Sau khi bị mất răng vĩnh viễn bạn cần trồng lại răng càng sớm càng tốt. Bởi nếu để quá lâu sẽ làm cho xương hàm bị tiêu biến, hóp má, ảnh hưởng tới các răng thật khác. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới xô lệch toàn hàm.
Mục lục
Mất răng không trồng lại có sao không?
Rất nhiều người sau khi bị mất răng đều có chung thắc mắc “Không trồng lại răng có sao không?” “Có cần trồng lại ngay không? Có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?”,… Câu là trả lời là phải trồng lại và trồng càng sớm càng tốt. Chỉ trừ trường hợp phải nhổ răng khôn do tai nạn, răng sâu,… thì không cần trồng lại. Còn với tất cả các răng khác đều cần trồng, bởi vai trò của chúng đều rất quan trọng.
Mất răng sau khi trồng sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng:
Làm ảnh hưởng tới quá trình ăn nhai
Mỗi một chiếc răng sẽ có vai trò và nhiệm vụ riêng như cắn xé và nghiền nhỏ thức ăn. Khi răng bị mất sẽ không còn lực để cắn hay xé nhỏ thức ăn. Lúc này thức ăn chưa được nghiền nhỏ đã xuống dạ dày sẽ làm tăng áp lực cho dạ dày, lâu dần ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Ảnh hưởng tới thẩm mỹ
Khi bị mất răng, đặc biệt với các răng ở vị trí răng cửa sẽ khiến bạn bị tự ti trong quá trình giao tiếp, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, khi bị mất một chiếc răng có thể khiến cho các răng khác bị nghiêng ngả, xô lệch trên cung hàm. Nụ cười bị mất đi tính thẩm mỹ.
Gây tiêu xương hàm, lão hóa sớm
Phần xương hàm của chúng ta phát triển nhờ có lực kích thích trong quá trình ăn nhai. Tuy nhiên khi răng bị mất đi, lực tác động không còn dẫn tới xương hàm cũng dần dần bị tiêu đi.
Xương hàm bị tiêu quá nhiều làm cho má bị hóp lại, da mặt trở nên nhăn nheo, lão hóa sớm, già trước tuổi. Khuôn mặt sẽ bị mất thẩm mỹ.
Có thể bị mắc các bệnh răng miệng khác
Sau khi bị mất răng, trên cung hàm sẽ xuất hiện một khoảng trống. Điều này khiến vụn thức ăn dễ bị kẹt lại từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Sau một thời gian dài sẽ gây nên các bệnh như viêm nha chu, viêm nướu,… thậm chí có thể làm mất các răng bên cạnh.
Khi nào cần phải nhổ răng?
Khi đến độ tuổi trưởng thành, răng sữa của chúng ta sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Những chiếc răng này sẽ tồn tại đến cuối đời. Nếu bị mất đi sẽ không thể thay thế bằng các răng khác.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới răng bị hư hại cần nhổ bổ như: Chế độ chăm sóc răng miệng không đúng cách, có nhiều bệnh lý răng miệng, tuổi tác, tai nạn,… Những nguyên nhân này làm cho răng bị yếu, lung lay và thậm chí rụng đi. Nếu răng của bạn đang gặp phải một trong những vấn đề trên thì bạn nên nhổ bỏ và trồng lại răng mới.
Sau khi nhổ răng bao lâu cần trồng lại răng mới?
Nhổ răng sau bao lâu cần trồng lại phụ thuộc vào những yếu tố sau: Mức độ lành thương sau khi nhổ răng, phương pháp trồng lại răng cũng như tình trạng răng miệng của người bị mất răng. Để biết chính xác nhất cho tình trạng của mình bạn nên tới địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám cụ thể.
Thông thường, vết nhổ răng sẽ cần từ 3 – 6 tháng để lành hẳn. Với những trường hợp người lớn tuổi hoặc người có cơ địa yếu thì thời gian lành thương có thể sẽ lâu hơn.
Nếu sử dụng phương pháp làm hàm giả tháo lắp hoặc bắc cầu răng sứ thì sẽ cần khoảng 3 tháng sau khi nhổ răng để phục hồi. Riêng với cấy ghép implant, bạn có thể cấy ghép ngay sau khi vừa nhổ răng nếu bạn có sức khỏe tốt và chất lượng xương hàm cho phép. Với trường hợp đã nhổ răng trước đó, nên chờ cho vết thương lành hẳn rồi mới tiến hành trồng răng implant.
Các phương pháp trồng răng giả phổ biến nhất hiện nay
Sau khi bị mất răng vĩnh viễn, có rất nhiều phương pháp phục hình răng. Dưới đây là 3 phương pháp phổ biến nhất và được nhiều người lựa chọn.
Phương pháp hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp có cấu tạo gồm một nền hàm hoặc một hàm khung làm từ chất liệu Titan hoặc kim loại. Bên trên là răng giả làm từ sứ hoặc nhựa. Phương pháp này giúp phục hồi lại chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ hiệu quả, đặc biệt trong trường hợp bị mất răng toàn hàm.
