Nhổ răng khôn vẫn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người đặc biệt là với các trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc đâm vào răng bên cạnh, mọc ngầm kẹt dưới nướu…Vậy sau khi nhổ răng khôn có nhất thiết phải khâu lại không? Nếu không khâu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Trường hợp nào phải khâu lại sau khi nhổ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề này nhé.
Mục lục
Các trường hợp phải nhổ răng khôn
Đối với các thế mọc răng khôn bất thường như mọc lệch, mọc ngang, mọc ngầm bị kẹt dưới nướu, mọc đâm vào răng số 7,… đều có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chỉ định nhổ răng khôn của bác sĩ. Nếu không khắc phục ngay có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nên khi thấy các biến chứng sau thì hãy đến nha khoa ngay để được thăm khám và điều trị.
Đau dây thần kinh vùng đầu lan tỏa hay khu trú
Biến chứng này do răng khôn mọc ngầm gây ra, mọc chèn vào các đầu dây thần kinh gây nên chứng đau dây thần kinh vùng mặt của bệnh nhân. Có thể đau một bên mặt, phù hoặc đỏ quanh vùng ổ mắt.
Sau khi răng khôn mọc ngầm được loại bỏ, các cơn đau này sẽ từ từ biến mất, trả lại sức khỏe cho người bệnh.
Viêm nướu trùm, viêm nhiễm tại chỗ
Đây là viêm nhiễm cấp tính của mô mềm bao phủ quanh thân răng bán ngầm và túi thân răng khôn.
Khi việc vệ sinh răng gặp khó khăn tại vị trí răng mọc lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, sưng đỏ, đau quanh thân răng, viêm nướu trùm, apxe, cứng hàm. Nếu tình trạng trên kéo dài sẽ khiến vùng xương xung quanh bị phá hủy và còn có thể lan sang các răng bên cạnh. Khi không chữa trị kịp thời có thể khiến viêm vùng xương hàm, nhiễm trùng huyết, viêm màng trong tim, nhiễm trùng sang mang tai, má,…
Viêm nhiễm thường lặp đi lặp lại nhiều lần và lần sau thường nặng hơn lần trước. Bệnh nhân thường phải dùng kháng sinh mới đỡ.
Gây u, nang thân răng
Khi bị nhiễm trùng mạn tính quanh thân răng kèm với túi răng còn sót khi mọc không hoàn chỉnh dẫn đến hình thành u xương hàm như nang thân răng. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tiêu xương hàm dần dần, rụng răng. Biến chứng này rất nguy hiểm, khiến người bệnh đau đớn kéo dài, ăn uống khó khăn, sút cân, tinh thần bất an, lo lắng.
Gây rối loạn cảm giác và phản xạ
Có nhiều dây thần kinh quan trọng liên quan tới hàm răng nên khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây áp lực lớn, chèn ép các dây thần kinh; dẫn tới dây thần kinh cảm giác ở môi, da, niêm mạc và răng dần bị mất đi, gây trở ngại lớn trong ăn uống cho người bệnh do không cảm nhận được mùi vị của thức ăn.
Sâu răng số 7 và chính răng khôn
Do thức ăn đọng lại dưới lợi trùm răng khôn và khe giữa răng 7 và răng khôn nên rất khó làm sạch. Dù người bệnh có làm sạch kỹ càng đến đâu thì loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa là điều không thể. Do đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên sâu răng. Lúc này điều trị sẽ rất phức tạp, vừa phải xử lý răng sâu và phải điều trị răng khôn kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng người bệnh.
Nếu để lâu cũng có thể gây tiêu chân răng, xuất hiện ở những răng sâu của hàm trên và hàm dưới. Bắt đầu là sự tiêu chân phía xa sau đó phá hủy toàn bộ răng đó.
Gãy xương hàm
Với trường hợp răng khôn ngầm trong xương hàm chiếm mất phần xương trong xương hàm, do đó xương hàm bị yếu đi và dễ bị gãy.
Ngoài ra, với những ai đang niềng răng cũng thường được bác sĩ chỉ định nhổ răng khôn để tạo khoảng trống giúp răng di chuyển. Việc nhổ răng khôn lúc này là cần thiết và không hề gây hại.
Có thể bạn quan tâm: Tất cả những điều cần biết trước khi nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn có đau không?
Nhổ răng khôn có đau lắm không luôn là nỗi băn khoăn, lo lắng của nhiều người; nhất là các đối tượng chuẩn bị nhổ răng khôn lần đầu. Vì răng khôn nằm ở vị trí cuối cùng trong cung hàm, vị trí có sự giao thoa và liên kết nhiều dây thần kinh và có chân răng rất vững chắc. Tuy vậy răng khôn lại không có chức năng gì quan trọng và đôi khi sẽ mang đến những phiền toái và rắc rối cho người bệnh.
Quá trình nhổ răng khôn do đó cũng phức tạp hơn rất nhiều so với việc nhổ bỏ các răng còn lại. Nhưng bạn không nên lo lắng. Hãy thả lỏng tinh thần, giữ cho tâm trạng thoải mái bởi hiện nay đã có rất nhiều thiết bị, công nghệ y học tiên tiến hỗ trợ cho quá trình nhổ răng khôn diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng, không gây đau đớn.
Trước khi tiến hành nhổ bỏ răng khôn, bác sĩ sẽ gây tê vùng cần nhổ răng. Vì vậy trong suốt quá trình nhổ răng bạn sẽ không cảm thấy đau đớn. Sau khi hoàn thành, vùng nướu của bạn sưng và chắc chắn vết thương mới sẽ đau nhức khiến mặt bạn bị sưng. Đừng lo lắng! Bởi đây là điều hoàn toàn bình thường, như một cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Hãy tuân thủ sử dụng các loại thuốc giảm đau theo toa của bác sĩ điều trị kết hợp chế độ ăn uống phù hợp, tình trạng này sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Khi nhổ bỏ răng khôn, rạch một vết ở nướu với tỉ lệ vừa đủ để lấy toàn bộ chân răng là điều vô cùng cần thiết. Nếu răng khôn nằm ngầm trong xương thì tuỳ vào độ lệch của răng khôn mà bác sĩ có thể rạch nướu, mài một ít xương để bộc lộ thân răng khôn. Trường hợp nếu răng khôn mọc kẹt dưới nướu thì phương án cắt răng khôn và lấy ra từng phần sẽ được tiến hành. Như đã nói ở trên, toàn bộ quá trình này đều được gây tê nên bạn hoàn toàn yên tâm.
Xem thêm: Nhổ răng khôn bao lâu thì lành thương?
Nhổ răng khôn có cần khâu không?
Với những trường hợp răng khôn xử lí dễ dàng, không cần thực hiện quá nhiều thao tác cắt, rạch thì bác sĩ sẽ không khâu mà để cho vết thương tự liền do vết thương nhỏ và ít chảy máu. Vết thương càng nhỏ thì quá trình lành vết thương sẽ nhanh hơn.
Nhổ răng khôn không khâu sẽ giúp cho vết thương lành nhanh hơn. Tuy nhiên lại dễ bị lọt thức ăn vào gây khó chịu cho người bệnh và có thể sẽ nhiễm khuẩn nếu không được làm sạch kỹ.
Ngược lại, với các trường hợp răng khôn nghiêm trọng hơn như mọc lệch, mọc ngang 90 độ so với răng số 7, mọc kẹt dưới nướu,…thì thường vết thương sẽ lớn và chảy máu nhiều hơn nên việc khâu lại là điều cần thiết. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng vệ sinh răng miệng đồng thời tránh những tác động mạnh vào vết rách gây ảnh hưởng đến cục máu đông bên trong ổ răng, hạn chế máu chảy nhiều, ngăn ngừa biến chứng viêm nhiễm do dắt thức ăn. Trước khi tiến hành nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ hoặc gây tê toàn hàm. Vì vậy, bạn sẽ không phải lo lắng những đường khâu này sẽ gây đau đớn, khó chịu trong suốt quá trình phẫu thuật. Đặc biệt, chỉ tự tiêu sử dụng trong bước này vừa giúp bạn thoải mái, không gây vướng víu và còn có thể tự biến mất trong một khoảng thời gian mà không phải cắt chỉ.
