Khi cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng sẽ dẫn tới nhiều vấn đề trong đó có hiện tượng ngủ nghiến răng. Tuy thiếu chất không phải lý do duy nhất dẫn tới ngủ nghiến răng nhưng cũng là một nguyên nhân phổ biến. Nội dung sau đây sẽ giải đáp thắc mắc ngủ nghiến răng là thiếu chất gì?
Ngủ nghiến răng là dấu hiệu bị thiếu chất gì?
Canxi
Chứng nghiến răng khi ngủ là tình trạng hai hàm răng siết chặt hoặc nghiến vào nhau quá mức trong giấc ngủ, đối tượng thường gặp nhất là trẻ em. Thiếu canxi là nguyên nhân thường gặp gây ra chứng nghiến răng khi ngủ ở trẻ em.
Canxi là một chất quan trọng trong việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh và điều khiển hoạt động cơ bắp. Khi cơ thể bị thiếu hụt canxi thường xảy ra các triệu chứng như co giật không tự chủ, co thắt cơ trong đó có cơ hàm dẫn đến tình trạng nghiến răng khi ngủ.
Ngoài tình trạng nghiến răng, những dấu hiệu khác sẽ giúp bạn nhận biết rõ ràng hơn về nguy cơ bị thiếu hụt canx trong cơ thể:
- Khó ngủ
- Huyết áp cao
- Mệt mỏi, thiếu năng lượng
- Chuột rút
- Tê bì, ngứa ran
- Răng yếu, dễ gãy
- Da khô, nứt nẻ
- Móng tay dễ gãy, bong tróc
- Hay cáu kỉnh, lo âu
- Đau đầu
- Loãng xương (ở người già)
- Căng cơ
- Co thắt cơ
- Thay đổi tâm trạng
- Rối loạn giấc ngủ
- Giảm khả năng tập trung
- Tăng nguy cơ gãy xương
Vitamin D
Các nghiên cứu từ Đại học Damascus ở Syria cho biết có một mối quan hệ đáng kể giữa chứng nghiến răng với tình trạng nồng độ 25-hydroxycalciferol (25-OH Vitamin D) trong máu thấp. Vitamin D có một vai trò quan trọng đó là giúp cơ thể hấp thụ canxi và kích thích bài tiết hormone chuyển hóa xương.
Vitamin D được tìm thấy trong các thực phẩm như cá hồi, trứng, sữa… nhưng tỷ lệ vitamin D tổng hợp được từ thức ăn cho cơ thể thường thấp. Vì thế, trên thế giới khoảng 50% dân số bị thiếu vitamin D.
Tiền tố của vitamin D trong da có thể hấp thụ ánh nắng mặt trời và chuyển hóa thành vitamin D cung cấp cho cơ thể, vì thế tắm nắng sớm là một hoạt động có ích cho sức khỏe, giúp bổ sung vitamin D.
Về chứng nghiến răng, các nghiên cứ cho rằng vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát thân não trong khi ngủ do có nhiều nhân chứa hàm lượng thụ thể vitamin D cao. Do đó, nồng độ vitamin D có thể liên quan đến rối loạn giấc ngủ như chứng nghiến răng.
Tìm thiểu thêm: Một nghiên cứu được đăng trên trang web thuộc Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa nghiến răng khi ngủ (nghiến răng), thiếu hụt vitamin D, thiếu canxi trong chế độ ăn, các triệu chứng tâm lý và đau đầu thường xuyên.
Phương pháp nghiên cứu:
- Loại nghiên cứu: Nghiên cứu theo nhóm đối chứng (case-control).
- Số lượng tham gia: 100 người, bao gồm 50 người nghiến răng khi ngủ và 50 người khỏe mạnh cùng độ tuổi và giới tính (nhóm đối chứng).
Xét nghiệm và thu thập dữ liệu: Đo nồng độ vitamin D trong máu (25-hydroxyvitamin D).
Sử dụng thang điểm HAD (Hospital Anxiety and Depression Scale) để đánh giá mức độ lo âu và trầm cảm.
Thu thập thông tin về lượng canxi trong chế độ ăn uống và tình trạng đau đầu thường xuyên thông qua tự báo cáo của người tham gia.
Kết quả nghiên cứu:
Nhóm nghiến răng khi ngủ có nồng độ vitamin D trong máu thấp hơn và điểm lo âu, trầm cảm cao hơn so với nhóm đối chứng (p < 0,05).
Tỉ lệ người thiếu hụt vitamin D, điểm lo âu, trầm cảm cao bất thường, lượng canxi tiêu thụ thấp (< 323 mg/ngày) và đau đầu thường xuyên đều cao hơn ở nhóm nghiến răng khi ngủ so với nhóm đối chứng (p < 0,05).
Phân tích hồi quy logistic nhị phân cho thấy nghiến răng khi ngủ có liên quan đáng kể với:
- Thiếu hụt vitamin D (OR = 6,66, p = 0,02).
- Lượng canxi tiêu thụ thấp (OR = 5,94, p = 0,01).
- Đau đầu thường xuyên (OR = 9,24, p < 0,001).
Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy lo âu có liên quan đáng kể với:
- Giảm nồng độ vitamin D trong máu (p = 0,03).
- Điểm trầm cảm tăng (p < 0,001).
- Giới tính nữ (p = 0,01).
Phân tích hồi quy logistic nhị phân cũng cho thấy đau đầu thường xuyên có liên quan đáng kể với nghiến răng khi ngủ (OR = 5,51, p < 0,01).
Kết luận:
Nghiên cứu này cho thấy nghiến răng khi ngủ có liên quan đến việc thiếu hụt vitamin D và canxi trong chế độ ăn. Ngoài ra, nghiến răng khi ngủ còn đi kèm với các triệu chứng tâm lý như lo âu và trầm cảm. Nghiên cứu cần được tiếp tục để kiểm tra xem việc bổ sung vitamin D và canxi có giúp giảm tình trạng nghiến răng khi ngủ hay không.
Dấu hiệu khác cho thấy cơ thể thiếu vitamin D:
- Thường xuyên bị ốm hoặc bị nhiễm bệnh (đặc biệt là cảm lạnh hoặc cúm)
- Mệt mỏi, cảm giác suy nhược không rõ nguyên nhân
- Đau lưng và đau xương (đặc biệt là đau lưng dưới)
- Suy nhược cơ bắp
- Chậm lành vết thương hoặc vết thương lâu lành hơn bình thường
- Còi xương ở trẻ em và chứng nhuyễn xương ở người lớn
- Rụng tóc (đặc biệt là rụng tóc không giải thích được)
- Đau cơ hoặc chuột rút
Magiê
Magie là khoáng chất cực kỳ quan trọng với chức năng hoạt động của não bộ, hệ thần kinh và cơ bắp. Magie có chức năng bảo vệ chống lại yếu tốc độc tố và kích thích quá mức có thể dẫn đến chết tế bào thần kinh, từ đó duy trì sự khỏe mạnh của não bộ, thần kinh và chống các thoái hóa tại cơ quan này.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho biết magie còn giúp cải thiện các triệu chứng bệnh như đau nửa đầu, Parkinson và Alzheimer, bệnh động kinh, phục hồi sau đột quỵ và điều trị các rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ.
Thiếu hụt magie có thể gây ra các vấn đề như chán ăn, buồn nôn hoặc nôn, co thắt cơ hoặc run và nhịp tim bất thường. Trong đó có hội chứng nghiến răng khi ngủ gặp phải khi bị rối loạn thần kinh và co thắt cơ hàm.
Dấu hiệu khác cho thấy cơ thể đang thiếu hụt magie:
- Cơ yếu, đau cơ, co thắt cơ
- Tim đập loạn nhịp, tim đập nhanh
- Hay có cảm giác buồn nôn, chóng mặt
- Chán ăn
- Dễ tăng cân
- Rối loạn giấc ngủ
- Thiếu cân bằng đường máu
- Thường xuyên đau đầu
- Thường xuyên tăng huyết áp
- Suy nhược cơ thể
Chế độ dinh dưỡng giúp hạn chế tình trạng nghiến răng
1. Chế độ ăn uống đủ các nhóm chất và cân bằng
Cơ thể chúng ta là một cỗ máy diệu kỳ hoạt động dưới sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan, bộ phận. Trong khi đó, hoạt động của bất kỳ chức năng nào đều cần đến năng lượng, chất dinh dưỡng mà chúng ta cung cấp qua đường ăn, uống.
Như đã phân tích ở phần trên, chứng nghiến răng khi ngủ có thể là triệu chứng thiết hụt một số chất quan trọng, ảnh hưởng tới chức năng hoạt động bình thường của hệ thần kinh, cơ bắp và não bộ.
Vậy để chấm dứt tình trạng nghiến răng khi ngủ do thiếu chất, chúng ta cần tìm cách bổ sung dinh dưỡng cần thiết như canxi, magie, vitamin D… vào cơ thể. Phương pháp đầu tiên được nhắc tới là tăng cường tiêu thụ các nhóm thực phẩm sau đây.
Thực phẩm giàu canxi
- Sữa và các sản phẩm từ sữ như sữa chua, phô mai, váng sữa, bơ…
- Trứng gà, tôm, cua, cá ngừ, cá mòi…
- Đậu nành, mầm đậu nành, đậu xanh, đậu phụ, đậu đen, đậu trắng…
- Rau bina, bông cải xanh, mùi tây, khoai lang, cần tây, đậu bắp…
- Hạt chia, hạnh nhân, hạt lanh, hạt điều, hạt bí, hạt quinoa và hạt hướng dương…
Thực phẩm giàu magie
- Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá bơn, cá thu…
- Rau xanh lá gồm rau bó xôi, cải xanh, cải thìa, cải xoăn, xà lách…
- Hạt đậu nành, đậu đen, đậu tây, gạo lứt và các hạt hạnh nhân, hạt bí, hạt điều, đậu phộng…
- Quả bơ, quả chuối và sữa chua ít béo, tách béo, sô cô la đen
Thực phẩm giàu vitamin D
- Cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ, dầu gan cá tuyết, gan bò, lòng đỏ trứng gà…
- Sữa và các sản phẩm làm từ sữa, ngũ cốc.
- Các loại nấm như nấm hương, nấm maitake sống, nấm trắng…
Hỏi đáp: Đậu đen có chữa nghiến răng?
Ăn nhiều rau xanh và trái cây
Nhóm thực phẩm rau xanh và trái cây luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tăng cường bổ sung bởi chúng chứa hệ vitamin và khoáng chất tốt cho tất cả các cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ thần kinh.
2. Uống đủ nước
Uống nhiều nước giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru, cơ bắp được thư giãn trong đó có cơ hàm. Nước giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ các độc tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Mỗi người lớn nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, lượng nước này đã bao gồm nước uống, nước canh, trà, nước trong hoa quả…
3. Sử dụng thực phẩm chức năng
Ngoài con đường ăn uống, có một cách khác để chúng ta tăng cường các dưỡng chất cho cơ thể một cách đầy đủ và nhanh chóng đó là dùng thực phẩm chức năng. Các loại viên uống, chế phẩm bổ sung canxi, vitamin D, magie rất đa dạng và dễ dàng mua được tại các hiệu thuốc, cửa hàng thực phẩm chức năng… Tuy nhiên, để đảm bảo đủ liều lượng cơ thể cần, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn.
4. Tắm nắng
Tắm nắng là một hoạt động giúp cơ thể tổng hợp thêm vitamin D. Mỗi ngày bạn nên tắm nắng khoảng 15 phút vào buổi sáng sớm lúc nắng nhạt từ khoảng 6 – 7h và buổi chiều sau 16h để tránh bị nhiễm tia UV.
Lời khuyên khi gặp tình trạng nghiến răng khi ngủ
Nghiến răng khi ngủ có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề trong cơ thể. Ngay cả khi nguyên nhân là do thiếu chất thì bạn cũng cần đến các xét nghiệm y khoa mới có thể xác định được.
Tìm hiểu thêm: Ngủ nghiến răng là dấu hiệu bệnh gì?
Vì thế, khi bị ngủ nghiến răng và muốn biết nguyên nhân để khắc phục bạn nên đi khám nha khoa trước tiên, và có thể phải làm các kiểm tra chuyên khoa khác để tìm hiểu vấn đề.
1/ Tự quản lý căng thẳng bằng các môn thể dục nhẹ nhàng, thư giãn, vui chơi để tránh bị rơi vào tình trạng ngủ nghiến răng do căng thẳng quá mức. Đến bác sĩ tâm lý nếu đang gặp phải các vấn đề rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ…
2/ Rối loạn giấc ngủ là một trong các nguyên nhân khiến chúng ta bị nghiến răng khi ngủ. Cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng các việc làm như tạo thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc, chuẩn bị chăn nệm êm ái, phòng ngủ thoáng đãng, sạch sẽ.
3/ Đeo máng chống nghiến răng là cách hiệu quả để bảo vệ răng khi bị ngủ nghiến răng đồng thời giúp dần từ bỏ phản xạ nghiến răng trong giấc ngủ.
4/ Không dùng các chất có hại cho hệ thần kinh như rượu bia, thuốc lá, cà phê đặc… Chúng chứa các chất kích thích hệ thần kinh trở nên căng thẳng, tim đập nhanh, hồi hộp, căng thẳng, khó ngủ…
Tóm lại chúng ta không nên coi nhẹ và bỏ qua khi phát hiện bản thân hay người xung quanh bị ngủ nghiến răng. Hãy theo dõi hiện tượng này nếu xảy ra với tần suất thường xuyên và kéo dài thì cần phải đi khám để tìm hiểu nguyên nhân cũng như điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe.