đâu?
Vôi răng bám dính lâu ngày
Vôi răng hay cao răng là vấn đề răng miệng phổ biến. Ban đầu, cao răng được hình thành từ các mảng bám. Trong quá trình chúng ta ăn uống, thức ăn thừa kết hợp với nước bọt và vi khuẩn sẽ tạo thành một lớp màng trắng đục bám trên bề mặt răng gọi là mảng bám. Nếu không được làm sạch thường xuyên, mảng bám sẽ bị vôi hóa thành cao răng cứng chắc và khó làm sạch bằng cách vệ sinh thông thường.
Cao răng thường có màu vàng nhạt, tuy nhiên cao răng càng để lâu ngày càng ngả màu sang các màu vàng nâu, nâu đen. Vì thế nếu bạn thấy trên răng xuất hiện các mảng bám màu đen trên răng thì đây có thể là các mảng cao răng lâu ngày chưa được loại bỏ.
Cao răng huyết thanh
Cao răng huyết thanh là tình trạng cao răng nghiêm trọng khi chúng đã ăn sâu xuống dưới nướu, gây viêm nướu. Nướu răng bị tổn thương do viêm, chảy máu và ngấm vào cao răng khiến chúng có màu nâu đậm, nâu đen hoặc đỏ đen. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến răng có các mảng màu đen trông khó chịu và không thể làm sạch bằng cách chải răng hằng ngày.
Thói quen hút thuốc lá
Thuốc lá chứa chất nicotin khiến cao răng trên bề mặt răng chuyển sang màu đen. Đó là lý do mà hầu hết những người hút thuốc lá thường xuyên thường có hàm răng xỉn màu, nâu đen.
Ăn uống các thực phẩm đậm màu
Việc tiêu thụ nhiều một số loại thực phẩm đậm màu có thể khiến răng xỉn màu, vàng ố hoặc đen răng như cà phê, trà đen…
Các mảng bám đen trên răng gây ra ảnh hưởng gì?
Ảnh hưởng tới tâm lý khi giao tiếp
Những mảng bám màu đen xấu xí gây ảnh hưởng trước hết là tới ngoại hình của bạn. Chắc hẳn không ai trong chúng ta muốn ghi lại ấn tượng trong mắt người đối diện bằng nụ cười với hàm răng xỉn màu, nhiều vết nâu đen.
Hơn nữa, tình trạng răng có mảng bám và cao răng còn gây hôi miệng bởi đó là nơi trú ngụ của các vi khuẩn tạo mùi khó chịu trong khoang miệng.
Nguy cơ gây ra bệnh lý răng miệng
Tiếp theo cần xem xét các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi gặp phải tình trạng mảng bám đen trên răng. Răng bị nâu đen, xỉn màu do cao răng bám dính lâu ngày thường tiềm ẩn những nguy cơ bệnh lý răng miệng nguy hại như:
Sâu răng: Cao răng là nơi trú ẩn của vi khuẩn gây sâu răng. Các vi khuẩn này lên men đường trong thức ăn tạo thành axit khiến cho men răng bị bào mòn. Từ đó tạo điều kiện cho chính các vi khuẩn này xâm nhập vào các lớp bên trong gây sâu răng.
Viêm nướu và viêm nha chu: Cao răng thường bám chắc ở kẽ răng, chân răng và ăn sâu xuống nướu, khi đó vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây viêm nướu. Tình trạng viêm nướu nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn tới viêm nha chu do nướu bị nhiễm trùng nặng. Viêm nha chu khiến cho tổ chức quanh răng suy yếu và kém nâng đỡ gây mất răng.
Làm thế nào để loại bỏ mảng bám đen trên răng?
Khi bạn thấy trên răng xuất hiện những mảng màu đen thì đa phần các trường hợp này là do tình trạng vôi răng vôi hóa lâu ngày. Chính vì thế dù bạn có ra sức cọ chải khi đánh răng thì những mảng bám đen này vẫn không mất đi. Hãy cân nhắc một số phương án xử lý các mảng bám đen sau đây để khôi phục hàm răng trắng sáng và nụ cười tự tin bạn nhé!
Điều trị nha khoa
Đối với tình trạng vôi răng bám dính khiến răng bị đen, ố vàng thì việc tìm đến nha sĩ để lấy cao răng là phương pháp hiệu quả nhất. Nhất là các trường hợp cao răng bị đen và đã gây ra các bệnh lý răng miệng khác thì càng cần phải thăm khám và điều trị nha khoa.
Bạn hãy lựa chọn một cơ sở điều trị nha khoa uy tín với nha sĩ có tay nghề cao để lấy cao răng an toàn. Tùy vào kỹ thuật lấy cao răng ở từng cơ sở sẽ có các cách lấy cao răng khác nhau như dùng dụng cụ truyền thống hoặc dùng máy siêu âm.
Việc lấy cao răng định kỳ nên được thực hiện 6 tháng/lần hoặc 3 tháng đối với người có nhiều cao răng. Những người đang bị viêm nướu nghiêm trọng, viêm nha chu, viêm tủy cấp, bệnh nhân sốt xuất huyết, máu khó đông, bệnh động kinh… thì không được chỉ định lấy cao răng.
Loại bỏ mảng bám và ngăn ngừa cao răng tại nhà
Cao răng có thể hình thành và dày chắc lên mỗi ngày nên không đợi đến kỳ đi lấy cao răng, bạn có thể ngăn ngừa chúng bằng việc vệ sinh và chăm sóc răng hàng ngày. Những lời khuyên sau đây sẽ hữu ích cho bạn:
- Dùng tăm nước để lấy đi các mảnh vụn thức ăn thừa, hạn chế chúng tích tụ và tạo thành mảng bám răng cũng như sản sinh ra vi khuẩn trong khoang miệng. Đây là một dụng cụ vệ sinh răng miệng đang rất được ưa chuộng hiện nay.
- Hãy thử xỉa răng bằng tăm chỉ nha khoa thay vì tăm tre truyền thống, dụng cụ này rất hiệu quả trong việc lấy đi thức ăn dư thừa trên răng ngay cả những vị trí khó làm sạch nhất.
- Thường xuyên dùng nước súc miệng kháng khuẩn hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn, chống hôi miệng.
- Chải răng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ giúp ngăn chặn sự hình thành của mảng bám và cao răng.
- Dùng kem đánh răng chứa fluoride để trám đầy các lỗ li ti trên bề mặt răng có nguy cơ gây sâu răng.
- Bàn chải điện là một lựa chọn thích hợp để loại bỏ mảng bám và cao răng. Với độ rung siêu âm bàn chải điện giúp làm sạch sâu và bong tróc cao răng, mảng bám hiệu quả.
Tham khảo: Một số dụng cụ vệ sinh răng miệng có tại nha khoa Thúy Đức
Những loại thức ăn chứa nhiều tinh bột và đường tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn giải phóng ra axit có hại cho răng. Tất nhiên bạn không cần kiêng hoàn toàn các thức ăn này mà chỉ cần giảm mức độ tiêu thụ và tích cực uống nước trong và sau bữa ăn.
Ngưng hút thuốc: Hút thuốc là thói quen không chỉ khiến răng bị đen, xỉn màu mà còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tác nhân gây ra các bệnh lý phổi, tim mạch, ung thư… Chính vì vậy, chúng ta nên dần từ bỏ thói quen hút thuốc để bảo vệ sức khỏe răng miệng và cơ thể.
Một số mẹo xử lý mảng bám đen trên răng tại nhà
Trong quá trình chăm sóc răng miệng tại nhà hàng ngày, bạn cũng có thể áp dụng một số cách đơn giản để làm trắng răng, phòng ngừa và loại bỏ mảng bám trên răng sau đây:
Đánh răng với baking soda
Chỉ cần rắc thêm một chút bột baking soda lên bàn chải chứa kem đánh răng và chà nhẹ lên răng trong 5 phút là bạn đã có ngay hàm răng sạch sẽ, sáng bóng và hết mảng bám.
Súc miệng với giấm trắng
Giấm trắng không chỉ được dùng làm nguyên liệu nấu ăn mà còn giúp tẩy trắng răng, làm sạch mảng bám rất hiệu quả. Dùng giấm trắng để súc miệng bằng cách pha loãng khoảng 2 thìa giấm trắng với 1 cốc nước ấm rồi súc miệng sau mỗi lần đánh răng.
Ngậm dầu dừa
Dầu dừa có tính chất kháng khuẩn chống viêm giúp loại trừ vi khuẩn gây ra mảng bám và cao răng. Ngậm dầu dừa trong miệng khoảng 5 – 10 phút mỗi buổi sáng là cách để nâng cao sức khỏe răng miệng, chống viêm nướu và giảm hình thành mảng bám.
Như vậy chúng tôi đã cung cấp các thông tin về tình trạng mảng bám đen trên răng và hướng dẫn cách để xử lý chúng. Hãy tham khảo và áp dụng ngay để có một hàm răng trắng sáng như mong đợi bạn nhé!