Ăn uống khi niềng răng luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Vậy niềng răng ăn gì kiêng gì để vừa tốt cho sức khỏe mà không ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin bổ ích trong bài viết dưới đây cùng những gợi ý top thực phẩm tốt cho người niềng răng mà có thể bạn đang cần nhé!
Mục lục
Tại sao cần chú ý đến vấn đề ăn uống khi niềng răng?
Trong quá trình niềng răng, các bác sĩ chỉnh nha đều khuyến cáo bệnh nhân nên hạn chế một số loại thực phẩm có độ cứng cao. Bởi chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khí cụ và hiệu quả chỉnh nha. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm quá dai, quá dẻo cũng cần hạn chế hoặc loại bỏ khỏi thực đơn của người niềng răng. Đặc biệt, bạn cũng không nên sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường, có nhiều axit cũng như loại bỏ thói quen hút thuốc lá và các loại nước uống có ga…
- Tại sao phải chú ý chế độ ăn uống khi niềng răng?
Vì sao các bác sĩ lại khuyến cáo người niềng răng thực hiện chế độ ăn uống như trên? Câu trả lời là do những loại thực phẩm này có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chỉnh nha đạt được. Bên cạnh đó, trong khi ăn nhai, khí cụ rất dễ bị bung tuột gây tổn thương cho nướu, mô mềm. Ngoài ra, chúng có thể phần nào sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn.
Khi tiêu thụ những thực phẩm cứng hoặc dai, xương hàm của bạn phải làm việc nhiều hơn để tạo ra lực nhai mạnh hơn nghiền nát thức ăn. Điều này cũng tác động mạnh đến hệ thống khí cụ niềng răng, làm mắc cài bị bung, tuột. Kéo theo đó bạn sẽ phải tốn thêm 1 khoản chi phí để làm lại một bộ mắc cài mới hoặc khay niềng mới.
Trong khi đó, những thực phẩm chứa nhiều đường và thức ăn có độ dẻo cao sẽ rất dễ dính vào mắc cài hoặc khay niềng trong suốt. Những chi tiết, kẽ hở rất nhỏ xung quanh mắc cài khó làm sạch hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh. Từ đó khiến bệnh lý răng miệng hình thành, ảnh hưởng đến sức khỏe của người niềng răng.
Những loại nước uống có nhiều ga, chứa nhiều axit làm các mắc cài bị oxy hóa dẫn đến hư hỏng. Khi hệ thống mắc cài bị hư hỏng rất dễ cắm xuống làm tổn thương nướu và các mô mềm trong khuôn miệng…
Dù là bạn ăn thực phẩm cứng, dai hoặc đồ uống có ga… thì cũng đều mang lại tác động tiêu cực. Bạn cần một khoảng thời gian nhất định để khắc phục những hậu quả này dẫn đến việc kéo dài thời gian điều trị và hiệu quả chỉnh nha có thể không đặt được như mong muốn. Do vậy, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống theo khuyến cáo của bác sĩ chỉnh nha. Bất kỳ món nào nằm trong danh sách thực phẩm kiêng ăn bạn đều nên xin ý kiến của bác sĩ.
Trong suốt thời gian niềng răng bạn thực hiện theo chế độ ăn có lợi cho sức khỏe răng miệng sẽ tạo cho bạn thói quen ăn uống nhẹ nhàng hơn. Thói quen ăn uống chậm rãi, nhai kỹ giúp bạn hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa như đau dạ dày, khó tiêu,… Đồng thời, chế độ ăn uống của bạn cũng đảm bảo khoa học và đầy đủ dinh dưỡng.
Niềng răng nên ăn gì?
Thông thường bệnh nhân sau khi gắn mắc cài hoặc đeo khay niềng sẽ cảm thấy hơi đau, căng tức do các răng chịu lực xiết mạnh. Răng của bạn chưa làm quen được với lực tác động này. Do đó trong khoảng 2 hoặc 3 ngày đầu các món ăn thích hợp nhất cho người niềng răng cần đảm bảo các yếu tố: mềm – lỏng – vụn nhưng vẫn phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Một số loại thực phẩm bạn có thể tham khảo sau đây:
Sữa và chế phẩm từ sữa
Trong giai đoạn đầu, khi gắn khí cụ niềng răng các loại thực phẩm này giúp bạn bổ sung năng lượng cần thiết cho hoạt động hàng ngày. Đồng thời làm giảm áp lực lên các răng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắn chỉnh đạt được hiệu quả như kế hoạch. Bạn sẽ tránh được trường hợp bị hóp má, sút cân sau khi niềng răng.
Thực phẩm xốp, mềm
Điển hình như các loại thức ăn chế biến từ ngũ cốc như bột ngũ cốc, đậu hũ, bánh bông lan, bánh xốp mềm không rắc hạt… Đây đều là những món ăn ngon, bổ dưỡng, không làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
Các món ăn từ trứng
Như trứng chiên, trứng luộc, bánh flan,… Do trong trứng có chứa nhiều vitamin D và cũng không phải thực phẩm cứng, dai nên bạn có thể thoải mái thưởng thức nhé!
