Nanh sữa là một trong những hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh khiến nhiều bà mẹ hoang mang và lo lắng. Vậy nanh sữa là gì? Nó có gây nguy hiểm cho bé hay không? Mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Mục lục
Nanh sữa là gì?
Nanh sữa (tên khoa học: Epstein’s pearls) trong dân gian còn gọi là đẹn hay mụn kê ở miệng. Đây là là những tổn thương lành tính xuất hiện trên lợi của trẻ sơ sinh. Chúng thường có dạng những đốm trắng hoặc vàng nhạt, kích thước nhỏ từ 1 đến 3 mm, có thể mọc đơn lẻ hoặc thành cụm trên nướu của trẻ.
Về mặt cấu tạo, nanh sữa là những nang nhỏ có vỏ mỏng, bên trong chứa đầy chất keratin. Màu trắng của nanh sữa là do các mảnh vụn tế bào trong quá trình hình thành răng sữa còn sót lại ở xương hàm.
Nanh sữa xuất hiện phổ biến ở trẻ 0 – 3 tháng tuổi, trong một số ít trường hợp nanh sữa có thể xuất hiện muộn hơn ở trẻ 7 – 8 tháng tuổi.
Nhiều bố mẹ nhìn thấy những đốm trắng trên lợi của bé sơ sinh liền nghĩ ngay là do cặn sữa bám lại chưa được vệ sinh kỹ. Nhưng điều này không đúng. Thực chất, những đốm trắng này là nanh sữa, hoàn toàn không phải cặn sữa. Do đó bạn không nên cố gắng chà xát, ngoáy móc để loại bỏ nanh sữa vì hành động này có thể làm tổn thương lợi của bé, dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm loét.
Ngoài ra cũng cần lưu ý phân biệt nanh sữa với aphthous stomatitis (loét áp tơ miệng), một loại viêm loét miệng thường gặp ở trẻ nhỏ. Aphthous stomatitis gây ra những vết loét màu trắng hoặc vàng, có viền đỏ xung quanh, và thường gây đau đớn cho trẻ.
Nanh sữa có nguy hiểm không, khi nào thì hết?
Nanh sữa thường không gây đau đớn hay khó chịu cho trẻ, và sẽ tự tiêu biến trong vòng vài tháng sau sinh, thường là từ 2 tuần đến 5 tháng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, nanh sữa có thể tiếp tục tồn tại hoặc mọc lại ở những vị trí khác trên lợi.
Các bậc phụ huynh nên chú ý quan sát triệu chứng bất thường của con, trong một số ít trường hợp nanh sữa có thể bị nhiễm khuẩn:
Dấu hiệu nanh sữa bị nhiễm khuẩn:
- Trẻ quấy khóc, bỏ bú nhiều hơn: Do cảm giác đau rát khi bú hoặc chạm vào nanh sữa.
- Sưng đỏ lợi: Niêm mạc lợi xung quanh rìa đốm trắng chuyển màu đỏ, sưng tấy.
- Loét lợi: Nặng hơn, nanh sữa bị nhiễm khuẩn có thể dẫn đến loét lợi.
Trẻ bị nanh sữa có nên nhổ không, xử lý thế nào là đúng?
Khi trẻ sơ sinh bị nanh sữa, cha mẹ không có lý do gì để quá lo lắng. Điều quan trọng nhất là cần xác định xem nanh sữa có gây ra bất kỳ sự khó chịu nào cho trẻ hay không, như làm trẻ quấy khóc, sốt hoặc từ chối bú. Nếu trẻ không thể hiện các dấu hiệu này, việc duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ và theo dõi sát sao là đủ, vì nanh sữa thường sẽ tự biến mất trong khoảng một đến hai tuần.
Tuy nhiên, nếu trẻ mọc nanh sữa và có các triệu chứng bất thường như đã nói trên thì cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra. Trong trường hợp nanh sữa gây đau và khó chịu do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành chích hoặc nhể nanh là cần thiết.