Ưu điểm:
- Thời gian phục hình nhanh chóng, chi phí thấp
- Dễ dàng tháo ra vệ sinh hàng ngày
Nhược điểm:
- Tuổi thọ thấp, chỉ từ 3 – 5 năm
- Bị hạn chế khi ăn các loại thực phẩm cứng hoặc dai, bởi không cẩn thận rất dễ làm hàm giả rơi ra ngoài
- Không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm
- Sau một thời gian sử dụng có thể ảnh hưởng tới các răng xung quanh và có thể thay đổi cấu trúc khuôn mặt
Phương pháp làm cầu răng sứ
Là phương pháp khôi phục răng đã mất bằng cách mài nhỏ 2 răng thật ở bên cạnh răng mất. Sau đó sử dụng một cầu răng gồm có 3 mão sứ gắn lên trên. Răng sứ ở giữa sẽ thay thế cho răng bị mất, 2 răng sứ còn lại gắn lên 2 răng kế cận để làm trụ đỡ cho cầu răng.
Ưu điểm:
- Khôi phục khả năng ăn nhai tốt hơn hàm giả tháo lắp
- Răng được cố định chắc chắn hơn
Nhược điểm:
- Bắt buộc phải mài 2 răng thật chắc khỏe ở bên cạnh để làm răng trụ. Vì thế hai răng này sẽ bị yếu đi. Nếu bác sĩ có tay nghề không tốt có thể làm hỏng cả răng thật lẫn răng giả.
- Thời gian sử dụng ngắn, chỉ từ 7 – 10 năm
- Không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm
Phương pháp cấy ghép implant
Được đánh giá là phương pháp phục hình răng mất đạt hiệu quả tốt nhất và được tin tưởng lựa chọn nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ tiến hành cấy trụ kim loại vào xương hàm để làm chân răng giả thay thế cho răng đã mất. Sau đó gắn mão răng sứ lên trên tạo thành một chiếc răng y như răng thật.
Ưu điểm:
- Khôi phục khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ y như răng thật
- Trồng một lần sử dụng trọn đời, tiết kiệm chi phí một cách tối đa
- Ngăn ngừa tiêu xương hàm hiệu quả
- Ăn uống thoải mái, không cần kiêng khem
Trồng răng implant tại Nha khoa Thúy Đức
Dựa trên ưu nhược điểm của 3 phương pháp, có thể thấy trồng răng implant được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất trong việc khắc phục tình trạng mất răng. Vậy trồng răng ở đâu an toàn, hiệu quả cao?
Nha khoa Thúy Đức là địa chỉ nha khoa đã có 16 năm hoạt động, được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Tại sao nên trồng răng tại Thúy Đức, các bạn có thể tham khảo những lý do dưới đây nhé!
Được điều trị trực tiếp bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Tuấn
BS Nguyễn Thanh Tuấn tốt nghiệp khoa Răng – Hàm – Mặt Đại học Y Hà Nội, 8 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý răng miệng: Cấy ghép implant, bọc răng sứ, nhổ răng khôn, điều trị tuỷ,…
Mỗi năm, bác sĩ Tuấn thực hiện trung bình:
- 200 ca cấy ghép implant
- 300 ca bọc răng sứ
- 6500 ca răng khôn từ khó đến phức tạp
- Và hàng ngàn ca điều trị tuỷ, nha chu,..
BS Tuấn cho rằng, mỗi ca điều trị răng cho bệnh nhân với anh không chỉ là giúp họ đỡ đau đớn mà hơn thế là mong muốn mang lại nụ cười thật đẹp, thật khỏe mạnh.
Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại
- Máy chụp X – quang Vatch Pax-i, máy CT Cone Beam, máy nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome, máy điều trị tủy Endomatic
- Máy cắm implant Dentium ICT
- Là nha khoa đầu tiên tại ĐNA sở hữu máy quét dấu răng iTero 5D hiện đại nhất thế giới, cho kết quả chỉ sau 60s đồng thời phát hiện nhanh chóng các bệnh lý về răng miệng.
- Sử dụng công nghệ implant chính hãng Dentium của Hàn và Straumann của Thụy Sĩ
Trang thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại: máy cắm implant Dentium ICT, máy điều trị tủy Endo Matic,… - Quy trình cấy ghép được thực hiện trong phòng vô trùng với các trang thiết bị hiện đại.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
- Chăm sóc trước, trong, sau quá trình cắm implant
- Hướng dẫn tận tình cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng, nhắn tin nhắc nhở lịch tái khám
- Vừa lòng khách đến, hài lòng khách đi
Mất răng vĩnh viễn nếu không được trồng lại sau một thời gian có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng như tiêu xương, lão hóa sớm, xô lệch hàm, ảnh hưởng hệ tiêu hóa,… Chính vì vậy ngay sau khi mất răng bạn cần trồng lại càng sớm càng tốt để đảm bảo hàm răng luôn khỏe mạnh và không làm mất thẩm mỹ gương mặt, nụ cười. Để biết cụ thể về tình trạng của mình, các bạn hãy tới trực tiếp nha khoa để được thăm khám và tư vấn bởi các bác sĩ có chuyên môn. Chúc bạn luôn có hàm răng khỏe mạnh.