Người cao tuổi có hệ miễn dịch ngày càng suy giảm đi kèm với nhiều căn bệnh như cao huyết áp, tim mạch và đặc biệt là tiểu đường. Đây cũng là một trong những trường hợp chống chỉ định tương đối nếu muốn cấy ghép implant. Muốn biết cụ thể hơn, người bị bệnh tiểu đường có trồng implant được không, cần điều kiện nào, bạn đừng bỏ qua thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả 2. Điều này dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng. Nói cách khác, nếu mắc tiểu đường, bệnh nhân không thể tự chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm ăn vào hàng ngày để tạo ra năng lượng. Lâu dần sẽ gây hiện tượng tăng dần lượng đường tích tụ trong máu.
Nếu không kiểm soát được lượng đường trong máu ổn định, bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tổn thương nhiều cơ quan như mắt, thận, thần kinh,…
Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới IDF, năm 2019 có khoảng 463 triệu người (trong độ tuổi 20- 79) mắc bệnh tiểu đường. Dự kiến con số này tăng lên khoảng 700 triệu người vào năm 2045. Hay nói cách khác, cứ 10 người lớn thì có 1 người bị bệnh.
Riêng ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc tiểu đường đang tăng nhanh gấp đôi trong vòng 10 năm. Năm 2017, số bệnh nhân đái tháo đường là 3.54 triệu người (khoảng 5.5% dân số), số bệnh nhân tiền tiểu đường (có rối loạn dung nạp glucose) là 4.79 triệu người (khoảng 7.4% dân số). Nghĩa là cứ 7.5 người sẽ có 1 người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Dự đoán đến năm 2045, con số này sẽ tăng lên chiếm 7.7% tổng dân số.
Các loại tiểu đường thường gặp
– Tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 là do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy gây giảm tiết insulin hoặc không tiết ra insulin, khiến lượng insulin lưu hành trong máu rất ít, không thể điều hòa lượng đường trong máu, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Đa số tiểu đường tuýp 1 xảy ra ở trẻ em, những người trẻ tuổi (dưới 20 tuổi), chiếm khoảng 5- 10% tổng số trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Với thể này, triệu chứng xảy ra đột ngọt, Ở thể này, các triệu chứng bệnh xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh nên có thể dễ dàng phát hiện bệnh.
– Tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 thường xuất hiện ở người lớn tuổi hay tiểu đường không phụ thuộc vào insulin. Ở thể bệnh này, insulin do tuyến tụy tiết ra mặc dù đạt số lượng như người bình thường nhưng lại giảm, hoặc không có vai trò điều hòa lượng đường trong máu do giảm chức năng của tế bào beta tuyến tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin.
Số người mắc bệnh thường trên 40 tuổi và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bệnh không có những triệu chứng rõ ràng nên mọi người sẽ khó phát hiện.
2. Người bị bệnh tiểu đường có cấy ghép răng được không?
Người bị bệnh tiểu đường có cấy ghép răng được không là băn khoăn của nhiều người, đặc biệt là những người cao tuổi mong muốn sở hữu hàm răng chắc khỏe hơn.
Trên thực tế, tiểu đường là bệnh lý mãn tính nằm trong nhóm các bệnh chống chỉ định khi thực hiện cấy ghép implant. Vì người mắc bệnh này máu khó đông, lượng đường huyết tăng cao, lưu thông máu thất thường làm cho vết thương khó lành.
Ngoài ra, chức năng xử lý mô của bạch cầu cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Khi thực hiện các thao tác bóc tách, tiểu phẫu, thời gian lành thương lâu hơn so với người bình thường. Hậu quả này có thể kéo theo niều biến chứng khác như: trụ implant không thể tích hợp với xương hàm, răng giả không chắc chắn, dễ gãy,…
Một số người bị tiểu đường phải đối mặt với tình trạng rỉ máu kéo dài, viêm nướu, viêm nha chu, vết thương bị nhiễm trùng có thể phá hủy toàn bộ các răng lân cận và hệ thống xương hàm. Tình trạng kéo dài khiến bạn ăn nhai khó khăn và cảm thấy đau nhức mỗi ngày.