Thủ thuật này có thể làm trẻ đau và chảy máu. Nên trước khi thực hiện,bác sĩ sẽ bôi một lượng thuốc tê vừa phải. Bác sĩ cũng sẽ cố gắng thực hiện thao tác nhanh chóng và chính xác để tránh gây tổn thương cho các vùng lân cận,
Do nanh sữa có lớp vỏ nang mỏng và gần với niêm mạc, chỉ cần sử dụng dụng cụ nhọn để làm rách vỏ nang, chất lỏng màu trắng hoặc vàng nhạt sẽ tự động thoát ra. Sau đó, không cần can thiệp thêm và vùng da bị chích sẽ tự lành trong vòng một đến hai ngày. Cần lưu ý rằng nanh sữa có thể tái phát, nhưng thường sẽ xuất hiện ở vị trí khác.
Cuối cùng, chúng tôi nha khoa Thúy Đức muốn nhấn mạnh rằng việc nhổ nanh sữa là thao tác đòi hỏi chuyên môn y tế, cha mẹ không nên dùng các dụng cụ để tự ý nhổ nanh sữa cho con tại nhà.
Chăm sóc vệ sinh răng miệng khi trẻ bị nanh sữa
Trong trường hợp nanh sữ quá nhiều và có kích thước rất lớn, gây ra sự bất an khi bé bú, hoặc bé tỏ ra khó chịu và từ chối bú do nanh sữa bị nhiễm khuẩn, việc đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, đây là tình huống không thường xuyên xảy ra. Do đó, cha mẹ cần phải chú trọng đến việc chăm sóc răng miệng cho bé một cách cẩn thận và theo dõi liên tục, cho đến khi nanh sữa tự nứt vỡ và biến mất.
Dưới đây là quy trình chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh khi mọc nanh sữa:
Bước 1: Trước khi tiến hành vệ sinh lợi và khoang miệng cho bé, cha mẹ cần phải rửa tay thật sạch sẽ với xà phòng và lau khô. Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn từ tay của phụ huynh lây nhiễm vào miệng bé.
Tham khảo: Các dụng cụ và sản phẩm rơ lưỡi lợi cho bé
Bước 2: Sử dụng một chiếc khăn mềm sạch hoặc gạc rơ lưỡi, nhúng vào dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. Nước muối không chỉ an toàn cho bé mà còn có hiệu quả cao trong việc làm sạch khuẩn.
Bước 3: Ôm bé chắc chắn bằng một tay, tay còn lại luồn một ngón tay đã được bọc khăn hoặc gạc nhúng nước muối vào miệng bé. Trong khi trò chuyện nhẹ nhàng với bé, lau sạch khoang miệng, lưỡi và cuối cùng là lợi, đặc biệt là khu vực mọc nanh sữa. Cần thực hiện động tác một cách nhẹ nhàng để không gây tổn thương cho bé, nhưng cũng phải nhanh chóng để bé không cảm thấy khó chịu. Việc vệ sinh này nên được thực hiện ít nhất ba lần mỗi ngày, hoặc sau mỗi lần bé bú, để đảm bảo vi khuẩn không có cơ hội phát triển và gây viêm loét miệng cho trẻ.
Bước 4: Sau khi vệ sinh miệng sạch sẽ cho bé, phụ huynh có thể thực hiện massage nhẹ nhàng xung quanh cơ miệng của bé. Xoa theo chiều kim đồng hồ quanh miệng bé, sau đó vuốt ngược lại từ dưới lên. Điều này giúp cơ miệng của bé được thư giãn và thoải mái, giảm bớt sự e ngại khi vệ sinh miệng.
Trong hành trình nuôi dưỡng và chăm sóc con cái, việc gặp phải những vấn đề bất thường như nanh sữa là điều không tránh khỏi. Nha khoa Thúy Đức hiểu rằng mỗi dấu hiệu nhỏ từ con yêu đều có thể khiến quý vị lo lắng. Tuy nhiên, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng sự bình tĩnh và tỉnh táo là chìa khóa giúp các bậc cha mẹ đưa ra những quyết định đúng đắn nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Nanh sữa, mặc dù có thể gây ra một số khó chịu, nhưng thường không phải là tình trạng nghiêm trọng và có thể được xử lý một cách nhẹ nhàng tại nhà hoặc bởi các bác sĩ chuyên nghiệp. Cha mẹ nên theo dõi sát sao và duy trì vệ sinh răng miệng cho bé, đồng thời không ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ y tế khi cần thiết.
Tìm hiểu thêm vấn đề khác: