Kem là một món ăn khoái khẩu của nhiều người bởi vị ngọt, thơm, mát – một sự lựa chọn tuyệt hảo cho mùa hè. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thoải mái ăn món ngon này nhất là những người có hàm răng nhạy cảm do đang niềng răng. Niềng răng ăn kem có được không là câu hỏi của nhiều người, vì vậy trong bài viết này Nha khoa Thúy Đức xin gửi đến bạn những thông tin hữu ích về vấn đề này.
Mục lục
1. Đang niềng răng có ăn kem được không?
Trong thời gian niềng răng các bộ phận như môi, má, lợi, răng đều chịu ảnh hưởng không ít từ hoạt động dịch chuyển của răng vì vậy trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Do đó, bạn cũng cần phải chú ý nhiều hơn về chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là một vài món ăn cần liệt vào “danh sách hạn chế”.
Vì vậy, bạn không nên ăn quá nhiều kem nếu đang trong giai đoạn mới niềng răng khi mà cơ thể đang thích nghi dần với các loại khí cụ và răng còn yếu. Sau thời gian này, bạn vẫn có thể ăn kem nếu muốn nhưng nên ăn từng chút một để “lắng nghe” phản ứng của cơ thể. Nếu cảm thấy răng ê buốt nhiều thì bạn nên dừng lại, uống một chút nước ấm để cảm giác này dịu lại.
Một lưu ý nữa là việc bạn chọn loại kem để ăn cũng rất quan trọng. Thay vì chọn loại kem cứng, nhiều đá, nhiều đường… thì bạn nên chọn loại kem mềm, ít ngọt như kem ly, kem cốc. Nếu có thể, bạn cũng có thể tự làm kem ở nhà vừa đảm bảo vệ sinh lại kiểm soát được lượng đường cũng như độ cứng của kem.
Đối với người niềng răng bằng phương pháp Invisalign thì có thể thoải mái ăn hơn những cũng cần chú ý khâu làm sạch răng khi ăn. Bởi thức ăn nhiều đường mắc lại trên răng là môi trường ưa thích cho vi khuẩn có hại phát triển và gây sâu răng, hôi miệng, viêm lợi,… Để giải quyết những vấn đề vốn không khó nhưng chúng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến tiến độ niềng răng của bạn.
2. Đang niềng răng nên và không nên ăn gì?
Như đã đề cập ở trên, một chế độ ăn khoa học khi đang niềng răng thật sự rất quan trọng. Những thực phẩm bạn ăn hàng ngày cũng góp một phần không nhỏ đến kết quả niềng răng hoặc thời gian niềng răng của bạn. Dưới đây là những loại thực phẩm mà bạn nên và không nên ăn trong quá trình niềng răng.
2.2. Thực phẩm nên ăn
– Các món ăn được chế biến từ trứng, sữa: Là nhóm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và cũng rất dễ mua, dễ chế biến. Trong trứng và sữa chưa rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe như: các loại Vitamin, sắt, kẽm,… Những món ăn chế biến từ nhóm thực phẩm này bạn có thể tham khảo là: sữa chua, sữa hoa quả, bánh flan, bánh bông lan, trứng hấp, bánh trứng,…
– Các món xốp, mềm: Những món ăn thế này rất tốt cho người mới niềng răng vì không cần dùng nhiều lực để nhai, xắn hay xé khi ăn.
– Thức ăn được nấu chín mềm: Tương tự, những món ăn được nấu chín mềm rất dễ tiêu hóa và dễ nhai vì thế không ảnh hưởng đến hàm răng đang niềng của bạn. Tuy nhiên, không phải món ăn nào cũng có thể nấu mềm, ví dụ như các loại rau nếu nấu quá kỹ sẽ mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng. Những món ăn ngon, mềm bạn có thể đưa vào thực đơn của mình là: thịt hầm, cá kho, canh khoai tây, các loại súp, cháo dinh dưỡng,…
Đọc thêm: Top thực phẩm tốt cho người niềng răng
2.3. Thực phẩm không nên ăn
Bên cạnh đó, người đang niềng răng nên tránh những thực phẩm sau:
– Đồ ăn quá dai, quá cứng: Những món ăn xếp trong nhóm thực phẩm đầu tiên cần tránh khi niềng răng là: xương, sụn, kẹo cứng, keọ dẻo,… Nếu ăn những món ăn này thường xuyên sẽ làm búng mắc cài và ảnh hưởng không tốt đến răng. (Hỏi đáp: Niềng răng ăn kẹo cao su có được không?)
– Đồ ăn nhiều sợi, nhiều mảnh vụn như thịt gà, bánh quy dù ngon, giàu dinh dưỡng nhưng rất dễ mắc vào mắc cài hoặc kẽ răng nên khó làm sạch.
– Đồ ngọt: Dù các món ăn nhiều đường rất hấp dẫn nhưng lại sẽ gây ra sâu răng khi niềng. Sâu răng khi niềng thường khó phát hiện vì thường xuất hiện ở kẽ răng và bị che khuất bởi mắc cài. Vì vậy kẹo ngọt, nước ngọt, socola, snack,… cũng trở thành một trong những món ăn cần hạn chế nếu bạn đang niềng răng.
Nhìn chung, việc ăn uống khi niềng răng cần cẩn trọng nhưng không phải vì thế mà bạn ăn ít hơn hoặc có ít hơn những lựa chọn các món ăn hàng ngày. Việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng quan trọng không kém việc bạn chăm sóc răng miệng như thế nào vì dinh dưỡng ảnh trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Chỉ khi có sức khỏe tốt bạn mới có thể kiền trì trong hành trình niềng răng của mình phải không nào?
Hơn nữa, khi đã bước qua giai đoạn nhạy cảm (1 – 2 tháng đầu mới niềng) bạn có thể ăn uống thoải mái hơn. Tuy nhiên, việc vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn là điều vô cùng cần thiết dù ở bất cứ giai đoạn nào. Nếu không làm tốt việc này rất dễ dẫn đến tình trạng bị sâu răng, viêm lợi khi niềng.
Trên đây là những thông tin chi tiết để trả lời cho câu hỏi “Đang niềng răng ăn kem được không?” mà nhiều khách hàng gửi đến chúng tôi trong thời gian gần đây. Mong rằng những thông tin này sẽ có ích với bạn. Cuối cùng, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Đọc tiếp bài viết: 8 cách đẩy nhanh tiến độ niềng răng bạn cần biết