Tuy có tiềm ẩn một số nguy cơ cao hơn người thường khi cấy ghép implant nhưng một số trường hợp, người bị tiểu đường vẫn có thể cấy ghép implant. Tuy nhiên, bệnh nhân cần đến thăm khám tại nha khoa uy tín. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim XQ CT Conebeam để đo chiều dài và mật độ xương hàm, làm các xét nghiệm lượng đường trong máu, chỉ tiêu sinh hoá. Sau khi có đầy đủ các chỉ số, bác sĩ mới đưa ra kết luận là trường hợp của bạn có thể cấy ghép implant được không. Nếu có thể thì cần tuân thủ đúng theo kế hoạch trồng răng ngay sau đó.
3. Người bị tiểu đường cần làm xét nghiệm gì trước khi cấy ghép răng?
Chính vì là căn bệnh đặc thù, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi cấy ghép implant nên người bị tiểu đường phải thực hiện đầy đủ các xét nghiệm dưới đây. Điều này nhằm đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Xét nghiệm máu
Kể cả với người bình thường hay người bị tiểu đường, xét nghiệm máu là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định có thực hiện cấy ghép implant được không. Các bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số bao gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Nếu như chúng ở mức ổn định thì bệnh nhân hoàn toàn đủ điều kiện cấy ghép implant. Bên cạnh đó, các chỉ số đường huyết, đông máu và tốc độ máu cũng cần được kiểm tra cẩn thận.
– Chỉ số đường huyết
Trường hợp nếu người bị bệnh tiểu đường có mức đường huyết quá thấp (dưới 70 mg/dL), bệnh nhân có thể cần nhận dung dịch dextrose. Nếu mức đường huyết từ 70- 250 mg/dL, bệnh nhân có thể cần nhận dịch truyền thông thường để giữ cho tĩnh mạch mở. Nếu mức đường huyết từ 250- 300 mg/dL, bệnh nhân có thể cần tiêm insulin.
– Chỉ số HbA1c (Hemoglobin A1c)
Đây là xét nghiệm máu kiểm tra mức độ kiểm soát đường huyết của bệnh nhân trong khoảng 2- 3 tháng. Nếu HbA1c thấp cho thấy mức đường huyết đã được kiểm soát tốt. Điều này rất quan trọng trong quá trình lành thương sau cấy ghép.
Xét nghiệm HbA1c cũng là yếu tố quan trọng giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ biến chứng liên quan đến tiểu đường và quyết định bệnh nhân phù hợp để tiến hành phẫu thuật cấy ghép răng hay không.
– Chỉ số CRP (C-reactive protein)
Chỉ số CRP (C-reactive protein) giúp đánh giá mức độ viêm nhiễm trong cơ thể. Mức CRP cao chỉ ra cơ thể bệnh nhân đang có tình trạng viêm nhiễm. Điều này ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.
Kiểm tra các bệnh lý mãn tính ở người bệnh nếu có
Ngoài tiểu đường, bệnh nhân nhất là người cao tuổi còn dễ bị cao huyết áp. Cấy ghép impant cũng cần đăc biệt lưu ý với trường hợp này. Đầu tiên, bác sĩ sẽ xem xét lịch sử bệnh án của người bệnh. Sau đó, bác sĩ có hướng kiểm soát tình trạng bệnh nhân khi cấy ghép implant. Thông thường, sẽ có hai bước giúp giảm nỗi lo khi cấy ghép implant trong trường hợp này:
– Bác sĩ chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo dõi huyết áp bệnh nhân. Nếu có trở ngại sẽ phát hiện kịp thời để nhanh chóng điều trị. Ngoài ra, các thao tác chữa trị cũng phải thật cẩn thận và đảm bảo an toàn. Bệnh nhân cần được chăm sóc chu đáo để có được tâm lý thoải mái nhất trước khi thực hiện phẫu thuật.
– Tiếp theo, bệnh nhân cần được cho uống thuốc ổn định huyết áp đúng giờ và liều lượng. Việc này nhằm hạn chế tối đa triệu chứng tăng hay tụt huyết áp trong khi trồng răng implant.
Kiểm tra bệnh lý răng miệng để kịp thời chữa trị
Bác sĩ cũng cần kiểm tra toàn diện sức khỏe răng miệng của bệnh nhân để xác định vị trí mất răng. Nếu thấy các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu thì cần điều trị dứt điểm trước khi trồng implant. Điều này vừa đảm bảo độ bền của răng sau khi cấy ghép, vừa duy trì sức khỏe răng miệng tốt.
Kiểm tra độ ổn định của xương
Vì trụ implant sẽ được cấy vào xương hàm nên bệnh nhân cần đảm bảo chất lượng xương hàm và số lượng xương trong giới hạn cho phép. Đặc biệt là độ dày của xương hàm để chân răng giả được cấy ghép một cách chắc chắn. Theo bác sĩ, chất lượng và số lượng xương (chỉ số HU) phải đạt mức 350HU- 1250HU mới được cấy ghép implant. Nếu chỉ số HU của xương quá thấp chứng tỏ xương của người bệnh quá loãng. Khi tiến hành đặt trụ implant rất dễ lung lay và khó thực hiện cấy ghép. Còn nếu chỉ số HU quá cao, mật độ tế bào xương lại rất đặc. Mạch máu có trong phần xương đặc rất ít, khó bảo vệ thành xương. Điều này cũng có thể làm chậm quá trình phục hồi vết thương.
Bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim CT toàn hàm bằng máy X-quang ConeBeam CT. Từ đó xác định xác định xương hàm, xoang hàm, vùng mất răng đáp ứng được điều kiện trồng răng implant không. Trường hợp xương hàm có chất lượng và số lượng ổn nhưng thành xương hàm quá mỏng thì không thể trồng răng Implant. Còn trường hợp bệnh nhân mất răng lâu năm dễ xảy ra tình trạng tiêu xương hàm. Khi đó, xương hàm rất mỏng cũng không đủ diện tích cấy ghép implant. Với người mất răng lâu năm, chỉ có thể ghép thêm xương mới được tiến hành trồng răng implant.
4. Những lưu ý khi cấy ghép răng cho người bị tiểu đường
Nếu lượng đường huyết trong máu của bệnh nhân được kiểm soát tốt, điều kiện về xương hàm cũng hoàn hảo thì việc cấy ghép implant có thể tiến hành. Lúc này, bạn cần lưu ý cách chăm sóc trước và sau cấy ghép răng để không gây biến chứng nguy hiểm về sau.
Lưu ý trước khi cấy ghép răng
Trước khi cấy ghép impant, điều bạn cần làm là chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm và đã từng điều trị các ca khó, phức tạp. Ngoài ra, hệ thống trang thiết bị mới, hiện đại nhất. Đây là 2 yếu tố quyết định rất lớn đến sự thành công của ca cấy ghép implant ở người mắc bệnh tiểu đường.
Tiếp đến bạn cần kiên trì thực hiện những chỉ dẫn của bác sĩ. Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể và chuẩn bị tâm lý để cấy ghép răng. Khi đến nha khoa thăm khám, bạn chia sẻ với bác sĩ kỹ hơn về triệu chứng và các bệnh lý khác hoặc đang sử dụng thuốc dị ứng (nếu có).
Lưu ý sau khi cấy ghép răng
– Bạn cần tránh vận động hàm mạnh để giúp vết thương mau phục hồi. Đánh răng với bàn chải có đầu nhỏ, lông mềm khoảng 2 lần/ngày. Không được chải răng quá mạnh vì có thể gây tổn thương cho mô nướu. Sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng chuyên dụng nhằm làm sạch khoang miệng triệt để nhất.
– Thời gian đầu, bạn nên ưu tiên các món ăn mềm, mịn, nhuyễn như cháo, súp, sinh tố, nước ép. Tránh ăn thịt bò, rau muống, đồ nếp trong tuần đầu. Đây là thực phẩm cần tuyệt đối loại bỏ vì rất dễ làm vết thương hở thêm mưng mủ.
– Nếu thấy sưng đau, bạn có thể kết hợp chườm đá lạnh và uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc kháng sinh bên ngoài khi chưa được sự cho phép.
– Bạn nhớ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh để cân bằng chất dinh dưỡng.
– Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu bia, hạn chế chất béo, đồ dầu mỡ và tinh bột.
– Bạn cần đến nha khoa định kỳ khoảng 6 tháng/lần để kiểm tra và chăm sóc răng miệng toàn diện.
Với đầy đủ thông tin ở trên, bạn đã được giải đáp: Người bị bệnh tiểu đường có trồng implant được không? Điều này phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, bạn cần tìm địa chỉ nha khoa uy tín để phòng tránh tối đa rủi ro và mang đến kết quả hoàn hảo nhé.