Bọc răng sứ ngày càng được nhiều người lựa chọn, giúp hàm răng của bạn trở nên đều, đẹp, sáng bóng và tự tin hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bác sĩ khuyên là không nên bọc răng sứ để tránh các biến chứng nguy hiểm khác. Tìm hiểu ngay thông tin dưới đây nếu bạn đang có ý định bọc răng sứ nhé.
Mục lục
Tìm hiểu cụ thể bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ hay bọc sứ thẩm mỹ là phương pháp phục hình răng trong nha khoa phổ biến hiện nay. Kỹ thuật này giúp khắc phục các khuyết điểm trên răng từ hình dáng, màu sắc đến chức năng ăn nhai, từ đó mang đến nụ cười hoàn hảo nhất.
Khi thực hiện, bác sĩ sẽ mài nhỏ cùi răng thật ở mức độ nhất định để làm trụ chống đỡ cho mão răng sứ phía trên. Mão sứ làm từ vật liệu kim loại hoặc toàn sứ có hình dáng và màu sắc tương tự như răng thật. Sở dĩ, bọc răng sứ ngày càng được ưa chuộng là bởi hiệu quả mang đến rõ rệt, làm đẹp cho cả khoang miệng cũng như phục hồi chức năng ăn nhai vốn có của răng.
Các trường hợp không nên bọc răng sứ
Trước khi đưa ra kết luận răng của khách hàng có bọc được sứ hay không, bác sĩ sẽ kiểm tra, chụp phim X-quang cẩn thận. Nếu sức khỏe răng miệng của bạn rơi vào các trường hợp dưới đây thì không nên bọc răng sứ thẩm mỹ.
Sai lệch khớp cắn nghiêm trọng
Theo nghiên cứu của chuyên gia, bọc răng sứ có thể khắc phục tình trạng sai khớp cắn ở mức độ nhẹ. Còn với trường hợp sai lệch khớp cắn nghiêm trọng thì phương pháp này không cho hiệu quả tối ưu. Bởi khi thực hiện mài cùi răng sẽ làm tổn thương đến cấu trúc răng.
Khi đã xác định được mức độ sai lệch của khớp cắn, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn hướng điều trị phù hợp nhất. Ví dụ sai khớp cắn nhẹ thì bạn có thể chọn bọc răng sứ thẩm mỹ. Nhưng sai khớp cắn nghiêm trọng thì bắt buộc phải tiến hành niềng răng chỉnh nha rồi mới bọc được răng sứ.
Tìm hiểu chi tiết: Niềng răng là gi? Các trường hợp nên niềng răng
Răng bị hô, vẩu, móm do xương hàm
Răng bị hô, vẩu, móm do xương hàm cũng được xếp vào một trong những dạng sai lệch khớp cắn. Tuy nhiên, mức độ sẽ phổ biến hơn. Bạn có thể thấy nhiều người bị hô, vẩu, móm ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Lúc này, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp là niềng răng nhằm nắn chỉnh các răng về đúng với cung hàm hoặc cần có sự can thiệp của phẫu thuật trong trường hợp nặng đến rất nặng.
Răng quá nhạy cảm
Như đã chia sẻ ở trên, khi bọc răng sứ thì việc mài răng là một trong những điều phải làm. Với người sở hữu hàm răng khỏe mạnh thì mài răng không gặp quá nhiều trở ngại. Bạn có thể thấy ê buốt 1- 2 ngày đầu hoặc thậm chí không có cảm giác gì.
Nhưng nếu răng bạn quá nhạy cảm thì lời khuyên là không nên bọc răng sứ. Vì khi thực hiện thao tác mài cùi răng sẽ tổn thương cấu trúc răng làm răng yếu đi, các bệnh lý răng miệng khác cũng rất dễ phát sinh. Bạn hãy cân nhắc kỹ và nhận lời tư vấn của bác sĩ uy tín.
Răng có bệnh lý nghiêm trọng
Răng có một số bệnh lý nghiêm trọng như sâu răng nặng, tủy bị hoại tử, nhiễm trùng, chân răng quá yếu cũng không thể bọc răng sứ. Ngoài ra, các răng có bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến khoảng sinh học – chiều cao bám dính biểu mô và liên kết quá thấp (< 0.5- 0.75mm) thì sẽ gây ra các biến chứng như:
- Tiêu xương hàm do thiết lập chất bám dính nhằm đạt đến kích thước của khoảng sinh học ban đầu.
- Viêm nướu kéo dài do nướu xung quanh răng có khoảng sinh học bị xâm phạm làm cho bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu.
Vậy nên bọc răng sứ trong tình trạng khoảng sinh học không đạt tiêu chuẩn thì nguy cơ để lại sẽ rất cao. Từ đó dễ gây hiện tượng bị tụt nướu sau khoảng thời gian dài bọc răng sứ. Với những trường hợp như trên, thay vì chọn bọc răng sứ thì trồng răng implant là giải pháp tốt nhất.
Răng bị lung lay
Với người trưởng thành khi răng bị lung lay, chân răng cũng không còn chắc chắn. Bên cạnh đó việc mài cùi răng sẽ làm cho chân răng yếu hơn. Do vậy, cách tốt nhất là bạn không nên bọc răng sứ trong trường hợp này.
Răng bị gãy vỡ và chỉ còn chân răng
Một số trường hợp răng bị gãy vỡ do va đập mạnh hoặc mắc các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng khác cũng ảnh hưởng đến quyết định có nên bọc răng sứ hay không.
Nếu răng bị sứt mẻ với diện tích nhỏ, bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp bọc răng sứ như bình thường. Còn trường hợp mất răng hoặc chỉ còn một phần rất ít chân răng thì cần nghĩ đến phương pháp khác, ví như như làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép implant. Sau đó mới tiến hành bọc răng sứ.
Người mắc các bệnh lý về sức khỏe khác
Một số trường hợp bị bệnh về tim mạch, máu khó đông hay bị động kinh, bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên không nên thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ. Vì quá trình bọc răng sứ cần thực hiện gây tê, mài cùi răng nên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Bên cạnh đó, các bà mẹ đang mang thai cũng không nên thực hiện phương pháp này. Thời điểm mang bầu cơ thể người mẹ rất nhạy cảm nên cố gắng giữ gìn và hạn chế tối đa việc can thiệp đến răng miệng.
Trẻ em dưới 17 tuổi
Với trẻ em dưới 17 tuổi cũng không nên bọc răng sứ khi mà cả xương và răng chưa phát triển toàn diện. Răng trẻ còn yếu, chưa có độ cứng chắc nên việc mài cùi răng có thể ảnh hưởng đến buồng tủy và tác động xấu đến sức khỏe. Nếu gặp các vấn đề như răng hô, vẩu, móm, chen chúc, lệch lạc thì điều trị bằng phương pháp niềng răng là hiệu quả nhất.
Xem thêm: Có nên bọc răng sứ cho trẻ không?
Các trường hợp nên bọc răng sứ
Bọc răng sứ cho răng bị nhiễm màu
Răng bị nhiễm màu có thể do nhiều nguyên nhân như dùng thuốc kháng sinh kéo dài, nghiện thuốc lá, uống café, trà thường xuyên,… Trường hợp tẩy trắng răng không thể cải thiện triệt để màu răng trên thì bọc răng sứ chính là giải pháp tối ưu nhất giúp bạn có được hàm răng trắng sáng.
Bọc răng sứ với răng bị mẻ, vỡ
Răng bị mẻ, vỡ thường do bạn quen dùng răng để khui nắp chai bia, nhai cắn đồ ăn cứng, bị tai nạn, gặp bệnh lý về răng, bị thiếu chất,… Nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng. Bọc răng sứ có thể dễ dàng phục hình lại hình thái của răng.
Bọc răng sứ cho răng bị hư, chết tủy
Những răng bị hư hay chết tủy khiến cho răng bị giòn, dễ gãy. Việc bọc răng sứ sẽ tạo ra một lớp vỏ bọc bên ngoài nhằm bảo vệ răng thật bên trong an toàn hơn.
Bọc răng sứ cho răng bị hô, chìa, vẩu nhẹ
Với trường hợp răng bị hô, vẩu, chìa ra ở mức độ nhẹ thì bọc răng sứ cũng có thể thay thế cho giải pháp niềng răng. Bạn chỉ cần mài lớp men răng bên ngoài rồi làm răng sứ ép vào cho đều với các răng còn lại. Ưu điểm là so với niềng răng, thời gian thực hiện nhanh (2-3 ngày) và sau khi làm răng sẽ đều, thẩm mỹ hơn.
Bọc răng sứ cho răng bị thưa, hở kẽ
Người có hàm răng bị thưa nhiều, không thể hàn trám thẩm mỹ làm sát khít các khoảng hở giữa hai răng sẽ làm cho bạn cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp. Giải pháp bọc răng sứ là một cách để giải quyết trường hợp răng thưa hiệu quả.
Bọc răng sứ răng mọc lệch lạc, lộn xộn
Răng mọc lệch lạc, lộn xộn, không đều vừa làm mất tính thẩm mỹ cho cả hàm, vừa tăng nguy cơ gia tăng các bệnh răng miệng. Nếu tình trạng sức khỏe cho phép, bạn nên bọc răng sứ để hàm răng trở nên đều, đẹp hơn.
Xem thêm: Răng lộn xộn có bọc sứ có hiệu quả không?
Nha khoa Thúy Đức- Địa chỉ bọc răng sứ uy tín chất lượng
Bọc răng sứ là kỹ thuật tương đối phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó trang thiết bị hỗ trợ cũng phải hiện đại. Nha khoa Thúy Đức đáp ứng được tất cả các tiêu chí trên, đảm bảo là địa chỉ bọc răng sứ chất lượng nhất.
Vì sao nên bọc răng sứ tại nha khoa Thúy Đức?
- Đội ngũ bác sĩ tại nha khoa đều tốt nghiệp tại các trường đại học danh tiếng, có thời gian tu nghiệp tại nước ngoài với kinh nghiệm vững vàng.
- Hệ thống trang thiết bị cũng liên tục được nâng cấp qua các thời kỳ khác nhau đảm bảo hỗ trợ chẩn đoán và điều trị một cách hiệu quả.
- Có nhiều lựa chọn các loại răng sứ khác nhau như răng sứ Katana (Nhật Bản), Ceramil (Đức), Emax (Mỹ),…
- Chi phí điều trị được công khai rõ ràng, minh bạch cùng nhiều ưu đãi khác giúp khách hàng tiết kiệm tối đa.
Quy trình bọc răng sứ đạt chuẩn Y khoa
Bước 1: Khám tổng quan và tư vấn
- Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám để lắng nghe mong muốn của khách hàng, phân tích tình trạng cụ thể về sức khỏe răng miệng hiện tại
- Sau đó tùy theo tình trạng mỗi người, bác sĩ sẽ quyết định răng của bạn có rơi vào trường hợp nên hay không nên bọc răng sứ, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Bước 2: Ký hợp đồng sử dụng dịch vụ
- Ký hợp đồng sử dụng dịch vụ giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm của mình, đồng thời bảo vệ bạn tốt hơn trong trường hợp nếu có rủi ro xảy ra
Bước 3: Vệ sinh răng miệng và gây tê
- Tiếp đến, bạn sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhằm tránh tình trạng viêm nhiễm trong quá trình thực hiện.
- Sau đó bác sĩ sẽ gây tê vào vùng răng cần phục hình để giảm thiểu tối đa cảm giác đau trong lúc thực hiện mài răng.
Bước 4: Mài răng và lấy dấu
- Sau khi đã xác định răng cần thực hiện phục hình, bác sĩ tiến hành mài răng thành trụ, lấy mẫu dấu hàm của bạn và chuyển những thông tin này về cho Labo.
- Màu răng cũng sẽ được chọn sao cho phù hợp với các răng còn lại và theo sở thích của người bệnh.
Bước 5: Chế tác răng sứ
- Răng được thiết kế chính xác tuyệt đối bằng kỹ thuật CAD/CAM hiện đại với hình dạng thiết kế 3D, mang lại sự chính xác cao nhất, đảm bảo tính thẩm mỹ tối đa, giúp thời gian hoàn thành răng sứ được rút ngắn hơn.
Bước 6: Gắn răng sứ và kiểm tra tổng thể
- Khi răng sứ được hoàn thành xong, bác sĩ sẽ thử gắn răng sứ lên cho bạn, căn chỉnh cho phù hợp để đạt độ thẩm mỹ cao nhất.
- Sau khi kiểm tra tổng thể tình trạng răng miệng và điều chỉnh lại răng để tránh tình trạng cộm, cấn, bác sĩ sẽ tiến hành gắn răng cố định cho bạn.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề bọc răng sứ, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