Hãy dựa vào lời khuyên của bác sĩ và tình trạng cụ thể của bản thân để quyết định xem có cần thiết phải khâu lại vết thương hay không. Chú ý dù có khâu vết thương sau nhổ răng hay không thì việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách là rất quan trọng và tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Xem thêm: Nhổ răng khôn xong nên ăn gì, kiêng gì?
Nhổ răng khôn an toàn bằng máy siêu âm Piezotome
Hiện nay, nhổ răng khôn không còn là nỗi ám ảnh của nhiều người khi phải thực hiện phương pháp truyền thống là dùng kìm lay chân răng vì đã có sự hỗ trợ của máy nhổ răng Piezotome, máy sử dụng công nghệ Piezo-Ultrasonic để nhổ răng, tạo hình xương, ghép xương, … Các mũi siêu âm sắc bén chuyển động linh hoạt với tần số chọn lọc tác động lên các mô cứng nhưng không làm tổn thương các mô mềm. Từ đó giúp giảm bớt những cơn đau sau phẫu thuật, làm lành vết thương tốt và nhanh hơn, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Ưu điểm vượt trội của phương pháp nhổ răng khôn bằng Piezotome so với phương pháp truyền thống:
Rút ngắn thời gian nhổ răng
Nếu như các phương pháp nhổ răng truyền thống phải tách từng phần của nướu để loại bỏ răng ra ngoài. Điều này không chỉ gây đau, gây biến chứng mà còn mất nhiều thời gian trong quá trình nhổ.
Với nhổ răng bằng máy siêu âm, các thao tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 10-15 phút là toàn bộ quá trình nhổ răng đã hoàn tất.
Chính vì vậy, đây là công nghệ nhổ răng dù tốn kém chi phí hơn phương pháp truyền thống nhưng vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn và được đánh giá tốt nhất hiện nay.
Nhổ răng không để lại biến chứng
Nhờ việc ứng dụng các sóng siêu âm cao tần tác dụng nhẹ nhàng vào phần mô cứng mà không gây tổn thương đến xương ổ răng và mô mềm nên đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối, không để lại biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Liền thương nhanh và giảm sưng, đau nhức
Cũng nhờ ứng dụng sóng siêu âm mà vết thương sau khi nhổ răng rất nhỏ, tạo điều kiện lành thương nhanh chóng và trong nhiều trường hợp cũng không cần phải khâu lại vết thương sau khi nhổ. Chính vì vậy mà các cơn đau cũng được giảm thiểu so với phương pháp truyền thống.
Hỏi đáp: Sau khi nhổ răng thấy hố răng có mảng trắng là làm sao?
Nha khoa Thúy Đức hiện đang sử dụng loại máy siêu âm này để giúp khách hàng thoải mái hơn khi phải nhổ răng khôn cũng như rút ngắn thời gian nhổ răng, mang đến trải nghiệm nhổ răng khôn nhẹ nhàng và dễ chịu nhất. Quy trình nhổ răng khôn tại Nha khoa Thúy Đức cũng tuân theo quy trình chuẩn, các dụng cụ sẽ được khử khuẩn lại một lần nữa trước khi tiến hành nhổ răng vì vậy mà khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm.
Nhổ răng khôn có thể không cần phải khâu lại nhưng để an toàn tuyệt đối, tránh nhiễm khuẩn biến chứng sau nhổ răng khôn, bạn nên yêu cầu bác sĩ khâu lại vết thương. Hiện nay, chỉ sử dụng để khâu cũng là chỉ tự tiêu vì vậy bạn không cần lo lắng rút chỉ sẽ đau. Răng khôn tuy không có chức năng gì trong hàm nhưng lại là răng khó xử lý nhất và có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe vì vậy hãy theo dõi cẩn thận và có biện pháp xử lý kịp thời nếu răng khôn đang gây phiền toái đến cuộc sống của bạn.