Có nhiều lý do khiến tình trạng mất răng có thể xảy ra, từ tai nạn đến việc chăm sóc răng miệng không tốt. Mất răng có thể có tác động sâu rộng, bao gồm các vấn đề về răng miệng, các vấn đề sức khỏe tổng quát và sự mất tự tin có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta. Hãy cùng Nha Khoa Thuý Đức 8 hậu quả của việc mất răng và cách khắc phục khi bị mất răng qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Mất răng gây ảnh hưởng gì?
1. Ảnh hưởng đến những chiếc răng khác
Bất kể chiếc răng bị mất ở vị trí nào, khi răng bị mất mà không được điều trị sẽ làm ảnh hưởng đến các răng còn lại. Bình thường, các chiếc răng có tác dụng nâng đỡ cho nhau, tạo nên sự liên kết giữa các răng giúp trải đều lực nhai. Khi răng bị mất, răng bên cạnh sẽ mất đi lực nâng đỡ và chúng sẽ bắt đầu có chiều hướng di chuyển theo hướng khoảng trống. Răng bị dịch chuyển làm cản trở hoạt động nhai và là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loạn năng thái dương hàm, gây ra những cơn đau nhức vùng thái dương.
Theo thời gian, sự thay đổi này không chỉ làm hỏng vẻ ngoài nụ cười của bạn mà còn tạo ra vô số các tai biến về răng miệng bao gồm:
- Khoảng trống mới giữa các răng khác của bạn làm cho thức ăn dư thừa dễ mắc vào kẽ răng, làm bẫy vi khuẩn tích tụ và phát triển, dẫn đến sâu răng và bệnh nướu răng. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến mất răng và tiêu xương.
- Nướu bị tụt lại khi răng dịch chuyển dẫn đến đau nhức răng và tệ hơn, chân răng có thể bị ảnh hưởng làm xô lệch và có thể dẫn đến mất răng nhiều hơn.
- Việc nhai trở nên vụng về và khó khăn hơn, có thể gây mòn sớm và khi nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn nếu bạn không thể ăn những thực phẩm lành mạnh.
2. Khó khăn trong việc ăn uống
- Lực nhai giảm sút: Người bị mất răng gặp khó khăn rất lớn trong việc cắn xé, nghiền nhỏ thức ăn. Do đó, sẽ hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa như dạ dày, rối loạn tiêu hóa….
- Ảnh hưởng đến sở thích và thú vui ăn uống: Người mất răng bắt buộc phải chọn những thức ăn mềm hoặc vụn để dễ cắn xé, nghiền nhỏ thức ăn hơn. Những thức ăn này đôi khi không nằm trong sở thích của họ dẫn đến việc không hợp khẩu vị, gây ra tình trạng chán ăn, sụt cân, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe cơ thể.
3. Các vấn đề về xương hàm
Mất răng gây ra các vấn đề với xương hàm vì nó làm giảm lượng kích thích tạo ra khi thực hiện hành động nhai và cắn. Kích thích là cần thiết để duy trì mật độ xương và kích thước của xương khỏe mạnh.
Khi răng không được thay thế tức là lực tác động không còn sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương răng. Trong trường hợp mất răng lâu năm mà không được thay thế sẽ khiến cho tình trạng tiêu xương trở nên nghiêm trọng, khả năng phục hồi răng mới sẽ khó khăn hơn. Khi này, nếu muốn phục hồi răng bác sĩ sẽ buộc phải tiến hành phẫu thuật ghép xương mới có thể thực hiện được.
4. Các vấn đề về mô mềm
Khi bị mất xương, bạn cũng có thể bị giảm mô nướu. Điều này có xu hướng gây ra các điểm đau nhức, đặc biệt là nếu bạn đeo răng giả. Ngay cả lưỡi của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt nếu bạn bị mất tất cả các răng. Lưỡi sẽ to ra để lấp đầy khoảng trống của răng bị mất.
5. Những thay đổi về ngoại hình trên khuôn mặt
Cả tình trạng tiêu xương và sự dịch chuyển của răng do mất răng đều có thể ảnh hưởng đến diện mạo khuôn mặt của bạn. Trên thực tế, mất răng sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa da mặt, khiến bạn trông già đi 10 tuổi.
Xương hàm có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Khi xương hàm bị tiêu do mất răng lâu ngày, hai má sẽ hóp vào, da mặt chảy xệ, vùng da xung quanh miệng xuất hiện nếp nhăn làm cho khuôn mặt trông già đi rất nhiều so với tuổi thật.
Khi bị mất răng, khuôn mặt sẽ giảm chiều cao do chiều cao của xương giảm. Bạn sẽ bắt đầu thấy những thay đổi có thể bao gồm:
- Thay đổi góc môi, làm sâu các đường dọc trên môi của bạn
- Cằm bị di chuyển về phía trước
- Xuất hiện nhiều nếp nhăn
- Môi mỏng
- Làm sâu các đường dọc dọc sống mũi
- Mũi trông bị to hơn
6. Gây mất thẩm mỹ
Nếu răng mất ở vị trí khó nhìn thấy như răng hàm, người mất răng sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể về thẩm mỹ. Tuy nhiên, đối với các vị trí dễ nhìn thấy như răng cửa, việc tồn tại một khoảng trống lớn trên miệng khi cười, nói sẽ khiến người mất răng ngại ngùng, thiếu tự tin và hạn chế giao tiếp. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc.
7. Các vấn đề sức khỏe chung
Mất răng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe liên quan đến chế độ ăn uống kém do hiệu suất ăn nhai thấp hơn. Các vấn đề sức khỏe là kết quả của việc ăn ít trái cây và rau quả, thực phẩm nhiều chất xơ và ít vitamin A.
Những người mang răng giả thường có mức độ hấp thụ thuốc cao hơn – chẳng hạn như thuốc điều trị rối loạn dạ dày và ruột – do giảm tiêu thụ thực phẩm nhiều chất xơ cần thiết cho sức khỏe dạ dày và ruột. Điều này dẫn đến tiêu hóa không đúng cách và hấp thụ chất dinh dưỡng kém.
Tất cả những vấn đề này có thể dẫn đến tuổi thọ bị rút ngắn và tăng nguy cơ sức khỏe tổng thể kém. Các nghiên cứu đã liên kết bệnh răng miệng do mất răng với việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc mạch máu.
8. Ảnh hưởng tâm lý
Ngay cả khi bạn có một bộ răng giả một phần hoặc toàn bộ để thay thế răng và khôi phục lại nụ cười của bạn, bạn vẫn có thể cảm nhận được những ảnh hưởng tâm lý của việc mất răng. Những cảm giác này có thể gây ra lo lắng và ảnh hưởng đến đời sống xã hội của bạn.
Làm gì khi bị mất răng?
Bất kể nguyên nhân khiến răng bị mất là gì, nếu bạn đang tìm cách thay thế một chiếc răng đã mất hoặc điều chỉnh diện mạo tổng thể của miệng, thì vẫn có những phương pháp điều trị khác nhau.
Dưới đây là một số lựa chọn để thay thế răng bị mất, cũng như ưu nhược điểm của 3 phương pháp làm răng giả phố biến nhất hiện nay.
1. Hàm giả có thể tháo lắp
Đây là phương pháp phục hình răng có thể áp dụng cho cả trường hợp bị mất một hoặc vài răng hoặc toàn bộ hàm răng. Phương pháp này là chế tác một hàm giả có phần mô nướu và răng gắn trực tiếp lên nướu. Mô nướu có cấu tạo từ những hợp chất đặc biệt sao cho giống với nướu thật nhất. Phần răng được làm từ sứ hoặc kim loại đều đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Hàm giả tháo lắp gồm có 2 loại là hàm giả bán phần và hàm giả toàn phần.
- Hàm giả bán phần: Gồm một khung kim loại làm từ titan, hai bên có các mối nối giúp cố định hàm, trên nền răng sẽ có răng nhựa hoặc răng sứ.
- Hàm giả toàn phần: Nền được làm từ Acrylic, màu hồng nhạt gần giống như màu thật của nướu. Hàm này sử dụng cho các đối tượng bị mất toàn bộ răng như người cao tuổi.
Ưu điểm của hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp được làm bằng chất liệu an toàn, không gây kích ứng nướu hoặc tác dụng phụ. Hàm dễ tháo lắp và giống với răng thật đồng thời cũng đảm bảo chức năng nhai như thật. Phương pháp này ít tốn kém, dễ sửa chữa và thay thế hơn so với các lựa chọn thay thế răng khác.
Nhược điểm của hàm giả tháo lắp
- Dễ bị rơi rớt, tuột ra sau 1 thời gian sử dụng
- Khi ăn hoặc khi nói chuyện có thể làm cho móc của hàm giả dễ bị lộ ra ngoài gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
- Ăn nhai yếu, răng dễ vỡ biến dạng khi ăn đồ cứng, việc phục hồi ăn nhai chỉ đạt 40-60% nên vẫn phải ăn thức ăn mềm, nhỏ, dễ cắn xé.
- Không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương bởi nó không thay thế được phần chân răng
- Sử dụng lâu ngày sẽ tác động lực liên tục lên nướu chỗ mất răng gây sưng nướu, kích ứng.
- Bất tiện do thảo vệ sinh sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Bạn cần vệ sinh hàm răng giả thường xuyên, đúng cách, sử dụng bàn chải lông mềm, khi ngủ phải ngâm hàm giả trong dung dịch nước muối
- Hàm giả tháo lắp có tuổi thọ ngắn, sau 3 – 5 năm sẽ phải làm lại từ đầu.
2. Phương pháp làm cầu răng sứ
Làm cầu răng sứ là phương án thay thế răng hiệu quả nếu bạn bị mất một hoặc nhiều răng trong cùng một khu vực. Phương pháp này ra đời sẽ giúp hạn chế được một số nhược điểm của hàm tháo lắp. Làm cầu răng sứ về bản chất là cầu nối khoảng trống do mất răng bằng cách sử dụng một bộ phận phục hình răng.
Phương pháp này lấy nền tảng từ kỹ thuật bọc răng sứ thẩm mỹ bằng cách mài 2 chiếc răng thật kế cận răng bị mất (bác sĩ sẽ đo tỉ lệ răng cẩn thận để đảm bảo răng được mài đủ, tránh mòn men răng và tổn thương tủy răng) để làm trụ nâng đỡ cho dãy cầu sứ. Dãy cầu sứ này gồm có nhiều răng sứ được chế tác dính liền nhau sau đó đặt cố định trên 2 trụ răng thật.
Ưu điểm của làm cầu răng sứ
Cầu răng có lợi vì chúng có cảm giác và trông giống như răng tự nhiên tạo nên tính thẩm mỹ cao, chức năng nhai tốt hơn hàm tháo lắp. Chi phí thường rẻ hơn so với cấy ghép nha khoa.
Nhược điểm của làm cầu răng sứ
- Có thể khó làm sạch xung quanh răng bên dưới cầu răng.
- Cầu răng liên quan đến việc thay đổi các răng hiện có. Ngoài ra, một cầu răng kém khít có thể dần dần làm hỏng các răng liền kề theo thời gian.
- Mảng bám và vi khuẩn có thể ngấm vào bên dưới cầu răng, gây sâu răng hoặc nhiễm trùng.
- Nếu răng bị mất là răng cửa, răng nanh và răng hàm trong cùng sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện
- Không ngăn chặn được việc tiêu xương hàm bởi chỉ phục hình được thân răng trên chứ không có chân răng
- Nếu ăn phải đồ ăn cứng dễ gây sứt mẻ răng sứ
- Sau 1 thời gian trụ răng hai bên sẽ bị suy yếu lúc này cần phải phục hình lại răng bằng phương pháp khác
- Tuổi thọ răng ngắn chỉ từ 7 – 10 năm
3. Cấy ghép nha khoa implant
Cấy ghép nha khoa là một lựa chọn khi bạn cần thay thế một chiếc răng hoặc khi bạn mất nhiều răng ở các vùng khác nhau trong miệng. Đây là phương pháp trồng răng giả hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này giúp phục hồi khả năng ăn nhai và thẩm mỹ gần y như răng thật
Khi thực hiện phương pháp, bác sĩ sẽ phẫu thuật gắn một trụ chân răng giả bằng titanium vào bên trong của xương hàm. Sau đó, một chiếc răng thay thế sẽ được gắn vào implant và tạo ra độ bám vững chắc cho các răng nhân tạo ở bên trên.
Ưu điểm của cấy ghép nha khoa implant
- Ưu điểm lớn nhất là răng thay thế giống răng tự nhiên và có thể tồn tại hàng chục năm và có thể là trọn đời nếu biết cách chăm sóc.