Thức ăn chín mềm
Một số món ăn bạn có thể thêm vào thực đơn như súp, cháo, cơm mềm, bún hoặc phở,… Các món ăn từ thịt, cá, rau củ quả bạn vẫn có thể ăn nhưng phải đảm bảo là chúng được chế biến ở dạng mềm, có thể băm nhuyễn hoặc ninh nhừ.
Ngoài ra, người niềng răng cũng nên bổ sung các loại trái cây trong thực đơn hàng ngày. Bạn có thể ăn trực tiếp các loại trái cây mềm hoặc uống nước ép và sinh tố.
Những loại thực phẩm kể trên vừa dễ ăn, dễ nhai, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể vừa không làm ảnh hưởng đến hệ thống khí cụ niềng răng. Điều bạn cần lưu ý là chế biến chúng đúng cách và phối hợp các loại thực phẩm này để giảm sức nhai của răng.
Chế độ ăn uống hợp lý giúp hạn chế tác động lực mạnh vào hệ thống dây cung, mắc cài, ngăn chặn tình trạng lệch, bung, tuột hay đứt niềng răng. Từ đó giúp bạn giảm bớt đau đớn, không gây cản trở đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ gương mặt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý cắt nhỏ từng miếng thức ăn để giảm bớt lần cắn, hạn chế tác động lực lên răng.
Niềng răng nên kiêng gì?
Theo khuyến cáo của các bác sĩ chỉnh nha, người niềng răng nên hạn chế một số loại thực phẩm để không làm ảnh hưởng đến răng miệng và quá trình chỉnh nha. Các loại thức ăn sau đây có thể khiến hư hỏng khí cụ, giảm hiệu quả và kéo dài thời gian điều trị. Người niềng răng không nên ăn thực phẩm quá dai, giòn, dính, cứng. Cụ thể, bạn cần hạn chế hoặc không nên sử dụng các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm cứng như các loại kẹo, hạt cứng,…
- Thực phẩm giòn như bánh mì nóng, khoai tây chiên, bánh đa, bỏng ngô,…
- Thực phẩm dai như bánh mì kẹp, pizza, bánh dày, bánh nếp,…
- Thực phẩm dính như kẹo cao su, kẹo gôm,…
- Các loại trái cây như táo, xoài xanh, lê, ổi,… hay trái cây giòn.
Bên cạnh đó, người niềng răng cần hạn chế sử dụng thức ăn nhiều tinh bột, thức ăn nhanh và đồ ngọt. Trong giai đoạn niềng răng bạn cũng cần hạn chế hoặc tránh xa thuốc lá, trà, cà phê… Đặc biệt tuyệt đối không được dùng răng để cắn mở đồ vật vì sẽ làm hư hỏng khí cụ hoặc khiến răng bị tổn thương.
Chia sẻ một số món bạn nên ăn trong thời gian đầu niềng răng
Món đậu sốt thịt
Đậu phụ non là nguyên liệu mềm, dễ chế biến, chỉ 1 vài thao tác là bạn đã hoàn thành xong món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Ngay cả khi không có thời gian bạn chỉ cần luộc đậu lên rồi làm một phần sốt thịt xay để rưới lên ăn cùng.
Món trứng hấp nhanh gọn
Trứng hấp với tôm, thịt và ngô ngọt là món ăn rất thích hợp trong thực đơn của người niềng răng. Món ăn vừa ngon miệng lại vừa đẹp mắt đó. Món trứng hấp tôm thịt này khá mềm, đúng tiêu chí của món ăn dành cho người niềng răng. Món ăn có vị ngon ngọt của tôm, thịt và ngô, đồng thời cũng rất giàu dinh dưỡng.
Canh cải thịt viên
Đây là món ăn cung cấp chất xơ cho người niềng răng bạn không thể bỏ qua. Với nguyên liệu từ rau cải và thịt viên, bạn sẽ dễ dàng chế biến được một món ăn vô cùng hấp dẫn và ngon lành. Bạn có thể dùng nước hầm xương để nấu canh nếu muốn nước canh ngọt hơn.
Niềng răng bao lâu được ăn uống bình thường
- Niềng răng bao lâu thì được ăn uống bình thường?
Bạn sẽ gặp một chút khó khăn trong ăn uống khi niềng răng ở 2 giai đoạn sau đây:
- 1-2 tuần đầu sau khi vừa niềng răng
- 1-3 ngày sau khi thay chun và dây cung theo định kỳ
Mối lo lắng của nhiều người khi niềng răng, đặc biệt là những người có vóc dáng nhỏ gầy là việc không thể ăn uống được. Trên thực tế, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường khi qua 2 thời điểm kể trên. Tuy nhiên quy trình niềng răng của bạn phải đảm bảo đúng cách.
Một số trường hợp người niềng răng bị sụt từ 2 đến 6 kg. Điều này xảy ra tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Cũng có nhiều người gần như không thay đổi cân nặng trong suốt quá trình chỉnh nha, thậm chí có người còn tăng cân.
Sau khi tháo khí cụ, hoàn thành quá trình niềng răng bạn có thể ăn uống thoải mái hơn. Các răng đã được điều chỉnh về đúng vị trí trên cung hàm, đảm bảo chức năng ăn nhai. Do vậy bạn có thể dễ dàng cắn xé và nghiền nát thức ăn. Bác sĩ khuyến cáo nếu hàm răng của bạn đang gặp vấn đề về khớp cắn, nên tiến hành chỉnh nha càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâm: Những lưu ý bạn cần biết để răng không bị xô lệch trở lại sau khi niềng
Câu hỏi thường gặp về vấn đề ăn uống khi niềng
Niềng răng ăn mì được không?
Mì là một loại thực phẩm mềm, dễ ăn, không phải dùng lực nhai nhiều tạo áp lực lên răng, hầu như là đạt các tiêu chí phía trên nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng trong quá trình niềng răng.
Niềng răng ăn kem được không?
Kem là một loại thực phẩm lạnh mà bạn nên hạn chế ăn trong quá trình niềng răng. Bạn có thể ăn các loại kem hộp sử dụng thìa và không nên cắn, nhai các loại kem quá cứng khiến khí cụ bị hư hỏng hoặc bung, tuột.
Niềng răng có uống bia được không?
Riêng việc đeo niềng răng đã khó vệ sinh rồi nên không nên uống rượu bia để bảo vệ hàm răng trắng tự nhiên vốn có của mình. Chưa kể đến khả năng răng bị mòn gây ê nhức khi đeo niềng. Về sau sẽ để lại những biến chứng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Niềng răng bao lâu ăn được cơm?
Sau niềng, răng bạn sẽ hơi có cảm giác ê nhức, tuy nhiên cảm giác này là hoàn toàn bình thường và sẽ nhanh chóng kết thúc sau 1-2 ngày. Do đó, trong các bữa cơm, bạn có thể ăn cơm được luôn ngay sau khi niềng. Mặc dù vậy, cảm giác và sức chịu đựng của mỗi người là khác nhau nên nếu cảm thấy không thực sự thoải mái, bạn có thể ăn cháo một vài bữa đầu rồi chuyển qua ăn cơm khi thấy ổn hơn.
Niềng răng có ăn kẹo cao su được không?
Kẹo cao su là loại kẹo có kết cấu rất dính. Vì vậy, khi dính vào khí cụ rất khó làm sạch, thậm chí, làm sạch sai cách có thể làm xê dịch mắc cài, dây cung. Do đó, trong giai đoạn đang niềng răng, bạn không nên ăn kẹo cao su. Riêng đối với niềng răng trong suốt có thể ăn được vì khả năng tháo rời khi ăn uống.
Giới thiệu Invisalign – niềng răng vô tư ăn uống
Niềng răng Invisalign là phương pháp chỉnh nha hiện đại, được đông đảo khách hàng lựa chọn áp dụng. Không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ cho gương mặt của bệnh nhân, niềng răng trong suốt Invisalign còn giúp bạn vô tư ăn uống mà không sợ làm hư hỏng khí cụ.
Thay thế hệ thống khí cụ như mắc cài, dây cung, thun nha khoa phương pháp này sử dụng các bộ khay niềng trong suốt để tạo lực tác động lên các răng. Lực xiết này thay đổi theo từng giai đoạn, phụ thuộc vào bộ khay niềng bạn đeo.
Các bộ khay niềng được thiết kế theo dấu hàm của từng bệnh nhân và chế tác tại ngân hàng Invisalign tại Mỹ. Với đặc điểm làm bằng nhựa cao cấp trong suốt, người niềng răng có thể tự tin đeo khay niềng cả ngày. Bởi người đối diện khó phát hiện ra rằng bạn đang đeo niềng răng. Bên cạnh đó, bác sĩ chỉnh nha sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách tháo lắp khay niềng tại nhà. Bạn có thể tự do tháo lắp khay niềng khi ăn uống hoặc lúc vệ sinh răng miệng. Chỉ cần bạn đảm bảo thời gian đeo niềng răng tối thiểu 22 giờ/ngày.
Hiện nay, niềng răng trong suốt Invisalign đang là phương pháp chỉnh nha được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Bởi những ưu điểm vượt trội và hiệu quả nắn chỉnh các răng mà các bộ khay niềng mang lại. Điều bạn cần lưu ý là nên lựa chọn địa chỉ phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Xem thêm: Niềng răng trong suốt có đau không?
Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi niềng răng ăn gì, kiêng ăn gì của rất nhiều người có ý định hoặc đang trong quá trình niềng răng. Để chắc chắn thực đơn của bạn không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha, hãy liên hệ với bác sĩ điều trị của bạn.
NHA KHOA THÚY ĐỨC
- Hotline: 096 361 4566 – 093 186 3366
- Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật
- Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoathuyduc/