Chảy máu sau khi nhổ răng là hiện tượng bình thường nhưng nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy, làm thế nào để cầm máu nhanh và hiệu quả sau khi nhổ răng? Bài viết này nha khoa Thúy Đức sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn chi tiết và giải pháp tối ưu để bạn có thể an tâm sau khi nhổ răng.
Mục lục
Chảy máu sau nhổ răng là hiện tượng bình thường
Máu bắt đầu chảy ngay sau khi nhổ răng là điều bình thường. Nhiệm vụ của bác sĩ ở giai đoạn này là cầm máu và khử trùng vết thương.
- Với những ca nhổ răng đơn giản, bác sĩ sẽ đặt một miếng bông gạc bông vô trùng vào ổ răng.
- Với ca nhổ răng phức tạp, thường cần khâu lợi sau khi nhổ răng.
Sau khi xử lý vết thương, máu có thể chảy rỉ rả trong vòng 30 phút – 1h hoặc lâu hơn 1- 2h tùy cơ địa từng người. Khi máu ngừng chảy, cục máu đông sẽ hình thành sau khoảng 12 – 24 giờ.
Có thể bạn quan tâm: Nhổ răng sâu có đắt không, giá bao nhiêu?
Các trường hợp có nguy cơ chảy máu nhổ răng nhiều hơn bình thường
Ca nhổ răng phức tạp:
Trường hợp này hay xảy ra với những ca nhổ răng phức tạp (răng khôn mọc ngầm, mọc nghiêng 90 độ), đòi hỏi bác sĩ phải rạch lợi đồng thời khoan cắt thân răng thành nhiều mảnh để gắp ra ngoài. Lúc này, những mạch máu lớn có thể bị tổn thường và chảy máu nhiều hơn.
Hỏi đáp: Nhổ răng số 5 hàm trên có nguy hiểm không?
Người bị huyết áp cao:
Bệnh nhân cao huyết áp có thể bị chảy máu kéo dài. Khi huyết áp cao, áp lực máu tác động lên thành mạch máu lớn hơn bình thường, khiến cho các mạch máu dễ bị tổn thương, khả năng đông máu giảm.
Người mắc bệnh rối loạn đông máu:
Khi nhổ răng, việc cắt đứt các mạch máu nhỏ có thể dẫn đến chảy máu. Ở những người khỏe mạnh, cơ thể sẽ nhanh chóng hình thành cục máu đông để ngăn chặn chảy máu. Tuy nhiên, ở những người có rối loạn đông máu, quá trình này bị chậm lại hoặc không hiệu quả, dẫn đến nguy cơ chảy máu nhiều và kéo dài sau khi nhổ răng.
Một số nguyên nhân gây rối loạn đông máu đó là:
- Bệnh lý:Hemophilia (bệnh máu khó đông)
- Bệnh gan
- Bệnh thiếu vitamin K
- Ung thư máu
- Thuốc:Thuốc chống đông máu (Warfarin, Heparin)
- Aspirin
- Ibuprofen
Thông thường, người có tiền sử bệnh rối loạn đông máu đều nhận thức được tình trạng bệnh của mình. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không biết mình có bệnh vì chưa từng chẩn đoán hay điều trị trước đó.
Để phát hiện những trường hợp này, nha sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về một số vấn đề sau:
- Chảy máu: Bình thường khi bị chảy máu, anh/ chị có thấy máu chảy khá lâu rồi mới ngừng hay không?
- Vết bầm tím: Khi cơ thể có vết bầm tím, anh/chị có thấy nó lâu tan không?
- Xét nghiệm máu: Anh/chị đã từng lấy máu xét nghiệm trước đây chưa, máu chảy nhiều không?
Nếu bệnh nhân trả lời “có” cho bất kỳ câu hỏi nào trên, sẽ là căn cứ để bác sĩ chuẩn bị kỹ lưỡng giúp đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trước khi tiến hành nhổ răng.
Đọc thêm: Các lưu ý trước khi nhổ răng
Mẹo cầm máu nhanh sau khi nhổ răng
1. Giữ và cố định băng gạc
Sử dụng băng gạc tuy là phương pháp đơn giản nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc cầm máu sau nhổ răng. Băng gạc thường được đệm vào vùng nhổ răng ngay sau khi thủ thuật diễn ra. Nhờ khả năng thấm hút máu và tạo áp lực lên ổ răng, băng gạc giúp hạn chế lượng máu chảy ra, thúc đẩy quá trình đông máu, đồng thời bảo vệ ổ răng khỏi bụi bẩn và vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Để sử dụng băng gạc hiệu quả, bạn cần cắn nhẹ nhàng nhưng đủ chắc để tạo áp lực lên ổ răng, giúp cầm máu. Tránh cắn quá mạnh gây tổn thương mô mềm, ảnh hưởng đến quá trình lành thương. Hãy đặt băng gạc chính xác vào vị trí răng vừa nhổ, đảm bảo không bị lệch lạc hoặc di chuyển. Tuân thủ thời gian cắn theo hướng dẫn của nha sĩ, thường là 40-60 phút.
Hỏi đáp: Tại sao có 1 lớp màng trắng xuất hiện sau khi nhổ răng?
2. Uống thuốc theo chỉ định
Ngoài việc sử dụng băng gạc, sau khi nhổ răng bạn cần uống thuốc giảm đau, kháng viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng theo đơn kê của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc đúng cách sẽ đảm bảo an toàn, hiệu quả và thúc đẩy quá trình hồi phục.
Bạn cần uống thuốc theo đúng chỉ định mà bác sĩ kê đơn, không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng.
Các loại thuốc thường được kê bao gồm:
1. Thuốc giảm đau:
- Acetaminophen (Tylenol®): Giảm đau nhẹ đến trung bình.
- Ibuprofen (Motrin®): Giảm đau và viêm nhiễm.
- Thuốc giảm đau mạnh (Narcotic): Dùng cho trường hợp đau nặng, có thể gây buồn ngủ và nguy cơ nghiện, nên chỉ dùng khi cần thiết.
2. Dung dịch súc miệng:
Chlorhexidine gluconate: Kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng và duy trì vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng.
3. Kháng sinh:
Trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ cũng có thể kê đơn kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng, đặc biệt nếu có nguy cơ cao hoặc đã có nhiễm trùng hiện tại.
3. Tránh tác động đến vùng máu đông
Sau khi nhổ răng, việc bảo vệ cục máu đông tại vị trí nhổ răng là rất quan trọng để ngăn chặn chảy máu và hỗ trợ quá trình lành thương. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết hơn về cách bảo vệ cục máu đông sau khi nhổ răng:
Tránh tác động mạnh lên vùng máu đông: Tránh mọi hành động có thể gây áp lực hoặc va chạm mạnh lên cục máu đông, bởi điều này có thể làm vỡ cục máu và gây chảy máu trở lại.
Súc miệng nhẹ nhàng: Khi súc miệng, hãy làm nhẹ nhàng và tránh sử dụng nước với áp lực cao. Điều này giúp tránh làm tổn thương vùng máu đông đang hình thành.
Hãy đánh răng cẩn thận: Khi đánh răng, hãy sử dụng bàn chải mềm và thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm lông bàn chải tiếp xúc hoặc cọ xát vào vùng máu đông.
Hạn chế sử dụng ống hút và vật cứng khác: Không nên sử dụng ống hút hoặc đưa bất kỳ vật cứng nào vào miệng có thể va chạm và làm vỡ cục máu đông.
Không xỉa răng gần vị trí nhổ răng: Nếu cần xỉa răng, hãy tránh làm ở khu vực gần vị trí nhổ răng để không làm tổn thương cục máu đông.
Không chơi nhạc cụ thổi: Chơi các nhạc cụ thổi như sáo, kèn, hoặc bất kỳ nhạc cụ nào yêu cầu sử dụng miệng mạnh mẽ sẽ khiến luồng hơi mạnh làm bật cục máu đông, khiến máu chảy trở lại. Do đó, trong ít nhất 3 ngày sau khi nhổ răng bạn không nên chơi nhạc cụ thổi.