- Một ưu điểm khác của cấy ghép implant là các răng lân cận không cần phải mài mòn (như với cầu răng), vì vậy phần còn lại của răng của bạn sẽ vẫn còn nguyên vẹn.
- Phục hồi hoàn toàn khả năng ăn nhai như răng thật
- Tỉ lệ thành công đạt từ 96-100%
- Đạt tính thẩm mỹ cao nhất
- Ngăn chặn hiệu quả tình trạng tiêu xương, hạn chế tối đa các bệnh lý về răng miệng
Nhược điểm của cấy ghép nha khoa implant
- Đây là một thủ tục phẫu thuật, vì vậy bạn sẽ cần có sức khỏe thể chất tốt để phẫu thuật và phục hồi. Thêm vào đó, quá trình chữa bệnh có thể mất vài tháng.
- Nha sĩ của bạn sẽ không gắn răng thay thế cho đến khi việc cấy ghép răng hoàn toàn lành lại.
- Ngoài ra, cấy ghép răng có xu hướng đắt hơn các lựa chọn thay thế khác cho một chiếc răng bị mất.
Trong các phương pháp trên thì cấy răng implant mang đến hiệu quả điều trị cao nhất. Tuy nhiên bạn phải tìm được địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng bởi đây là kỹ thuật đòi hỏi trình độ cao, trang thiết bị hiện đại.
Xem thêm: Mất răng vĩnh viễn không trồng lại có sao không?
Mất răng nguyên hàm nên cấy implant hay hàm tháo lắp?
Nha khoa Thúy Đức- Địa chỉ trồng răng giả uy tín nhất
Với kinh nghiệm hơn 18 năm trong nghề, Nha khoa Thúy Đức được đánh giá là một trong những địa chỉ khắc phục tình trạng mất răng hiệu quả. Tại đây, khách hàng có thể lựa chọn đầy đủ các dịch vụ dù muốn sử dụng hàm tháo lắp, làm cầu răng sứ hay cấy răng implant hiện đại.
Trước tiên phải khẳng định, đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa Thúy Đức đều là người có kiến thức và kinh nghiệm dày dặn.
Cơ sở vật chất hiện đại tại Nha khoa Thúy Đức
Trong thời đại 4.0 thì khoa học kỹ thuật hiện đại đóng vai trò quan trọng nhất. Hiểu rõ điều đó nên tại Nha khoa Thúy Đức liên tục cập nhật trang thiết bị mới nhất trên thế giới. Trong đó phải kể đến: máy quét dấu răng toàn hàm iTero 5D có thể nhìn thấy cả hàm răng của bạn trong tương lai, hay máy chụp X-quang VATECH Pax-i, máy nhổ răng siêu âm Piezotome, máy cắm implant Dentium ICT, máy điều trị tủy EndoMatic, máy tẩy trắng răng X-Brite…với chức năng hỗ trợ và giúp điều trị các bệnh về răng cho bệnh nhân một cách triệt để nhất.
Đa dạng các dịch vụ trồng răng giả
Hiện nay tại Nha khoa Thúy Đức có đầy đủ cả 3 phương pháp trồng răng giả như:
- Hàm tháo lắp
- Làm cầu răng sứ
- Cấy implant
Trong đó, đặc biệt công nghệ trồng răng implant được đánh giá là hiện đại nhất khi sử dụng các loại trụ hàng đầu trên thế giới. Đó là:
– Trụ Nobel Biocare- Thụy Sĩ: chế tác kiểu mới với kỹ thuật xử lý bề mặt theo hình xoắn, phủ bên ngoài là lớp màng sinh học giúp quá trình tích hợp diễn ra nhanh chóng chỉ khoảng 1 tháng.
– Trụ Dentium (Hàn Quốc): tuổi thọ của trụ Dentinum cũng không kém so với các trụ có xuất xứ từ châu Âu, có thể dùng trọn đời nếu cấy ghép đúng kỹ thuật và chế độ chăm sóc răng miệng tốt.
Nếu không may xảy ra tình trạng mất răng và muốn tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín nhất, hãy đến với Thúy Đức. Sở hữu đầy đủ những yếu tố quan trọng nhất từ đội ngũ bác sĩ đến cơ sở vật chất hiện đại, chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến kết quả tuyệt vời nhất.
Xem thêm: Mất răng hàm lâu năm có thể cấy ghép implant không?