Không đẩy lưỡi để chạm vào cục máu đông: Dùng lưỡi chạm vào cục máu đông có thể vô tình làm vỡ cục máu đông, hơn nữa, lưỡi có thể mang theo vi khuẩn xâm nhập ổ răng gây ra viêm nhiễm.
4. Nghỉ ngơi đầy đủ, chế độ ăn uống hợp lý
1. Nghỉ ngơi:
- Sau khi nhổ răng, dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn. Hãy thư giãn, tránh làm việc nặng hay hoạt động thể chất mạnh trong 1-2 ngày đầu tiên.
- Khi ngủ, kê cao đầu để hạn chế sưng tấy và kiểm soát chảy máu.
2. Ăn uống:
- Chọn thức ăn mềm, dễ nhai như cháo, súp,… để giảm áp lực lên nướu và răng mới nhổ.
- Nhai nhẹ nhàng và chậm rãi, tránh thức ăn cứng, dai có thể làm tổn thương vết thương.
- Bổ sung sinh tố trái cây để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể mau hồi phục.
- Hạn chế rượu bia trong thời gian này để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
5. Không hút thuốc lá sau khi nhổ răng
Thứ nhất, các chất do đốt thuốc lá sinh ra sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu cục bộ của niêm mạc miệng, từ đó ảnh hưởng đến quá trình hình thành cục máu đông và cầm máu ở vết thương nhổ răng. Hơn nữa, tuần hoàn máu kém sẽ cản trở việc cung cấp chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương. Khi tình trạng nhổ răng cũng tương tự, quá trình hồi phục của bệnh nhân hút thuốc chắc chắn sẽ chậm hơn rất nhiều.
Thứ hai, hành động hút thuốc thực chất là hành động mút, sẽ tạo ra một áp lực tiêu cực trong miệng, dễ ảnh hưởng đến sự ổn định của cục máu đông và có thể gây chảy máu trở lại, thậm chí là rụng. Vì vậy, hút thuốc sau khi nhổ răng có thể gây ra các vấn đề về đông máu, làm vết thương chậm lành và thậm chí có khả năng bị nhiễm trùng.
6. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Việc chăm sóc vệ sinh răng miệng sau nhổ răng cần chia làm 2 giai đoạn: trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng và 24 giờ sau khi nhổ răng. Không nên súc miệng hoặc đánh răng trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng mà có thể thực hiện vệ sinh răng miệng thông thường sau 24 giờ.
1. Trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng: Không được đánh răng và súc miệng trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng, điều này dễ dẫn đến mất cục máu đông và gây chảy máu vết thương. Việc giữ gìn vệ sinh răng miệng chủ yếu dựa vào chế độ ăn uống nhẹ nhàng, bạn cần chọn một số thực phẩm mềm, không dễ dính vào miệng, hương vị càng nhẹ càng tốt, chẳng hạn như sữa, bánh mì, cháo, mì, v.v.;
2. Sau khi nhổ răng 24 giờ: Sau 24 giờ sau khi nhổ răng, vết thương nhổ răng về cơ bản đã ngừng chảy máu, bạn có thể đánh răng và súc miệng bình thường, việc giữ vệ sinh răng miệng tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận để tránh vết thương do nhổ răng, súc miệng không quá mạnh, đánh răng nhẹ nhàng và cẩn thận.
Vệ sinh răng miệng tốt giúp vết thương mau lành. Việc chăm sóc vệ sinh răng miệng là cần thiết không chỉ sau khi nhổ răng mà còn trước khi nhổ răng. Đánh răng sạch sẽ và loại bỏ cao răng trước khi nhổ răng, việc này đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ vệ sinh răng miệng sau phẫu thuật. Tránh vệ sinh răng miệng kém do không đánh răng trong 24 giờ sau khi nhổ răng, đồng thời giúp duy trì vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Đọc bài tiếp theo: Sau khi nhổ răng bao lâu mới trồng implant được?